Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2001/QĐ-UB | Tam Kỳ, ngày 02 tháng 4 năm 2001 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ( sửa đổi ) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Nghị định số 27/CP ngày 20/4/1995 của Chính phủ về quản lý, sản xuất, cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; Thông tư số 11/TT-CNCL ngày 13/3/1996 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện Nghị định số 27/CP ngày 20/4/1995 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 17/CP ngày 23/12/1992 của Chính phủ về việc quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt;
Căn cứ Nghị định số 30/2000/NĐ-CP ngày 11/8/2000 của Chính phủ về việc bãi bỏ một số giấy phép và chuyển nột số giấy phép thành điều kiện kinh doanh;
Căn cứ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN: 4586-1997 quy định vật liệu nổ công nghiệp - yêu cầu an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số: 01/1998/TTLT-CN-NV ngày 13/01/1998 của Liên bộ: Công nghiệp - Nội vụ hướng dẫn về quản lý kinh doanh cung ứng vật liệu nổ công nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này " Qui định về quản lý, cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam."
Điều 2: Các ông Giám đốc Sở Công nghiệp, Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội theo chức năng quản lý ngành có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành, các quy định trước đây của UBND tỉnh trái với quyết định này đều bãi bỏ. Trong vòng 45 ngày kể từ khi Quyết định này có hiệu lực, tất cả các tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến VLNCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phải hoàn chỉnh các thủ tục và hoạt động theo đúng Quyết định này.
Điều 4: Các ông Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các Ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã; các tổ chức tham gia hoạt động sản xuất, cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM |
VỀ QUẢN LÝ, CUNG ỨNG, SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM.
( Ban hành kèm theo Quyết định số: 17/2001/QĐ-UB ngày02 tháng 4 năm 2001 của UBND tỉnh Quảng Nam )
Điều 1: Mọi hoạt động cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam quản lý. Các tổ chức ( trong và ngoài nước ) có nhu cầu cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đều phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấp phép hoặc có ý kiến đề nghị Bộ Công nghiệp hoặc Bộ Quốc phòng cấp giấy phép.
Điều 2: Trong quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2.1- Vật liệu nổ công nghiệp ( VLNCN ): bao gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ dùng trong sản xuất công nghiệp và các mục đích dân dụng khác.
2.2- Sản xuất VLNCN: Là quá trình công nghệ để chế tạo ra vật liệu nổ hoàn chỉnh: thuốc nổ, phụ kiện nổ,...
2.3- Bảo quản VLNCN: Là quá trình cất giữ VLNCN ( sau khi sản xuất, nhập khẩu đến trước khi đem ra sử dụng ) ở trong các kho ( cố định hoặc tạm thời ) theo những quy định riêng, nhằm đảm bảo chất lượng, chống mất cắp.
2.4- Sử dụng VLNCN: Là quá trình đưa VLNCN ra dùng vào các việc nhằm đạt được mục đích nhất định trong các lĩnh vực: Khai thác mỏ, xây dựng, điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học,...theo một qui trình công nghệ đã được xác định.
2.5- Vận chuyển VLNCN: Là quá trình vận chuyển VLNCN từ địa điểm này đến địa điểm khác. Việc vận chuyển có thể là:
- Từ Nhà máy ( đối với VLNCN sản xuất trong nước ), cửa khẩu ( đối với VLNCN nhập khẩu ) đến kho dự trữ vùng, kho tiêu thụ, nơi sử dụng.
- Từ kho dự trữ vùng đến kho tiêu thụ, nơi sử dụng. Nếu vận chuyển VLNCN trong đường nội bộ mỏ hoặc công trình thì gọi là đưa VLNCN đến nơi sử dụng.
2.6- Huỷ VLNCN: Là quá trình huỷ bỏ một khối lượng VLNCN đã mất phẩm chất mà không có khả năng áp dụng hoặc phục hồi thành sản phẩm VLNCN khác.
Điều 3: Trong Qui định này không áp dụng đối với việc sản xuất VLNCN. Đơn vị nào muốn sản xuất VLNCN phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép trên cơ sở thẩm định và đề nghị của Bộ công nghiệp. Nếu đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng quản lý thì phải có thêm đề nghị của Bộ Quốc phòng. Bất cứ cơ quan, đơn vị nào có kế hoạch nghiên cứu sản xuất, chế thử vật liệu nổ, sản xuất những dụng cụ đo lường dùng trong lĩnh vực sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ phải gửi đề án nghiên cứu đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tổ chức xét duyệt theo đúng các quy định hiện hành.
Điều 4: Tất cả các cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế muốn sử dụng VLNCN thường xuyên hoặc tạm thời trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đều phải làm thủ tục xin cấp giấy phép sử dụng VLNCN tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Thông tư số 11/TT-CNCL ngày 13/3/1996 của Bộ Công nghiệp như sau:
- Bộ Công nghiệp cấp giấp phép sử dụng VLNCN đối với các đơn vị thuộc Trung ương quản lý và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Bộ Quốc phòng cấp giấy phép sử dụng VLNCN cho các doanh nghiệp quốc phòng và các tổ chức quân đội làm kinh tế.
- UBND tỉnh cấp giấy phép sử dụng VLNCN cho các tổ chức kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh.
Điều 5: Các đơn vị sử dụng VLNCN phải có kho bảo quản và phương tiện vận chuyển VLNCN. Kho, phương tiện vận chuyển phải tuân theo các quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN ) liên quan đến VLNCN; phải được các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu và xác nhận đủ điều kiện.
Trường hợp không có kho, phương tiện vận chuyển, đơn vị sử dụng VLNCN phải ký hợp đồng thuê kho, thuê phương tiện vận chuyển với các đơn vị hợp pháp được cơ quan có thẩm quyền cấp giấp phép.
Điều 6: Sở Công nghiệp là cơ quan đầu mối tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh:
- Hướng dẫn thi hành những văn bản pháp qui của Nhà nước về quản lý, cung ứng, sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh;
- Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin sử dụng VLNCN, soạn thảo giấy phép sử dụng VLNCN trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, ký cấp giấy phép;
- Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng liên quan ở tỉnh kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, cung ứng, sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, báo cáo kết quả về UBND tỉnh và Bộ Công nghiệp.
Điều 7: Công an tỉnh Quảng Nam có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, xác nhận các điều kiện bảo đảm về an ninh, trật tự xã hội để làm nghề kinh doanh đặc biệt theo quy định tại Nghị định số: 17/CP ngày 23/12/1992 của Chính phủ; cấp giấy phép vận chuyển VLNCN cho các đơn vị có nhu cầu cung ứng, sử dụng VLNCN; tham gia kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh.
Điều 8: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội thực hiện chức năng thanh tra Nhà nước về an toàn lao động trong việc cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN; phối hợp với Sở Công nghiệp, Công an tỉnh kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về an toàn lao động trong hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản; quản lý công tác huấn luyện công nhân nổ mìn và thủ kho VLNCN, huấn luyện ATLĐ cho người lao động làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ có liên quan đến VLNCN; quản lý và phát hành thẻ an toàn lao động, sổ chứng nhận thợ mìn. Thoả thuận về ATLĐ đối với địa điểm nổ mìn và thiết kế kho VLNCN theo thẩm quyền được phân cấp của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội.
Điều 9: Các đơn vị được cấp giấy phép sử dụng VLNCN, trước khi tiến hành nổ mìn phải đăng ký với chính quyền địa phương ( UBND huyện, thị xã; UBND xã, phường ) về thời gian, tín hiệu và số lượng VLNCN sử dụng; thông báo cho nhân dân địa phương biết để có biện pháp đề phòng tai nạn.
Hàng tháng các đơn vị cung ứng, sử dụng VLNCN phải báo cáo về tình hình cung ứng, sử dụng VLNCN của đơn vị mình cho Sở Công nghiệp, Cục Thống kê để theo dõi quản lý.
Trường hợp không có kho bảo quản, đơn vị được ký hợp đồng thuê kho với đơn vị có giấy phép hợp pháp. Kho phải có lý lịch rõ ràng và được Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh & XH kiểm tra, xác nhận.
10.2- Trước khi xây dựng kho VLNCN, đơn vị phải có hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị thoả thuận địa điểm xây dựng kho, vị trí sử dụng VLNCN.
- Giấy phép khai thác khoáng sản ( hoặc văn bản xét duyệt tổ chức thi công công trình, phương án nổ mìn đối với làm nền đường, tạo hố móng xây dựng công trình, phá dỡ công trình,...)
- Giấy phép sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Hồ sơ thiết kế kho bảo quản VLNCN.
Hồ sơ trên phải gửi đến Sở Công nghiệp, Sở Lao động - Thương binh & XH và Công an tỉnh ( Phòng PC 23, PC 13 ) để được thoả thuận về địa điểm xây dựng kho và vị trí sử dụng VLNCN.
Trong thời gian không quá 5 (năm) ngày kể từ khi nhận được hồ sơ nói trên, Sở Công nghiệp có trách nhiệm chủ trì cùng với Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, Công an tỉnh tổ chức kiểm tra, thoả thuận về địa điểm xây dựng kho, vị trí sử dụng VLNCN và hướng dẫn Chủ đơn vị những nội dung công việc phải làm tiếp theo.
Trong thời gian không quá 5 (năm) ngày, sau khi kiểm tra, nghiệm thu kho bảo quản VLNCN, thoả thuận vị trí sử dụng VLNCN, cơ quan Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội cấp Giấy thoả thuận về an toàn lao động; Công an tỉnh ( Phòng cảnh sát quản lý hành chính về ANTT - Xã hội) có trách nhiệm xem xét, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự xã hội để làm nghề kinh doanh đặc biệt cho đơn vị.
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG VÀ VẬN CHUYỂN VLNCN.
A. Thủ tục hành chính về cấp giấy phép sử dụng VLNCN.
Điều 12: Các đơn vị có nhu cầu sử dụng VLNCN phải gửi đến UBND tỉnh (thông qua Sở Công nghiệp Quảng Nam ) 02 (hai) bộ hồ sơ xin cấp giấy phép sử dụng VLNCN bao gồm:
- Đơn xin phép sử dụng VLNCN.
- Quyết định thành lập đơn vị ( bản sao có công chứng ).
- Giấy phép khai thác khoáng sản ( bản sao có công chứng ) do Bộ Công nghiệp hoặc UBND tỉnh cấp ( đối với khai thác mỏ ) hoặc văn bản xét duyệt thiết kế tổ chức thi công công trình, thiết kế ( hộ chiếu ) nổ mìn ( đối với làm nền đường, tạo hố móng xây dựng công trình, đánh đổ cây, phá dỡ công trình,...)
- Giấy phép sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Quyết định cử người lãnh đạo công tác nổ mìn do thủ trưởng đơn vị ký ( có bản sao công chứng văn bằng tốt nghiệp kèm theo ).
- Biên bản nghiệm thu kho bảo quản VLNCN đủ điều kiện về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy ( hoặc hợp đồng thuê có lý lịch đầy đủ ).
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATLĐ để làm nghề kinh doanh đặc biệt do Công an tỉnh cấp.
- Giấy thoả thuận về an toàn lao động của cơ quan Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội cấp.
Trong trường hợp không có giấy phép sử dụng VLNCN mà việc sử dụng VLNCN xảy ra không thường xuyên, đơn vị được phép hợp đồng với đơn vị có giấy phép sử dụng VLNCN thực hiện; đồng thời phải báo cáo với Công an tỉnh, Sở công nghiệp và Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội về việc này.
Điều 13: Thủ tục và thời hạn cấp giấy phép sử dụng VLNCN:
13.1- Trong thời gian không quá 5 (năm) ngày, sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 12 của Qui định này, Sở Công nghiệp có trách nhiệm kiểm tra và soạn thảo văn bản trình UBND tỉnh ký cấp giấy phép sử dụng VLNCN.
13.2- Thời hạn của Giấy phép sử dụng VLNCN được cấp dựa trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi, giấy phép khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp và điều kiện bảo quản kho VLNCN, điều kiện an ninh trật tự xã hội khu vực bảo quản, sử dụng VLNCN, nhưng không quá 05 năm.
B- Thủ tục hành chính về cấp giấy phép vận chuyển VLNCN.
Công an tỉnh cấp giấy phép vận chuyển VLNCN theo nguyên tắc sau:
1. Phải có giấy phép sử dụng VLNCN được cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Phương tiện vận chuyển VLNCN phải tuyệt đối an toàn và phải được cơ quan Công an tỉnh cho phép lưu hành.
3. Việc vận chuyển VLNCN phải chấp hành đúng các quy định hiện hành về vận chuyển VLNCN như: Cấm chở VLNCN cùng với các chất dễ cháy, dễ phát lửa; cấm vận chuyển thuốc nổ cùng với phụ kiện nổ, với người và các loại hàng hoá khác trong cùng một toa tàu, ô tô,...
15.1- Thủ tục xin cấp giấy phép vận chuyển VLNCN bao gồm:
- Giấy đăng ký vận chuyển VLNCN. Nội dung phải ghi rõ họ tên người áp tải, người điều khiển phương tiện ( phải đăng ký lý lịch ở cơ quan Công an tỉnh, nơi cấp giấy phép vận chuyển VLNCN ); số hiệu phương tiện, tuyến đường đi, thời gian và số lượng VLNCN cần vận chuyển.
- Giấy phép sử dụng VLNCN của cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Lệnh xuất kho hoặc giấy báo hàng;
- Giấy đủ điều kiện ANTT để làm nghề kinh doanh đặc biệt;
- Bằng điều khiển phương tiện và giấy phép lưu hành phương tiện còn trong thời hạn sử dụng.
15.2- Người đến nhận giấy phép vận chuyển VLNCN ở cơ quan Công an tỉnh phải có đầy đủ các giấy tờ sau:
- Giấy giới thiệu của cơ quan do thủ trưởng đơn vị ký.
- Giấy chứng minh nhân dân.
15.3- Việc cấp, gia hạn giấy phép vận chuyển VLNCN ( hoặc thay đổi tuyến đường, phương tiện vận chuyển,...) cơ quan cấp giấy phép quy định cụ thể.
15.4- Trong thời hạn không quá 03 ( ba ) ngày khi đơn vị đến xin cấp giấy phép vận chuyển VLNCN đã trình đầy đủ các giấy tờ theo quy định tại mục 15.1, Điều 15 của Qui định này, cơ quan cấp giấy phép vận chuyển VLNCN phải kiểm tra hồ sơ, phương tiện vận chuyển và trả lời đơn vị có được cấp hay không được cấp giấy phép vận chuyển VLNCN.
CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM.
Điều 16: Sở Công nghịêp, Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, Sở Khoa học, Công nghệ & Môi trường có trách nhiệm phối hợp, tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất những đơn vị có hoạt động cung ứng, vận chuyển, sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh với những nội dung chủ yếu sau:
- Kiểm tra giấy phép của các đơn vị trong quá trình sử dụng, vận chuyển, bảo quản VLNCN.
- Kiểm tra việc chấp hành các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị và bảo vệ môi trường trong quá trình cung ứng, vận chuyển, sử dụng VLNCN
- Kiểm tra việc bố trí sử dụng những cán bộ, công nhân viên vào vận chuyển, bảo quản và sử dụng VLNCN.
- Kiểm tra chấp hành chế độ thống kê, báo cáo định kỳ về VLNCN theo quy định của Bộ Công nghiệp, UBND tỉnh.
Điều 17: Các tổ chức, cá nhân có hành vi trái phép, hành vi vi phạm quy định về quản lý VLNCN hiện hành, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật hiện hành./.
- 1Quyết định 10/2006/QĐ-UBND công bố Danh mục Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đến ngày 31/12/2005 hết hiệu lực pháp luật
- 2Quyết định 53/2005/QÐ-UBND về quy định quản lý, kinh doanh cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3Quyết định 18/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 1792/2010/QĐ-UBND
- 4Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy chế trách nhiệm quản lý, cơ chế phối hợp giữa cơ quan liên quan trong quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 5Quyết định 1841/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 6Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 1Quyết định 10/2006/QĐ-UBND công bố Danh mục Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đến ngày 31/12/2005 hết hiệu lực pháp luật
- 2Quyết định 53/2005/QÐ-UBND về quy định quản lý, kinh doanh cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3Quyết định 1841/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 1Nghị định 17-CP năm 1992 về việc quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Nghị định 27/CP năm 1995 về việc quản lý, sản xuất, cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
- 4Thông tư 11-TT/CNCL-1996 hướng dẫn Nghị định 27/CP-1995 về quản lý, sản xuất, cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do Bộ Công Nghiệp ban hành
- 5Thông tư liên tịch 01/1998/TTLT-CN-NV hướng dẫn quản lý kinh doanh cung ứng vật liệu nổ công nghiệp do Bộ Công nghiệp; Bộ Nội vụ ban hành
- 6Nghị định 30/2000/NĐ-CP bãi bỏ một số giấy phép và chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh
- 7Quyết định 18/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 1792/2010/QĐ-UBND
- 8Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy chế trách nhiệm quản lý, cơ chế phối hợp giữa cơ quan liên quan trong quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 9Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Quyết định 17/2001/QĐ-UB về quản lý, cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 17/2001/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/04/2001
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/04/2001
- Ngày hết hiệu lực: 11/10/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra