Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 166/QĐ-UBND | Phú Thọ, ngày 23 tháng 01 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT MÔ HÌNH CHỢ ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ công văn số 5949/BCT-TTTN ngày 01/7/2011, công văn số 6359/BCT-TTTN ngày 09/7/2014 của Bộ Công Thương về xây dựng mô hình chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BCT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm xây dựng mô hình chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Xây dựng chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là triển khai tổng hợp các giải pháp, các quy định của pháp luật về quản lý thương mại, quản lý an toàn thực phẩm để xây dựng phương thức kinh doanh mới trên nền chợ truyền thống; là hình thức tổ chức lại hoạt động thương mại trong chợ theo hướng hàng hóa nông sản, thực phẩm có xuất xứ, được chứng nhận sản phẩm bảo đảm quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp an toàn, có quy trình chế biến bảo đảm quy định về an toàn thực phẩm trên cơ sở hoàn chỉnh nội quy, quy định quản lý kinh doanh trong chợ, đào tạo, tập huấn cho thương nhân, đầu tư sắp xếp, nâng cấp quầy hàng, hệ thống cấp thoát nước.
- Chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là mô hình liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ, tạo thành chuỗi giá trị sản phẩm nông sản, thực phẩm, trong đó tiêu thụ là khâu quyết định, thông qua quản lý chặt chẽ chất lượng khâu tiêu thụ để tác động đến việc quản lý quy trình sản xuất, bảo đảm cung ứng sản phẩm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đến người tiêu dùng.
- Xây dựng chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với công tác chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh, khai thác chợ; bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài cho thương nhân, đơn vị quản lý khai thác chợ, người tiêu dùng và có lộ trình thích hợp.
- Đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc tổ chức chỉ đạo mô hình sản xuất sản phẩm an toàn, tổ chức quản lý hoạt động của chợ và tổ chức kết nối quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa giữa các đơn vị sản xuất hàng hóa với thương nhân.
2. Mục tiêu xây dựng mô hình chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm:
a) Mục tiêu chung:
- Xây dựng các chợ kinh doanh các mặt hàng thực phẩm đạt tiêu chí về an toàn thực phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh gây ra cho người tiêu dùng.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất thực phẩm an toàn, bảo đảm chất lượng, ổn định và bền vững; tạo niềm tin cho người tiêu dùng, bảo vệ giống nòi và góp phần thực hiện mục tiêu phát triển con người Việt Nam.
- Nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường trách nhiệm, năng lực quản lý cho cán bộ, nhân viên Ban quản lý chợ, các doanh nghiệp kinh doanh chợ trong việc quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hướng dẫn các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ thực hiện các quy định của nhà nước về hàng hóa kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định, góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh xây dựng được 16 chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giai đoạn 2021 - 2015 áp dụng mô hình chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với tất cả các chợ trên địa bàn tỉnh.
3. Yêu cầu cơ bản của chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Chợ có khu vực kinh doanh hàng thực phẩm riêng biệt.
- Xác định được nguồn gốc các mặt hàng thực phẩm chủ yếu đang mua, bán trong chợ.
- Chợ được quản lý theo mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc Ban quản lý chợ trong đó ưu tiên chợ do doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý.
- Chợ có nội quy được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Yêu cầu đối với hàng thực phẩm kinh doanh trong chợ:
+ Tất cả các thực phẩm đem vào chợ bán phải có nguồn gốc an toàn.
+ Không sử dụng chất bảo quản thực phẩm, chất tẩy rửa không được phép sử dụng hoặc sử dụng quá mức cho phép.
+ Hàng thực phẩm chế biến được bảo quản trong tủ kính hoặc che, đậy, bao gói hợp vệ sinh, có ngày sản xuất và hạn sử dụng trên bao gói theo quy định.
+ Nước sử dụng chế biến thực phẩm phải đạt tiêu chuẩn quy định.
- Yêu cầu đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ:
+ Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đạt tiêu chuẩn sức khoẻ, không mắc các bệnh truyền nhiễm và có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Có giấy khám sức khoẻ định kỳ theo quy định.
+ 100% thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ và cán bộ quản lý chợ được phổ biến quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ 100% thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật:
* Đối với chợ:
+ Khu vực chế biến, kinh doanh thực phẩm được chia theo nhóm hàng riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
+ Rác thải được xử lý bảo đảm theo quy định.
+ Nước thải được xử lý theo quy định, bảo đảm vệ sinh môi trường.
+ Có kho (hoặc thiết bị) bảo quản đông lạnh phù hợp với quy mô của chợ.
* Đối với thương nhân kinh doanh tại chợ:
+ Bàn bày bán thực phẩm tươi sống (gia súc, gia cầm, thủy sản, hải sản, ...) được chế tạo bằng chất liệu dễ làm vệ sinh (như: Inox, gạch men, …).
+ Trang thiết bị, dụng cụ có bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Đồ chứa đựng, bao gói, dụng cụ, thiết bị bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm.
+ Các trang thiết bị, như: Dao, kéo, hộp đựng thực phẩm, ... phải được rửa sạch, khử trùng trước và sau khi sử dụng.
+ Dùng chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm môi trường.
4. Lộ trình nhân rộng mô hình thí điểm:
a) Tổng kết nhân rộng mô hình thí điểm
Sau khi ban hành và bước đầu triển khai mô hình thí điểm chợ an toàn thực phẩm, Sở Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị đánh giá hiệu quả của mô hình để nhân rộng cho các chợ trên địa bàn tỉnh.
b) Kế hoạch dự kiến nhân rộng chợ hằng năm theo mô hình thí điểm:
- Năm 2018 - 2019: Xây dựng 06 chợ theo mô hình thí điểm tại huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh, huyện Thanh Sơn, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì.
- Năm 2019 - 2020: Xây dựng 10 chợ theo mô hình thí điểm tại các huyện Tam Nông, Thanh Ba, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Tân Sơn, Yên Lập, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì.
- Sau năm 2020 triển khai các chợ còn lại.
c) Dự kiến nguồn kinh phí thực hiện:
Nguồn kinh phí phục vụ công tác nhân rộng mô hình giai đoạn 2018 - 2020 được bố trí từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ theo chương trình mục tiêu hằng năm (dự kiến Bộ Công Thương sẽ hồ trợ kinh phí hằng năm với mức: Năm 2018 - 2019 là 1.500,0 triệu đồng, năm 2019 - 2020 là 2.500,0 triệu đồng) nguồn vốn ngân sách tỉnh, nguồn vốn xã hội hóa và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
5. Giải pháp thực hiện:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, cán bộ quản lý chợ và các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ.
- Quy hoạch khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn gắn với các vùng sản xuất rau chuyên canh; quy hoạch các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để có nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho các chợ.
- Chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với các chủ thể tham gia mô hình (đơn vị quản lý chợ, các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ):
+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chợ.
+ Các dự án đầu tư xây dựng chợ thực hiện theo mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của nhà nước.
- Cán bộ đơn vị quản lý chợ và các hộ kinh doanh hàng thực phẩm tại chợ được tập huấn miễn phí về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; được hỗ trợ đầu tư một số trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh hàng thực phẩm và hàng ăn uống tại chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; được hỗ trợ 1 phần kinh phí kiểm nghiệm, xét nghiệm thực phẩm và hàng ăn uống tại chợ khi cần.
- Khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các chủ thể tham gia mô hình chợ thí điểm. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Công Thương:
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành, thị lập kế hoạch xây dựng chợ vệ sinh an toàn thực phẩm theo mô hình thí điểm trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Hằng năm lập danh mục và kế hoạch vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng và triển khai các hoạt động nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ xây dựng theo mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trình Bộ Công Thương, UBND tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và đơn vị quản lý chợ nghiên cứu lập quy hoạch tổng mặt bằng và thiết kế mẫu chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó quy hoạch riêng khu bán hàng thực phẩm với các trang thiết bị mẫu phục vụ quá trình kinh doanh hàng thực phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để áp dụng chung cho các chợ trong kế hoạch nhân rộng mô hình thí điểm đến năm 2020.
- Hướng dẫn, kiểm tra đơn vị quản lý chợ đối với các chợ xây dựng theo mô hình thí điểm chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức tập huấn công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh hàng thực phẩm và hàng ăn uống tại chợ.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn công tác quản lý, phát triển chợ và các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm cho đơn vị quản lý chợ.
- Tổ chức cho các hộ kinh doanh hàng thực phẩm, hàng ăn uống tiêu biểu và cán bộ đơn vị quản lý chợ đi khảo sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số chợ trong và ngoài tỉnh.
- Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các yêu cầu của mô hình thí điểm chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tổng kết, đánh giá mô hình chợ thí điểm.
2. Các sở, ngành liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương trong quá trình triển khai thực hiện mô hình thí điểm chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. UBND các huyện, thành, thị:
- Phối hợp với Sở Công Thương triển khai tổ chức thực hiện mô hình xây dựng chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý, gửi Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh phê duyệt.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn.
4. Ban quản lý chợ, các doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý chợ:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu đối với chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của Sở Công Thương.
- Đề xuất các hạng mục đầu tư xây dựng chợ đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ theo hướng dẫn của Sở Công Thương, tổ chức xây dựng các hạng mục công trình do ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư bảo đảm chất lượng theo đúng thiết kế, dự toán được phê duyệt, thực hiện thanh toán, quyết toán vốn hỗ trợ đầu tư với cơ quan nhà nước theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan: Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ quyết định thực hiện, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1637/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Dự án "Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm" trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020
- 2Quyết định 1971/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Dự án “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 3Quyết định 253/QĐ-UBND năm 2014 về quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 4Quyết định 3127/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự toán kinh phí xây dựng chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ Đầm, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- 5Kế hoạch 48/KH-UBND về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2018
- 6Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2018 về đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Quyết định 1002/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Dự án xây dựng Mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 8Kế hoạch 439/KH-UBND về nhân rộng mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2020
- 1Quyết định 1637/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Dự án "Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm" trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 1971/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Dự án “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 4Thông tư 50/2015/TT-BCT quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 5Quyết định 253/QĐ-UBND năm 2014 về quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 6Quyết định 3127/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự toán kinh phí xây dựng chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ Đầm, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- 7Kế hoạch 48/KH-UBND về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2018
- 8Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2018 về đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 9Quyết định 1002/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Dự án xây dựng Mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 10Kế hoạch 439/KH-UBND về nhân rộng mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2020
Quyết định 166/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Số hiệu: 166/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/01/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
- Người ký: Nguyễn Thanh Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra