- 1Quyết định 122/QĐ-UBND năm 2018 về công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên năm 2017
- 2Quyết định 427/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên kỳ 2014-2018
- 3Quyết định 2455/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung các điểm sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2008/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 29 tháng 7 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CÁC ĐIỂM SẢN XUẤT, KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 52/TTr-SXD ngày17/6/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch các điểm sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng (VLXD) tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 với các nội dung sau:
I- Quan điểm - mục tiêu:
- Quy hoạch phát triển sản xuất VLXD phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch công nghiệp và quy hoạch các ngành;
- Quy hoạch, phân bố các cơ sở sản xuất VLXD gắn với thị trường, nguồn nguyên liệu và điều kiện giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh;
- Quy hoạch phát triển sản xuất gạch ngói nung và khai thác cát tỉnh Hưng Yên nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD và nguồn lao động tại chỗ, nâng cao chất lượng và sản lượng gạch ngói nung và cát xây dựng;
- Đưa lĩnh vực sản xuất, khai thác VLXD hoạt động có tổ chức, phát triển ổn định, bền vững theo đúng quy hoạch dưới sự quản lý chặt chẽ của ngành và các địa phương.
II- Phương án quy hoạch:
1. Quy hoạch sản xuất gạch nung:
a) Dự báo nhu cầu gạch xây đến năm 2020:
- Năm 2010: 430 - 450 triệu viên
- Năm 2015: 550 - 570 triệu viên
- Năm 2020: 630 - 650 triệu viên
b) Phương hướng phát triển:
- Tổ chức sắp xếp lại các cơ sở sản xuất gạch nung trên địa bàn tỉnh theo hướng không đầu tư xây dựng mới cơ sở sản xuất bằng phương pháp thủ công, tiến tới năm 2009 xoá bỏ toàn bộ các lò sản xuất gạch bằng phương pháp thủ công. Những cơ sở có đủ điều kiện duy trì sản xuất phải đầu tư công nghệ tiên tiến, phù hợp với quy hoạch.
- Duy trì và xây mới một số cơ sở sản xuất gạch nung theo công nghệ tiên tiến, đồng bộ, quy mô công suất từ 10 triệu viên/năm trở lên.
- Phát triển sản xuất các loại gạch không nung, dần thay thế một phần gạch nung. Dự kiến tỷ lệ gạch không nung đến năm 2010 chiếm khoảng 10%, năm 2015 chiếm khoảng 20% và đến năm 2020 chiếm khoảng 25%.
- Nghiêm cấm việc sử dụng đất trồng lúa, đất nông nghiệp để sản xuất gạch, ngói. Việc khai thác nguyên liệu (đất) làm gạch phải tuân thủ theo Luật Khoáng sản, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đê điều,… và các quy định pháp luật khác liên quan.
c) Phương án quy hoạch cụ thể như sau:
- Huyện Văn Giang:
+ Duy trì 01 cơ sở sản xuất gạch Tuynel hiện có tại xã Phụng Công và 02 cơ sở sản xuất gạch theo công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng tại xã Xuân Quan; sử dụng đất bãi ven sông làm nguyên liệu, kết hợp phát triển sản xuất gạch không nung.
+ Đầu tư xây mới 01 cơ sở sản xuất gạch công nghệ tiên tiến tại xã Long Hưng, công suất 10 triệu viên/năm; sử dụng đất bãi ven sông làm nguyên liệu, kết hợp phát triển sản xuất gạch không nung.
- Huyện Văn Lâm:
+ Chuyển đổi 01 cơ sở sản xuất gạch nung thủ công hiện có sang công nghệ tiên tiến tại xã Lương Tài; sử dụng đất không trồng lúa làm nguyên liệu, kết hợp phát triển sản xuất gạch không nung.
- Huyện Mỹ Hào:
+ Chuyển đổi 01 cơ sở sản xuất gạch nung thủ công hiện có sang công nghệ tiên tiến tại xã Cẩm Xá; sử dụng đất không trồng lúa làm nguyên liệu, kết hợp phát triển sản xuất gạch không nung.
- Huyện Yên Mỹ:
+ Duy trì 01 cơ sở sản xuất gạch Tuynel hiện có tại xã Đồng Than; sử dụng đất không trồng lúa làm nguyên liệu, kết hợp phát triển sản xuất gạch không nung.
- Huyện Ân Thi:
+ Đầu tư xây mới 01 cơ sở sản xuất gạch công nghệ tiên tiến, công suất 10 triệu viên/năm tại xã Đa Lộc; sử dụng đất không trồng lúa làm nguyên liệu, kết hợp phát triển sản xuất gạch không nung.
- Huyện Khoái Châu:
+ Đầu tư xây dựng 02 dự án sản xuất gạch Tuynel: 01 cơ sở tại xã Tân Châu, công suất 30 triệu viên/năm và 01 cơ sở tại xã Phùng Hưng, công suất 10 triệu viên/năm; sử dụng nguồn đất bãi bồi ven sông, kết hợp phát triển sản xuất gạch không nung.
+ Đầu tư xây mới 05 cơ sở sản xuất gạch công nghệ tiên tiến tại các xã: Tứ Dân, Đông Ninh, Đại Tập, Đông Kết, Liên Khê công suất 10 triệu viên/năm/01 cơ sở. Nguyên liệu sử dụng nguồn đất bãi ven sông, kết hợp phát triển sản xuất gạch không nung.
- Huyện Kim Động:
+ Duy trì 01 cơ sở sản xuất gạch đất nung theo công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng hiện có tại xã Ngọc Thanh.
+ Đầu tư xây mới 01 cơ sở sản xuất gạch công nghệ tiên tiến tại xã Đức Hợp, công suất 10 triệu viên/năm.
Nguyên liệu sử dụng nguồn đất bãi ven sông, kết hợp phát triển sản xuất gạch không nung.
- Thị xã Hưng Yên:
+ Duy trì 01 cơ sở sản xuất gạch Tuynel hiện có tại xã Bảo Khê và 03 cơ sở sản xuất gạch theo công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng tại phường Hiến Nam, phường Hồng Châu và phường Minh Khai.
+ Đầu tư xây mới 01 cơ sở sản xuất gạch đất nung công nghệ tiên tiến tại phường Lam Sơn công suất 20 triệu viên/năm.
Nguyên liệu sử dụng đất bãi ven sông, kết hợp phát triển sản xuất gạch không nung.
- Huyện Tiên Lữ:
+ Duy trì 02 cơ sở sản xuất gạch Tuynel hiện có tại xã Hải Triều và xã Tân Hưng.
+ Đầu tư xây mới 01 cơ sở sản xuất gạch công nghệ tiên tiến tại xã Hoàng Hanh, công suất 15 triệu viên/năm.
Nguyên liệu sử dụng đất bãi ven sông, kết hợp phát triển sản xuất gạch không nung.
- Huyện Phù Cừ:
+ Duy trì 01 cơ sở sản xuất gạch theo công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng hiện có tại xã Tống Trân.
+ Đầu tư xây mới 01 cơ sở sản xuất gạch công nghệ tiên tiến tại xã Tam Đa, công suất 15 triệu viên/năm.
Nguyên liệu sử dụng đất bãi ven sông, kết hợp phát triển sản xuất gạch không nung.
2. Quy hoạch sản xuất gạch không nung:
- Khuyến khích phát triển sản xuất các loại gạch không nung để thay thế dần gạch đất nung.
- Đầu tư một số cơ sở sản xuất gạch xây và gạch lát vỉa hè không nung.
- Dự kiến đầu tư sản xuất gạch không nung tại một số huyện như sau:
Tên huyện | Năm 2010 | Năm 2015 | Năm 2020 |
+ Ân Thi: | 10 tr.viên/năm | 20 tr.viên/năm | 30 tr.viên/năm |
+ Văn Lâm: | 10 tr.viên/năm | 20 tr.viên/năm | 30 tr.viên/năm |
+ Mỹ Hào: | 10 tr.viên/năm | 20 tr.viên/năm | 30 tr.viên/năm |
+ Kim Động: |
| 10 tr.viên/năm | 20 tr.viên/năm |
+ Phù Cừ: | 10 tr.viên/năm | 20 tr.viên/năm | 20 tr.viên/năm |
+ Yên Mỹ: | 8 tr.viên/năm | 18 tr.viên/năm | 28 tr.viên/năm |
Tổng cộng: | 48 tr.viên/năm | 108 tr.viên/năm | 158 tr.viên/năm |
3. Quy hoạch sản xuất ngói nung:
+ Giai đoạn từ nay đến năm 2010: Duy trì sản xuất ngói thủ công tại các huyện.
+ Giai đoạn 2010 - 2020: Đầu tư 2 dây chuyền sản xuất ngói lợp cao cấp, công suất 10 triệu viên/năm thay thế 2 HTX sản xuất thủ công tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu và xã Minh Châu, huyện Yên Mỹ, tiến tới xoá bỏ các cơ sở sản xuất ngói thủ công trên địa bàn tỉnh.
4. Quy hoạch khai thác cát xây dựng:
a) Phương hướng phát triển:
- Đẩy mạnh khai thác cát trên sông Hồng và sông Luộc để đáp ứng nhu cầu cát xây trát và cát san lấp mặt bằng trong toàn tỉnh, trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc thực hiện đúng các quy định khai thác cát lòng sông, khai thác đúng quy hoạch và đúng quy trình.
- Tổ chức sắp xếp lại lực lượng khai thác cát, trên cơ sở tập hợp các hộ cá thể thành lập các cơ sở khai thác cát xây dựng có các bến bãi chứa cát tập trung, cũng là đầu mối thu mua, cung ứng cát để hạn chế tình trạng khai thác manh mún, phân tán, nâng cao sản lượng khai thác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức quản lý khai thác theo quy hoạch.
- Chấm dứt tình trạng khai thác trái phép của các tổ chức và cá nhân không có chức năng khai thác và kinh doanh cát; việc sử dụng bãi sông làm bãi tập kết cát phải đúng theo quy định của Luật Đất đai, Luật Đê điều …
- Các tổ chức, cá nhân khai thác cát đen trên địa bàn tỉnh phải được cấp có thẩm quyền cấp phép, khai thác phải tuân thủ chặt chẽ Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên, đồng thời phải chịu sự kiểm tra giám sát thường xuyên của các cơ quan chức năng có liên quan như quản lý tài nguyên, môi trường, quản lý đê điều.
b) Phương án quy hoạch các bãi tập kết và khai thác cát xây dựng cụ thể như sau:
- Huyện Văn Giang:
+ Bến bãi tập kết VLXD tại các xã Mễ Sở, Liên Nghĩa; khai thác cát lòng sông.
+ Bến bãi, khai thác cát tại xã Thắng Lợi; khai thác cát lòng sông và bãi nổi.
- Huyện Khoái Châu:
+ Bến bãi tập kết VLXD tại các xã: Bình Minh, Dạ Trạch, Hàm Tử, Tân Châu; khai thác cát lòng sông.
+ Bến bãi, khai thác cát tại các xã: Đại Tập, Tứ Dân và Đông Ninh; khai thác cát lòng sông và bãi nổi.
- Huyện Kim Động:
Bến bãi tập kết VLXD tại các xã: Phú Cường, Phú Thịnh, Mai Động và Hùng Cường; khai thác cát lòng sông.
- Thị xã Hưng Yên:
Bến bãi, khai thác cát tại phường Minh Khai; khai thác cát lòng sông và bãi nổi.
- Huyện Tiên Lữ:
Bến bãi tập kết VLXD tại các xã: Hải Triều và Thiện Phiến; khai thác cát lòng sông.
- Huyện Phù Cừ:
Bến bãi tập kết VLXD tại các xã: Nguyên Hoà và Tống Trân; khai thác cát lòng sông.
(Năng lực khai thác của từng bến bãi được thể hiện chi tiết trong thuyết minh Đề án kèm theo)
Điều 2. Tổ chức thực hiện
- Giao Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối tổ chức công bố, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện quy hoạch; phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu đề xuất các giải pháp về vốn, điều tra, khảo sát nguồn nguyên liệu, giải pháp về nguồn nhân lực, phát triển thị trường; hỗ trợ, định hướng cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất VLXD sắp xếp lại sản xuất, xây dựng mô hình mới sử dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh phù hợp với phương hướng phát triển ngành sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh.
- Các sở, ngành, các địa phương chủ động xây dựng quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất đai; quy hoạch giao thông, quy hoạch điện...), huy động các nguồn vốn điều tra khảo sát nguồn nguyên liệu, đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, điện, thông tin liên lạc... phù hợp với quy hoạch và tạo điều kiện cho phát triển sản xuất VLXD đáp ứng nhu cầu xây dựng của địa phương và của tỉnh.
- Sở Xây dựng chủ trì cùng với các sở Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ nghiên cứu sửa đổi hoặc thay thế Quyết định 1478/1999/QĐ-UB ngày 01/9/1999 của UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý sản xuất vôi, gạch ngói đất nung và khai thác cát trên địa bàn tỉnh; trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 30/9/2008, làm cơ sở để quản lý, phát triển ngành sản xuất VLXD theo quy hoạch, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các chủ thể tham gia hoạt động khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh căn cứ quyết định thi hành./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Nghị quyết 104/2017/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung điểm sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2Quyết định 122/QĐ-UBND năm 2018 về công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên năm 2017
- 3Quyết định 427/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên kỳ 2014-2018
- 4Quyết định 2455/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung các điểm sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 1Quyết định 122/QĐ-UBND năm 2018 về công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên năm 2017
- 2Quyết định 427/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên kỳ 2014-2018
- 3Quyết định 2455/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung các điểm sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Luật Đê điều 2006
- 3Luật Khoáng sản 1996
- 4Luật Đất đai 2003
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
- 7Nghị quyết 104/2017/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung điểm sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định 17/2008/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch điểm sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
- Số hiệu: 17/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/07/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
- Người ký: Nguyễn Thanh Quán
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/08/2008
- Ngày hết hiệu lực: 06/09/2017
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực