THANH TRA CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1692/2005/QĐ-TTCP | Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2005 |
BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP THANH TRA”
TỔNG THANH TRA
Căn cứ Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 55/2005/NĐ-CP ngày 25/4/2005 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Theo đề nghị của Chánh văn phòng Thanh tra Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 991/QĐKT-TTNN ngày 16 tháng 8 năm 1995 của Tổng thanh tra Nhà nước và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày được đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng, Thủ trưởng đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, Chánh thanh tra Bộ, ngành, Chánh thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TỔNG THANH TRA |
XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP THANH TRA”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1692/2005/QĐ-TTCP ngày 14/9/2005 của Tổng Thanh tra Thanh tra Chính phủ)
Điều 1. Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”.
Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Thanh tra" (dưới đây gọi tắt là "Kỷ niệm chương") là hình thức khen thưởng của Tổng Thanh tra tặng cho cá nhân có thành tích đóng góp vào sự nghiệp Thanh tra Việt
Kỷ niệm chương được tặng một lần cho mỗi cá nhân. Không xét tặng những người đã được tặng Huy chương "Vì sự nghiệp Thanh tra" trước đây.
Điều 2. Việc tổ chức xét tặng Kỷ niệm chương.
Thanh tra Chính phủ xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Thanh tra" hàng năm vào dịp kỷ niệm ngày thành lập ngành Thanh tra Việt Nam (23/11) và xét tặng đột xuất đối với các trường hợp đặc biệt.
ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG
Điều 3. Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương.
1. Cán bộ, công chức, viên chức đã và đang công tác trong các cơ quan Thanh tra Nhà nước.
2. Các đồng chí lãnh đạo ở các cơ quan Đảng, Nhà nước:
a) Bộ trưởng, Thứ trưởng và cấp tương đương;
b) Bí thư, Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Cá nhân là người Việt
4. Các trường hợp đặc biệt khác do Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trình Tổng thanh tra quyết định.
5. Những người sau đây không thuộc đối tượng xét tặng:
a) Những người đang trong thời gian chịu kỷ luật từ khiển trách trở lên. Thời gian chịu kỷ luật không được tính liên tục để xét tặng Kỷ niệm chương.
b) Những người là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đã bị buộc thôi việc do vi phạm kỷ luật.
Điều 4. Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương.
1. Đối với những cá nhân quy định tại khoản 1, Điều 3:
a) Có thời gian công tác liên tục từ 10 năm trở lên trong các cơ quan Thanh tra Nhà nước (tính đến ngày 23/11 của năm đề nghị tặng).
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Đối với cá nhân quy định tại khoản 2, Điều 3:
a) Có công lao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào sự nghiệp phát triển của ngành Thanh tra Việt
b) Có thời gian giữ chức vụ từ 5 năm trở lên.
3. Cá nhân có sáng kiến hoặc công trình khoa học có giá trị thiết thực đóng góp cho sự nghiệp phát triển ngành Thanh tra Việt
4. Cá nhân có công lao trong việc xây dựng và củng cố quan hệ hợp tác quốc tế với ngành Thanh tra, đóng góp tích cực cho sự nghiệp Thanh tra Việt
Điều 5. Các trường hợp được ưu tiên xét tặng.
Cán bộ, công chức, viên chức công tác trong hệ thống các cơ quan Thanh tra Nhà nước được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương:
1. Cá nhân là Anh hùng Lao động, Anh hùng lực lượng Vũ trang: được xét tặng ngay sau khi có quyết định phong tặng.
2. Cá nhân được tặng Huân chương Lao động các loại, Danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc: được đề nghị xét tặng sớm hơn 02 năm.
3. Cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Thanh tra: được đề nghị xét tặng sớm hơn 01 năm.
THỦ TỤC XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG
Điều 6. Quy trình xét tặng Kỷ niệm chương
1. Chánh thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập hồ sơ, đề nghị Tổng thanh tra tặng Kỷ niệm chương đối với:
a) Bí thư, Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Cán bộ, công chức, viên chức đã và đang công tác ở Thanh tra tỉnh, thành phố, thanh tra các quận, huyện, sở, ngành.
2. Chánh thanh tra Bộ, ngành có trách nhiệm lập hồ sơ, đề nghị Tổng thanh tra tặng Kỷ niệm chương đối với:
a) Bộ trưởng, thứ trưởng và cấp tương đương.
b) Cán bộ, công chức, viên chức đã và đang công tác ở Thanh tra Bộ, ngành, các tổ chức thanh tra cấp dưới (nếu có).
3. Đối với các Vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ:
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm phối hợp với lãnh đạo các vụ, đơn vị rà soát, lập hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức đã và đang công tác ở Thanh tra Chính phủ có đủ tiêu chuẩn đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thanh tra Chính phủ xem xét.
4. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ đề nghị khen thưởng của các Vụ, đơn vị, Thanh tra bộ, ngành, địa phương trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đề nghị Tổng Thanh tra xem xét, quyết định.
5. Đối với các đối tượng khác: do Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thanh tra Chính phủ xem xét hồ sơ đề nghị của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trình Tổng thanh tra quyết định.
6. Đối với cá nhân là người Việt
7. Đối với các trường hợp đặc biệt, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thanh tra Chính phủ trình Tổng Thanh tra quyết định.
Điều 7. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương.
1. Công văn đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương.
2. Danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương (theo mẫu quy định).
3. Bản chụp các Quyết định khen thưởng có xác nhận của cơ quan quản lý (đối với các trường hợp được ưu tiên xét tặng).
Số lượng hồ sơ trình: mỗi loại 01 bản.
Điều 8. Thời gian nộp hồ sơ đề nghị tặng Kỷ niệm chương.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra Bộ, ngành, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập hồ sơ đề nghị tặng Kỷ niệm chương gửi về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thanh tra Chính phủ trước ngày 01/9 hàng năm.
Điều 9. Chánh Thanh tra Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình triển khai, thực hiện nếu có vướng mắc, Thủ trưởng cơ quan đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thanh tra Chính phủ trình Tổng Thanh tra xem xét, quyết định./.
ĐỀ NGHỊ TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ SỰ NGHIỆP THANH TRA
(Kèm theo Công văn số………)
Số | Họ và tên | Chức vụ, đơn vị công tác | Thời gian công tác trong ngành Thanh tra | Quê quán | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Cột 4: Thời gian công tác trong ngành: ghi rõ từ tháng, năm đến tháng, năm (ví dụ: từ tháng 10/1995 đến nay hoặc từ tháng 10/1990 đến tháng 10/2000). Trường hợp đối tượng được đề nghị xét tặng không là cán bộ, công chức trong ngành Thanh tra thì không phải kê khai thời gian công tác trong ngành Thanh tra.
- Cột 5: Mục quê quán ghi rõ đơn vị quận, huyện và tỉnh, thành phố.
| Thủ trưởng cơ quan, đơn vị (Ký tên, đóng dấu) |
Quyết định 1692/2005/QĐ-TTCP về việc ban hành Quy chế xét tặng kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Thanh tra" do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1692/2005/QĐ-TTCP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/09/2005
- Nơi ban hành: Thanh tra Chính phủ
- Người ký: Quách Lê Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 38 đến số 39
- Ngày hiệu lực: 10/10/2005
- Ngày hết hiệu lực: 03/07/2011
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực