UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1688/2006/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 15 tháng 8 năm 2006 |
Căn cứ Luật HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Theo Công văn số 596/TP-VB ngày 12/5/2006 của Sở Tư pháp Thái Nguyên v/v thẩm định văn bản và đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 712/TTr-SXD ngày 03 tháng 8 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc phân công, phân cấp thực hiện quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2006 và thay thế các quy định trước đây về phân công, phân cấp thực hiện quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thuộc tỉnh Thái Nguyên và các đơn vị hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP THỰC HIỆN QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1688/2006/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Tổng hợp nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn toàn tỉnh, cân đối trình Uỷ ban nhân dân tỉnh để giao kế hoạch hàng năm (bao gồm kế hoạch thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch chuẩn bị đầu tư);
2. Đầu mối tổ chức thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình, thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu các dự án thuộc nguồn vốn Nhà nước thuộc thẩm quyền Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định;
3. Chủ trì phối hợp với các Sở: Xây dựng, Tài chính và các ngành có liên quan để hướng dẫn và tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách về đầu tư, chính sách về đấu thầu trên địa bàn;
4. Đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng, tổng hợp báo cáo giám sát đánh giá đầu tư theo quy định.
1. Tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch:
a) Đồ án quy hoạch xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh;
b) Quy hoạch chung xây dựng đô thị loại 3 và đô thị mới có dân số tương đương với đô thị loại 3, các khu chức năng ngoài đô thị có quy mô trên 500 ha (khu du lịch, bảo tồn di sản, khu di tích, khu công nghiệp địa phương);
c) Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/ 2000 các khu chức năng của các đô thị, loại 1, loại 2 và loại 3, Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ1/2000 và tỉ lệ 1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch chi tiết liên quan tới địa giới hành chính 2 huyện trở lên, các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu du lịch, bảo tồn di sản, khu di tích, khu công nghiệp) có quy mô nhỏ hơn 500 ha, các khu chức năng thuộc khu công nghệ cao, khu kinh tế có chức năng đặc 2.Tổ chức lập quy hoạch xây dựng:
a) Các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh;
b) Lập quy hoạch chung xây dựng đô thị loại 3 và đô thị mới có dân số tương đương với đô thị loại 3, các khu chức năng ngoài đô thị có quy mô trên 500 ha (khu du lịch, bảo tồn di sản, khu di tích, khu công nghiệp);
c) Lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ1/2000 các khu chức năng của các đô thị, loại 1, loại 2 và loại 3; Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ1/2000 và tỉ lệ 1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính 2 huyện trở lên, các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu du lịch, bảo tồn di sản, khu di tích, khu công nghiệp) có quy mô nhỏ hơn 500 ha, các khu chức năng thuộc khu công nghệ cao, khu kinh tế có chức năng đặc biệt; các khu chức năng thuộc đô thị mới. Phối hợp với các tỉnh liên quan tổ chức lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 đối với các khu chức năng trong đô thị mới liên tỉnh có phạm vi lập quy hoạch chi tiết xây dựng thuộc địa giới hành chính 2 tỉnh trở lên;
d) Hướng dẫn các Chủ đầu tư lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của các dự án đầu tư xây dựng tập trung; quy hoạch chi tiết các khu dân cư, khu tái định cư của các dự án do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, các dự án đầu tư nước ngoài.
3. Thẩm định nhiệm vụ, đồ án và trình phê duyệt quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh gồm:
a) Quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại 3, loại 4, loại 5 và các đô thị mới có quy mô dân số tương đương đô thị loại 3, loại 4, loại 5; vùng tỉnh, vùng huyện và vùng liên huyện, các vùng khác trong phạm vi địa giới hành chính tỉnh; quy hoạch chung các đô thị trong tỉnh (trừ đô thị loại 2 trở lên) các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu du lịch, bảo tồn di sản, khu di tích, khu công nghiệp) có qui mô trên 500 ha;
b) Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị gồm:
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, 1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính từ 2 huyện trở lên; các khu chức năng ngoài đô thị (khu du lịch, khu di sản, bảo tồn di tích, công nghiệp địa phương) có quy mô dưới 500 ha; các khu chức năng thuộc khu công nghệ cao, khu kinh tế có chức năng đặc biệt; các khu chức năng thuộc đô thị mới; các khu chức năng thuộc đô thị mới liên tỉnh có phạm vi lập quy hoạch chi tiết xây dựng thuộc địa giới hành chính của tỉnh Thái Nguyên.
4. Thẩm định để Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng tập trung, thoả thuận về kiến trúc quy hoạch đối với quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư, khu tái định cư của các dự án do Quốc hội thông qua và các dự án đầu tư nước ngoài nếu địa điểm quy hoạch thuộc đô thị mà ở đó chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 được duyệt.
5. Tham gia với Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và Uỷ ban nhân dân các huyện tổ chức công bố các đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt theo quy định.
6. Lập hồ sơ phân loại và nâng cấp đô thị để Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chuẩn bị hồ sơ quy hoạch để Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Bộ xây dựng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có kết quả thẩm định của Bộ Xây dựng.
7. Cung cấp các thông tin về Quy hoạch trong phạm vi quản lý bao gồm:
Địa điểm xây dựng, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây dựng, chứng chỉ quy hoạch xây dựng và các thông tin khác có liên quan đến quy hoạch.
8. Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm B, C và Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước có tổng mức đầu tư từ 500 triệu đồng trở lên của các Bộ, Ngành, địa phương, các thành phần kinh tế khác xây dựng trên địa bàn Tỉnh bao gồm: Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng; các dự án công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu du lịch, khu di sản, bảo tồn di tích, cụm công nghiệp địa phương, các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phân công.
9. Là cơ quan đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tổng hợp báo cáo định kỳ về tình hình chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn gửi Bộ Xây dựng:
- Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình chuyên ngành dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn;
- Tổ chức kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
10. Hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng, chủ trì xây dựng và hướng dẫn, quản lý kiểm tra việc thực hiện các bộ Đơn giá xây dựng cơ bản của tỉnh:
Chủ trì cùng Sở Tài chính tính toán, thông báo giá vật liệu đến hiện trường xây lắp hàng quý đối với từng khu vực và giá của các công trình đặc thù theo đề nghị của chủ đầu tư trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước.
11. Tổ chức cấp giấy phép xây dựng cho các công trình xây dựng.
12. Tham gia ý kiến để thẩm định các dự án đầu tư xây dựng theo đề nghị của Sở Kế hoạch & Đầu tư. Tham gia ý kiến để thẩm định thiết kế cơ sở theo đề nghị của các Sở có xây dựng chuyên ngành và tham gia thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư.
13. Là đầu mối tổng hợp ý kiến của các Sở, Ban, Ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và cơ sở về các định mức kinh tế- kỹ thuật, các chế độ chính sách về xây dựng chưa được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc đã được ban hành nhưng vướng mắc trong thực hiện để hướng dẫn hoặc báo cáo xin ý kiến Bộ Xây dựng để có cơ sở triển khai thực hiện thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh.
14. Tham gia thẩm định dự toán bồi thường giải phóng mặt bằng thuộc các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.
1. Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính đầu tư xây dựng; nghiên cứu soạn thảo hướng dẫn việc thực hiện chính sách chế độ quản lý vốn đầu tư xây dựng trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành.
2. Phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư trong việc phân bổ kế họach vốn đầu tư xây dựng, vốn lập quy hoạch xây dựng, chuyển vốn sang Kho bạc Nhà nước để Kho bạc Nhà nước kiểm soát, thanh toán cho các chủ đầu tư theo kế hoạch; thẩm định dự toán kinh phí ban quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng công trình do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư.
3. Thống nhất quản lý các nguồn vốn vay, vốn viện trợ và các quỹ của tỉnh dành cho đầu tư xây dựng.
4. Thanh tra, kiểm tra tài chính đối với các tổ chức, cá nhân có sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng của Nhà nước, hướng dẫn kiểm tra việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn Nhà nước trên địa bàn.
5. Hướng dẫn, kiểm tra việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng các dự án do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã, xã, phường, thị trấn quyết định đầu tư.
6. Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc chủ đầu tư thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng, vốn lập quy hoạch xây dựng đối với những dự án hoàn thành đưa vào sử dụng.
7. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định để thu hút và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ cho đầu tư xây dựng đạt hiệu quả cao.
8. Chủ trì thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư các dự án do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư; tham gia thẩm định các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng khi được UBND tỉnh phân công.
9. Tham gia thẩm định dự án đầu tư xây dựng theo đề nghị của Sở Kế hoạch & Đầu tư và tham gia thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng.
10. Phối hợp với Sở Xây dựng tính toán và thông báo giá vật liệu đến hiện trường xây lắp hàng quý đối với từng khu vực và giá của các công trình đặc thù theo đề nghị của chủ đầu tư và quy định hiện hành của Nhà nước.
11. Tham gia thẩm định dự toán bồi thường giải phóng mặt bằng thuộc các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.
12. Thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán phát triển kinh tế - xã hội, đo đạc bản đồ địa chính, phát triển khoa học công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
1. Tham gia ý kiến đối với các dự án quy hoạch xây dựng đô thị và điểm dân cư nông thôn, quy hoạch khu công nghiệp địa phương có điểm đấu nối với các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ hoặc theo đề nghị của Sở Xây dựng và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã.
2. Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nhóm B, C và báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước có tổng mức đầu tư từ 500 triệu đồng trở lên của các Bộ, Ngành, địa phương, các thành phần kinh tế khác xây dựng trên địa bàn tỉnh; tham gia thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông theo đề nghị của Sở Kế hoạch & Đầu tư, tham gia thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình theo đề nghị của Sở Xây dựng và các sở xây dựng chuyên ngành.
3. Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành giao thông trên địa bàn tỉnh và báo cáo định kỳ 6 tháng về chất lượng công trình chuyên ngành gửi Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.
Điều 5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tham gia thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, đê điều theo đề nghị của Sở Kế hoạch & Đầu tư, các dự án quy hoạch xây dựng đô thị và điểm dân cư nông thôn, quy họach khu công nghiệp địa phương theo đề nghị của Sở Xây dựng và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; tham gia thẩm định thiết kế cơ sở theo đề nghị của Sở Xây dựng và các sở có xây dựng chuyên ngành.
2. Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm B, C và báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước có tổng múc đầu tư từ 500 triệu đồng trở lên của các Bộ, Ngành, địa phương, các thành phần kinh tế khác xây dựng trên địa bàn tỉnh thuộc dự án công trình thuỷ lợi, đê điều, nông, lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và các công trình do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phân công thẩm định.
3. Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành thuỷ lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh và báo cáo định kỳ 6 tháng về chất lượng công trình chuyên ngành gửi Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.
1. Tham gia thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, nhà máy điện, đường dây tải diện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành khác theo đề nghị của Sở Kế hoạch & Đầu tư, các dự án quy hoạch xây dựng đô thị và điểm dân cư nông thôn, quy họach khu công nghiệp địa phương theo đề nghị của Sở Xây dựng và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; tham gia thẩm định thiết kế cơ sở theo đề nghị của Sở Xây dựng và các sở có xây dựng chuyên ngành.
2. Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm B, C và báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước có tổng múc đầu tư từ 500 triệu đồng trở lên của các Bộ, Ngành, địa phương, các thành phần kinh tế khác xây dựng trên địa bàn tỉnh thuộc dự án công trình hầm mỏ, nhà máy điện, đường dây tải diện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành: khai thác than, khai thác quặng, khai thác dầu khí, hoá chất, hoá dầu, luyện kim, cơ khí, điện tử, chế biến nông sản thực phẩm, đường ống dẫn khí, dẫn dầu và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
3. Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng hầm mỏ, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành khác trên địa bàn Tỉnh và báo cáo định kỳ 6 tháng về chất lượng công trình chuyên ngành gửi Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.
1. Tham mưu cho cấp uỷ chính quyền địa phương trong công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, tham gia ư kiến với các cơ quan chức năng của địa phương trong việc hoạch định chính sách đầu tư, các chương trình dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn chương trình mục tiêu, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với Kho bạc Nhà nước các huyện trực thuộc; cơ chế, chế độ về kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư, xây dựng, vốn chương trình mục tiêu, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
3. Hướng dẫn chủ đầu tư về thủ tục quy trình kiểm soát thanh toán vốn, đôn đốc chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán và quyết toán vốn đầu tư khi dự án xây dựng hoàn thành theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Trực tiếp thực hiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn các Chương trình mục tiêu.
5. Lập kế hoạch nhu cầu thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh gửi Sở Tài chính; thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho Kho bạc Nhà nước các huyện trực thuộc theo phân cấp hoặc uỷ quyền kiểm soát thanh toán.
6. Chuyển mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn các Chương trình mục tiêu thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh về Kho bạc Nhà nước các huyện trực thuộc theo phân cấp hoặc uỷ quyền kiểm soát thanh toán.
7. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về tình hình thanh toán vốn đầu xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng, vốn các Chương trình mục tiêu thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước các cấp.
8. Thực hiện lập báo cáo quyết toán tình hình nhận và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng, vốn các Chương trình mục tiêu thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh do Kho bạc Nhà nước nhận, kiểm soát, thanh toán trực tiếp theo niên độ ngân sách Nhà nước hàng năm.
Điều 8: Các tổ chức tín dụng đầu tư
1. Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và có văn bản trả lời chủ đầu tư. Nếu được vay thì chủ đầu tư hoàn tất thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng.
2. Tổ chức cho vay vốn, theo dõi và kiểm tra thực hiện đầu tư theo quyết định đầu tư và thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng.
3. Kiểm tra đối chiếu xác nhận vốn đầu tư đã cấp cho vay và thanh toán đối với các dự án đồng thời có nhận xét, đánh giá, kiến nghị với cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư về quá trình đầu tư của các dự án.
Điều 9. Các Sở, Ban, Ngành thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh
Có trách nhiệm góp ý kiến khi được Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Xây dựng và các Sở có xây dựng chuyên ngành hoặc chủ đầu tư xin ý kiến về các vấn đề có liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
PHÂN CẤP THỰC HIỆN QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 10. Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện (gọi chung là huyện)
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định có trách nhiệm quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng và đầu tư xây dựng đối với tất cả các xã, phường, thị trấn, các tổ chức cá nhân thực hiện dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.
2. Báo cáo định kỳ 6 tháng về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.
3. Lập kế hoạch vốn ngân sách hàng năm đối với công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng trong địa giới hành chính thuộc quyền quản lý.
4. Tổ chức lập và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt về nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch chung, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại 3, loại 4, loại 5.
5. Tổ chức lập và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/ 2000, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu chức năng của đô thị loại 4, loại 5 (trừ các quy hoạch chi tiết xây dựng được quy định tại điểm 3, Điều 2 của quy định này); quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý. Trước khi phê duyệt: nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị nói trên, Uỷ ban nhân dân các huyện phải thống nhất về chuyên môn với Sở Xây dựng.
6. Tổ chức công bố quy hoạch xây dựng vùng (trong vùng có địa giới hành chính của huyện) thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồ án quy hoạch chung, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
7. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng trên địa bàn.
8. Thẩm quyền quyết định đầu tư: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện và thị xã Sông Công quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình trong phạm vi ngân sách của địa phương (bao gồm cả các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên) có mức vốn đầu tư dưới 02 tỷ đồng.
9. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Nguyên quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình trong phạm vi ngân sách của địa phương (bao gồm cả các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên) có mức vốn đầu tư dưới 03 tỷ đồng.
10. Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình được phân cấp quyết định đầu tư.
11. Thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình do Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn trong huyện quyết định đầu tư và các công trình xây dựng Uỷ ban nhân dân huyện không quyết định đầu tư nhưng cấp giấy phép xây dựng và báo cáo về Sở Xây dựng theo định kỳ 6 tháng, 1 năm về công tác quản lý chất lượng xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn do mình quản lý.
12. Cấp giấy phép xây dựng:
a/ Cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc diện phải xin cấp giấy phép xây dựng thuộc địa giới hành chính do Huyện quản lý trừ các công trình quy định tại điểm 6 của Điều 11 và Điều 13 của quy định này.
b/ Cấp giấy phép xây dựng tạm cho các công trình ở những vùng đã có quy hoạch chi tiết nhưng chưa thực hiện xây dựng theo quy hoạch (giấy phép có thời hạn theo thời hạn thực hiện qui hoạch); công trình xây dựng tạm với qui mô 1 tầng - diện tích sàn nhỏ hơn 200 m2 với kết cấu không kiên cố. Ở các khu chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt, các khu dân cư hiện có, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã phải lập bản đồ định hướng qui hoạch tỉ lệ 1/1000-1/2000 trong đó có xác định lộ giới đường, cao độ cốt ± 0,00, quy định chiều cao tầng để thống nhất với Sở Xây dựng về kiến trúc quy hoạch cho toàn khu vực, phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt để căn cứ vào đó cấp giấy phép xây dựng. Các công trình xây dựng ở các khu dân cư thuộc các trục đường Quốc lộ, tỉnh lộ phải tuân thủ quy định của Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 5 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Điều 11. Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
1. Tổ chức công bố quy hoạch xây dựng vùng (trong vùng có địa giới hành chính của xã) thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được phê duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý;
Tổ chức thực hiện cắm mốc giới xây dựng và bảo vệ mốc giới ngoài thực địa đối với các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
2. Tổ chức lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý và trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
3. Quyết định đầu tư các dự án xây dựng công trình trong phạm vi ngân sách xã, phường, thị trấn (bao gồm cả các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên) có mức vốn dưới 500 triệu đồng, sau khi tổ chức thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng và thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp.
4. Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình các dự án được phân cấp quyết định đầu tư.
5. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình, đồng thời chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả đầu tư đối với các dự án được phân cấp quyết định đầu tư.
6. Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn trên địa bàn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt theo quy định của Uỷ ban nhân dân huyện.
7. Kiểm tra việc xây dựng các công trình xây dựng của các tổ chức, cá nhân xây dựng trên địa bàn, nếu chủ đầu tư không có giấy phép xây dựng thì đình chỉ và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng để giải quyết.
Điều 12. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã và Ban Tài chính các xã, phường, thị trấn
1. Phòng Quản lý đô thị (đối với thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công); các phòng Kế hoạch và Đầu tư (đối với các huyện): Là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương.
a) Thẩm định các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân huyện gồm: Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và 1/500 các khu chức năng thuộc đô thị loại 2 (đối với thành phố Thái Nguyên), loại 4 (đối với thị xã Sông Công) và loại 5 (đối với các huyện); quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung (trừ quy hoạch chi tiết xây dựng được quy định tại ý b, c điểm 4 của Điều 2 của Quy định này); quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn. Trước khi trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phải lấy ý kiến thống nhất của sở Xây dựng;
b) Tham gia thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình theo đề nghị của phòng Kế hoạch và Đầu tư, sự phân công của Uỷ ban nhân dân huyện thành phố, thị xã;
c) Thẩm định hồ sơ xin cấp phép xây dựng của chủ đầu tư các công trình thuộc diện phải xin cấp giấy phép xây dựng do Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã cấp;
d) Tham gia quản lý chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp và phân công của Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã;
đ) Tham gia thẩm tra quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân huyện thành phố, thị xã.
2. Phòng Kế hoạch và Đầu tư
a) Làm đầu mối thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã quyết định đầu tư;
b) Tổ chức thẩm tra hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng các dự án do chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã quyết định đầu tư và các công trình sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng do Sở Tài chính cấp uỷ quyền qua các phòng Tài chính;
c) Hướng dẫn các Ban Tài chính xã, phường, thị trấn tham gia thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định đầu tư; tổ chức thẩm tra hồ sơ dự án xây dựng, hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình do nhân dân đóng góp theo quy định của Nghị định số 24/1999/NĐ- CP ngày 16/ 04/1999 của Chính phủ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định đầu tư.
UỶ QUYỀN THỰC HIỆN QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 13. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng các loại công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Cấp giấy phép xây dựng các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, (không phân biệt nguồn vốn) cấp II, cấp III và cấp IV (các công trình thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, của các doanh nghiệp);
2. Công trình Tôn giáo; Công trình di tích lịch sử - văn hoá, công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng;
3. Cấp giấy phép xây dựng các công trình nhà ở riêng lẻ của nhân dân trên các trục phố chính thuộc các đô thị trong tỉnh như sau:
a) Tại thành phố Thái Nguyên gồm: Đường Hùng Vương, Đường Cách Mạng Tháng 8, Đường Bắc Nam, Đường Thống Nhất, Đường Bắc Cạn, Đường Dương Tự Minh, Đường Việt Bắc, Đường Hoàng Văn Thụ, Đường Quang Trung, Đường Lương Ngọc Quyến, Đường Phan Đình Phùng, Đường Minh Cầu, Đường Phủ Liễn, Đường Nam Đại học Thái Nguyên, Đường 3/2, Đường 30/4; Đường Lưu Nhân Chú, Đường Vó Ngựa;
b) Tại thị xã Sông Công và các đô thị thuộc huyện gồm: Các công trình nhà ở riêng lẻ xây dựng trên địa bàn có chiều cao từ 7 tầng trở lên.
Điều 14. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc Sở Tài chính:
1. Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các công trình sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng được giao kế hoạch tài chính hàng năm mà không phải lập dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật; các dự án đầu tư xây dựng có tổng mức đầu tư dưới 3 tỉ đồng;
2. Thẩm tra và phê duyệt chi phí khác của tổng dự toán, phê duyệt quyết toán chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc các nguồn vốn do tỉnh quản lý.
Điều15. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã:
Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, quyết toán vốn đầu tư hoàn thành đối với các công trình sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ghi kế hoạch và Sở Tài chính cấp uỷ quyền qua các phòng tài chính- kế hoạch.
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 16. Thanh tra, Kiểm tra các hoạt động đầu tư xây dựng
1. Tất cả các hoạt động đầu tư xây dựng tại địa phương thuộc mọi tổ chức, cá nhân đều phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng Nhà nước theo từng lĩnh vực quản lý.
2. Giao Sở Xây dựng cùng với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn toàn tỉnh.
Các tổ chức và cá nhân vi phạm quy định về đầu tư xây dựng công trình thì tuỳ theo mức độ vi phạm đều phải xử lý theo pháp luật hiện hành.
1. Giao cho Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì với sự tham gia của các ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện bản quy định này trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Giao cho Giám đốc Sở Tài chính chủ trì cùng Giám đốc Sở Xây dựng hướng dẫn việc sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức và cá nhân phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết.
- 1Quyết định 2368/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về công tác quản lý dự án đầu tư và xây dựng sử dụng vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2Quyết định 06/2018/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh
- 3Quyết định 08/2018/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hà Tĩnh
- 4Quyết định 14/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về phân cấp quản lý và thực hiện dự án đầu tư công, dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Tây Ninh kèm theo Quyết định 48/2016/QĐ-UBND
- 1Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 2Nghị định 24/1999/NĐ-CP về Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật xây dựng 2003
- 5Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 6Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 7Quyết định 06/2018/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh
- 8Quyết định 08/2018/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hà Tĩnh
- 9Quyết định 14/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về phân cấp quản lý và thực hiện dự án đầu tư công, dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Tây Ninh kèm theo Quyết định 48/2016/QĐ-UBND
Quyết định 1688/2006/QĐ-UBND quy định việc phân công, phân cấp thực hiện quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Số hiệu: 1688/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/08/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Nguyễn Văn Kim
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/09/2006
- Ngày hết hiệu lực: 08/11/2007
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực