- 1Quyết định 01/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 170/2004/QĐ-UB về Đề án hỗ trợ lâu dài đối tượng chính sách đang hưởng trợ cấp không còn khả năng lao động có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành hết hiệu lực
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 170/2004/QĐ-UB | Đà Nẵng, ngày 25 tháng 10 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Quyết định số 179/2003/QĐ-UB ngày 25 tháng 12 năm 2003 về việc ban hành Chương trình công tác năm 2004 của UBND thành phố Đà Nằng;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 500/TT-LĐ-TBXH ngày 11 tháng 10 năm 2004,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành Đề án hỗ trợ lâu dài cho đối tượng chính sách đang hưỏng trợ cấp không còn khả năng lao động có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn.
Điều 2: Giao Giám đốc Sở Lao động-thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân các quận, huyện có đối tượng chính sách đang hưởng trợ cấp không còn khả năng lao động có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, tổ chức triển khai lập hồ sơ, thủ tục và ra quyết định giải quyết trợ cấp từ tháng 01 năm 2005.
Điều 3: Quyết định nay có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4: Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đổc sỏ Lao động- Thương binh và Xã hội, Giám đốc sỏ Tài chính, Ủy ban nhân dân các quận, huyện có đối tượng chính sách đang hưởng trợ cấp không còn khả năng lao động có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
HỖ TRỢ LÂU DÀI ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH ĐANG HƯỞNG TRỢ CẤP KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG CÓ HOÀN CẢNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
(Ban hành kèm theo quyết định số 170/2004/QĐ-UB ngàv 25 tháng 10 năm 2004 của Ủy ban nhăn dân thành phố Đà Nẵng)
I. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Qua 6 năm thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, được sự quan tâm của chính quyền các cấp thông qua các chương trình hỗ trợ cải thiện nhà ở, ưu tiên vay vốn, giải quyết việc làm, phong trào "Đền ơn đáp nghĩa"..., đến cuối năm 2003, trên địa bàn thành phố không còn hộ chính sách thuộc diện đói nghèo theo chuẩn mực của Bộ Lao động-thương binh và Xã hội, đại bộ phận gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú.
2. Tuy nhiên, còn một số đối tượng chính sách đang hưởng trợ cấp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ngoài tiền trợ cấp của Chính phủ, không có nguồn thu nhập thêm, hầu hết ở độ tuổi từ 70 trở lên, không còn khả năng lao động, con, cháu thuộc diện nghèo, không có khả năng chu cấp thêm cho cha, mẹ.
Hiện nay, theo báo cáo của các địa phương và khảo sát của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, nhóm đối tượng này gồm 111 người, trong đó 81 người là thân nhân liệt sĩ, 12 thương binh và 18 người có công giúp đỡ cách mạng. Các đối tượng này tập trung chủ yếu ở huyện Hoà Vang, quận Ngũ Hành Sơn, quận Liên Chiểu (Phụ lục đính kèm).
1. Đối tượng được xét đề nghị hỗ trợ lâu dài
a 1 Thân nhân liệt sĩ, đang hưởng trợ cấp của Chính phủ 170.000 đồng/tháng;
b/ Thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% đén 25%, đang hưỏng trợ cấp của Chính phủ từ 130.000 đồng đến 155.000 đồng/tháng;
c/ Người có công giúp đỡ cách mạng, đang hưởng trợ cấp của Chính phủ 110.000 đồng/tháng.
2. Điều kiện để xem xét đề nghị
Điều kiện để xem xét đề nghị hỗ trợ đối tượng nêu ở khoản 1 Mục II Đề án bao gồm:
a/ Trên độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động nhưng mất khả năng lao động, ngoài khoản trợ cấp hàng tháng của Nhà nước không còn khoản thu nhập khác; .
b/ Con, cháu thuộc diện nghèo, khó khăn không có khả năng chu cấp thêm về tài chính, vật chất để phụng dưỏng cha, mẹ.
3. Mức trự cấp hàng tháng của thành phố
Cơ sở để xây dựng mức trự cấp hàng tháng của thành phố:
Theo đề nghị của Bộ Lao động-thương binh và Xã hội, từ tháng 10 năm 2004, Chính phủ nâng mức trợ cấp cho các đối tương chính sách. Các đói tượng chính sách nêu ở khoản 1 Mục II Đề án này được trợ cấp thêm từ 60.000 đồng đến 120.000 đồng.
Tuy nhiên, với mức trợ cấp mổi, chi tiêu hàng ngày vẫn chưa được đảm bảo hoàn toàn.
Tại Đà Nằng, các đối tượng chính sách nêu trên hầu hết sóng Ổ địa bàn nông thôn, mức thu nhập hàng tháng từ 300.000 đồng trỏ lên có thể đảm bảo được chi tiêu hàng ngày, đảm bảo mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú. (Chuẩn mực hộ nghèo của thành phố trong những năm đến là 300.000 đồng tại khu vực nội thị và 200.000 đồng tại khu vực nông thôn).
Mức trự cấp hàng tháng của thành phố
Trên cơ sở phân tích đánh giá về điều kiện sinh hoạt của các đối tượng và mức trợ cấp của Chính phủ, mức trợ cấp của thành phó được quy định như sau:
Kể từ tháng 01 năm 2005, mỗi đối tượng nêu tại khoản 1 Mục II Đề án nay được trợ cấp 150.000 đồng/tháng. .
4. Kinh phí để thực hiện Đề án
Để Đề án được thực hiện ổn định, lâu dài, việc hỗ trợ các đối tượng chính sách nêu ở khoản 1 Mục II thực hiện từ nguồn ngân sách của thành phố.
Sở Tài chính lập Dự toán kinh phí trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt theo ké hoạch hàng năm để hỗ trợ.
III- TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Quy trình xét duyệt đề nghị trự cấp tại địa phương
a/ Đối tượng nộp đơn xin hưởng trợ cấp tại Ủy ban nhân dân xã, phường;
b/ Hội đồng xét duyệt chính sách xã, phường xét duyệt và đề nghị. Việc xét duyệt và đề nghị được lập biên bản, trình uỷ ban nhân dân quận, huyện;
c/ Phòng Lao động-thương binh và Xã hội quận, huyện thẩm tra và đề nghị trợ cấp. Việc thẩm tra và đề nghị trợ cấp được lập biên bản.
(Sở Lao động-thương binh và Xã hội soạn thảo mẫu đơn và biên bản quy định tại các điểm a,b,c khoản này).
Phòng Lao động-thương binh và Xã hội quận, huyện lập danh sách trình Ủy ban nhân dân quận, huyện có công văn đề nghị Sở Lao động-thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết trợ cấp theo quy định tại Đề án này.
2. Giải quyết trợ cấp, quản lý hồ sơ trợ cấp tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
Sau khi tiếp nhận danh sách và công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân quận, huyện, Sở Lao động-thương binh và Xã hội thực hiện các nội dung công việc như sau:
a/ Tố chức phúc tra, xét duyệt từng đối tượng, ra quyết định giải quyết trợ cấp,
b/ Lập hồ sơ quản lý đối tượng, theo dõi cắt giảm đói tượng khi đối tượng từ trần hoặc chuyển đi nơi khác;
c/ Tháng 6 và tháng 12 hàng năm, Sở Lao động-thương binh và Xã hội phối hợp vổi các địa phương tổ chức khảo sát lại mức sống của đói tượng đê cắt giảm hồ trợ các đói tượng đã vượt qua thời kỳ đặc biệt khó khăn (do mức trợ cấp thay đối tăng lên hoặc có sự trợ giúp của con, cháu...), đồng thòi bổ sung các đối tượng mới phát sinh, lập hồ sơ trình uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt để giải quyết trợ cấp.
DANH SÁCH
ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH ĐANG HƯỞNG TRỢ CẤP KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG CÓ HOÀN CẢNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
(Kèm theo Quyết định 170/2004/QĐ-UB ngày 25 tháng 10 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
TT | Địa phương | Tống số đối tượng đặc biệt khó khan | Trong đó | ||
Thân nhân liệt sỹ | Thương bỉnh | Có công giúp đỡ CM | |||
1 | Hòa Vang | 81 | 58 | 8 | 15 |
2 | Liên Chiểu | 13 | 10 | 1 | 2 |
3 | Ngũ Hành Sơn | 15 | 11 | 3 | 1 |
4 | Sơn Trà | 2 | 2 | 0 | 0 |
5 | Thanh Khê | 0 | 0 | 0 | 0 |
6 | Hải Châu | 0 | 0 | 0 | 0 |
| Cộng | 111 | 81 | 12 | 18 |
- 1Quyết định 16/2018/QĐ-UBND phê duyệt danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ cụ thể đối với từng nhóm đối tượng theo Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 2Quyết định 01/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 170/2004/QĐ-UB về Đề án hỗ trợ lâu dài đối tượng chính sách đang hưởng trợ cấp không còn khả năng lao động có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 3Nghị quyết 49/2018/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ cải thiện mức sống cho đối tượng thuộc hộ nghèo đang hưởng chính sách người có công cách mạng và bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4Nghị quyết 245/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe đối với đối tượng người có công với cách mạng và chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng thuộc hộ nghèo không còn sức lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 5Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành hết hiệu lực
- 1Quyết định 01/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 170/2004/QĐ-UB về Đề án hỗ trợ lâu dài đối tượng chính sách đang hưởng trợ cấp không còn khả năng lao động có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành hết hiệu lực
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 16/2018/QĐ-UBND phê duyệt danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ cụ thể đối với từng nhóm đối tượng theo Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 3Nghị quyết 49/2018/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ cải thiện mức sống cho đối tượng thuộc hộ nghèo đang hưởng chính sách người có công cách mạng và bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4Nghị quyết 245/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe đối với đối tượng người có công với cách mạng và chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng thuộc hộ nghèo không còn sức lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Quyết định 170/2004/QĐ-UB về Đề án hỗ trợ lâu dài đối tượng chính sách đang hưởng trợ cấp không còn khả năng lao động có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn do thành phố Đà Nẵng ban hành
- Số hiệu: 170/2004/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/10/2004
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Hoàng Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/11/2004
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực