Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1683/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 14 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020.

Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

Căn cứ Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

Căn cứ Thông tư số 09/2021/TT-BXD ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

Căn cứ Kết luận số 406-KL/TU ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 2665/TTr-SXD ngày 13 tháng 9 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 (có Đề án kèm theo) với những nội dung sau:

1. Quan điểm

- Phát triển nhà ở xã hội để phục vụ cho các nhóm đối tượng được thụ hưởng theo quy định của pháp luật, đặc biệt là công nhân làm việc trong các khu công nghiệp (sau đây viết tắt là KCN), cụm công nghiệp (sau đây viết tắt là CCN); coi đây là nhiệm vụ cấp bách để giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là giải pháp quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện, vững chắc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

- Phát triển nhà ở xã hội phải phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và nhu cầu thực tế; đáp ứng các điều kiện về dịch vụ, tiện ích xã hội cho các đối tượng được thụ hưởng có cuộc sống ổn định, an toàn xã hội, môi trường bền vững, thích ứng với khả năng biến đổi khí hậu, tiết kiệm tài nguyên đất đai.

- Khuyến khích xã hội hóa đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; ưu tiên, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, CCN và các doanh nghiệp sản xuất trong KCN, CCN đầu tư nhà ở xã hội cho công nhân thuê.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung: Phát triển nhà ở xã hội đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; có chất lượng môi trường sống tốt, bảo đảm sáng - xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường; đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước - doanh nghiệp - người lao động. Từng bước cải thiện, nâng cao đời sống, đảm bảo nhu cầu an sinh xã hội, thiết chế văn hóa tại các khu nhà ở xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2025: Giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội cho khoảng 44.000 người thuộc các nhóm đối tượng thụ hưởng (chiếm khoảng 44% so với tổng nhu cầu về nhà ở cho các nhóm đối tượng). Trong đó: Có khoảng 40.000 người thuộc nhóm đối tượng công nhân và 4.000 người thuộc các nhóm còn lại.

- Định hướng đến năm 2030: Giải quyết nhu cầu ở xã hội cho khoảng 133.000 người thuộc các nhóm đối tượng thụ hưởng (chiếm khoảng 85% so với tổng nhu cầu). Trong đó, có 123.000 người thuộc nhóm đối tượng công nhân và 10.000 người thuộc các nhóm còn lại.

3. Nhu cầu diện tích đất nhà ở xã hội

a) Giai đoạn 2021 - 2025: Tổng nhu cầu diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 là 55,59 ha. Cụ thể như sau: Đồng Xoài 2,67 ha; Chơn Thành 16,07 ha; Đồng Phú 14,11 ha; Hớn Quản 5,52 ha; Phú Riềng 1,83 ha, Bù Đăng 0,55 ha; Bù Gia Mập 0,97 ha; Bình Long 2,02 ha; Bù Đốp 0,70 ha; Lộc Ninh 9,41 ha; Phước Long 1,75 ha.

b) Định hướng đến năm 2030: Tổng nhu cầu diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh định hướng đến năm 2030 là khoảng 173 ha. Cụ thể như sau: Đồng Xoài 5,09 ha; Chơn Thành 37,87 ha; Đồng Phú 55,87 ha; Hớn Quản 17,37 ha; Phú Riềng 11,03 ha, Bù Đăng 7,28 ha; Bù Gia Mập 3,14 ha; Bình Long 11,51 ha; Bù Đốp 2,77 ha; Lộc Ninh 18,12 ha; Phước Long 3,15 ha.

Điều 2. Nhiệm vụ và giải pháp

1. Làm tốt công tác quy hoạch nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở xã hội cho công nhân.

- Quy hoạch khoảng 173 ha diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội; ưu tiên phát triển nhà ở xã hội ở những nơi có quy hoạch nhiều KCN, CCN, khu kinh tế như: Chơn Thành, Đồng Phú, Hớn Quản, Phú Riềng, Lộc Ninh, Bình Long.

- Gắn quy hoạch các KCN mới với các dự án nhà ở xã hội; bảo đảm việc thành lập và xây dựng mới các KCN phải đảm bảo quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, thiết chế công đoàn theo quy định, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ công nhân, người lao động làm việc trong khu công nghiệp; khuyến khích chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp trực tiếp đầu tư nhà ở xã hội gắn với khu công nghiệp.

- Đối với các KCN trên địa bàn tỉnh chưa có bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân, Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây viết tắt là UBND tỉnh) chỉ đạo các đơn vị liên quan lập quy hoạch, bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp.

2. Rà soát, hoàn thiện và triển khai có hiệu quả các chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở xã hội cho thuê. Tăng cường công tác xúc tiến, mời gọi thu hút đầu tư lĩnh vực nhà ở xã hội; khuyến khích các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp tham gia đầu tư nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

3. Bố trí quỹ đất phù hợp để đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội ở các khu, cụm công nghiệp.

- Bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa có bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân.

- Phát triển các dự án nhà ở xã hội độc lập để bán, cho thuê, cho thuê mua phục vụ cho nhóm đối tượng công nhân, người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; ưu tiên phát triển các dự án nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê để ở.

- Đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị đã bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật cần đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo đúng tiến độ đề ra, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết và tính chất dự án được duyệt. Trường hợp nhà đầu tư không thực hiện việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, thì sẽ thu hồi phần đất xây dựng nhà ở xã hội để kêu gọi nhà đầu tư khác thực hiện.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng

- Là cơ quan đầu mối chủ trì phối hợp với các ngành giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Thường xuyên hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các trình tự thủ tục pháp lý có liên quan đến việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Đề án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, đôn đốc và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện theo thẩm quyền và báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định đối với trường hợp vượt thẩm quyền.

- Đối với quỹ đất nhà ở xã hội thuộc các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị có nhà ở: Thường xuyên đôn đốc, yêu cầu nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng nhà ở xã hội.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng xác định quỹ đất phát triển nhà ở xã hội giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và những giai đoạn tiếp theo.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tổng hợp, lập kế hoạch về vốn, cân đối nguồn vốn để ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở xã hội hàng năm, trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo.

4. Sở Tài chính

- Phối hợp Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí lập quy hoạch dự án theo quy định của Luật đầu tư công năm 2019, Luật quy hoạch năm 2017 và các chi phí khác thuộc Đề án theo quy định pháp luật hiện hành (nếu có).

- Phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan thẩm định giá bán, thuê mua, thuê nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trên phạm vi địa bàn toàn tỉnh.

5. Ban Quản lý khu kinh tế

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và chủ đầu tư KCN, khu kinh tế rà soát quy hoạch, đề xuất bổ sung quỹ đất phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhà ở cho công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan đánh giá, xác định nhu cầu về nhà ở của công nhân làm việc trong các KCN, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh để có cơ sở lập và triển khai các dự án phát triển nhà ở dành cho công nhân khu vực này.

- Khi tiến hành lựa chọn chủ đầu tư dự án kinh doanh các KCN, phải gắn trách nhiệm đầu tư nhà ở công nhân với việc đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

6. Cục Thuế tỉnh: Hướng dẫn, triển khai chính sách ưu đãi về thuế; hướng dẫn thủ tục hồ sơ, quyết định miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; kịp thời giải quyết ưu đãi về thuê theo quy định.

7. Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Bình Phước

- Phối hợp với Sở Xây dựng để tổng hợp nhu cầu vay vốn đối với các đối tượng theo Khoản 1 Điều 15 Chương III Nghị định số 100/2015/NĐ-CP để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và các đối tượng Khoản 1 Điều 16 Chương III Nghị định số 100/2015/NĐ-CP để mua, thuê mua nhà ở xã hội báo cáo UBND tỉnh gửi NHCSXH Trung ương tổng hợp, bố trí vốn.

- Hướng dẫn về đối tượng, điều kiện, trình tự thủ tục và hồ sơ để vay vốn và hồ sơ vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và để mua, thuê mua nhà ở xã hội theo đúng quy định.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Trong quá trình thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án phát triển nhà ở và khu đô thị có nhà ở, yêu cầu chủ đầu tư phải dành quỹ đất ở của dự án đã đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Xây dựng;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- LĐVP, phòng: KT, TH, KGVX;
- Trung tâm CN TTTT;
- Lưu: VT(Tri-XD09).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trần Tuệ Hiền

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1683/QĐ-UBND ngày 14/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Nhà ở và chính sách nhà ở xã hội là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các nhóm đối tượng theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm đối tượng công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp (sau đây viết tắt là KCN), cụm công nghiệp (sau đây viết tắt là CCN).

Vì vậy, cần thiết phải xây dựng và triển khai Đề án “Phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” trên cơ sở đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu về nhà ở để đáp ứng nhu cầu ở cho các nhóm đối tượng theo quy định. Trong đó, phân thành 02 nhóm đối tượng để ưu tiên hỗ trợ nhà ở xã hội là nhóm công nhân tại các khu, cụm công nghiệp, Khu kinh tế cửa khẩu và nhóm các đối tượng còn lại theo quy định. Từ đó đưa ra các định hướng, mục tiêu và các giải pháp phát triển nhà ở, hạ tầng xã hội (nhà trẻ, siêu thị, khu thể thao, thiết chế công đoàn...) làm căn cứ mời gọi đầu tư thực hiện các dự án nhà ở xã hội.

II. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án

Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020

Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

Thông tư số 09/2021/TT-BXD ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

PHẦN II

THỰC TRẠNG NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. Thực trạng phát triển nhà ở xã hội.

Đối với 13 KCN và 02 KCN trong Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, hiện chưa có các dự án xây dựng nhà ở xã hội phục vụ công nhân. Hầu hết các KCN này khi được thành lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng đều không bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 54 dự án phát triển nhà ở có bố trí đất nhà ở xã hội với tổng diện tích đất là 321,3ha. Trong đó, có 20 dự án là nhà ở xã hội độc lập, 34 quỹ đất nhà ở xã hội thuộc quỹ đất 20% của các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị. Cụ thể như sau:

1. Dự án nhà ở xã hội độc lập

a) Đồng Xoài: Có 04 dự án (02 dự án nhà ở xã hội đã xây dựng hoàn thành) với tổng diện tích đất 21,82ha.

b) Chơn Thành: Có 04 dự án với tổng diện tích đất 28,04ha.

c) Đồng Phú: Có 09 dự án với tổng diện tích đất 82,4ha.

d) Hớn Quản: Có 02 dự án với tổng diện tích đất 26,0ha.

d) Lộc Ninh: Có 01 dự án với tổng diện tích đất 34,5ha.

2. Quỹ đất nhà ở xã hội của các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị.

a) Đồng Xoài: Có 13 vị trí với tổng diện tích đất 42,18ha.

b) Chơn Thành: Có 08 vị trí với tổng diện tích đất 42,96ha.

c) Đồng Phú: Có 03 vị trí với tổng diện tích đất 10,01 ha.

d) Hớn Quản: Có 01 vị trí với tổng diện tích đất 3,29ha.

đ) Phú Riềng: Có 03 vị trí với tổng diện tích đất 18,64ha.

e) Bù Đăng: Có 01 vị trí với tổng diện tích đất 2,95ha.

g) Bù Gia Mập: Có 01 vị trí với tổng diện tích đất 3,35ha.

h) Bù Đốp: Có 01 vị trí với tổng diện tích đất 2,65ha.

i) Bình Long: Có 02 vị trí với tổng diện tích đất 2,06ha.

k) Phước Long: Có 01 vị trí với tổng diện tích đất 0,45ha.

II. Thực trạng công nhân và người lao động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

1. Tại các khu công nghiệp: (có phụ lục 01 kèm theo)

Trên địa bàn tỉnh hiện có 13 KCN và 02 KCN trong Khu kinh tế đang hoạt động với tổng số công nhân hiện đang làm việc khoảng 75.067 người, nhu cầu nhà ở xã hội khoảng 22.519 người (chiếm 30%).

2. Tại các cụm công nghiệp: (có phụ lục 02 kèm theo)

Trên địa bàn tỉnh đã thành lập 09 cụm công nghiệp, trong đó có 01 CCN đã đi vào hoạt động và 08 CCN đang triển khai đầu tư (huyện Đồng Phú 4 CCN, Chơn Thành 01 CCN, Bù Đăng 02 CCN, Bình Long 01 CCN).

III. Thực trạng các nhóm đối tượng có nhu cầu nhà ở xã hội.

Có 10 nhóm đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội. Tuy nhiên, nhóm đối tượng người có công với cách mạng đã được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công về nhà ở; nhóm đối tượng người nghèo, cận nghèo ở nông thôn được hỗ trợ nhà ở theo các Chương trình hỗ trợ của Chính phủ và từ các nguồn quỹ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước; Nhóm cán bộ, công chức, viên chức thì phần lớn đã có nhà ở tại Bình Phước; nhóm học sinh, sinh viên đã có ký túc xá; trên địa bàn tỉnh không có nhóm đối tượng trả lại nhà công vụ. Như vậy, nhóm đối tượng người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp chiếm phần lớn nhu cầu nhà ở xã hội (chiếm hơn 80% trên tổng số nhu cầu). Vì vậy, cần phải tập trung hỗ trợ nhà ở xã hội cho nhóm đối tượng này.

IV. Kết quả xây dựng nhà ở xã hội.

Đến nay, tỉnh có 02 dự án nhà ở xã hội độc lập và 01 dự án nhà ở thương mại có xây dựng nhà ở xã hội đã và đang được đầu tư xây dựng với 847 căn nhà đã được xây dựng hoàn thành (dự án nhà ở xã hội Hưng Thịnh 260 căn, dự án nhà ở xã hội Phúc Thành 450 căn, nhà ở xã hội thuộc khu dân cư Đất Xanh 137 căn). Qua đó, đã đáp ứng chỗ ở cho 435 cá nhân, hộ gia đình (có một số căn nhà đã xây dựng xong nhưng chưa được bán do chủ đầu tư chưa trình phê duyệt giá bán) là quá ít so với nhu cầu thực tế. Hiện nay, quỹ đất nhà ở xã hội đã và đang được hình thành, do đó, cần phải có các giải pháp để thu hút nguồn lực cũng như các nhà đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội.

V. Hạn chế, nguyên nhân

1. Hạn chế.

- Việc thu hút đầu tư xây dựng nhà ở xã hội còn hạn chế do hiệu quả kinh doanh không cao, thu hồi vốn chậm, các trình tự thủ tục phải được kiểm soát về giá bán, đối tượng mua, thuê mua nên các nhà đầu tư còn e ngại.

- Việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi còn gặp nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp và người mua nhà ở xã hội tại tỉnh được vay vốn bằng nguồn ưu đãi còn hạn chế.

- Cơ chế chính sách nhà ở xã hội được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại dự án nhà ở xã hội nhưng thực tế việc hỗ trợ cũng gặp nhiều khó khăn.

- Trước đây, khi quy hoạch các KCN, khu kinh tế (sau đây viết tắt là KKT) tỉnh chưa bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội. Công tác quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại các KCN, KKT chưa được quan tâm. Ngoài ra, các chủ đầu tư hạ tầng KCN chưa thực sự quan tâm việc xây dựng nhà ở xã hội.

- Quy định tại dự án nhà ở xã hội phải dành 20% diện tích nhà ở cho người có nhu cầu thuê nhà thực tế cũng chưa thật sự phù hợp đối với điều kiện cụ thể của từng dự án (nhà đầu tư phải bỏ một số tiên khá lớn để xây nhà, phải cho thuê tối thiểu là 05 năm mới được bán, số tiền thuê nhà chỉ khoảng 1 đến 1,5 triệu đồng/tháng nên thời gian thu hồi vốn kéo dài).

2. Nguyên nhân.

a) Nguyên nhân khách quan

- Các nhà đầu tư chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng hỗ trợ của các ngân hàng, trong khi dự án xây dựng nhà ở xã hội vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm nên không hấp dẫn nhà đầu tư.

- Thực tế những ưu đãi, hỗ trợ là gián tiếp hỗ trợ cho người được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội. Nhà đầu tư ít được hưởng chính sách ưu đãi, lợi nhuận không cao (theo quy định tối đa bằng 10% tổng vốn đầu tư xây dựng), việc bán, cho thuê, thuê mua phải được xét duyệt, rà soát đối tượng.

b) Nguyên nhân chủ quan:

Chưa bố trí quỹ đất phù hợp (diện tích, vị trí thuận lợi); chưa có hỗ trợ của nhà nước để đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho dự án; quy định trách nhiệm các cơ quan, địa phương chưa phù hợp, chưa cụ thể.

Chất lượng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đất đai còn hạn chế, hạ tầng thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu tầm nhìn lâu dài.

Chưa có chế tài đủ mạnh để yêu cầu nhà đầu tư triển khai xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất nhà ở xã hội thuộc dự án xây dựng nhà ở thương mại, dự án khu đô thị có nhà ở.

Chủ trương, chính sách kêu gọi, thu hút nhà đầu tư chưa cụ thể, chưa phù hợp, thiếu hấp dẫn, chưa có chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng kết nối.

VI. Bài học kinh nghiệm.

Luật Nhà ở năm 2014 dã quy định chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhưng trong thời gian qua chưa được nhiều nhà đầu tư quan tâm do hạn chế nguồn vốn vay ưu đãi, chưa phát huy được nguồn lực từ quỹ đất 20% của các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội.

Trong thời gian tới, cần phải bố trí quỹ đất có vị trí thuận lợi, đã được đầu tư kết nối hạ tầng với khu vực xung quanh để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhà ở xã hội. Tiếp tục kiến nghị với Chính phủ bố trí nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển nhà ở xã hội, có giải giáp để yêu cầu chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại triển khai xây dựng song song nhà ở thương mại và nhà ở xã hội. Đối với các KCN mới phải có bố trí quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân.

PHẦN III

DỰ BÁO NHU CẦU NHÀ Ở XÃ HỘI

1. Dự báo nhu cầu về nhà ở xã hội.

1. Tại các khu công nghiệp.

Dự kiến đến năm 2025 sẽ có 27 KCN và 04 KCN trong Khu kinh tế với tổng số khoảng 203.693 công nhân, dự kiến sẽ có khoảng 61.107 công nhân (chiếm 30%) có nhu cầu về nhà ở xã hội. Định hướng đến năm 2030 sẽ có 396.897 công nhân, dự kiến sẽ có khoảng 119.069 công nhân và người lao động (chiếm 30%) có nhu cầu về nhà ở xã hội.

2. Tại các cụm công nghiệp.

Trong giai đoạn 2021-2030, UBND tỉnh dự kiến thành lập 32 cụm công nghiệp với tổng số khoảng 35.709 công nhân và người lao động. Trong đó, có 18.007 người (chiếm 50,4%) có nhu cầu nhà ở xã hội.

3. Nhu cầu nhà ở xã hội của các nhóm đối tượng còn lại.

Qua tổng hợp số liệu của các huyện, thị, thành phố và các đơn vị có liên quan thì tổng số nhu cầu nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030 của nhóm đối tượng còn lại là 19.474 người.

4. Tổng nhu cầu nhà ở xã hội.

Qua tổng hợp số liệu của các cơ quan, đơn vị, địa phương thì tổng số nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 là 97.677 người, định hướng đến năm 2030 là 155.789 người. Cụ thể như sau:

DỰ BÁO NHU CẦU VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI

STT

Đơn vị hành chính

Dự báo đến năm 2025

Dự báo đến năm 2030

Số lượng CN, NLĐ

Số CN, NLĐ có nhu cầu NƠXH

Số đối tượng khác có nhu cầu NƠXH

Tổng

Số lượng CN, NLĐ

Số CN, NLĐ có nhu cầu NƠXH

Số đối tượng khác có nhu cầu NƠXH

Tổng

1

TP. Đồng Xoài

15.685

4.763

1.571

6.334

15.893

4.826

1.571

6.397

2

H. Chơn Thành

77.240

23.422

11.121

34.543

93.908

28.422

11.121

39.543

3

H. Đồng Phú

72.704

22.877

2.621

25.498

174.086

53.291

2.621

55.912

4

H. Hớn Qun

32.081

10.636

1.200

11.836

59.201

18.772

1.200

19.972

5

H. Phú Riềng

10.410

4.048

 

4.048

38.214

12.389

 

12.389

6

H. Bù Đăng

6.289

2.310

 

2.310

6.289

2.310

 

2.310

7

H. Bù Gia Mập

2.790

1.550

 

1.550

2.790

1.550

 

1.550

8

TX. Bình Long

4.908

2.354

2.000

4.354

5.532

2.542

2.000

4.542

9

H. Bù Đp

2.340

300

100

400

2.340

400

150

550

10

H. Lộc Ninh

13.728

5.084

720

5.804

33.126

10.904

720

11.624

11

TX. Phước Long

1.800

1.000

 

1.000

1.800

1.000

 

1.000

Tng cộng

239.975

78.344

19.333

97.677

433.179

136.406

19.383

155.789

Phần IV

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

I. Quan điểm.

Phát triển nhà ở xã hội để phục vụ cho các nhóm đối tượng được thụ hưởng theo quy định của pháp luật, đặc biệt là công nhân làm việc trong các KCN, CCN; coi đây là nhiệm vụ cấp bách để giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là giải pháp quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện, vững chắc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Phát triển nhà ở xã hội phải phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và nhu cầu thực tế; đáp ứng các điều kiện về dịch vụ, tiện ích xã hội cho các đối tượng được thụ hưởng có cuộc sống ổn định, an toàn xã hội, môi trường bền vững, thích ứng với khả năng biến đổi khí hậu, tiết kiệm tài nguyên đất đai.

Khuyến khích xã hội hóa đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; ưu tiên, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, CCN và các doanh nghiệp sản xuất trong KCN, CCN đầu tư nhà ở xã hội cho công nhân thuê.

II. Mục tiêu Đề án.

1. Mục tiêu chung

Phát triển nhà ở xã hội đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; có chất lượng môi trường sống tốt, bảo đảm sáng - xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường; đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước - doanh nghiệp - người lao động. Từng bước cải thiện, nâng cao đời sống, đảm bảo nhu cầu an sinh xã hội, thiết chế văn hóa tại các khu nhà ở xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2025: Giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội cho khoảng 44.000 người thuộc các nhóm đối tượng thụ hưởng (chiếm khoảng 44% so với tổng nhu cầu). Trong đó: Có khoảng 40.000 người thuộc nhóm đối tượng công nhân và 4.000 người thuộc các nhóm còn lại.

- Định hướng đến năm 2030: Giải quyết nhu cầu ở xã hội cho khoảng 133.000 người thuộc các nhóm đối tượng thụ hưởng (chiếm khoảng 85% so với tổng nhu cầu). Trong đó, có 123.000 người thuộc nhóm đối tượng công nhân và 10.000 người thuộc các nhóm còn lại.

III. Quy mô nhà ở xã hội.

1. Các loại hình nhà ở xã hội.

Theo dự báo kết quả tổng hợp nhu cầu về nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh, đề xuất áp dụng các loại hình nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu cho các nhóm đối tượng cụ thể như sau:

- Nhà ở xã hội dạng nhà ở riêng lẻ thấp tầng để bán hoặc cho thuê, cho thuê mua, diện tích đất xây dựng của mỗi căn nhà không vượt quá 70 m2.

- Nhà ở xã hội dạng nhà chung cư để bán, cho thuê mua, cho thuê, diện tích mỗi căn hộ tối thiểu là 25 m2 sàn/căn hộ, tối đa là 70 m2 sàn/căn hộ.

- Các căn nhà xây dựng thông thoáng, có nhà vệ sinh riêng biệt, diện tích sử dụng bình quân không nhỏ hơn 10m2 cho một người và đáp ứng nhu cầu ở cho 04 người/căn, trường hợp là hộ gia đình thì có thể hơn 04 người.

2. Dự kiến số lượng căn nhà ở xã hội tương ứng với các vị trí phát triển nhà ở xã hội: (có phụ lục 03 kèm theo)

a) Thành phố Đồng Xoài: Dự kiến là 1.463 căn nhà ở riêng lẻ và 15.187 căn hộ chung cư, tương ứng với tổng diện tích đất 64,0ha.

b) Huyện Chơn Thành: Dự kiến là 2.346 căn nhà ở riêng lẻ và 16.975 căn hộ chung cư, tương ứng với tổng diện tích đất 71,0ha.

c) Huyện Đồng Phú: Dự kiến là 527 căn nhà ở riêng lẻ và 25.780 căn hộ chung cư, tương ứng với tổng diện tích đất 92,41 ha.

d) Huyện Hớn Quản: Dự kiến là 8.656 căn hộ chung cư, tương ứng với tổng diện tích đất 29,29ha.

đ) Huyện Phú Riềng: Dự kiến là 217 căn nhà ở riêng lẻ và 5.113 căn hộ chung cư, tương ứng với tổng diện tích đất 18,64ha.

e) Huyện Bù Đăng: Dự kiến là 873 căn hộ chung cư, tương ứng với tổng diện tích đất 2,95ha.

g) Huyện Bù Gia Mập: Dự kiến là 991 căn hộ chung cư, tương ứng với tổng diện tích đất 3,35ha.

h) Huyện Bù Đốp: Dự kiến là 379 căn nhà ở riêng lẻ, tương ứng với tổng diện tích đất 2,65ha.

i) Thị xã Bình Long: Dự kiến là 183 căn nhà ở riêng lẻ, tương ứng với tổng diện tích đất 2,06ha.

k) Thị xã Phước Long: Quỹ đất xây dựng nhà ở chung cư, tương ứng với tổng diện tích đất 0,45ha.

l) Huyện Lộc Ninh: Dự kiến là 10.197 căn hộ chung cư, tương ứng với tổng diện tích đất 34,5ha.

IV. Nhu cầu diện tích đất nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025.

Tổng nhu cầu diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 là 55,59 ha. cụ thể như sau:

STT

Đơn vị hành chính

Tổng số người được hưởng chính sách nhà ở xã hội

Số căn hộ

Nhà ở riêng lẻ

Nhà ở chung cư

Diện tích đất (ha)

Nhà ở riêng lẻ

Chung

Tổng cộng

1

TP. Đồng Xoài

2.696

674

67

607

0.94

1,73

2,67

2

H. Chơn Thành

16.185

4.046

405

3.641

5,67

10,40

16,07

3

H. Đồng Phú

14.213

3.553

355

3.198

4,97

9,14

14,11

4

H. Hớn Quản

5.558

1.390

139

1.251

1,95

3,57

5,52

5

H. Phú Riềng

524

131

131

0

1,83

0,00

1,83

6

H. Bù Đăng

155

39

39

0

0.55

0,00

0,55

7

H. Bù Gia Mập

275

69

69

0

0,97

0.00

0,97

8

TX. Bình Long

577

144

144

0

2,02

0,00

2,02

9

H. Bù Đốp

198

50

50

0

0,70

0,00

0,70

10

H. Lộc Ninh

2.686

672

672

0

9,41

0,00

9,41

11

TX. Phước Long

500

125

125

0

1,75

0,00

1,75

Tổng cộng

43.567

10.893

2.196

8.697

30,74

24,85

55,59

V. Nhu cầu diện tích đất nhà ở xã hội định hướng đến năm 2030.

Tổng nhu cầu diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh định hướng đến năm 2030 là khoảng 173 ha. Cụ thể như sau:

NHU CẦU DIỆN TÍCH ĐẤT XÂY DỰNG NHÀ Ở XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2030

STT

Đơn vị hành chính

Tổng số người được hưởng chính sách nhà ở xã hội

Số căn hộ

Nhà riêng l

Nhà ở chung

Diện tích đất (ha)

Nhà ở riêng lẻ

Chung

Tổng cộng

1

TP. Đồng Xoài

5.129

1.282

128

1154

1,79

3,30

5,09

2

H. Chơn Thành

38.140

9.535

954

8581

13.36

24,52

37,87

3

H. Đồng Phú

56.272

14.068

1.407

12661

19.70

36.17

55,87

4

H. Hn Qun

17.495

4.374

437

3937

6,12

11,25

17,37

5

H. Phú Riềng

3.150

788

788

0

11,03

 

11,03

6

H. Bù Đăng

2.079

520

520

0

7,28

 

7,28

7

H. Bù Gia Mập

895

224

224

0

3,14

 

3,14

8

TX. Bình Long

3.288

822

822

0

11,51

 

11,51

9

H. Bù Đốp

791

198

198

0

2,77

 

2,77

10

H. Lộc Ninh

5.174

1.294

1.294

0

18,12

 

18,12

11

TX. Phước Long

900

225

225

0

3,15

 

3,15

Tng cộng

133.313

33.330

6.997

26.333

97,96

75,24

173,20

VI. Giải pháp thực hiện.

1. Làm tốt công tác quy hoạch nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở xã hội cho công nhân.

Quy hoạch khoảng 173 ha diện tích đất đế xây dựng nhà ở xã hội; ưu tiên phát triển nhà ở xã hội ở những nơi có quy hoạch nhiều KCN, CCN, KKT như Chơn Thành, Đồng Phú, Hớn Quản, Phú Riềng, Lộc Ninh, Bình Long.

Gắn quy hoạch các KCN mới với các dự án nhà ở xã hội; bảo đảm việc thành lập và xây dựng mới các KCN phải đảm bảo quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, thiết chế công đoàn theo quy định, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ công nhân, người lao động làm việc trong KCN; khuyến khích chủ đầu tư hạ tầng KCN trực tiếp đầu tư nhà ở xã hội gắn với KCN.

Đối với các KCN trên địa bàn tỉnh chưa có bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân, UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan lập quy hoạch, bố trí quỹ đất để phát triển nhả ở xã hội cho công nhân tại các KCN.

2. Rà soát, hoàn thiện và triển khai có hiệu quả các chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở xã hội cho thuê. Tăng cường công tác xúc tiến, mời gọi thu hút đầu tư lĩnh vực nhà ở xã hội; khuyến khích các nhà đầu tư hạ tầng KCN tham gia đầu tư nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

3. Bố trí quỹ đất phù hợp để đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội ở các khu, cụm công nghiệp.

Bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội cho công nhân tại các KCN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh chưa có bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân.

Phát triển các dự án nhà ở xã hội độc lập để bán, cho thuê, cho thuê mua phục vụ cho nhóm đối tượng công nhân, người lao động làm việc trong các KCN, CCN; ưu tiên phát triển các dự án nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê để ở.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị đã bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật cần đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo đúng tiến độ đề ra, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết và tính chất dự án được duyệt. Trường hợp nhà đầu tư không thực hiện việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, thì sẽ thu hồi phần đất xây dựng nhà ở xã hội để kêu gọi nhà đầu tư khác thực hiện.

VII. Các khu vực ưu tiên đầu tư phát triển nhà ở xã hội.

Khu vực ưu tiên đầu tư phát triển nhà ở xã hội là Chơn Thành, Đồng Phú, Hớn Quản, Phú Riềng, Lộc Ninh, Bình Long là nơi có nhiều KCN, CCN, KKT. Tập trung thực hiện các dự án nhà ở xã hội độc lập trên quỹ đất sạch do nhà nước quản lý, các quỹ đất đế phục vụ cho việc mở rộng, thành lập mới các KCN và trên quỹ đất 20% của các dự án nhà ở thương mại đã được đầu tư hạ tầng.

PHẦN V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Sở Xây dựng có trách nhiệm.

- Là cơ quan đầu mối chủ trì phối hợp với các ngành giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Thường xuyên hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các trình tự thủ tục pháp lý có liên quan đến việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Đề án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, đôn đốc và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện theo thẩm quyền và báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định đối với trường hợp vượt thẩm quyền.

- Đối với quỹ đất nhà ở xã hội thuộc các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị có nhà ở: Thường xuyên đôn đốc, yêu cầu nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng nhà ở xã hội.

II. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm.

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng xác định quỹ đất phát triển nhà ở xã hội giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và những giai đoạn tiếp theo.

III. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm.

Tổng hợp, lập kế hoạch về vốn, cân đối nguồn vốn để ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở xã hội, hàng năm, trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo.

IV. Sở Tài chính có trách nhiệm.

- Phối hợp Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tính bố trí kinh phí lập quy hoạch dự án theo quy định của Luật đầu tư công năm 2019, Luật quy hoạch năm 2017 và các chi phí khác thuộc Đề án theo quy định pháp luật hiện hành (nếu có).

- Phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan thẩm định giá bán, thuê mua, thuê nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trên phạm vi địa bàn toàn tỉnh.

V. Ban Quản lý khu kinh tế có trách nhiệm.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và chủ đầu tư khu công nghiệp, khu kinh tế rà soát quy hoạch, đề xuất bổ sung quỹ đất phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhà ở cho công nhân, người lao động làm việc tại KCN.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan đánh giá, xác định nhu cầu về nhà ở của công nhân làm việc trong các KCN, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh để có cơ sở lập và triển khai các dự án phát triển nhà ở dành cho công nhân khu vực này.

- Khi tiến hành lựa chọn chủ đầu tư dự án kinh doanh các KCN, phải gắn trách nhiệm đầu tư nhà ở công nhân với việc đầu tư kết cấu hạ tầng KCN.

VI. Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm.

Hướng dẫn, triển khai chính sách ưu đãi về thuế; hướng dẫn thủ tục hồ sơ, quyết định miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho các chủ đầu tư dự án án nhà ở xã hội; kịp thời giải quyết ưu đãi về thuế theo quy định.

VII. Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Bình Phước có trách nhiệm.

- Phối hợp với Sở Xây dựng để tổng hợp nhu cầu vay vốn đối với các đối tượng theo Khoản 1 Điều 15 Chương III Nghị định số 100/2015/NĐ-CP để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và các đối tượng Khoản 1 Điều 16 Chương III Nghị định số 100/2015/NĐ-CP để mua, thuê mua nhà ở xã hội báo cáo UBND tỉnh gửi NHCSXH Trung ương tổng hợp, bố trí vốn.

- Hướng dẫn về đối tượng, điều kiện, trình tự thủ tục và hồ sơ để vay vốn và hồ sơ vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và để mua, thuê mua nhà ở xã hội theo đúng quy định.

VIII. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm.

Trong quá trình thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án phát triển nhà ở và khu đô thị có nhà ở, yêu cầu chủ đầu tư phải dành quỹ đất ở của dự án đã đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định./.