- 1Nghị định 129/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y
- 2Nghị định 86/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004
- 4Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 5Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 6Nghị định 47/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi
- 1Quyết định 03/2008/QĐ-BNN bãi bỏ Quyết định 17/2007/QĐ-BNN Quy định về điều kiện ấp trứng và chăn nuôi thủy cầm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 3593/QĐ-BNN-PC năm 2009 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2009 hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 1457/QĐ-BNN-PC năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2013
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số 17/2007/QĐ-BNN | Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2007 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ẤP TRỨNG VÀ CHĂN NUÔI THUỶ CẦM
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004 và Nghị định của Chính phủ số 47/2005/NĐ-CP ngày 08/4/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y năm 2004; Nghị định của Chính phủ số 129/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y và Nghị định của Chính phủ số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Thú y,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về điều kiện ấp trứng và chăn nuôi thuỷ cầm.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
VỀ ĐIỀU KIỆN ẤP TRỨNG VÀ CHĂN NUÔI THỦY CẦM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2007/ QĐ-BNN ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này áp dụng trong lĩnh vực ấp trứng thương mại và chăn nuôi thủy cầm bao gồm vịt, ngan, ngỗng.
2. Đối tượng áp dụng của Quy định này bao gồm các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên quan đến lĩnh vực ấp trứng thương mại, chăn nuôi thủy cầm trên lãnh thổ Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân ấp trứng thủy cầm phải bảo đảm các điều kiện sau:
1. Địa điểm của cơ sở ấp trứng
a) Không được nằm trong nội thành, nội thị.
b) Phải cách biệt nơi ở, trường học, bệnh viện, chợ, công sở và các nơi công cộng khác bằng tường bao quanh nhằm bảo đảm điều kiện cách ly về an toàn sinh học.
2. Vệ sinh thú y
a) Trứng ấp có nguồn gốc từ cơ sở chăn nuôi sản xuất trứng giống đã khai báo, đăng ký và được kiểm dịch của cơ quan thú y.
b) Trứng ấp được khử trùng trước khi đưa vào ấp.
c) Cơ sở ấp trứng phải có nguồn nước sạch.
d) Lối ra vào cơ sở ấp trứng có hố khử trùng tiêu độc.
đ) Thực hiện khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển trứng giống, đàn thuỷ cầm.
e) Dụng cụ ấp trứng, nhà xưởng phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi lần ấp.
g) Có nơi xử lý thủy cầm con chết, loại thải, trứng hỏng, vỏ trứng và chất thải khác bảo đảm vệ sinh thú y.
3. Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm cho thủy cầm con sau khi ấp
Trong trường hợp cơ sở ấp trứng có điều kiện nuôi thủy cầm sau khi ấp đến đủ 14 ngày thì tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm do vi rút H5N1 cho đàn thủy cầm 14 ngày tuổi trước khi xuất bán.
4. Sổ theo dõi xuất thủy cầm sau khi ấp
Cơ sở ấp trứng tự lập sổ theo dõi xuất bán thủy cầm sau khi ấp, ghi rõ ngày xuất, số lượng con, người mua, địa chỉ người mua.
Điều 3. Khai báo, đăng ký ấp trứng
Tổ chức, cá nhân hội đủ các điều kiện ấp trứng thủy cầm theo Điều 2 của Quy định này thực hiện việc khai báo, đăng ký như sau:
1. Hộ gia đình ấp trứng khai báo tại ủy ban nhân dân xã.
2. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh thực hiện việc đăng ký tại cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định của Chính phủ số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đăng ký kinh doanh.
Điều 4. Điều kiện chăn nuôi thủy cầm
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi thủy cầm phải bảo đảm các điều kiện sau:
1. Điều kiện chung
a) Con giống có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất giống hoặc cơ sở ấp trứng đã khai báo, đăng ký và được kiểm dịch của cơ quan thú y.
b) Thực hiện đầy đủ các quy định về tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm do vi rút H5N1 cho đàn thủy cầm.
c) Không nuôi chung thủy cầm với các loại gia súc, gia cầm khác.
d) Cơ sở chăn nuôi phải cách biệt nơi ở, trường học, bệnh viện, chợ, công sở và các nơi công cộng khác nhằm bảo đảm điều kiện cách ly về an toàn sinh học.
d) Thực hiện các quy định về vệ sinh thú y theo Nghị định của Chính phủ số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.
2. Đối với chăn nuôi thâm canh vịt, ngan
a) Vịt, ngan được nuôi nhốt hoàn toàn trong hệ thống chuồng khép kín.
b) Nuôi trong chuồng có sân thả: bên cạnh chuồng nuôi có sân thả diện tích gấp 2-3 lần diện tích chuồng nuôi, có hàng rào bao quanh sân.
3. Đối với chăn nuôi bán thâm canh vịt, ngan
a) Nuôi trên ao có kiểm soát
Chuồng được làm trên bờ ao hoặc trên mặt ao.
- Xung quanh bờ ao được ngăn bằng hàng rào không cho vịt, ngan ra ngoài.
- Định kỳ thay nước ao, nước ao phải được khử trùng trước khi thải ra ngoài.
b) Nuôi trong vườn có kiểm soát
- Vịt, ngan được nuôi trong vườn, xung quanh vườn có lưới hoặc rào chắn không cho vịt ngan ra ngoài.
- Có chuồng hoặc lều để che nắng, mưa cho đàn vịt, ngan.
4. Đối với chăn nuôi vịt chạy đồng có kiểm soát
Người chăn nuôi vịt chạy đồng phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Người chăn nuôi phải đăng ký với ủy ban nhân dân xã.
b) Sau khi đăng ký, người chăn nuôi được ủy ban nhân dân xã cấp miễn phí sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng theo mẫu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
- Người chăn nuôi kê khai đầy đủ thông tin trong sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng riêng biệt cho mỗi đàn vịt (lứa vịt nuôi).
- Mỗi lần di chuyển đàn vịt đến một huyện mới, người chăn nuôi vịt phải xuất trình sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng với ủy ban nhân dân xã đầu tiên nơi đến để được xác nhận, giám sát dịch bệnh và thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm do vi rút H5N1, nếu đến thời hạn tiêm chủng theo quy định.
5. Đối với ngan nuôi chăn thả có kiểm soát
Nguời chăn nuôi ngan chăn thả có kiểm soát thực hiện theo khoản 1, Điều 4 của Quy định này.
6. Đối với chăn nuôi ngỗng
Đối với ngỗng, không được nuôi thả rông.
Điều 5. Khai báo, đăng ký chăn nuôi thủy cầm
Tổ chức, cá nhân hội đủ các điều kiện chăn nuôi thủy cầm theo Điều 4 của Quy định này thực hiện việc khai báo, đăng ký như sau:
1. Hộ chăn nuôi thủy cầm khai báo tại ủy ban nhân dân xã (đối với người chăn nuôi vịt chạy đồng thì thực hiện việc đăng ký theo mục 4, Điều 4 của Quy định này).
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi thủy cầm thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh thực hiện việc đăng ký tại cấp có thẩm quyền theo Nghị định của Chính phủ số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đăng ký kinh doanh.
Điều 6. Vận chuyển, lưu thông, tiêu thụ thủy cầm
Tổ chức, cá nhân thực hiện việc chăn nuôi thủy cầm theo đúng Quy định này và pháp luật hiện hành được vận chuyển, lưu thông, tiêu thụ thủy cầm trên thị trường.
Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Cục Chăn nuôi hướng dẫn quy hoạch cơ sở ấp trứng, chăn nuôi thủy cầm cho các địa phương, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăn nuôi thuỷ cầm, xây dựng chính sách khuyến khích chăn nuôi thủy cầm theo hướng tập trung, bảo đảm an toàn sinh học; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các địa phương.
2. Cục Thú y hướng dẫn về điều kiện vệ sinh thú y cho từng phương thức chăn nuôi thủy cầm, hướng dẫn các địa phương kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với co s? ấp trứng và chăn nuôi thủy cầm, tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm do vi rút H5N1 theo quy định, giám sát dịch bệnh, kiểm tra vận chuyển, cấp chứng nhận kiểm dịch.
Điều 8. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Thực hiện việc quy hoạch cơ sở ấp trứng và chăn nuôi thuỷ cầm, ban hành các chính sách khuyến khích ấp trứng, chăn nuôi, giết mổ thuỷ cầm theo hướng tập trung, bảo đảm an toàn sinh học
b) Chỉ đạo các Sở, ban ngành liên quan đôn đốc, kiểm tra, thông tin tuyên truyền việc thực hiện Quy định này tại địa phương.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện
a) Chỉ đạo ngành nông nghiệp huyện, ban ngành liên quan, ủy ban nhân dân xã đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này tại địa phương.
b) Tạo điều kiện thuận lợi về đất đai để khuyến khích phát triển ấp trứng, chăn nuôi thuỷ cầm theo hướng tập trung, bảo đảm an toàn sinh học.
3. Ủy ban nhân dân xã
a) Thực hiện kiểm kê đàn thủy cầm có tại xã; chứng nhận đăng ký ấp trứng, chăn nuôi thủy cầm cho hộ nông dân; cấp sổ theo dõi chăn nuôi vịt chạy đồng cho người chăn nuôi, xác nhận đàn vịt di chuyển đến địa bàn.
b) Phối hợp với cơ quan thú y tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm do vi rút H5N1 cho đàn thuỷ cầm và giám sát dịch bệnh trên đàn thuỷ cầm tại địa phương.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thực hiện quản lý nhà nước về ấp trứng, chăn nuôi thủy cầm tại địa phương bao gồm:
a) Tham mưu về công tác quy hoạch.
b) Thống kê số lượng cơ sở ấp trứng, chăn nuôi thủy cầm và số lượng thủy cầm trên địa bàn.
c) Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ấp trứng, chăn nuôi thủy cầm cho hộ nông dân và doanh nghiệp.
d) Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống cúm gia cầm, chỉ đạo Chi cục thú y, Trạm thú y huyện, thú y cơ sở phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm cho đàn thuỷ cầm theo quy định, giám sát dịch bệnh, kiểm soát vệ sinh thú y cơ sở ấp trứng, chăn nuôi thủy cầm, kiểm soát vận chuyển, tổ chức kiểm dịch.
đ) In sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng theo mẫu quy định từ nguồn ngân sách địa phương để phân phối cho Ủy ban nhân dân xã cấp cho người chăn nuôi.
e) Tập trung chỉ đạo xây dựng một số mô hình để rút kinh nghiệm và nhân rộng.
Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân ấp trứng và chăn nuôi thuỷ cầm
Tổ chức, cá nhân ấp trứng và chăn nuôi thủy cầm có trách nhiệm thực hiện Quy định này.
Điều 11. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này sẽ bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định của Chính phủ số 47/2005/NĐ-CP ngày 08/4/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi và Nghị định của Chính phủ số 129/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y và các quy định khác của pháp luật./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
tỉnh (TP) ..................................... |
huyện .......................................... Xã ................................................... |
Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
|
Số sổ đăng ký: ................................ |
Tên người nuôi: ............................................ ................................ . |
Địa chỉ: ...................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... |
Điện thoại (nếu có): ................................................................................. |
......., ngày ...... tháng...... năm 200....
UBND xã .........................................
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
1. Thông tin chung về đàn thuỷ cầm
Số của đàn | Tên giống | Nguồn gốc | Mục đích chăn nuôi (thịt, đẻ) | Số con nuôi ban đầu | Ngày bắt đầu nuôi | Ngày bán (kết thúc đàn) | Số con bán , lý do tăng giảm nếu có |
01
|
|
|
|
|
|
|
|
02
|
|
|
|
|
|
|
|
03
|
|
|
|
|
|
|
|
04
|
|
|
|
|
|
|
|
05
|
|
|
|
|
|
|
|
06
|
|
|
|
|
|
|
|
07
|
|
|
|
|
|
|
|
08
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm
Số của đàn | Tiêm đợt 1 | Tiêm đợt 2 | ||||
| Ngày tiêm | Số con được tiêm | Xác nhận thú y xã hoặc UBND xã | Ngày tiêm | Số con được tiêm | Xác nhận thú y xã hoặc UBND xã |
01
|
|
|
|
|
|
|
02
|
|
|
|
|
|
|
03
|
|
|
|
|
|
|
04
|
|
|
|
|
|
|
05
|
|
|
|
|
|
|
06
|
|
|
|
|
|
|
07
|
|
|
|
|
|
|
08 |
|
|
|
|
|
|
2. Tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm (tiếp theo)
Số của đàn | Tiêm đợt 3 | Tiêm đợt 4 | ||||
| Ngày tiêm | Số con được tiêm | Xác nhận thú y xã hoặc UBND xã | Ngày tiêm | Số con được tiêm | Xác nhận thú y xã hoặc UBND xã |
01
|
|
|
|
|
|
|
02
|
|
|
|
|
|
|
03
|
|
|
|
|
|
|
04
|
|
|
|
|
|
|
05
|
|
|
|
|
|
|
06
|
|
|
|
|
|
|
07 |
|
|
|
|
|
|
08 |
|
|
|
|
|
|
3. Khai báo di chuyển đàn (nơi đến là xã đầu tiên của huyện mới đàn vịt chuyển đến)
Số của đàn | Nơi đến 1 | Nơi đến 2 | ||||
| Ngày đến | Tên xã (thuộc huyện, tỉnh) | Xác nhận của UBND xã | Ngày đến | Tên xã (thuộc huyện, tỉnh) | Xác nhận của UBND xã |
01
|
|
|
|
|
|
|
02 |
|
|
|
|
|
|
03
|
|
|
|
|
|
|
04
|
|
|
|
|
|
|
05
|
|
|
|
|
|
|
06 |
|
|
|
|
|
|
07 |
|
|
|
|
|
|
08 |
|
|
|
|
|
|
3. Khai báo di chuyển đàn (tiếp theo)
Số của đàn | Nơi đến 3 | Nơi đến 4 | ||||
| Ngày đến | Tên xã (thuộc huyện, tỉnh) | Xác nhận của UBND xã | Ngày đến | Tên xã (thuộc huyện, tỉnh) | Xác nhận của UBND xã |
01
|
|
|
|
|
|
|
02
|
|
|
|
|
|
|
03
|
|
|
|
|
|
|
04
|
|
|
|
|
|
|
05
|
|
|
|
|
|
|
06
|
|
|
|
|
|
|
07
|
|
|
|
|
|
|
08 |
|
|
|
|
|
|
3. Khai báo di chuyển đàn (tiếp theo)
Số của đàn | Nơi đến 5 | Nơi đến 6 | ||||
| Ngày đến | Tên xã (thuộc huyện, tỉnh) | Xác nhận của UBND xã | Ngày đến | Tên xã (thuộc huyện, tỉnh) | Xác nhận của UBND xã |
01
|
|
|
|
|
|
|
02
|
|
|
|
|
|
|
03
|
|
|
|
|
|
|
04
|
|
|
|
|
|
|
05
|
|
|
|
|
|
|
06
|
|
|
|
|
|
|
07
|
|
|
|
|
|
|
08 |
|
|
|
|
|
|
- 1Quyết định 03/2008/QĐ-BNN bãi bỏ Quyết định 17/2007/QĐ-BNN Quy định về điều kiện ấp trứng và chăn nuôi thủy cầm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 3593/QĐ-BNN-PC năm 2009 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2009 hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 1457/QĐ-BNN-PC năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 03/2008/QĐ-BNN bãi bỏ Quyết định 17/2007/QĐ-BNN Quy định về điều kiện ấp trứng và chăn nuôi thủy cầm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 3593/QĐ-BNN-PC năm 2009 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2009 hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 1457/QĐ-BNN-PC năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2013
- 1Nghị định 129/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y
- 2Nghị định 86/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004
- 4Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 5Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 6Nghị định 47/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi
Quyết định 17/2007/QĐ-BNN Quy định về điều kiện ấp trứng và chăn nuôi thuỷ cầm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 17/2007/QĐ-BNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/02/2007
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Bùi Bá Bổng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 234 đến số 235
- Ngày hiệu lực: 21/03/2007
- Ngày hết hiệu lực: 03/02/2008
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực