Hệ thống pháp luật

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TỔ CHỨC
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 1696-QĐ/BTCTW

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT THĂNG HẠNG VIÊN CHỨC TRONG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA ĐẢNG, MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

- Căn cứ Quyết định số 79-QĐ/TW ngày 10-4-2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tổ chức Trung ương;

- Căn cứ Luật Viên chức 2010; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12-42012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và các văn bản hướng dẫn Luật Viên chức;

- Xét đề nghị của Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách cán bộ,

TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này 03 (ba) Quy chế xét thăng hạng viên chức trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội.

Điều 2. Căn cứ quy định tại Quy chế này, cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội ở Trung ương và cấp ủy trực thuộc Trung ương, hằng năm tổ chức xét thăng hạng viên chức các hạng và báo cáo kết quả về Ban Tổ chức Trung ương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng; Trưởng cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đ/c Trưởng Ban (để báo cáo);
- Lưu VP, Vụ CSCB (3b).

K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Thanh Bình

 

QUY CHẾ

XÉT THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN VIÊN, LƯU TRỮ VIÊN, THƯ VIỆN VIÊN TRONG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA ĐẢNG, MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1696-QĐ/BTCTW ngày 29-5-2017 của Ban Tổ chức Trung ương)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng dự xét thăng hạng

1. Phạm vi

Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương.

2. Đối tượng dự xét thăng hạng

a) Chức danh Chuyên viên chính

Viên chức hiện giữ chức danh chuyên viên (mã ngạch 01.003) đang công tác tại Điểm 1 Điều này, có đủ các điều kiện dự xét thăng hạng theo quy định.

b) Chức danh Chuyên viên cao cấp

Viên chức hiện giữ chức danh chuyên viên chính (mã ngạch 01.002) công tác trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; đối với chuyên viên chính công tác ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nếu có đủ điều kiện và vị trí việc làm của chức danh chuyên viên cao cấp.

c) Chức danh Lưu trữ viên chính (hạng II)

Viên chức hiện giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên (hạng III) đang làm công tác lưu trữ trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp tỉnh.

d) Chức danh Thư viện viên (hạng II)

Viên chức hiện giữ chức danh thư viện viên (hạng III) đang công tác tại các thư viện trực thuộc cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp tỉnh.

Điều 2. Nguyên tắc xét thăng hạng

1. Việc xét thăng hạng phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật, thể hiện tính công bằng, khách quan, công tâm đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng đội ngũ chuyên viên, lưu trữ viên, thư viện viên trong hệ thống cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong giai đoạn mới.

2. Viên chức dự xét thăng hạng phải đạt đủ số điểm chuẩn theo quy định tại Quy chế này hoặc điểm chuẩn và điểm quy đổi theo đặc thù.

3. Viên chức dự xét thăng hạng và được thăng hạng khi cơ quan, đơn vị có nhu cầu vị trí, chức danh dự xét.

Điều 3. Cách tính điểm

1. Trên cơ sở các tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh trong hướng dẫn dự xét thăng hạng được tính ra điểm chuẩn của từng tiêu chí (có quy định tại phụ lục kèm theo).

2. Tổng điểm chuẩn của các tiêu chí là: 100 điểm.

3. Viên chức đạt một số tiêu chuẩn khác sẽ được tính điểm cộng, tổng điểm cộng là: 50 điểm.

Điều 4. Xác định viên chức đạt tiêu chuẩn xét thăng hạng

1. Viên chức đạt tiêu chuẩn xét thăng hạng là người được Hội đồng xét thăng hạng xác định có tổng điểm chuẩn đạt 100 điểm và có tổng điểm cộng cao hơn (lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu phân bổ).

2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng, thì xác định người được xét theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;

- Thương binh;

- Người hưởng chính sách như thương binh;

- Con liệt sĩ;

- Con thương binh;

- Con của người hưởng chính sách như thương binh;

- Người dân tộc ít người;

- Đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi, đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ;

- Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự;

- Người dự xét thăng hạng là nữ;

- Người có tuổi đời cao hơn và quá trình công tác lâu năm hơn.

3. Trường hợp vẫn không xác định được viên chức thăng hạng theo thứ tự ưu tiên trên đây thì Hội đồng xét thăng hạng có trách nhiệm tham mưu trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương xem xét quyết định bổ nhiệm viên chức nào được thăng hạng (viên chức từ hạng II trở xuống) và gửi danh sách viên chức hạng I được lựa chọn về Ban Tổ chức Trung ương để bổ nhiệm theo thẩm quyền.

Chương II

QUY TRÌNH XÉT THĂNG HẠNG

Điều 5. Thời gian tiến hành xét thăng hạng viên chức

Căn cứ Quy chế này, hàng năm (vào quý I)(1) cơ quan, đơn vị, địa phương được phân cấp thông báo kế hoạch xét thăng hạng viên chức đến từng viên chức thuộc phạm vi quản lý. Trên cơ sở kế hoạch xét thăng hạng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương thành lập Hội đồng xét thăng hạng theo quy định tại Điều 6 dưới đây và tiến hành xét hồ sơ của viên chức thuộc phạm vi quản lý. Kết quả đạt được (theo nguyên tắc đa số) Hội đồng có trách nhiệm báo cáo về lãnh đạo cơ quan, đơn vị để xem xét bổ nhiệm chức danh theo phân cấp hoặc gửi về Hội đồng xét thăng hạng Trung ương theo quy định tại Điều 11 của Quy chế này.

Điều 6. Hội đồng xét thăng hạng(2)

Theo quy định, thành viên Hội đồng là những người đại diện của cơ quan, đơn vị (hoặc các cơ quan) có phẩm chất và trình độ chuyên môn tiến hành thành lập Hội đồng như sau:

1. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP thành lập. Hội đồng có 05 hoặc 07 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên Hội đồng, trong đó có 01 ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là lãnh đạo Vụ (lãnh đạo Ban) tổ chức.

2. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 4 Điều 31 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP.

3. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được sử dụng con dấu, tài khoản của cơ quan có người đứng đầu Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP.

4. Hội đồng có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo Quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

5. Hội đồng chỉ xem xét đối với viên chức (chuyên viên, lưu trữ viên, thư viện viên) được Hội đồng sơ tuyển (Hội đồng cơ sở) đề nghị.

Điều 7. Các bộ phận giúp việc Hội đồng

Giúp việc Hội đồng có các bộ phận được áp dụng theo Điều 12,13 Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18-12-2012 của Bộ Nội vụ, trong đó Ban Chấm thi viết thay bằng Ban Chấm điểm qua hồ sơ của từng viên chức dự xét thăng hạng.

1. Tiêu chuẩn thành viên Ban Chấm điểm

a) Thành viên Ban Chấm điểm là những người có phẩm chất đạo đức trong sáng, có uy tín trong đội ngũ viên chức của cơ quan, đơn vị và của Ngành, lĩnh vực (tùy theo cấp độ Hội đồng).

b) Ban Chấm điểm hạng nào thì Thành viên phải là công chức, viên chức hạng đó trở lên (Ví dụ: Ban Chấm điểm Viên chức hạng II, thì thành viên Ban Chấm điểm phải là hạng II trở lên). Trường hợp thành viên Ban Chấm điểm trong cơ quan, đơn vị không đủ theo yêu cầu, Hội đồng xét thăng hạng báo cáo với lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét mời thêm thành viên Ban Chấm điểm bên ngoài cơ quan, đơn vị có trình độ chuyên môn và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu theo quy định, số lượng cụ thể do Hội đồng xem xét trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.

2. Quyền hạn, trách nhiệm Ban Chấm điểm

a) Ban Chấm điểm có trách nhiệm căn cứ quy định về điểm chuẩn, điểm cộng của Quy chế này, đối chiếu với từng hồ sơ viên chức dự xét thăng hạng để chấm điểm. Thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

b) Ban Chấm điểm có trách nhiệm tổng hợp điểm của từng viên chức từ cao xuống thấp theo danh sách cơ quan, đơn vị và gửi báo cáo về Hội đồng xét thăng hạng xem xét quyết định.

c) Trường hợp Hội đồng xét thăng hạng ở cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Trung ương hoặc địa phương có tính đặc thù muốn quy đổi “điểm chuẩn” sang 1 (một) số “điểm cộng” phải có văn bản thỏa thuận với Ban Tổ chức Trung ương trước khi tổ chức xét thăng hạng.

d) Ban Chấm điểm tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 8. Trách nhiệm của Hội đồng sơ tuyển, Hội đồng cơ sở

1. Thẩm quyền, trách nhiệm của Hội đồng sơ tuyển

a) Hội đồng sơ tuyển do các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các cấp ủy trực thuộc Trung ương thành lập.

b) Thành phần, cơ cấu như Hội đồng xét thăng hạng và có thẩm quyền xét thăng hạng từ viên chức chính (viên chức hạng II) trở xuống.

c) Hội đồng sơ tuyển có trách nhiệm thẩm định hồ sơ viên chức do các Hội đồng cơ sở thuộc phạm vi cơ quan, đơn vị, cấp ủy trực thuộc Trung ương quản lý theo đúng quy định của Luật Viên chức và Quy chế này.

2. Thẩm quyền, trách nhiệm của Hội đồng cơ sở

a) Hội đồng cơ sở do cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các cấp ủy thành lập. Hội đồng cơ sở có từ 03 - 05 người gồm: Người đứng đầu (hoặc đại diện của người đứng đầu); đại diện Công đoàn; đại diện tổ chức và người đứng đầu về chuyên môn (nếu cần thiết), trong đó người đại diện tổ chức giữ vị trí Thường trực kiểm Thư ký.

b) Hội đồng cơ sở hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Căn cứ nhu cầu vị trí việc làm của đơn vị được cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc chỉ tiêu do Ban Tổ chức Trung ương phân bổ và các tiêu chuẩn của từng viên chức thuộc quyền có nhu cầu dự xét thăng hạng để xem xét, bình chọn bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả các viên chức đủ điều kiện được gửi về Hội đồng sơ tuyển (kèm theo công văn và biên bản bình chọn của Hội đồng cơ sở).

Điều 9. Hồ sơ đẳng ký dự xét thăng hạng

Hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng của từng viên chức được thống nhất thực hiện theo quy định của Chính phủ (Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18-12-2012) gồm:

- Đơn đăng ký dự xét thăng hạng;

- Bản sơ yếu lý lịch của viên chức có xác nhận của cơ quan quản lý hoặc sử dụng viên chức;

- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan sử dụng viên chức, trong đó nêu cụ thể kết quả đánh giá, phân loại viên chức hằng năm của 3 năm gần nhất;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn của hạng đăng ký xét (được chứng thực);

- Quyết định bổ nhiệm hạng (ngạch) viên chức hiện tại;

- Quyết định lương hiện hưởng của hai bậc lương gần nhất;

- Bản sao các Quyết định thành lập tổ nghiên cứu, biên soạn...; biên bản nghiệm thu đề án, đề tài của cơ quan có thẩm quyền.

(Hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng của viên chức đựng trong bì riêng).

Điều 10. Kết quả xét thăng hạng viên chức

1. Kết quả xét thăng hạng viên chức sẽ được thông báo trên mạng nội bộ, thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến xét thăng hạng viên chức trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo kết quả liên mạng.

2. Kết quả xét thăng hạng viên chức sau khi đã giải quyết xong khiếu nại, tố cáo (nếu có) sẽ được gửi về Hội đồng các cấp để phê duyệt và thông báo kết quả.

Điều 11. Thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức

Căn cứ quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 của Chính phủ, Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18-12-2012 của Bộ Nội vụ và quy chế này, việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện như sau:

1. Đối với viên chức được thăng hạng II sau khi có kết quả của Hội đồng xét thăng hạng, các cơ quan, đơn vị của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương ra quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức và xếp lương theo quy định.

2. Đối với viên chức được thăng hạng I, Hội đồng xét thăng hạng có trách nhiệm tổng hợp viên chức đủ điều kiện gửi về Ban Tổ chức Trung ương để ra quyết định bổ nhiệm.

Điều 12. Vận dụng tính điểm một số tiêu chí xét thăng hạng

1. Về tiêu chuẩn lý luận chính trị

a) Người dự xét thăng hạng viên chức cao cấp (hạng I) phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị (cử nhân chính trị) hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị(3).

b) Người dự xét thăng hạng viên chức chính (hạng II) phải có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ trung cấp lý luận chính trị(3).

c) Trường hợp người dự xét thăng hạng làm công tác đảng, đoàn thể chuyên trách, chỉ có 01 (một) bằng cử nhân chính trị do hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cấp, được vận dụng là bằng chuyên môn và đủ tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị để dự xét thăng hạng viên chức chính (hạng II).

2. Về tiêu chuẩn ngoại ngữ và tin học

a) Tiêu chuẩn ngoại ngữ

- Trường hợp người dự xét thăng hạng chưa có chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24-01-2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì được vận dụng chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B, trình độ C (như trước ngày Thông tư trên có hiệu lực(4)) để tham dự dự xét thăng hạng tương ứng với viên chức chính (hạng II) và viên chức cao cấp (hạng I).

- Viên chức có bằng thạc sĩ tính từ ngày 15-4-2011 trở lại đây(5) hoặc có Bằng tốt nghiệp đại học ở nước ngoài; bằng tốt nghiệp đại học Ngoại ngữ chuyên ngành được vận dụng đủ tiêu chuẩn về ngoại ngữ để dự xét thăng hạng viên chức chính (hạng II).

- Viên chức có bằng tiến sĩ tính từ ngày 22-6-2009 trở lại đây(5) hoặc có bằng tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài được vận dụng đủ tiêu chuẩn về ngoại ngữ để dự xét thăng hạng viên chức cao cấp (hạng I).

b) Tiêu chuẩn tin học

Trường hợp người dự xét chưa đáp ứng được tiêu chuẩn tin học theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11-3-2014 và Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21-6-2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin thì được vận dụng chứng chỉ tin học văn phòng tương ứng với các chức danh đã được cấp trước ngày Thông tư trên có hiệu lực để dự xét thăng hạng(6).

3. Về chứng chỉ bồi dưỡng chuyên viên, lưu trữ viên, thư viện viên, các hạng(7)

a) Chức danh dự xét viên chức cao cấp (hạng I): Có thể được vận dụng thay thế bằng chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc Bằng Cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc Bằng Cử nhân hành chính trở lên.

b) Chức danh dự xét viên chức chính (hạng II): Có thể được vận dụng thay thế bằng chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc Bằng Cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc bằng Cử nhân hành chính trở lên.

c) Trường hợp viên chức có chứng chỉ quản lý nhà nước thấp hơn 1 (một) bậc của ngạch dự xét thì phải có thêm chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng công tác Mặt trận, hoặc các đoàn thể.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Hàng năm, các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và cấp ủy trực thuộc Trung ương lập danh sách viên chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo vị trí, chức danh chuyên môn nghiệp vụ về Hội đồng sơ tuyển (Hội đồng cơ sở) để tổng hợp số lượng viên chức đủ điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.

1. Đối với chức danh Chuyên viên cao cấp, Ban Tổ chức Trung ương ủy quyền cho Văn phòng Trung ương Đảng làm đầu mối chủ trì tổ chức xét thăng hạng theo quy định tại Quy chế này và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 của Chính phủ, Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18-122012 của Bộ Nội vụ.

2. Sau khi hoàn thành các quy trình xét thăng hạng viên chức các hạng, các Hội đồng (bao gồm cả Hội đồng Văn phòng Trung ương Đảng) có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả về Ban Tổ chức Trung ương. Căn cứ kết quả đạt được, Ban Tổ chức Trung ương ra quyết định bổ nhiệm chức danh viên chức cao cấp (lần đầu) đối với từng viên chức.

Quy định này được thực hiện thống nhất trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và cấp ủy trực thuộc Trung ương.

Thủ trưởng, Trưởng các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cấp ủy trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện xét thăng hạng viên chức theo Quy chế này.

Điều 14. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Ban Tổ chức Trung ương để xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

 

PHỤ LỤC

CÁCH TÍNH ĐIỂM XÉT THĂNG HẠNG

A. Đối với chức danh chuyên ngành hành chính

1. Chức danh chuyên viên cao cấp

1.1. Điểm chuẩn

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1

Bằng tốt nghiệp đại học trở lên.

20

2

Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị, hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị của cơ quan có thẩm quyền.

15

3

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính, hoặc bằng cử nhân hành chính trở lên; Trường hợp đã có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính, phải có thêm chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội.

10

4

Chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C (được cấp trước ngày 16-3-2014).

10

5

Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11-032014 và Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21-6-2016 của Bộ GDĐT và Bộ TTTT quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin hoặc các văn bằng, chứng chỉ khác được vận dụng thay thế theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 11 của Quy chế này (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT và Thông tư số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT).

10

6

Chủ trì hoặc là thành viên chính tham gia xây dựng, nghiên cứu ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp tỉnh và tương đương trở lên đã được ban hành hoặc nghiệm thu đạt yêu cầu

15

7

Được cơ quan sử dụng viên chức đánh giá có đủ năng lực về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của hạng được xét; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; trong 3 năm liên tục tính đến thời gian đăng ký xét được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đang xem xét xử lý kỷ luật.

5

8

Thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương từ đủ 5 năm (60 tháng) trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 2 năm (24 tháng) tính đến thời điểm xét.

15

 

Tổng điểm chuẩn

100

1.2. Điểm cộng

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1

Tiến sĩ chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác (Tiến sĩ chuyên ngành khác được tỉnh 4 điểm)

5

2

Thạc sĩ chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác (Thạc sĩ chuyên ngành khác được tính 3 điểm)

4

3

Có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương cấp độ B2 (khung Châu Âu) trở lên theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT, còn trong thời hạn 02 năm, do các cơ sở đào tạo ngoại ngữ có uy tín trong nước, các trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc tế cấp chứng chỉ (được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận).

2

4

Có bằng đại học thứ hai

2

5

Huân chương Lao động

5

6

Huy chương các loại

4,5

7

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

4,5

8

Bằng khen cấp Bộ, cấp tỉnh và tương đương

3,5

9

Chiến sĩ thi đua toàn quốc

4,5

10

Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, cấp tỉnh

4

11

Chiến sĩ thi đua cơ sở

3

12

Thời gian giữ chức danh chuyên viên chính hoặc tương đương từ 10 năm trở lên

4

13

Viên chức tính đến ngày 31-12 của năm xét thăng hạng có tuổi từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên với nữ

4

 

Tổng điểm cộng

50

2. Chức danh chuyên viên chính

2.1. Điểm chuẩn

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1

Bằng tốt nghiệp đại học trở lên

20

2

Bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc trung cấp lý luận chính trị - hành chính trở lên hoặc giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp lý luận chính trị trở lên của cơ quan có thẩm quyền.

15

3

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc bằng Cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc bằng Cử nhân hành chính trở lên; Trường hợp đã có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, phải có thêm chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội.

10

4

Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B (được cấp trước ngày 16-3-2014).

10

5

Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11-03-2014 và Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21-6-2016 của Bộ GDĐT và Bộ TTTT quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin hoặc các văn bằng, chứng chỉ khác được vận dụng thay thế theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 11 của Quy chế này.

10

6

Chủ trì hoặc là thành viên tham gia xây dựng, nghiên cứu ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương trở lên đã được ban hành hoặc nghiệm thu đạt yêu cầu

15

7

Được cơ quan sử dụng viên chức đánh giá có đủ năng lực về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của hạng được xét; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; trong 3 năm liên tục tính đến thời gian đăng ký xét được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đang xem xét xử lý kỷ luật.

5

8

Thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc ngạch tương đương từ 5 năm (60 tháng) trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 3 năm (36 tháng) tính đến thời điểm xét.

15

 

Tổng điểm chuẩn

100

2.2. Điểm cộng

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1

Tiến sĩ chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác (Tiến sĩ chuyên ngành khác được tính 4 điểm)

5

2

Thạc sĩ chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác (Thạc sĩ chuyên ngành khác được tính 3 điểm)

4

3

Có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 (khung Châu Âu) trở lên theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT, ngày 15-02-2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ tiến sỹ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT, ngày 07-5-2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn trong thời hạn 02 năm, do các cơ sở đào tạo ngoại ngữ có uy tín trong nước, các trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc tế cấp chứng chỉ (được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận).

2

4

Có bằng đại học thứ hai

2

5

Huân chương Lao động

5

6

Huy chương các loại

4,5

7

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

4,5

8

Bằng khen cấp Bộ, cấp tỉnh và tương đương

3,5

9

Chiến sĩ thi đua toàn quốc

4,5

10

Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, cấp tỉnh

4

11

Chiến sĩ thi đua cơ sở

3

12

Thời gian giữ chức danh chuyên viên hoặc tương đương từ 10 năm trở lên

4

13

Viên chức tính đến ngày 31-12 của năm xét thăng hạng có tuổi từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên với nữ

4

 

Tổng điểm cộng

50

B. Đối với chức danh chuyên ngành lưu trữ

Lưu trữ viên chính (hạng II) - Mã số: V.01.02.01

1. Điểm chuẩn

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành văn thư, lưu trữ (nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành lưu trữ) trở lên.

20

2

Bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc trung cấp lý luận chính trị - hành chính trở lên hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp lý luận chính trị trở lên của cơ quan có thẩm quyền.

15

3

Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 3 (hoặc tương đương) khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B (được cấp trước ngày 16-3-2014).

10

4

Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11-03-2014 và Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21-6-2016 của Bộ GDĐT và Bộ TTTT quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin hoặc các văn bằng, chứng chỉ khác được vận dụng thay thế theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 11 của Quy chế này.

10

5

Chủ trì, tham gia ít nhất 1 (một) đề tài, đề án nghiên cứu, công trình khoa học cấp bộ, ngành, tỉnh (hoặc chủ trì ít nhất 1 (một) đề tài, đề án nghiên cứu, công trình khoa học cấp cơ sở) được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu; hoặc là tác giả của ít nhất 3 (ba) bài báo khoa học được công bố trên tạp chí chuyên ngành; hoặc có ít nhất 1 (một) sáng kiến được áp dụng có hiệu quả vào công tác lưu trữ được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc là thành viên ban nghiên cứu, ban soạn thảo xây dựng văn bản cấp bộ trở lên (nghị quyết, quy định, chỉ thị, hướng dẫn, văn bản quy phạm pháp luật) đã được ban hành.

15

6

Được cơ quan sử dụng viên chức đánh giá có đủ năng lực về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của hạng được xét; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; trong 3 năm liên tục tính đến thời gian đăng ký xét được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đang xem xét xử lý kỷ luật.

10

7

Thời gian công tác giữ chức danh lưu trữ viên (hạng III) tối thiểu đủ 9 (chín) năm. Trong đó, đã tốt nghiệp đại học trước khi thi hoặc xét thăng hạng từ đủ 3 (ba) năm trở lên.

20

 

Tổng điểm chuẩn

100

2. Điểm cộng

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1

Tiến sĩ chuyên ngành văn thư, lưu trữ

(Tiến sĩ chuyên ngành khác được tính 4 điểm)

5

2

Thạc sĩ chuyên ngành văn thư, lưu trữ

(Thạc sĩ chuyên ngành khác được tỉnh 3 điểm)

4

3

Có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 (khung Châu Âu) trở lên theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT, ngày 15-02-2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ tiến sỹ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT, ngày 07-52009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn trong thời hạn 02 năm, do các cơ sở đào tạo ngoại ngữ có uy tín trong nước, các trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc tế cấp chứng chỉ (được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận).

2

4

Có bằng đại học thứ hai

2

5

Huân chương Lao động

5

6

Huy chương các loại

4,5

7

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

4,5

8

Bằng khen cấp Bộ, cấp tỉnh và tương đương

3,5

9

Chiến sĩ thi đua toàn quốc

4,5

10

Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, cấp tỉnh

4

11

Chiến sĩ thi đua cơ sở

3

12

Thời gian giữ chức danh lưu trữ viên hoặc tương đương từ 12 năm trở lên

4

13

Viên chức tính đến ngày 31-12 của năm xét thăng hạng có tuổi từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên với nữ

4

 

Tổng điểm cộng

50

C. Đối với chức danh thư viện viên

Thư viện viên Hạng II - Mã số: V.10.02.05

1. Điểm chuẩn

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành thư viện hoặc chuyên ngành khác có liên quan (nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp) trở lên.

20

2

Bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc trung cấp lý luận chính trị - hành chính trở lên hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp lý luận chính trị trở lên của cơ quan có thẩm quyền.

15

3

Trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B (được cấp trước ngày 16-3-2014).

10

4

Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11-03-2014 và Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21-6-2016 của Bộ GDĐT và Bộ TTTT quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin hoặc các văn bằng, chứng chỉ khác được vận dụng thay thế theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 11 của Quy chế này

10

5

Chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thư viện viên hạng II hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc bằng Cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc bằng Cử nhân hành chính trở lên; Trường hợp đã có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, phải có thêm chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội.

10

6

Tham gia ít nhất 01 (một) đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp bộ hoặc chủ trì 02 (hai) đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở đã được nghiệm thu với kết quả đạt yêu cầu trở lên.

15

7

Được cơ quan sử dụng viên chức đánh giá có đủ năng lực về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của ngạch dự thi; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; trong 3 năm liên tục tính đến thời gian đăng ký dự thi được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đang xem xét xử lý kỷ luật.

5

8

Thời gian công tác giữ chức danh thư viện viên (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu đủ 9 (chín) năm, trong đó, thời gian gần nhất giữ chức danh thư viện viên (hạng III) tối thiểu đủ 02 (hai) năm.

15

 

Tổng điểm chuẩn

100

2. Điểm cộng

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1

Tiến sĩ chuyên ngành thư viện

(Tiến sĩ chuyên ngành khác được tính 4 điểm)

5

2

Thạc sĩ chuyên ngành thư viện

(Thạc sĩ chuyên ngành khác được tính 3 điểm)

4

3

Có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 (khung Châu Âu) trở lên theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT, ngày 15-02-2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ tiến sỹ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT, ngày 07-52009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn trong thời hạn 02 năm, do các cơ sở đào tạo ngoại ngữ có uy tín trong nước, các trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc tế cấp chứng chỉ (được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận).

2

4

Có bằng đại học thứ hai

2

5

Huân chương Lao động

5

6

Huy chương các loại

4,5

7

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

4,5

8

Bằng khen cấp Bộ, cấp tỉnh và tương đương

3,5

9

Chiến sĩ thi đua toàn quốc

4,5

10

Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, cấp tỉnh

4

11

Chiến sĩ thi đua cơ sở

3

12

Thời gian giữ chức danh thư viện viên hoặc tương đương từ 12 năm trở lên

4

13

Viên chức tính đến ngày 31-12 của năm xét thăng hạng có tuổi từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên với nữ

4

 

Tổng điểm cộng

50

Ghi chú: Thành tích khen thưởng tại phần điểm cộng (50 điểm) của viên chức được tính trong thời gian giữ chức danh (ngạch) hiện hưởng; mỗi danh hiệu khen thưởng chỉ được tính cộng điểm 1 lần.

 

QUY CHẾ

XÉT THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIẢNG VIÊN, NGHIÊN CỨU VIÊN TRONG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA ĐẢNG, MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1696-QĐ/BTCTW ngày 29-5-2017 của Ban Tổ chức Trung ương)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng dự xét thăng hạng

1. Phạm vi

Các viện nghiên cứu; trường đại học (học viện); cao đẳng thuộc cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương; các trung tâm bồi dưỡng chính trị thuộc quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

2. Đối tượng dự xét thăng hạng

a) Chức danh Giảng viên chính (hạng II)

Viên chức hiện giữ chức danh nghề nghiệp Giảng viên (hạng III) đang công tác giảng dạy tại Điểm 1 Điều này, có đủ các điều kiện dự xét thăng hạng theo quy định.

b) Chức danh Giảng viên cao cấp (hạng I)

Viên chức hiện giữ chức danh nghề nghiệp Giảng viên chính (hạng II) đang công tác giảng dạy tại các Trường đại học, cao đẳng, Học viện của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; các trường chính trị tỉnh, thành ủy trực thuộc Trung ương và (tương đương)(1) có đủ điều kiện dự xét thăng hạng theo quy định.

c) Chức danh Nghiên cứu viên chính (hạng II)

Viên chức hiện giữ chức danh nghề nghiệp Nghiên cứu viên (hạng III) đang công tác, nghiên cứu khoa học ở các Viện nghiên cứu (học viện), Trung tâm nghiên cứu của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

d) Chức danh Nghiên cứu viên cao cấp (hạng I)

Viên chức hiện giữ chức danh nghề nghiệp Nghiên cứu viên chính (hạng II) đang công tác nghiên cứu khoa học tại các Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu thuộc các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; các Nghiên cứu viên hạng II thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nếu có đủ điều kiện và vị trí việc làm của chức danh viên chức hạng I.

e) Những công chức (người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP, ngày 25/01/2010 của Chính phủ) đang công tác, làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có đủ tiêu chuẩn và vị trí của chức danh nghề nghiệp hạng trên (liền kề) thì được tham dự xét thăng hạng.

Điều 2. Nguyên tắc xét thăng hạng

1. Việc xét thăng hạng phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật, thể hiện tính công bằng, khách quan, công tâm đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên trong hệ thống Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong giai đoạn mới.

2. Các viên chức dự xét thăng hạng phải đạt đủ số điểm chuẩn theo quy định tại Quy chế này hoặc điểm chuẩn và điểm quy đổi theo đặc thù.

3. Viên chức dự xét thăng hạng và được thăng hạng khi cơ quan, đơn vị có nhu cầu vị trí, chức danh dự xét.

Điều 3. Cách tính điểm

1. Trên cơ sở các tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh trong hướng dẫn dự xét thăng hạng được tính ra điểm chuẩn của từng tiêu chí (có quy định tại phụ lục kèm theo).

2. Tổng điểm chuẩn của các tiêu chí là: 100 điểm.

3. Viên chức đạt một số tiêu chuẩn khác sẽ được tính điểm cộng, tổng điểm cộng là: 50 điểm.

Điều 4. Xác định viên chức đạt tiêu chuẩn xét thăng hạng

1. Viên chức đạt tiêu chuẩn xét thăng hạng là người được Hội đồng xét thăng hạng xác định có tổng điểm chuẩn đạt 100 điểm và có tổng điểm cộng cao hơn (lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu phân bổ).

2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng, thì xác định người được xét theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;

- Thương binh;

- Người hưởng chính sách như thương binh;

- Con liệt sĩ;

- Con thương binh;

- Con của người hưởng chính sách như thương binh;

- Người dân tộc ít người;

- Đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi, đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ;

- Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự;

- Người dự xét thăng hạng là nữ;

- Người có tuổi đời cao hơn và quá trình công tác lâu năm hơn.

3. Trường hợp vẫn không xác định được viên chức thăng hạng theo thứ tự ưu tiên trên đây thì Hội đồng xét thăng hạng có trách nhiệm tham mưu trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương xem xét quyết định bổ nhiệm viên chức nào được thăng hạng (viên chức từ hạng II trở xuống) và gửi danh sách viên chức hạng I được lựa chọn về Ban Tổ chức Trung ương để bổ nhiệm theo thẩm quyền.

Chương II

QUY TRÌNH XÉT THĂNG HẠNG

Điều 5. Thời gian tiến hành xét thăng hạng viên chức

Căn cứ Quy chế này, hàng năm (vào quý I)(2) cơ quan, đơn vị, địa phương được phân cấp thông báo kế hoạch xét thăng hạng viên chức đến từng viên chức thuộc phạm vi quản lý. Trên cơ sở kế hoạch xét thăng hạng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương thành lập Hội đồng xét thăng hạng theo quy định tại Điều 6 dưới đây và tiến hành xét hồ sơ của viên chức thuộc phạm vi quản lý. Kết quả đạt được (theo nguyên tắc đa số) Hội đồng có trách nhiệm báo cáo về lãnh đạo cơ quan, đơn vị để xem xét bổ nhiệm chức danh theo phân cấp hoặc gửi về Hội đồng xét thăng hạng Trung ương theo quy định tại Điều 11 của Quy chế này.

Điều 6. Hội đồng xét thăng hạng(2)

Theo quy định, thành viên Hội đồng là những người đại diện của cơ quan, đơn vị (hoặc các cơ quan) có phẩm chất và trình độ chuyên môn tiến hành thành lập Hội đồng như sau:

1. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP thành lập. Hội đồng có 05 hoặc 07 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên Hội đồng, trong đó có 01 ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là lãnh đạo Vụ (lãnh đạo Ban) tổ chức.

2. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 4 Điều 31 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP.

3. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được sử dụng con dấu, tài khoản của cơ quan có người đứng đầu Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP.

4. Hội đồng có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo Quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

5. Hội đồng chỉ xem xét đối với viên chức (giảng viên, nghiên cứu viên) được Hội đồng sơ tuyển (Hội đồng cơ sở) đề nghị.

Điều 7. Các bộ phận giúp việc Hội đồng

Giúp việc Hội đồng có các bộ phận được áp dụng theo Điều 12, 13 Thông tư số 12/2012/TT-BNV, ngày 18-12-2012 của Bộ Nội vụ, trong đó Ban Chấm thi viết thay bằng Ban Chấm điểm qua hồ sơ của viên chức dự xét thăng hạng.

1. Tiêu chuẩn thành viên Ban Chấm điểm

a) Thành viên Ban Chấm điểm là những người có phẩm chất đạo đức trong sáng, có uy tín trong đội ngũ viên chức của cơ quan, đơn vị và của Ngành, lĩnh vực (tùy theo cấp độ Hội đồng).

b) Ban Chấm điểm hạng nào thì Thành viên phải là công chức, viên chức hạng đó trở lên (Ví dụ: Ban Chấm điểm Viên chức hạng II, thì thành viên Ban Chấm điểm phải là hạng II trở lên). Trường hợp cơ quan, đơn vị không đủ số người theo yêu cầu, thì Hội đồng xét thăng hạng báo cáo với lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét mời thêm thành viên Ban Chấm điểm bên ngoài cơ quan, đơn vị có trình độ chuyên môn và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu theo quy định, số lượng cụ thể do Hội đồng xem xét trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét quyết định.

2. Quyền hạn, trách nhiệm Ban Chấm điểm

a) Ban Chấm điểm có trách nhiệm căn cứ quy định về điểm chuẩn, điểm cộng của Quy chế này, đối chiếu với từng hồ sơ viên chức dự xét thăng hạng để chấm điểm. Thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

b) Ban Chấm điểm có trách nhiệm tổng hợp điểm của từng viên chức từ cao xuống thấp theo danh sách cơ quan, đơn vị và gửi báo cáo về Hội đồng xét thăng hạng xem xét quyết định.

c) Trường hợp Hội đồng xét thăng hạng ở cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Trung ương hoặc địa phương có tính đặc thù muốn quy đổi “điểm chuẩn” sang 1 (một) số “điểm cộng” phải có văn bản thỏa thuận với Ban Tổ chức Trung ương trước khi tổ chức xét thăng hạng.

d) Ban Chấm điểm tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 8. Trách nhiệm của Hội đồng sơ tuyển, Hội đồng cơ sở

1. Thẩm quyền, trách nhiệm của Hội đồng sơ tuyển

a) Hội đồng sơ tuyển do các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các cấp ủy trực thuộc Trung ương thành lập.

b) Thành phần, cơ cấu như Hội đồng xét thăng hạng và có thẩm quyền xét thăng hạng từ viên chức chính (viên chức hạng II) trở xuống.

c) Hội đồng sơ tuyển có trách nhiệm thẩm định hồ sơ viên chức do các Hội đồng cơ sở thuộc phạm vi cơ quan, đơn vị, cấp ủy trực thuộc Trung ương quản lý theo đúng quy định của Luật Viên chức và Quy chế này.

2. Thẩm quyền, trách nhiệm của Hội đồng cơ sở

a) Hội đồng cơ sở do cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các cấp ủy thành lập. Hội đồng cơ sở có từ 03 - 05 người gồm: Người đứng đầu (hoặc đại diện của người đứng đầu); đại diện Công đoàn; đại diện Tổ chức và người đứng đầu về chuyên môn (nếu cần thiết), trong đó người đại diện Tổ chức giữ vị trí Thường trực kiêm Thư ký.

b) Hội đồng cơ sở hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Căn cứ nhu cầu vị trí việc làm của đơn vị được cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc chỉ tiêu do Ban Tổ chức Trung ương phân bổ và các tiêu chuẩn của từng viên chức thuộc quyền có nhu cầu dự xét thăng hạng để xem xét, bình chọn bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả các viên chức đủ điều kiện được gửi về Hội đồng sơ tuyển (kèm theo công văn và biên bản bình chọn của Hội đồng cơ sở).

Điều 9. Hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng

Hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng của từng viên chức được thống nhất thực hiện theo quy định của Chính phủ (Thông tư số 12/2012/TT-BNV, ngày 18-12-2012), gồm:

- Đơn đăng ký dự xét thăng hạng;

- Bản sơ yếu lý lịch của viên chức có xác nhận của cơ quan quản lý hoặc sử dụng viên chức;

- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan sử dụng viên chức, trong đó nêu cụ thể kết quả đánh giá, phân loại viên chức hằng năm của 3 năm gần nhất;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn của hạng đăng ký xét (được chứng thực);

- Quyết định bổ nhiệm hạng (ngạch) viên chức hiện tại;

- Quyết định lương hiện hưởng của hai bậc lương gần nhất;

- Bản sao các Quyết định thành lập tổ nghiên cứu, biên soạn...; biên bản nghiệm thu đề án, đề tài của cơ quan có thẩm quyền.

(Hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng của viên chức đựng trong bì riêng).

Điều 10. Kết quả xét thăng hạng viên chức

1. Kết quả xét thăng hạng viên chức sẽ được thông báo trên mạng nội bộ, thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến xét thăng hạng viên chức trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo kết quả trên mạng.

2. Kết quả xét thăng hạng viên chức sau khi đã giải quyết xong khiếu nại, tố cáo (nếu có) sẽ được gửi về Hội đồng các cấp để phê duyệt và thông báo kết quả.

Điều 11. Thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức

Căn cứ quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 của Chính phủ, Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18-12-2012 của Bộ Nội vụ và quy chế này, việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện như sau:

1. Đối với viên chức được thăng hạng II, sau khi có kết quả của Hội đồng xét thăng hạng, các cơ quan, đơn vị của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương ra quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức và xếp lương theo quy định.

2. Đối với viên chức được thăng hạng I, Hội đồng xét thăng hạng có trách nhiệm tổng hợp viên chức đủ điều kiện gửi về Ban Tổ chức Trung ương ra quyết định bổ nhiệm.

Điều 12. Vận dụng tính điểm một số tiêu chí xét thăng hạng

1. Về tiêu chuẩn lý luận chính trị

a) Người dự xét thăng hạng viên chức cao cấp (hạng I) phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị (cử nhân chính trị) hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị(3).

b) Người dự xét thăng hạng viên chức chính (hạng II) phải có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ trung cấp lý luận chính trị(3).

c) Trường hợp người dự xét thăng hạng làm công tác đảng, đoàn thể chuyên trách, chỉ có 01 (một) bằng cử nhân chính trị do hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cấp, được vận dụng là bằng chuyên môn và đủ tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị để dự xét thăng hạng viên chức chính (hạng II).

2. Về tiêu chuẩn ngoại ngữ và tin học

a) Tiêu chuẩn ngoại ngữ

- Trường hợp người dự xét thăng hạng chưa có chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24-01-2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo, thì được vận dụng chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B, trình độ C (như trước ngày Thông tư trên có hiệu lực(4).) để tham dự dự xét thăng hạng tương ứng với viên chức chính (hạng II) và viên chức cao cấp (hạng I).

- Viên chức có bằng thạc sĩ tính từ ngày 15-4-2011 trở lại đây(5); có Bằng tốt nghiệp đại học ở nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp đại học Ngoại ngữ chuyên ngành được vận dụng đủ tiêu chuẩn về ngoại ngữ để dự xét thăng hạng viên chức chính (hạng II).

- Viên chức có bằng tiến sĩ tính từ ngày 22-6-2009 trở lại đây(5) hoặc có bằng tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài được vận dụng đủ tiêu chuẩn về ngoại ngữ để dự xét thăng hạng viên chức cao cấp (hạng I).

b) Tiêu chuẩn tin học

Trường hợp người dự xét chưa đáp ứng được tiêu chuẩn tin học theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11-3-2014 và Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21-6-2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin thì được vận dụng chứng chỉ tin học văn phòng tương ứng với các chức danh đã được cấp trước ngày Thông tư trên có hiệu lực để dự xét thăng hạng(6).

3. Về chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu viên các hạng(7)

a) Chức danh dự xét viên chức cao cấp (hạng I): Có thể được vận dụng thay thế bằng chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc Bằng Cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc Bằng Cử nhân hành chính trở lên.

b) Chức danh dự xét viên chức chính (hạng II): Có thể được vận dụng thay thế bằng chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc Bằng Cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc bằng Cử nhân hành chính trở lên.

c) Trường hợp viên chức có chứng chỉ quản lý nhà nước thấp hơn 1 (một) bậc của ngạch dự xét thì phải có thêm chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng hoặc chứng bồi dưỡng công tác Mặt trận, hoặc các đoàn thể.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Hàng năm, các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và cấp ủy trực thuộc Trung ương lập danh sách viên chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo vị trí, chức danh chuyên môn nghiệp vụ về Hội đồng sơ tuyển (Hội đồng cơ sở) để tổng hợp số lượng viên chức đủ điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.

1. Đối với chức danh Giảng viên, Nghiên cứu viên hạng I, Ban Tổ chức Trung ương ủy quyền cho Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm đầu mối chủ trì tổ chức xét thăng hạng theo quy định tại quy chế này và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 của Chính phủ, Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18-12-2012 của Bộ Nội vụ.

2. Sau khi hoàn thành các quy trình xét thăng hạng viên chức các hạng, các Hội đồng (bao gồm cả Hội đồng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả về Ban Tổ chức Trung ương. Căn cứ kết quả đạt được, Ban Tổ chức Trung ương ra quyết định bổ nhiệm chức danh viên chức cao cấp (lần đầu) đối với từng viên chức.

Quy định này được thực hiện thống nhất trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và cấp ủy trực thuộc Trung ương.

Thủ trưởng, Trưởng các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cấp ủy trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện xét thăng hạng viên chức theo Quy chế này.

Điều 14. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Ban Tổ chức Trung ương để xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

 

PHỤ LỤC

CÁCH TÍNH ĐIỂM XÉT THĂNG HẠNG VIÊN CHỨC

I. Đối với chức danh viên chức giảng dạy

1. Giảng viên cao cấp (hạng I) - Mã số: V.07.01.01

1.1. Điểm chuẩn

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1

Bằng Tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn giảng dạy.

15

2

Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị (hoặc cao cấp lý luận chính trị- hành chính).

10

3

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên (hoặc chứng chỉ phương pháp giảng dạy hiện đại).

5

4

Chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên cao cấp (hạng I)

5

5

Trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Đối với giảng viên ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT (sau đây gọi tắt là Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT).

5

6

Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 03 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT).

5

7

Chủ trì thực hiện ít nhất 02 (hai) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc 01 (một) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.

10

8

Hướng dẫn ít nhất 02 (hai) học viên đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ hoặc hướng dẫn chính ít nhất 01 (một) nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ hoặc hướng dẫn phụ ít nhất 02 (hai) nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Đối với giảng viên không tham gia hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ thì số lượng đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu phải gấp hai lần số lượng đề tài mục 7, điểm 1.1, phần I, phụ lục này.

10

9

Chủ trì biên soạn ít nhất 02 (hai) sách phục vụ đào tạo được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo.

10

10

Có ít nhất 06 (sáu) bài báo khoa học đã được công bố trên các tạp chí khoa học; báo cáo khoa học tại hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế...

10

11

Thời gian giữ chức danh giảng viên chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 06 (sáu) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giảng viên chính (hạng II) tối thiểu là 02 (hai) năm.

10

12

Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 3 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm dự xét tuyển; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian kỷ luật hoặc đang trong thời gian cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật.

5

 

Tổng điểm chuẩn

100

1.2. Điểm cộng

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1

Huân chương Lao động

4

2

Huy chương (Kỷ niệm chương) vì sự nghiệp giáo dục

4

3

Danh hiệu vinh dự Nhà nước

4

4

Giải thưởng Hồ Chí Minh

5

5

Giải thưởng Nhà nước

4

6

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

4

7

Bằng khen cấp Bộ, cấp tỉnh

3.5

8

Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, cấp tỉnh

3.5

9

Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở

2.5

10

Bằng khen, giấy khen Giảng viên dạy giỏi tại hội giảng cấp trường trở lên

3

11

Thời gian giữ chức danh giảng viên chính hoặc tương đương từ 10 năm trở lên

4

12

Viên chức tính đến ngày 31/12 của năm xét thăng hạng có tuổi từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên với nữ

3.5

13

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng, đoàn thể thuộc lĩnh vực công tác của viên chức.

3

14

Có thời gian đi giảng dạy tại các địa phương từ 01 (một) năm trở lên

2

 

Tổng điểm cộng

50

2. Giảng viên chính (hạng II) - Mã số: V.07.01.02

2.1. Điểm chuẩn

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1

Bằng Thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn giảng dạy

15

2

Bằng tốt nghiệp trung cấp chính trị trở lên hoặc trung cấp lý luận chính trị - hành chính.

10

3

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên (hoặc chứng chỉ phương pháp giảng dạy hiện đại).

5

4

Chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên chính (hạng II)

5

5

Trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT. Đối với giảng viên ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT.

5

6

Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.

5

7

Chủ trì thực hiện ít nhất 01 (một) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.

15

8

Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 (một) sách phục vụ đào tạo được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo

15

9

Có ít nhất 03 (ba) bài báo khoa học đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành

10

10

Thời gian giữ chức danh giảng viên (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm đối với người có bằng thạc sĩ, 06 (sáu) năm đối với người có bằng tiến sĩ; trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giảng viên (hạng III) tối thiểu là 02 (hai) năm.

10

11

Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 3 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm dự xét tuyển; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian kỷ luật hoặc đang trong thời gian cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật.

5

 

Tổng điểm chuẩn

100

2.2. Điểm cộng

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1.

Bằng Tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy

4

2.

Huân chương Lao động

4

3.

Huy chương (Kỷ niệm chương) vì sự nghiệp giáo dục

4

4.

Danh hiệu vinh dự Nhà nước

4

5.

Giải thưởng Hồ Chí Minh

5

6.

Giải thưởng Nhà nước

4

7.

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

4

8.

Bằng khen cấp Bộ, cấp tỉnh

3.5

9.

Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, cấp tỉnh

3.5

10.

Chiến sĩ thi đua cơ sở

2.5

11.

Bằng khen, giấy khen Giảng viên dạy giỏi tại hội giảng cấp trường trở lên.

2

12.

Thời gian giữ chức danh giảng viên hoặc tương đương từ 12 năm trở lên

3

13.

Viên chức tính đến ngày 31-12 của năm xét thăng hạng có tuổi từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên với nữ.

3.5

14.

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng, đoàn thể thuộc lĩnh vực công tác của viên chức.

3

 

Tổng điểm cộng

50

II. Đối với chức danh nghiên cứu khoa học

1. Nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) - Mã số: V.05.01.01

1.1. Điểm chuẩn

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1.

Bằng Tiến sĩ phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu

15

2.

Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị (hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính)

10

3.

Trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT.

5

4.

Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.

5

5.

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiên cứu viên cao cấp (hạng I)

5

6.

Chủ trì hoặc tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia (hoặc chủ trì ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên

15

7.

Tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên hoặc là (đồng) tác giả hoặc (đồng) chủ biên của ít nhất 01 sách chuyên khảo.

15

8.

Tác giả của ít nhất 01 bài báo khoa học công bố trên tạp chí quốc tế có mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN) hoặc ít nhất 06 bài báo khoa học công bố trên tạp chí chuyên ngành trong nước.

15

9.

Thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 6 (sáu) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) tối thiểu là 2 (hai) năm.

10

10.

Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 3 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm dự xét tuyển; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian kỷ luật hoặc đang trong thời gian cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật.

5

 

Tổng điểm chuẩn

100

1.2. Điểm cộng

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1.

Huân chương Lao động

5

2.

Huy chương (Kỷ niệm chương) vì sự nghiệp khoa học

4

3.

Danh hiệu vinh dự Nhà nước

4

4.

Giải thưởng Hồ Chí Minh

5

5.

Giải thưởng Nhà nước

4

6.

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

4

7.

Bằng khen cấp Bộ, cấp tỉnh

4

8.

Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, cấp tỉnh

4

9.

Chiến sĩ thi đua cơ sở

3

10.

Thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên chính hoặc tương đương từ 10 năm trở lên

5

11.

Viên chức tính đến ngày 31-12 của năm xét thăng hạng có tuổi từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên với nữ

4

12.

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng, đoàn thể thuộc lĩnh vực công tác của viên chức.

4

 

Tổng điểm cộng

50

2. Nghiên cứu viên chính (hạng II) - Mã số: V.05.01.02

2.1. Điểm chuẩn

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1.

Bằng Thạc sĩ trở lên phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu

15

2.

Bằng tốt nghiệp trung cấp chính trị trở lên hoặc trung cấp lý luận chính trị - hành chính.

10

3.

Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT.

5

4.

Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.

5

5.

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiên cứu viên chính (hạng II)

5

6.

Chủ trì ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp tỉnh (hoặc chủ trì ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên

15

7.

Tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên hoặc tham gia nhóm tác giả của ít nhất 01 sách chuyên khảo

15

8.

Là tác giả của ít nhất 03 bài báo khoa học công bố trên tạp chí chuyên ngành trong nước

15

9.

Thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 9 (chín) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh nghiên cứu viên (hạng III) tối thiểu là 2 (hai) năm

10

10.

Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 3 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm dự xét tuyển; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian kỷ luật hoặc đang trong thời gian cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật.

5

 

Tổng điểm chuẩn

100

2.2. Điểm cộng

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1.

Bằng Tiến sỹ phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu

4

2.

Huân chương Lao động

4

3.

Huy chương (Kỷ niệm chương) vì sự nghiệp khoa học

4

4.

Danh hiệu vinh dự Nhà nước

4

5.

Giải thưởng Hồ Chí Minh

5

6.

Giải thưởng Nhà nước

4

7.

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

4

8.

Bằng khen cấp Bộ, cấp tỉnh

3.5

9.

Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, cấp tỉnh

3.5

10.

Chiến sỹ thi đua cơ sở

2.5

11.

Thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên hoặc tương đương từ 12 năm trở lên

4

12.

Viên chức tính đến ngày 31/12 của năm xét thăng hạng có tuổi từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên với nữ

3.5

13.

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng, đoàn thể thuộc lĩnh vực công tác của viên chức.

4

 

Tổng điểm cộng

50

Ghi chú: Thành tích khen thưởng tại phần điểm cộng (50 điểm) của viên chức được tính trong thời gian giữ chức danh (ngạch) hiện hưởng; mỗi danh hiệu khen thưởng chỉ được tính cộng điểm 1 lần.

….

6

Tham gia ít nhất 01 (một) đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp bộ hoặc chủ trì 02 (hai) đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở đã được nghiệm thu với kết quả đạt yêu cầu trở lên.

15

7

Được cơ quan sử dụng viên chức đánh giá có đủ năng lực về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của ngạch dự thi; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; trong 3 năm liên tục tính đến thời gian đăng ký dự thi được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đang xem xét xử lý kỷ luật.

5

8

Thời gian công tác giữ chức danh thư viện viên (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu đủ 9 (chín) năm, trong đó, thời gian gần nhất giữ chức danh thư viện viên (hạng III) tối thiểu đủ 02 (hai) năm.

15

 

Tổng điểm chuẩn

100

2. Điểm cộng

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1

Tiến sĩ chuyên ngành thư viện

(Tiến sĩ chuyên ngành khác được tính 4 điểm)

5

2

Thạc sĩ chuyên ngành thư viện

(Thạc sĩ chuyên ngành khác được tính 3 điểm)

4

3

Có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 (khung Châu Âu) trở lên theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT, ngày 15-02-2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ tiến sỹ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT, ngày 07-52009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn trong thời hạn 02 năm, do các cơ sở đào tạo ngoại ngữ có uy tín trong nước, các trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc tế cấp chứng chỉ (được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận).

2

4

Có bằng đại học thứ hai

2

5

Huân chương Lao động

5

6

Huy chương các loại

4,5

7

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

4,5

8

Bằng khen cấp Bộ, cấp tỉnh và tương đương

3,5

 

QUY CHẾ

XÉT THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP PHÓNG VIÊN, BIÊN TẬP VIÊN TRONG CƠ QUAN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA ĐẢNG, MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1696-QĐ/BTCTW ngày 29-5-2017 của Ban Tổ chức Trung ương)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng dự xét thăng hạng

1. Phạm vi

Các cơ quan, đơn vị làm báo chí, tạp chí, xuất bản thuộc cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương.

2. Đối tượng dự xét thăng hạng

a) Chức danh Phóng viên chính (hạng II)

Viên chức hiện giữ chức danh nghề nghiệp Phóng viên (hạng III) đang công tác tại các cơ quan, đơn vị làm báo chí, tạp chí của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương.

b) Chức danh Phóng viên cao cấp (hạng I)

- Viên chức hiện giữ chức danh nghề nghiệp Phóng viên hạng II, đang công tác tại các cơ quan báo chí, tạp chí của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương;

- Viên chức hiện giữ chức danh nghề nghiệp các Phóng viên hạng II thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(1) đủ điều kiện và có vị trí việc làm của chức danh viên chức hạng I.

c) Chức danh Biên tập viên chính (hạng II)

Viên chức hiện giữ chức danh Biên tập viên hạng III đang công tác tại Điểm 1 của Điều này, nếu có đủ điều kiện.

d) Chức danh Biên tập viên cao cấp (hạng I)

Viên chức hiện giữ chức danh nghề nghiệp Biên tập viên chính (hạng II) đang công tác tại các cơ quan báo chí, tạp chí, xuất bản của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; các Biên tập viên hạng II thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nếu có đủ điều kiện và vị trí việc làm của chức danh viên chức hạng I.

e) Những công chức (người đứng đầu hoặc người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP, ngày 25/01/2010 của Chính phủ) đang công tác, làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có đủ tiêu chuẩn và vị trí của chức danh nghề nghiệp hạng trên (liền kề) thì được tham dự xét thăng hạng.

Điều 2. Nguyên tắc xét thăng hạng

1. Việc xét thăng hạng phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật, thể hiện tính công bằng, khách quan, công tâm đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong cơ quan báo chí, xuất bản của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong giai đoạn mới.

2. Viên chức dự xét thăng hạng phải đạt đủ số điểm chuẩn theo quy định tại Quy chế này hoặc điểm chuẩn và điểm quy đổi theo đặc thù.

3. Viên chức dự xét thăng hạng và được thăng hạng khi cơ quan, đơn vị có nhu cầu vị trí, chức danh dự xét.

Điều 3. Cách tính điểm

1. Trên cơ sở các tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh trong hướng dẫn dự xét thăng hạng được tính ra điểm chuẩn của từng tiêu chí (có quy định tại phụ lục kèm theo).

2. Tổng điểm chuẩn của các tiêu chí là: 100 điểm.

3. Viên chức đạt một số tiêu chuẩn khác sẽ được tính điểm cộng, tổng điểm cộng là: 50 điểm.

Điều 4. Xác định viên chức đạt tiêu chuẩn xét thăng hạng

1. Viên chức đạt tiêu chuẩn xét thăng hạng là người được Hội đồng xét thăng hạng xác định có tổng điểm chuẩn đạt 100 điểm và có tổng điểm cộng cao hơn (lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu phân bổ).

2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng, thì xác định người được xét theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;

- Thương binh;

- Người hưởng chính sách như thương binh;

- Con liệt sĩ;

- Con thương binh;

- Con của người hưởng chính sách như thương binh;

- Người dân tộc ít người;

- Đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi, đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ;

- Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự;

- Người dự xét thăng hạng là nữ;

- Người có tuổi đời cao hơn và quá trình công tác lâu năm hơn.

3. Trường hợp vẫn không xác định được viên chức thăng hạng theo thứ tự ưu tiên trên đây thì Hội đồng xét thăng hạng có trách nhiệm tham mưu trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương xem xét quyết định bổ nhiệm viên chức nào được thăng hạng (viên chức từ hạng II trở xuống) và gửi danh sách viên chức hạng I được lựa chọn về Ban Tổ chức Trung ương để bổ nhiệm theo thẩm quyền.

Chương II

QUY TRÌNH XÉT THĂNG HẠNG

Điều 5. Thời gian tiến hành xét thăng hạng viên chức

Căn cứ Quy chế này, hàng năm (vào quý I)(2) cơ quan, đơn vị, địa phương được phân cấp thông báo kế hoạch xét thăng hạng viên chức đến từng viên chức thuộc phạm vi quản lý. Trên cơ sở kế hoạch xét thăng hạng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương thành lập Hội đồng xét thăng hạng theo quy định tại Điều 6 dưới đây và tiến hành xét hồ sơ của viên chức thuộc phạm vi quản lý. Kết quả đạt được (theo nguyên tắc đa số); Hội đồng có trách nhiệm báo cáo về lãnh đạo cơ quan, đơn vị để xem xét bổ nhiệm chức danh theo phân cấp hoặc gửi về Hội đồng xét nâng ngạch Trung ương theo quy định tại Điều 11 của Quy chế này.

Điều 6. Hội đồng xét thăng hạng(2)

Theo quy định, thành viên Hội đồng là những người đại diện của cơ quan, đơn vị (hoặc các cơ quan) có phẩm chất và trình độ chuyên môn tiến hành thành lập Hội đồng như sau:

1. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP thành lập. Hội đồng có 05 hoặc 07 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên Hội đồng, trong đó có 01 ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là lãnh đạo Vụ (lãnh đạo Ban) tổ chức.

2. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 4 Điều 31 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP.

3. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được sử dụng con dấu, tài khoản của cơ quan có người đứng đầu Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP.

4. Hội đồng có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo Quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

5. Hội đồng chỉ xem xét đối với các Viên chức (phóng viên, biên tập viên) được Hội đồng sơ tuyển (Hội đồng cơ sở) đề nghị.

Điều 7. Các bộ phận giúp việc Hội đồng

Giúp việc Hội đồng có các bộ phận được áp dụng theo Điều 12, 13 Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18-12-2012 của Bộ Nội vụ, trong đó Ban Chấm thi viết được thay bằng Ban Chấm điểm qua hồ sơ của từng viên chức dự xét thăng hạng.

1. Tiêu chuẩn thành viên Ban Chấm điểm

a) Thành viên Ban Chấm điểm là những người có phẩm chất đạo đức trong sáng, có uy tín trong đội ngũ viên chức của cơ quan, đơn vị và của Ngành, lĩnh vực (tùy theo cấp độ Hội đồng).

b) Ban Chấm điểm hạng nào thì Thành viên phải là công chức, viên chức hạng đó trở lên (Ví dụ: Ban Chấm điểm Viên chức hạng II, thì thành viên Ban Chấm điểm phải là hạng II trở lên). Trường hợp cơ quan, đơn vị không đủ số người theo yêu cầu, thì Hội đồng xét thăng hạng báo cáo với lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét mời thêm thành viên Ban Chấm điểm bên ngoài cơ quan, đơn vị có trình độ chuyên môn và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu theo quy định. Số lượng cụ thể do Hội đồng xem xét trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét quyết định.

2. Quyền hạn, trách nhiệm Ban Chấm điểm

a) Ban Chấm điểm có trách nhiệm căn cứ quy định về điểm chuẩn, điểm cộng của Quy chế này, đối chiếu với từng hồ sơ viên chức dự xét thăng hạng để chấm điểm. Thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

b) Ban Chấm điểm có trách nhiệm tổng hợp điểm của từng viên chức từ cao xuống thấp theo danh sách cơ quan, đơn vị và gửi báo cáo về Hội đồng xét thăng hạng xem xét quyết định.

c) Trường hợp Hội đồng xét thăng hạng ở cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Trung ương hoặc địa phương có tính đặc thù muốn quy đổi “điểm chuẩn” sang 1 (một) số “điểm cộng” phải có văn bản thỏa thuận với Ban Tổ chức Trung ương trước khi tổ chức xét thăng hạng.

d) Ban Chấm điểm tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 8. Trách nhiệm của Hội đồng sơ tuyển, Hội đồng cơ sở

1. Thẩm quyền, trách nhiệm của Hội đồng sơ tuyển

a) Hội đồng sơ tuyển do các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các cấp ủy trực thuộc Trung ương thành lập.

b) Thành phần, cơ cấu như Hội đồng xét thăng hạng và có thẩm quyền xét thăng hạng từ viên chức chính (viên chức hạng II) trở xuống;

c) Hội đồng sơ tuyển có trách nhiệm thẩm định hồ sơ viên chức do các Hội đồng cơ sở thuộc phạm vi cơ quan, đơn vị, cấp ủy trực thuộc Trung ương quản lý theo đúng quy định của Luật Viên chức và Quy chế này.

2. Thẩm quyền, trách nhiệm của Hội đồng cơ sở

a) Hội đồng cơ sở do cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các cấp ủy thành lập. Hội đồng cơ sở có từ 03 - 05 người gồm: Người đứng đầu (hoặc đại diện của người đứng đầu); đại diện Công đoàn; đại diện tổ chức và người đứng đầu về chuyên môn (nếu cần thiết), trong đó người đại diện tổ chức giữ vị trí Thường trực kiêm Thư ký.

b) Hội đồng cơ sở hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Căn cứ nhu cầu vị trí việc làm của đơn vị được cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc chỉ tiêu do Ban Tổ chức Trung ương phân bổ và các tiêu chuẩn của từng viên chức thuộc quyền có nhu cầu dự xét thăng hạng để xem xét, bình chọn bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả các viên chức đủ điều kiện được gửi về Hội đồng sơ tuyển (kèm theo Công văn và Biên bản bình chọn của Hội đồng cơ sở).

Điều 9. Hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng

Hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng của từng viên chức được thống nhất thực hiện theo quy định của Chính phủ (Thông tư số 12/2012/TT-BNV, ngày 18-12-2012) gồm:

- Đơn đăng ký dự xét thăng hạng;

- Bản sơ yếu lý lịch của viên chức có xác nhận của cơ quan quản lý hoặc sử dụng viên chức;

- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan sử dụng viên chức, trong đó nêu cụ thể kết quả đánh giá, phân loại viên chức hằng năm của 3 năm gần nhất;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn của hạng đăng ký xét (được chứng thực);

- Quyết định bổ nhiệm hạng (ngạch) viên chức hiện tại;

- Quyết định lương hiện hưởng của hai bậc lương gần nhất;

- Bản sao các Quyết định thành lập tổ nghiên cứu, biên soạn...; biên bản nghiệm thu đề án, đề tài của cơ quan có thẩm quyền.

(Hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng của viên chức đựng trong bì riêng).

Điều 10. Kết quả xét thăng hạng viên chức

1. Kết quả xét thăng hạng viên chức sẽ được thông báo trên mạng nội bộ, thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến xét thăng hạng viên chức trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo kết quả trên mạng.

2. Kết quả xét thăng hạng viên chức sau khi đã giải quyết xong khiếu nại, tố cáo (nếu có) sẽ được gửi về Hội đồng các cấp để phê duyệt và thông báo kết quả.

Điều 11. Thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức

Căn cứ quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 của Chính phủ, Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18-12-2012 của Bộ Nội vụ và quy chế này, việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện như sau:

1. Đối với viên chức được thăng hạng II, sau khi có kết quả của Hội đồng xét thăng hạng, các cơ quan, đơn vị của đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương ra quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức và xếp lương theo quy định.

2. Đối với viên chức được thăng hạng I, Hội đồng xét thăng hạng có trách nhiệm tổng hợp viên chức đủ điều kiện gửi về Ban Tổ chức Trung ương để ra quyết định bổ nhiệm.

Điều 12. Vận dụng tính điểm một số tiêu chí xét thăng hạng

1. Về tiêu chuẩn lý luận chính trị

a) Người dự xét thăng hạng viên chức cao cấp (hạng I) phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị (cử nhân chính trị) hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị(3).

b) Người dự xét thăng hạng viên chức chính (hạng II) phải có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ trung cấp lý luận chính trị(3).

c) Trường hợp người dự xét thăng hạng làm công tác đảng, đoàn thể chuyên trách, chỉ có 01 (một) bằng cử nhân chính trị do hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cấp, được vận dụng là bằng chuyên môn và đủ tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị để dự xét thăng hạng viên chức chính (hạng II).

2. Về tiêu chuẩn ngoại ngữ và tin học

a) Tiêu chuẩn ngoại ngữ

- Trường hợp người dự xét thăng hạng chưa có chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24-01-2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì được vận dụng chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B, trình độ C (như trước ngày Thông tư trên có hiệu lực(4)) để tham dự dự xét thăng hạng tương ứng với viên chức chính (hạng II) và viên chức cao cấp (hạng I).

- Viên chức có bằng thạc sĩ tính từ ngày 15-4-2011 trở lại đây(5) hoặc có Bằng tốt nghiệp đại học ở nước ngoài; bằng tốt nghiệp đại học Ngoại ngữ chuyên ngành được vận dụng đủ tiêu chuẩn về ngoại ngữ để dự xét thăng hạng viên chức chính (hạng II).

- Viên chức có bằng tiến sĩ tính từ ngày 22-6-2009 trở lại đây(5) hoặc có bằng tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài được vận dụng đủ tiêu chuẩn về ngoại ngữ để dự xét thăng hạng viên chức cao cấp (hạng I).

b) Tiêu chuẩn tin học

Trường hợp người dự xét chưa đáp ứng được tiêu chuẩn tin học theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11-3-2014 và Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21-6-2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin thì được vận dụng chứng chỉ tin học văn phòng tương ứng với các chức danh đã được cấp trước ngày Thông tư trên có hiệu lực để dự xét thăng hạng(6).

3. Về chứng chỉ bồi dưỡng phóng viên, biên tập viên các hạng(7)

a) Chức danh dự xét viên chức cao cấp (hạng I): Có thể được vận dụng thay thế bằng chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc Bằng Cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc Bằng Cử nhân hành chính trở lên.

b) Chức danh dự xét viên chức chính (hạng II): Có thể được vận dụng thay thế bằng chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc Bằng Cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc bằng Cử nhân hành chính trở lên.

c) Trường hợp viên chức có chứng chỉ quản lý nhà nước thấp hơn 1 (một) bậc của ngạch dự xét thì phải có thêm chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng hoặc chứng bồi dưỡng công tác Mặt trận, hoặc các đoàn thể.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Hàng năm, các cơ quan Đảng, đoàn thể ở Trung ương và cấp ủy trực thuộc Trung ương lập danh sách viên chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo vị trí, chức danh chuyên môn nghiệp vụ về Hội đồng sơ tuyển (Hội đồng cơ sở) để tổng hợp số lượng viên chức đủ điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.

1. Đối với chức danh Phóng viên hạng I, Biên tập viên Hạng I, Ban Tổ chức Trung ương ủy quyền cho Báo Nhân dân làm đầu mối chủ trì tổ chức xét thăng hạng theo quy định tại quy chế này và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 của Chính phủ, Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18-12-2012 của Bộ Nội vụ.

2. Sau khi hoàn thành các quy trình xét thăng hạng viên chức các hạng, các Hội đồng (bao gồm cả Hội đồng Báo Nhân dân) có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả về Ban Tổ chức Trung ương. Căn cứ kết quả đạt được, Ban Tổ chức Trung ương ra quyết định bổ nhiệm chức danh viên chức cao cấp hạng I (lần đầu) đối với từng viên chức.

Quy định này được thực hiện thống nhất trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và cấp ủy trực thuộc Trung ương.

Thủ trưởng, Trưởng các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cấp ủy trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện xét thăng hạng viên chức theo Quy chế này.

Điều 14. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Ban Tổ chức Trung ương để xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

 

PHỤ LỤC

CÁCH TÍNH ĐIỂM XÉT THĂNG HẠNG

A. ĐỐI VỚI CHỨC DANH PHÓNG VIÊN

1. Phóng viên hạng I (Phóng viên cao cấp)- Mã số: V.11.02.04

1.1. Điểm chuẩn

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1

Tốt nghiệp đại học trở lên

15

2

Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị (hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị)

15

3

Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các văn bằng, chứng chỉ khác được vận dụng thay thế theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 11 Quy chế này

10

4

Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11-03-2014 và Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21-6-2016 của Bộ GDĐT và Bộ TTTT quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin hoặc các văn bằng, chứng chỉ khác được vận dụng thay thế theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 11 của Quy chế này (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT và Thông tư số 17/2016/TTLT-BGDDT-BTTTT).

10

5

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chức danh Phóng viên cao cấp (hạng I) do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp hoặc ủy quyền cấp hoặc các văn bằng, chứng chỉ khác được vận dụng thay thế theo quy định Khoản 3 Điều 11 của Quy chế này

10

6

Chủ trì, đề xuất, viết, tổ chức thực hiện ít nhất 05 (năm) tác phẩm; viết tác phẩm tuyên truyền có giá trị thực tiễn, tổng kết thực tiễn được Ban Biên tập đánh giá tốt trong thời gian giữ ngạch phóng viên chính hoặc chủ trì, tham gia ít nhất 01 (một) đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được cấp có thẩm quyền nghiệm thu với kết quả đạt yêu cầu trở lên

20

7

Thời gian công tác giữ chức danh phóng viên chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu đủ 06 (sáu) năm. Trong đó, thời gian gần nhất giữ chức danh phóng viên chính (hạng II) tối thiểu đủ 02 (hai) năm

10

8

Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 3 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm dự xét tuyển; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian kỷ luật hoặc đang trong thời gian cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật.

10

 

Tổng điểm chuẩn

100

1.2. Điểm cộng

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1

Tiến sĩ chuyên ngành báo chí, xuất bản và các ngành khoa học xã hội (Tiến sĩ chuyên ngành khác 2 điểm)

3

2

Thạc sĩ chuyên ngành báo chí, xuất bản và các ngành khoa học xã hội hoặc có từ hai bằng đại học trở lên (Thạc sĩ chuyên ngành khác 1 điểm)

2

3

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo chí, xuất bản và các ngành khoa học xã hội.

1

4

Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, tự vệ hoặc chứng chỉ bồi dưỡng công tác đảng, đoàn thể

1

5

Huân chương Lao động

4

6

Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam hoặc Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí của bộ ngành, đoàn thể, địa phương (từ cấp tỉnh trở lên)

3

7

Danh hiệu vinh dự Nhà nước

5

8

Giải thưởng Hồ Chí Minh

5

9

Giải thưởng Nhà nước

4

10

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

3

11

Bằng khen cấp Bộ, cấp tỉnh

3

12

Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, cấp tỉnh

3

13

Chiến sĩ thi đua cơ sở

2

14

Có tác phẩm được giải Báo chí quốc gia hoặc Bằng khen của Hội Nhà báo Việt nam

2

15

Có tác phẩm được giải hoặc Bằng khen của Liên chi hội nhà báo của bộ ngành, đoàn thể, địa phương (từ cấp tỉnh trở lên)

1

16

Thời gian giữ chức danh phóng viên chính hoặc tương đương từ 10 năm trở lên

1

17

Viên chức tính đến ngày 31-12 của năm xét thăng hạng có tuổi từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên với nữ

2

18

Đã được cử đi công tác ở cơ sở, đi làm phóng viên thường trú, biệt phái dài hạn tại các địa phương trong nước hoặc cơ quan thường trú tại nước ngoài hoặc công tác ở miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn từ 03 năm trở lên

5

 

Tổng điểm cộng

50

2. Phóng viên hạng II (Phóng viên chính) - Mã số: V.11.02.05

2.1. Điểm chuẩn

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1

Tốt nghiệp đại học trở lên

15

2

Bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc trung cấp lý luận chính trị - hành chính trở lên

15

3

Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các văn bằng, chứng chỉ khác được vận dụng thay thế theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 11 Quy chế này

10

4

Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11-03-2014 và Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21-6-2016 của Bộ GDĐT và Bộ TTTT quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin hoặc các văn bằng, chứng chỉ khác được vận dụng thay thế theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 11 của Quy chế này (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT và Thông tư số 17/2016/TTLT-BGD ĐT-BTTTT).

10

5

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chức danh Phóng viên chính (hạng II) do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp hoặc ủy quyền cấp hoặc các văn bằng, chứng chỉ khác được vận dụng thay thế theo quy định tại điểm 3 Khoản 2 Điều 11 của Quy chế này

10

6

Chủ trì, đề xuất, viết, tổ chức thực hiện ít nhất 03 (ba) tác phẩm; vệt tác phẩm tuyên truyền có giá trị thực tiễn, tổng kết thực tiễn được Ban Biên tập đánh giá tốt trong thời gian giữ ngạch phóng viên hoặc chủ trì, tham gia ít nhất 01 (một) đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được cấp có thẩm quyền nghiệm thu với kết quả đạt yêu cầu trở lên

20

7

Thời gian công tác giữ chức danh phóng viên (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 (chín) năm. Trong đó, thời gian gần nhất giữ chức danh phóng viên (hạng III) tối thiểu đủ 03 (ba) năm

10

8

Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 3 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm dự xét tuyển; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian kỷ luật hoặc đang trong thời gian cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật.

10

 

Tổng điểm chuẩn

100

2.2 Điểm cộng

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1

Tiến sĩ chuyên ngành báo chí, xuất bản và các ngành khoa học xã hội (Tiến sĩ chuyên ngành khác 2 điểm)

3

2

Thạc sĩ chuyên ngành báo chí, xuất bản và các ngành khoa học xã hội hoặc có từ hai bằng đại học trở lên (Thạc sĩ chuyên ngành khác 1 điểm)

2

3

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo chí, xuất bản và các ngành khoa học xã hội

1

4

Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, tự vệ hoặc chứng chỉ bồi dưỡng công tác đảng, đoàn thể

1

5

Huân chương Lao động

4

6

Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam hoặc Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí của bộ ngành, đoàn thể, địa phương (từ cấp tỉnh trở lên)

3

7

Danh hiệu vinh dự Nhà nước

5

8

Giải thưởng Hồ Chí Minh

5

9

Giải thưởng Nhà nước

4

10

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

3

11

Bằng khen cấp Bộ, cấp tỉnh

3

12

Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, cấp tỉnh

3

13

Chiến sĩ thi đua cơ sở

2

14

Có tác phẩm được giải báo chí quốc gia hoặc Bằng khen của Hội Nhà báo Việt Nam

2

15

Có tác phẩm được giải hoặc Bằng khen của Liên chi hội nhà báo của bộ ngành, đoàn thể, địa phương (từ cấp tỉnh trở lên)

1

16

Thời gian giữ chức danh phóng viên hoặc tương đương từ 12 năm trở lên

1

17

Viên chức tính đến ngày 31-12 của năm xét thăng hạng có tuổi từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên với nữ

2

18

Đã được cử đi công tác ở cơ sở, đi làm phóng viên thường trú hoặc biệt phái dài hạn tại các địa phương trong nước hoặc cơ quan thường trú tại nước ngoài hoặc công tác ở miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn từ 03 năm trở lên

5

 

Tổng điểm cộng

50

B. ĐỐI VỚI CHỨC DANH BIÊN TẬP VIÊN

1. Biên tập viên hạng I (Biên tập viên cao cấp) - Mã số: V.11.01.01

1.1. Điểm chuẩn

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1

Tốt nghiệp đại học trở lên

15

2

Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị (hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị)

15

3

Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các văn bằng, chứng chỉ khác được vận dụng thay thế theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 11 Quy chế này

10

4

Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11-03-2014 và Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21-6-2016 của Bộ GDĐT và Bộ TTTT quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin hoặc các văn bằng, chứng chỉ khác được vận dụng thay thế theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 11 của Quy chế này (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT và Thông tư số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT).

10

5

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chức danh Biên tập viên cao cấp (hạng I) do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp hoặc ủy quyền cấp hoặc các văn bằng, chứng chỉ khác được vận dụng thay thế theo quy định tại điểm 3 Khoản 2 Điều 11 của Quy chế này

10

6

Chủ trì, đề xuất biên tập, viết, tổ chức thực hiện ít nhất 05 (năm) tác phẩm; viết tác phẩm tuyên truyền có giá trị thực tiễn, tổng kết thực tiễn được Ban Biên tập đánh giá tốt trong thời gian giữ ngạch biên tập viên chính hoặc chủ trì, tham gia ít nhất 01 (một) đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được cấp có thẩm quyền nghiệm thu với kết quả đạt yêu cầu trở lên

20

7

Thời gian công tác giữ chức danh biên tập viên chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu đủ 06 (sáu) năm. Trong đó, thời gian gần nhất giữ chức danh biên tập viên chính (hạng II) tối thiểu đủ 02 (hai) năm

10

8

Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 3 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm dự xét tuyển; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian kỷ luật hoặc đang trong thời gian cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật.

10

 

Tổng điểm chuẩn

100

1.2. Điểm cộng

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1

Tiến sĩ chuyên ngành báo chí, xuất bản và các ngành khoa học xã hội (Tiến sĩ chuyên ngành khác 2 điểm)

3

2

Thạc sĩ chuyên ngành báo chí, xuất bản và các ngành khoa học xã hội hoặc có từ hai bằng đại học trở lên

(Thạc sĩ chuyên ngành khác 1 điểm)

2

3

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo chí, xuất bản và các ngành khoa học xã hội

1

4

Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, tự vệ hoặc công tác đảng, đoàn thể

1

5

Huân chương Lao động

4

6

Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí/xuất bản Việt Nam hoặc Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí/xuất bản của bộ ngành, đoàn thể, địa phương (từ cấp tỉnh trở lên)

3

7

Danh hiệu vinh dự Nhà nước

5

8

Giải thưởng Hồ Chí Minh

5

9

Giải thưởng Nhà nước

4

10

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

3

11

Bằng khen cấp Bộ, cấp tỉnh

3

12

Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, cấp tỉnh

3

13

Chiến sĩ thi đua cơ sở

2

14

Có tác phẩm được giải báo chí quốc gia hoặc Bằng khen của Hội Nhà báo Việt Nam hoặc Giải thưởng sách Việt Nam hoặc Bằng khen của Hội Xuất bản Việt Nam

2

15

Có tác phẩm được giải hoặc Bằng khen của Liên Chi hội nhà báo/xuất bản của bộ ngành, đoàn thể, địa phương (từ cấp tỉnh trở lên)

1

16

Thời gian giữ chức danh biên tập viên chính hoặc tương đương từ 10 năm trở lên

1

17

Viên chức tính đến ngày 31-12 của năm xét thăng hạng có tuổi từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên với nữ

2

18

Đã được cử đi công tác ở cơ sở, đi làm phóng viên thường trú hoặc biệt phái dài hạn tại các địa phương trong nước hoặc cơ quan thường trú tại nước ngoài hoặc công tác ở miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn từ 03 năm trở lên

5

 

Tổng điểm cộng

50

2. Biên tập viên hạng II (Biên tập viên chính) - Mã số: V.11.01.02

2.1. Điểm chuẩn

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1

Tốt nghiệp đại học trở lên

15

2

Bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc trung cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị trở lên

15

3

Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các văn bằng, chứng chỉ khác được vận dụng thay thế theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 11 Quy chế này

10

4

Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11-03-2014 và Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21-6-2016 của Bộ GDĐT và Bộ TTTT quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin hoặc các văn bằng, chứng chỉ khác được vận dụng thay thế theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 11 của Quy chế này (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT và Thông tư số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT).

10

5

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chức danh Biên tập viên chính (hạng II) do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp hoặc ủy quyền cấp hoặc các văn bằng, chứng chỉ khác được vận dụng thay thế theo quy định tại điểm 3 Khoản 2 Điều 11 của Quy chế này

10

6

Chủ trì, đề xuất biên tập, viết, tổ chức thực hiện ít nhất 03 (ba) tác phẩm; vệt tác phẩm tuyên truyền có giá trị thực tiễn, tổng kết thực tiễn được Ban Biên tập đánh giá tốt trong thời gian giữ ngạch biên tập viên hoặc chủ trì, tham gia ít nhất 01 (một) đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được cấp có thẩm quyền nghiệm thu với kết quả đạt yêu cầu trở lên

20

7

Thời gian công tác giữ chức danh biên tập viên (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 (chín) năm. Trong đó, thời gian gần nhất giữ chức danh biên tập viên (hạng III) tối thiểu đủ 03 (ba) năm

10

8

Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 3 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm dự xét tuyển; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian kỷ luật hoặc đang trong thời gian cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật.

10

 

Tổng điểm chuẩn

100

2.2. Điểm cộng

STT

Tiêu chuẩn

Điểm

1

Tiến sĩ chuyên ngành báo chí, xuất bản và các ngành khoa học xã hội (Tiến sĩ chuyên ngành khác 2 điểm)

3

2

Thạc sĩ chuyên ngành báo chí, xuất bản và các ngành khoa học xã hội hoặc có từ hai bằng đại học trở lên

(Thạc sĩ chuyên ngành khác 1 điểm)

2

3

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo chí, xuất bản và các ngành khoa học xã hội

1

4

Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức an ninh, quốc phòng, tự vệ hoặc chứng chỉ bồi dưỡng công tác đảng, đoàn thể

1

5

Huân chương Lao động

4

6

Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí/xuất bản Việt Nam hoặc Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí/xuất bản của bộ ngành, đoàn thể, địa phương (từ cấp tỉnh trở lên)

3

7

Danh hiệu vinh dự Nhà nước

5

8

Giải thưởng Hồ Chí Minh

5

9

Giải thưởng Nhà nước

4

10

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

3

11

Bằng khen cấp Bộ, cấp tỉnh

3

12

Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, cấp tỉnh

3

13

Chiến sĩ thi đua cơ sở

2

14

Có tác phẩm được giải báo chí quốc gia hoặc Bằng khen của Hội Nhà báo Việt Nam hoặc Giải thưởng sách Việt Nam hoặc Bằng khen của Hội Xuất bản Việt Nam

2

15

Có tác phẩm được giải hoặc bằng khen của Liên Chi hội nhà báo/xuất bản bộ ngành, địa phương (từ cấp tỉnh trở lên)

1

16

Thời gian giữ chức danh biên tập viên hoặc tương đương từ 12 năm trở lên

1

17

Viên chức tính đến ngày 31-12 của năm xét thăng hạng có tuổi từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên với nữ

2

18

Đã được cử đi công tác ở cơ sở, đi làm phóng viên thường trú hoặc biệt phái dài hạn tại các địa phương trong nước hoặc cơ quan thường trú tại nước ngoài hoặc công tác ở miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn từ 03 năm trở lên

5

 

Tổng điểm cộng

50

Ghi chú: Thành tích khen thưởng tại phần điểm cộng (50 điểm) của viên chức được tính trong thời gian giữ chức danh (ngạch) hiện hưởng; mỗi danh hiệu khen thưởng chỉ được tính cộng điểm 1 lần.



1,2 Theo quy định tại Thông tư số 12/2012/TT-BNV, ngày 18-12-2012 của Bộ Nội vụ quy định về chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.

3 Theo Quy định số 256-QĐ/TW, ngày 16-9-2009 của Ban Bí thư.

4 Áp dụng theo Thông báo số 710-TB/BTCTW ngày 14-7-2015 của Ban Tổ chức Trung ương.

5 Theo quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 về ban hành quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT, ngày 15/02/2012, trước khi bảo vệ luận án có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B2 hoặc bậc 4/6 trở lên theo khung Châu Âu trở lên.

6 Áp dụng theo Thông báo số 710-TB/BTCTW ngày 14-7-2015 của Ban Tổ chức Trung ương.

7 Các tiêu chuẩn này mới quy định, chưa có các tổ chức, đơn vị đào tạo, cấp chứng chỉ, nên được vận dụng.

1 Giảng viên thuộc các Trung tâm của Đảng ủy Khối trực thuộc Trung ương.

2 Theo quy định tại Thông tư số 12/2012/TT-BNV, ngày 18-12-2012 của Bộ Nội vụ quy định về chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.

3 Theo Quy định số 256-QĐ/TW, ngày 16-9-2009 của Ban Bí thư.

4 Áp dụng theo Thông báo số 710-TB/BTCTW ngày 14-7-2015 của Ban Tổ chức Trung ương.

5 Theo quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 về ban hành quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT, ngày 15/02/2012, trước khi bảo vệ luận án có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B2 hoặc bậc 4/6 trở lên theo khung Châu Âu trở lên.

6 Áp dụng theo Thông báo số 710-TB/BTCTW ngày 14-7-2015 của Ban Tổ chức Trung ương.

7 Các tiêu chuẩn này mới quy định, chưa có các tổ chức, đơn vị đào tạo, cấp chứng chỉ, nên được vận dụng.

1 Phóng viên thuộc báo tỉnh, thành phố dự xét thăng hạng I, phải được cơ quan có thẩm quyền xác định có vị trí việc làm trong đơn vị (báo chí, tạp chí, xuất bản..).

2 Theo quy định tại Thông tư số 12/2012/TT-BNV, ngày 18-12-2012 của Bộ Nội vụ quy định về chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.

3 Theo Quy định số 256-QD/TW, ngày 16-9-2009 của Ban Bí thư.

4 Áp dụng theo Thông báo số 710-TB/BTCTW ngày 14-7-2015 của Ban Tổ chức Trung ương.

5 Theo quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 về ban hành quy chế đào tạo hình độ thạc sĩ tiến sĩ và Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT, ngày 15/02/2012, trước khi bảo vệ luận án có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B2 hoặc bậc 4/6 hở lên theo khung Châu Âu trở lên.

6 Áp dụng theo Thông báo số 710-TB/BTCTW ngày 14-7-2015 của Ban Tổ chức Trung ương.

7 Các tiêu chuẩn này mới quy định, chưa có các tổ chức, đơn vị đào tạo, cấp chứng chỉ, nên được vận dụng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1696-QĐ/BTCTW năm 2017 về Quy chế xét thăng hạng viên chức trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội do Ban Tổ chức Trung ương ban hành

  • Số hiệu: 1696-QĐ/BTCTW
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/05/2017
  • Nơi ban hành: Ban Tổ chức Trung ương
  • Người ký: Nguyễn Thanh Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản