- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-VPCP-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Văn phòng Chính phủ - Bộ Nội vụ ban hành
- 1Quyết định 09/2014/QĐ-UBND về Quy chế công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2Quyết định 158/QĐ-UBND năm 2015 về Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2014
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1703/QĐ-UBND | Cao Bằng, ngày 03 tháng 8 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VPCP-BNV ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ và Văn phòng Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Thực hiện Công văn số 3364/VPCP-KSTT ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP TRONG VIỆC CÔNG BỐ, CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1703/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
1. Quy chế này quy định trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc phối hợp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố kịp thời các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã); trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị này và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong việc công khai các thủ tục hành chính đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.
Điều 2. Quy định về thủ tục hành chính được công bố, công khai
1. Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
2. Thủ tục hành chính theo quy định của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành hoặc trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành; do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
3. Thủ tục hành chính được công bố, công khai phải đảm bảo đầy đủ các bộ phận tạo thành theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP:
a) Các bộ phận tạo thành cơ bản của thủ tục hành chính
- Tên thủ tục hành chính;
- Trình tự thực hiện;
- Cách thức thực hiện;
- Hồ sơ;
- Thời hạn giải quyết;
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính;
- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính;
- Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính.
b) Đối với các thủ tục hành chính do Chính phủ ban hành hoặc Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành; do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành, theo phân cấp thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng chưa đầy đủ các bộ phận tạo thành: Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý của ngành có trách nhiệm đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định để bảo đảm thủ tục hành chính khi được công bố, công khai phải đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều này.
Điều 3. Thẩm quyền, hình thức, phạm vi công bố, công khai thủ tục hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã).
Các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm dự thảo quyết định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố kịp thời thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) khi có văn bản quy phạm pháp luật (của Trung ương và của tỉnh; thuộc phạm vi quản lý của ngành) có quy định việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính.
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm soát chất lượng hồ sơ trình công bố thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký, ban hành quyết định công bố.
2. Việc công bố thủ tục hành chính được thực hiện dưới hình thức quyết định theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP .
Việc công khai thủ tục hành chính được thực hiện theo các hình thức quy định tại Điều 17 của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP .
3. Phạm vi công bố, công khai thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP .
Điều 4. Nguyên tắc phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính
1. Đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính.
2. Phát huy tính chủ động, tích cực và đề cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính.
3. Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thời hạn công bố, công khai thủ tục hành chính.
QUY TRÌNH PHỐI HỢP, TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
Điều 5. Quy trình phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính
1. Các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm dự thảo và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã).
a) Trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành (của Trung ương và của tỉnh) có quy định về thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ giải quyết, các sở, ban, ngành thực hiện:
- Thống kê và lập danh mục thủ tục hành chính;
- Xác định đầy đủ các bộ phận cấu thành của từng thủ tục hành chính theo đúng quy định tại Khoản 2, Điều 8, Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ;
- Xây dựng dự thảo Quyết định (theo mẫu) về công bố thủ tục hành chính và điền đầy đủ, chính xác tất cả các nội dung có trong phụ lục (theo mẫu) kèm theo dự thảo Quyết định:
+ Dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính phải đảm bảo các tiêu chí theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ;
+ Đối với những thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế phải xác định rõ bộ phận nào của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế so với quy định cũ và văn bản quy phạm pháp luật có quy định việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thủ tục hành chính.
b) Trước 15 ngày làm việc tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành; các sở, ban, ngành phải gửi hồ sơ kèm theo tài liệu (cả bản giấy và file điện tử) đến Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để kiểm soát chất lượng trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định công bố. Hồ sơ, tài liệu trình công bố thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành gồm:
- Tờ trình đề nghị công bố thủ tục hành chính;
- Dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh (cả bản giấy và file điện tử). Thủ trưởng cơ quan phải ký tắt vào dự thảo Quyết định và các trang của phụ lục kèm theo Quyết định;
- Các tài liệu đính kèm (cả bản giấy và file điện tử): Các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính; mẫu đơn, tờ khai và các văn bản liên quan khác.
2. Kiểm soát chất lượng dự thảo Quyết định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính:
a) Khi nhận được hồ sơ trình công bố thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành gửi đến, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính có trách nhiệm kiểm soát chất lượng nội dung dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính theo đúng quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP .
Trong các trường hợp sau, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính sẽ trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu cơ quan, đơn vị dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính phải bổ sung thông tin hoặc chỉnh lý dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính:
- Số lượng thủ tục hành chính chưa đầy đủ, chưa chính xác;
- Nội dung dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính không đúng theo mẫu quy định, còn thiếu các phụ lục đính kèm hoặc thông tin trên các phụ lục đính kèm chưa đúng, chưa đủ, chưa chính xác;
- Thiếu các tài liệu kèm theo như: Mẫu đơn, mẫu tờ khai, các văn bản quy phạm pháp pháp luật có quy định về thủ tục hành chính, các văn bản khác có liên quan.
b) Khi dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính đã đáp ứng được các quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP , Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký, ban hành.
Thời hạn ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính: Chậm nhất trước 10 ngày làm việc tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.
3. Thủ tục hành chính đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố phải được công khai theo đúng quy định:
a) Thông tin về thủ tục hành chính phải được công khai đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, đúng địa chỉ, dễ tiếp cận, dễ khai thác, sử dụng.
b) Hình thức công khai
Hình thức công khai bắt buộc:
- Niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức;
- Đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
Ngoài hình thức công khai bắt buộc trên, việc công khai thủ tục hành chính có thể thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây:
- Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của tỉnh hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính;
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Các hình thức khác.
Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính
1. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố kịp thời thủ tục hành chính mới ban hành/ thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/ thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh:
- Các sở, ban, ngành thường xuyên rà soát, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và của tỉnh có quy định về thủ tục hành chính để thống kê, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố kịp thời các thủ tục hành chính theo đúng quy định tại Điều 5, Quy chế này.
b) Niêm yết công khai, đầy đủ thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị trực thuộc trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức.
c) Đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan (nếu có) đối với các thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết của ngành.
d) Chỉ đạo cán bộ, công chức thực hiện nghiêm các thủ tục hành chính đã được công bố, công khai khi giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.
đ) Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện thủ tục hành chính cho các đơn vị cấp huyện, cấp xã theo ngành, lĩnh vực quản lý.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
a) Niêm yết công khai, đầy đủ thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị trực thuộc trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức.
b) Tuyên truyền, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện, xã về thủ tục hành chính và các quy định về thủ tục hành chính đang được thực hiện tại cơ quan, đơn vị.
c) Chỉ đạo cán bộ, công chức thực hiện nghiêm các thủ tục hành chính đã được công bố, công khai khi giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.
d) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc niêm yết công khai thủ tục hành chính và tình hình thực hiện thủ tục hành chính tại các đơn vị trực thuộc và tại Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
3. Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Đôn đốc các sở, ban, ngành của tỉnh thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính để dự thảo Quyết định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố thủ tục hành chính theo quy định. Báo cáo kịp thời Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để có biện pháp xử lý đối với những sở, ban, ngành không thực hiện đúng các quy định về việc trình công bố, công khai thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 5, Quy chế này.
b) Đăng tải công khai thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ký Quyết định công bố thủ tục hành chính, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thực hiện tạo mới hồ sơ văn bản và tạo mới hoặc sửa đổi hồ sơ thủ tục hành chính trên phần mềm máy xén theo đúng hướng dẫn của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính. Đồng thời, dự thảo công văn đề nghị công khai thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trình Chánh Văn phòng ký thừa lệnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Cục Kiểm soát thủ tục hành chính. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các hồ sơ văn bản, hồ sơ thủ tục hành chính đã tạo trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
c) Phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra tình hình công khai và tình hình thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh.
4. Trách nhiệm của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Cao Bằng
Dành thời lượng và góc trang tin phù hợp để tuyên truyền các quy định về thủ tục hành chính và tình hình công khai, thực hiện thủ tục hành chính của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm triển khai, tổ chức, thực hiện tốt Quy chế này.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc công bố, công khai và thực hiện thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình công khai và thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc và tại Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
4. Việc thực hiện đúng quy định về công bố, công khai thủ tục hành chính tại Quy chế này là một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong quy trình xét thi đua, khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và các trường hợp đề nghị cấp trên khen thưởng.
5. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh) để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
STT | Tên thủ tục hành chính | Ghi chú |
I. Lĩnh vực… | ||
1 | Ví dụ: Giải quyết khiếu nại lần 2 | - Sửa thời hạn giải quyết; - Sửa trình tự giải quyết; - Sửa mẫu đơn khiếu nại. |
2 | Thủ tục b | - TTHC bị bãi bỏ, huỷ bỏ - ………………………… |
3 | Thủ tục c |
|
4 | Thủ tục d |
|
n | ………………… |
|
II. Lĩnh vực… | ||
1 | Thủ tục đ |
|
2 | Thủ tục e |
|
3 | Thủ tục f |
|
4 | Thủ tục g |
|
n | ………………… |
|
Ghi chú: Đối vớí các thủ tục hành chính bị huỷ bỏ hoặc bãi bỏ: Chỉ cần lập danh mục thủ tục hành chính theo Phần I, không cần phải làm tiếp Phần II. Những thủ tục hành chính bị huỷ bỏ hoặc bãi bỏ đã đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, khi lập danh mục thủ tục hành chính phải ghi rõ số, ký hiệu của hồ sơ thủ tục hành chính, văn bản quy phạm pháp luật có quy định việc huỷ bỏ hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính.
- Trình tự thực hiện:
- Cách thức thực hiện:
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thời hạn giải quyết:
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Lệ phí (nếu có):
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a):
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Trình tự thực hiện:
- Cách thức thực hiện;
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thời hạn giải quyết:
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Lệ phí (nếu có):
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục b):
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Trình tự thực hiện:
- Cách thức thực hiện;
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thời hạn giải quyết:
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Lệ phí (nếu có):
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục đ):
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Trình tự thực hiện:
- Cách thức thực hiện;
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thời hạn giải quyết:
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Lệ phí (nếu có):
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục e):
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Ghi chú: Mỗi thủ tục hành chính phải đính kèm theo cả mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có) và được trình bày trên một hoặc nhiều trang liên tiếp; hết thủ tục hành chính này mới chuyển sang thủ tục hành chính kế tiếp (ở các trang kế tiếp).
- 1Quyết định 60/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Quyết định 581/QĐ-UBND năm 2007 về Quy định việc công khai thủ tục hành chính trong cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 3Quyết định 47/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 4Quyết định 09/2014/QĐ-UBND về Quy chế công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 5Quyết định 158/QĐ-UBND năm 2015 về Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2014
- 1Quyết định 09/2014/QĐ-UBND về Quy chế công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2Quyết định 158/QĐ-UBND năm 2015 về Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2014
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-VPCP-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Văn phòng Chính phủ - Bộ Nội vụ ban hành
- 4Công văn 3364/VPCP-KSTT về triển khai hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 60/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 6Quyết định 581/QĐ-UBND năm 2007 về Quy định việc công khai thủ tục hành chính trong cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 7Quyết định 47/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Quyết định 1703/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế phối hợp trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- Số hiệu: 1703/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/08/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Nguyễn Hoàng Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/08/2011
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực