Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1689/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 15 tháng 9 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, TƯ PHÁP, DÂN TỘC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số ngày 07 tháng 08 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Tiếp theo Quyết định số 55/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của UBND về việc ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2021;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nóng nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2001/TTr-SNN ngày 31/8/2021; Giám đốc Sở Tư pháp Tờ trình số 1118/TTr-STP ngày 01/09/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 06 thủ tục hành chính lĩnh vực Tư pháp, 01 thủ tục hành chính lĩnh vực Dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên (có Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tư pháp, Ban dân tộc tỉnh dự thảo văn bản thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính sau khi được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc thông qua.

Điều 3. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm đôn đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tư pháp, Ban dân tộc tỉnh thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Sở Tư pháp; Trưởng Ban dân tộc tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Bộ Tư pháp;
- Ủy ban Dân tộc;
- Cục Kiểm soát TTHC -Văn phòng Chính phủ;
- Như Điều 5;
- Lưu: VT, KSTT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lò Văn Tiến

 

PHỤ LỤC

PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT, TƯ PHÁP, DÂN TỘC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1689/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)

A. TTHC kiến nghị sửa đổi, bổ sung đối với những TTHC không thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh

I. Nhóm TTHC, quy định có liên quan về lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết đề nghị: Giảm thời hạn giải quyết TTHC từ 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, xuống còn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Lý do: Quy định thời hạn giải quyết 13 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ là chưa hợp lý, mất nhiều thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân.

2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón.

3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Giảm bớt thời gian chờ đợi giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

- Tăng cường trách nhiệm đối với cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.

II. Nhóm TTHC, quy định có liên quan về lĩnh vực Tư pháp

1. Thủ tục Đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại

a) Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết đề nghị: Giảm thời hạn giải quyết TTHC từ 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xuống còn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Lý do: Quy định thời hạn giải quyết 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ là chưa hợp lý, mất nhiều thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân.

b) Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi khoản 1 Điều 8 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Giảm bớt thời gian chờ đợi giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

- Tăng cường trách nhiệm đối với cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.

2. Thủ tục Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại

a) Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: đề nghị giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính từ 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, xuống còn 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Lý do: Quy định thời hạn giải quyết thủ tục hành chính 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ là chưa hợp lý, mất nhiều thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân.

b) Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 15 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

c) Lợi ích của phương án đơn giản hỏa

- Giảm bớt thời gian chờ đợi giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

- Tăng cường trách nhiệm đối với cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.

3. Thủ tục Thay đổi tên gọi, Trưởng chi nhánh trong Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam

a) Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: đề nghị giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính từ 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, xuống còn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Lý do: Quy định thời hạn giải quyết thủ tục hành chính 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ là chưa hợp lý, mất nhiều thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân.

b) Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 38 Nghị định số 22/2017/NĐ -CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.

c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Giảm bớt thời gian chờ đợi giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

- Tăng cường trách nhiệm đối với cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.

4. Thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch; xác định lại dân tộc

a) Nội dung đơn giản hóa

- Về thành phần hồ sơ: Quy định cụ thể các giấy tờ hợp pháp cá nhân cần nộp trong thành phần hồ sơ TTHC “Giấy tờ liên quan đến việc thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc”.

- Lý do: Việc không quy định cụ thể các Giấy tờ liên quan đến việc thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc sẽ gây khó khăn cho cá nhân khi thực hiện TTHC.

b) Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 28 Luật Hộ tịch năm 2014.

c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Quy định cụ thể các thành phần hồ sơ TTHC rõ ràng giúp người dân và người thi hành công vụ thực hiện TTHC thuận tiện, hiệu quả.

III. Nhóm TTHC, quy định có liên quan về lĩnh vực Dân tộc

Thủ tục Công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

a) Nội dung đơn giản hóa

- Về trình tự thực hiện: Rút ngắn trình tự thực hiện TTHC cụ thể: lồng ghép hội nghị dân cư thôn với hội nghị liên tịch thôn

- Lý do: Vì trong hội nghị thôn cũng đầy đủ thành phần dự là đại diện chi ủy thôn, chính quyền đoàn thể; trong khi bàn bạc thống nhất có sự chứng kiến của nhân dân trong thôn, đảm bảo khách quan, công bằng.

b) Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Giảm bớt cuộc họp và biên bản họp tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC

B. TTHC kiến nghị sửa đổi, bổ sung đối với những TTHC thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

a) Nội dung đơn giản hóa

- Về phí, lệ phí: Giảm lệ phí thực hiện TTHC đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài từ 1.500.000 đồng/lần xuống còn 1.200.000 đồng/lần

- Lý do: Việc thu lệ phí 1.500.000 đồng/lần thực hiện TTHC là cao, chưa tạo điều kiện cho cá nhân khi có nhu cầu đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.

b) Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa quy định lệ phí đăng ký kết hôn mới tại mục 3.1.2 Đăng ký hộ tịch tại UBND cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 20/2020/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Quy định giảm Lệ phí của TTHC tạo điều kiện cho cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.

2. Thủ tục đăng ký lại kết hôn có yếu tố nước ngoài

a) Nội dung đơn giản hóa

- Về phí, lệ phí: Giậm lệ phí thực hiện TTHC đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài từ 1.500.000 đồng/lần xuống còn 1.200.000 đồng/lần

- Lý do: Việc thu lệ phí 1.500.000 đồng/lần thực hiện TTHC là cao, chưa tạo điều kiện cho cá nhân khi có nhu cầu đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.

b) Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa quy định lệ phí đăng ký kết hôn mới tại mục 3.1.2 Đăng ký hộ tịch tại UBND cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 20/2020/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Quy định giảm Lệ phí của TTHC tạo điều kiện cho cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1689/QĐ-UBND năm 2021 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp, Dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên

  • Số hiệu: 1689/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/09/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
  • Người ký: Lò Văn Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/09/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản