Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 167/QĐ.UB

Ngày 13 tháng 5 năm 1988

 

QUYẾT - ĐỊNH

V/V BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG TOÀN TỈNH.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

 - Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 09/7/1983;

- Căn cứ Luật đất đai do HĐNN ban hành ngày 8/1/88 và để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;

- Căn cứ tinh thần Nghị quyết kỳ họp thứ 11 của HĐND Tỉnh khóa III nhiệm kỳ 1985 – 1989;

QUYẾT - ĐỊNH:

Điều I: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định việc quản lý, khai thác và sử dụng đất đai trong toàn Tỉnh.

Điều II: Giao nhiệm vụ cho Ban quản lý đất đai, Sở Nông nghiệp, Sở Tư pháp phối hợp với UBND các Huyện, Thị và các Ngành có liên quan triển khai, hướng dẫn thực hiện.

Quy định này được áp dụng kể từ ngày ký, những văn bản trước đây trái với tinh thần quy định này đều bãi bỏ.

Điều III: Các ông Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Trưởng ban quản lý đất đai, Giám đốc Sở Nông nghiệp, Sở Tư pháp, Chủ tịch UBND các Huyện, thị cùng Thủ trước các Ban, Ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- VP.QH và HĐNN) báo
- HĐBT (1,2)          ) cáo
- Các đ/c TV.TU
- Các đ/c TT.UB Tỉnh
- Các Sở, Ban, Ngành khối CQ               
   khối Đảng
- Các HU – TXU – UBND Huyện, Thị
   Chánh, Phó VP.UB
- VP.TU – Các khối NC.VPUB

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Khánh

 

QUY - ĐỊNH

VỀ VIỆC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG TOÀN TỈNH.

Để cụ thể hóa Luật đất đai đã được Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 08/01/1988, đồng thời mở rộng việc thực hiện quyết định 93/QĐ.UB của UBND Tỉnh ban hành ngày 19 tháng 02 năm 1987 nhằm khuyến khích người sử dụng đất khai thác hết tiềm năng đất đai, đầu tư, thâm canh, tăng năng suất đạt hiệu quả cao. UBND Tỉnh quy định việc quản lý, khai thác và sử dụng đất đai trong toàn tỉnh như sau:

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, quy hoạch sản xuất, phân phối sử dụng, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, chấm dứt tình trạng chi cấp bình quân, sản xuất không hiệu quả, tự túc, tự cấp.

Nhà nước bảo đảm cho người sử dụng đất được hưởng những quyền lợi hợp pháp, kể cả quyền chuyển, nhượng, thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất có khi không còn yêu cầu hoặc không khả năng sử dụng. Việc giao, nhượng đất phải bảo đảm đúng theo trình tự, thủ tục đó quy định.

Điều 2.- Nhà nước giao đất cho các đơn vị quốc doanh, tập thể và cá thể (sau đây gọi là người sử dụng đất) được quyền sử dụng ổn định, lâu dài, khuyến khích khai hoang, võ hóa, đầu tư cải tạo đất, áp dụng các thành tựu KH-KT vào thâm canh tăng năng suất mang lại hiệu quả cao nhất.

Điều 3.- Nghiêm cấm việc cầm, cố, mua, bán, lấn chiếm đất đai, phát canh thu tô.

Điều 4.- Người sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện các chính sách của Nhà nước nhằm bảo vệ, cải tạo, bồi bổ, sử dụng đất đai hợp lý, đúng mục đích, tiết kiệm và phải nộp thuế đất theo quy định.

Điều 5.- HĐND và UBND các cấp thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với đất đai trong địa phương mình theo thẩm quyền quy định.

Ngành quản lý đất, đai ở mỗi cấp có nhiệm vụ giúp UBND mình thực hiện việc thanh tra, giao đất, thu hồi đất và việc thống nhất quản lý đất đai.

Phần II

QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Điều 6.- Việc giao đất phải tuân theo những quy định sau đây:

1- Căn cứ Luật đất đai và các văn bản có liên quan đến vấn đề đất đai.

2- Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch và yếu cầu sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt.

3- Căn cứ quyền hạn được giao trong việc cấp và thu hồi đất.

Điều 7.- Thẩm quyền giao đất và thu hồi đất.

Cấp có thẩm quyền quyết định giao đất nào, thì có quyền thu hồi đất đó.

1- Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh:

a) Giao đất cho các tổ chức kinh tế quốc doanh để sử dụng vào mục đích nông, lâm, ngư nghiệp.

b) Giao đất sử dụng vào mục đích khác không phải sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trong phạm vi sau đây:

- Từ 1 ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất có rừng, đất khu dân cư và từ 5ha trở xuống đối với đất hoang, đồi núi cho mọi công trình theo tuyến.

c) Giao đất chuyên dùng để sử dụng vào mục đích chuyên dùng.

d) Xét duyệt kế hoạch giao đất khu dân cư ở nông thôn và thành thị theo định mức để nhân dân làm nhà ở trên cơ sở quy hoạch cụ thể của các địa phương.

2. Ủy ban Nhân dân cấp huyện, thị xã (sau đây gọi chung là UBND huyện).

a) Giao đất cho các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và cá nhân để sử dụng lâu dài hoặc có thời hạn vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

b) Giao đất khu dân cư nông thôn cho nhân dân làm nhà ở theo kế hoạch đã được UBND Tỉnh duyệt.

3- Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND xã):

Chứng thực việc chuyển nhượng hoa lợi, thành quả lao động trên đất đang sử dụng.

Xem xét việc thu hồi hoặc cấp đất mới khi cần và đề nghị UBND huyện ra quyết định cấp đất, thu hồi đất, và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng mới.

Điều 8.- Thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất trong những trường hợp sau đây:

1- Tổ chức sử dụng đất bị giải thể, chuyển đi nơi khác, hoặc thu hẹp diện tích sản xuất.

2- Trong hộ không còn người thừa kế.

3- Không sử dụng đất được giao trong 6 tháng liền nếu không được cấp có thẩm quyền cho phép.

4- Trong điều kiện sản xuất bình thường, nhưng cố tình không hoàn thành nghĩa vụ: thuế, hợp đồng... hoặc sử dụng đất không hiệu quả (sản lượng thấp hơn 70% với sản lượng bình quân quy định theo từng hạng đất trong 3 vụ liền).

5- Đất giao không đúng thẩm quyền.

6- Cần sử dụng cho nhu cầu công cộng, phúc lợi xã hội vào mục đích chuyên dùng thì UBND tỉnh hoặc huyện quyết định thu hồi và quy hoạch cấp lại nơi khác tương ứng cho những người có đất bị thu hồi hay bồi hoàn huê lợi thỏa đáng.

7- Đối với đất bao chiếm, phát canh thu tô, cơ quan tự túc, đã cấp hay cho mượn không đúng đối tượng, xã đề nghị lên UBND huyện xét quyết định thu hồi, và căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương mà cấp hoặc cho mượn theo nhu cầu của người có khả năng sản xuất, nhưng có ưu tiên cho người sử dụng cũ.

Điều 9.- Việc chuyển quyền sử dụng đất chỉ thực hiện trong các trường hợp:

1- Khi người sử dụng đất không còn yêu cầu hoặc không đủ khả năng sản xuất, thì có quyền chuyển nhượng hoa lợi, thành quả lao động cho người khác. Việc chuyển nhượng do sự thỏa thuận của hai bên.

Riêng trường hợp người sử dụng đất do chính sách “nhường cơm xẻ áo” hoặc điều chỉnh theo định suất trước đây, khi sang nhượng cho người khác phải được sự thỏa thuận của người sử dụng cũ. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được để xảy ra tranh chấp thì chính quyền địa phươngn tiến hành hòa giải, nếu không được thì xử lý bằng biện pháp hành chính có thể thu hồi phần đất tranh chấp đó.

2- Khi người sử dụng đất thỏa thuận đổi đất để hợp lý hóa sản xuất (kể cả đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thổ cư, vườn rẫy...).

3- Các trường hợp: đang sử dụng đất hoặc được chuyển nhượng đất, đổi đất mà chưa đăng ký tại UBND xã, UBND xã xét thấy đúng quy định thì đề nghị UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng. Khi được UBND huyện chấp thuận, xã ghi vào sổ địa chính.

Điều 10. - Thẩm quyền xử lý hành chính các tranh chấp về quyền sử dụng đất đai.

1- UBND xã giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất đai trong địa bàn xã, và ra quyết định xử lý các tranh chấp giữa các nhân với cá nhân thuộc xã quản lý.

2- Các tranh chấp giữa cá nhân với tổ chức, và giữa các tổ chức thuộc quyền huyện quản lý thì đề xuất UBND huyện quyết định; thuộc tỉnh quản lý hoặc trực thuộc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh do UBND Tỉnh quyết định.

3- Trường hợp không đồng ý với quyết định của cấp có thẩm quyền đã giải quyết, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên trực tiếp, quyết định của cấp này là cấp có hiệu lực thi hành.

Phần III

SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐẤT

Điều 11.

1- Đất nông nghiệp:

Đất của các tổ chức, cá nhân đã hiến cho Nhà nước hoặc Nhà nước đã tịch thu, trưng thu, “nhường cơm xẻ áo”, điều chỉnh của những hộ thừa theo “định suất” chia cấp cho nông dân không đất hoặc thiết đất trước đây, nay người đang sử dụng đất đó có hiệu quả và là nguồn thu nhập chính thì vẫn được giữ nguyên canh.

a) Đất vùng sâu, đất biên giới:

Người sử dụng đất (do khai phá hoặc được chia cấp) đã bỏ hoang hóa, nhà nước động viên người khác đến khai hoang phục hóa, đầu tư cải tạo và sản xuất ổn định, nếu có tranh chấp vẫn giữ quyền sử dụng đất cho người trực anh. Trừ trường hợp người dân tộc do ta sơ tán thì phải cấp lại cho hộ đó để sản xuất ổn định cuộc sống.

b) Đất chuyển vụ:

Những vùng đất có quy hoạch và đủ điều kiện chuyển vụ, người đang sử dụng được ưu tiên chọn phần đất để chuyển vụ theo khả năng, phần còn lại được chuyển nhượng cho người có khả năng chuyển vụ đầu tư canh tác.

Nếu không chuyển vụ theo quy hoạch của Nhà nước, mà cũng không chuyển nhượng được, Nhà nước sẽ thu hồi giao người khác sử dụng.

c) Đất đang sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp khi chuyển mục đích sử dụng đã được cấp có thẩm quyền cho phép, vẫn phải nộp thuế nông nghiệp theo quy định hiện hành của hạng đất đó (trừ các công trình phúc lợi, công cộng).

2- Đất lâm nghiệp:

Là đất dùng vào sản xuất lâm nghiệp hoặc quy hoạch để sản xuất lâm nghiệp.

Tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh nếu có khả năng đều được nhận đất để đầu tư trồng rừng theo quy hoạch. Tùy điều kiện đất đai của địa phương và khả năng của người nhận đất mà giao cho một diện tích thích hợp. Thời gian nhận đất tùy loại cây trồng có thể cho mượn từ 1 – 2 chu kỳ kinh doanh.

Được đảm bảo quyền thừa kế, sang nhượng sản phẩm rừng trên đất trong thời gian sử dụng, được miễn thuế đến khi thu hoạch chu kỳ đầu và bắt đầu đóng thuế đất từ năm thu hoạch.

Hết hạn nhận đất, nếu thực hiện tốt các quy định sẽ được ưu tiên mượn tiếp để kinh doanh các chu kỳ sau.

3- Đất kinh tế gia đình:

Mọi công dân nếu có điều kiện và khả năng đều có quyền sử dụng đất để làm kinh tế gia đình.

4- Đất vườn:

Người đang sử dụng hợp pháp vẫn được giữ nguyên canh, chính quyền địa phương cần hướng dẫn và có chính sách khuyến khích để cải tạo vườn tạp, sản xuất có hiệu quả nhất phù hợp với điều kiện của từng vùng.

Ngoài đất thổ cư và đất vườn hiện cố, không được lập vường trên các loại đất canh tác nếu không được cấp có thẩm quyền cho phép.

5- Đất thổ cư:

Tùy điều kiện đất đai và mật độ dân số của từng huyện, để có huy hoạch và định mực đất đai cấp cho những hộ chưa có nhà ở.

- Đối với thị xã, thị trấn cấp không quá 300m2/hộ

- Đối với vùng đất khai hoang và dọc theo tuyết kinh lộ mới mở, cấp không quá 2.000m2/hộ.

6- Đất chưa sử dụng:

Các loại đất chưa sử dụng như: đất hoang, đồi núi trọc..., nếu các tổ chức và cá nhân đăng ký nhận đất để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thì được cấp theo khả năng.

- Nếu sản xuất lâm nghiệp: theo quy định ở khoản 2 điều 11 của phần III.

- Nếu sản xuất lương thực: đất khai hoang miễn thuế 5 năm đầu, đất phục hóa miễn thuế 3 năm đầu.

Riêng đất lang bồi tùy điều kiện từng nơi, UBND Xã xem xét, nếu người trực canh sử dụng trên diện tích phù hợp với định suất của địa phương và sản xuất có hiệu quả, thì được tiếp tục sử dụng trên diện tích lớn UBND Xã đề nghị UBND huyện điều chỉnh cho hợp lý. Từ nay diện tích bồi thêm ra nhiều hay ít, chính quyền địa phương xem xét và phân phối sử dụng hợp lý theo điều kiện dân cư lao động tại chổ.

Phần IV

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ PHẠT

Khen thưởng và xử phạt theo quy định của Luật đất đai.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 167/QĐ.UB năm 1988 ban hành bản quy định việc quản lý, khai thác và sử dụng đất đai trong toàn tỉnh An Giang

  • Số hiệu: 167/QĐ.UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 13/05/1988
  • Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
  • Người ký: Nguyễn Hữu Khánh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản