- 1Quyết định 06/2005/QĐ-BTC về Quy chế tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Nghị định 26/2005/NĐ-CP về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự
- 3Quyết định 3296/QĐ-UBND năm 2007 về thành lập hội đồng định giá tài sản tịch thu sung công quỹ Nhà nước, tài sản xác lập sở hữu Nhà nước và cần xử lý của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Lào Cai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 1Thông tư 34/2005/TT-BTC hướng dẫn xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu giá do Bộ tài chính ban hành
- 2Thông tư 04/2006/TT-BTC sửa đổi Thông tư 72/2004/TT-BTC hướng dẫn quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 3Nghị định 137/2006/NĐ-CP về việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước
- 4Thông tư 13/2007/TT-BTC sửa đổi Thông tư 34/2005/TT-BTC hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu giá do Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 35/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 137/2006/NĐ-CP về việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Thông tư 72/2004/TT-BTC hướng dẫn quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ Nhà nước do vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị định 05/2005/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 166/QĐ-UBND | Lào Cai, ngày 18 tháng 01 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TỊCH THU SUNG CÔNG QUỸ NHÀ NƯỚC, TÀI SẢN XÁC LẬP SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VÀ TÀI SẢN CẦN XỬ LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản;
Căn cứ Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về việc phân cấp quản lý Nhà nước đối với tài sản Nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày 10/4/2007 về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 72/2004/TT-BTC ngày 15/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung công quỹ Nhà nước do vi phạm hành chính;
Căn cứ Thông tư số 04/2006/TT-BTC ngày 18/01/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 72/TT-BTC ngày 15/7/2004 của Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 34/2005/TT-BTC ngày 12/5/2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản Nhà nước để bán đấu giá;
Căn cứ Thông tư số 13/2007/TT-BTC ngày 06/3/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 34/2005/TT-BTC ngày 12/5/2005 của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Hội đồng định giá tài sản sung công quỹ Nhà nước, tài sản xác lập sở hữu Nhà nước và tài sản cần xử lý của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Bãi bỏ nội dung quy định tại Điểm 1.3 Mục I, Điều 1 Quyết định số 56/2006/QĐ-UBND ngày 28/6/2006 của UBND tỉnh về việc quy định một số chế độ chi cho công tác bắt giữ, quản lý và xử lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước do vi phạm hành chính; các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TỊCH THU SUNG CÔNG QUỸ NHÀ NƯỚC, TÀI SẢN XÁC LẬP SỞ HỮU NHÀ NƯỚC, TÀI SẢN CẦN XỬ LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-UBND ngày 18/1/2008 của UBND tỉnh Lào Cai)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy chế hoạt động này quy định cho việc định giá tài sản tịch thu sung công quỹ Nhà nước, tài sản xác lập sở hữu Nhà nước và tài sản cần xử lý của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Lào Cai.
Tài sản tịch thu sung công quỹ Nhà nước bao gồm các tài sản: Tài sản thi hành án, tài sản xử phạt do vi phạm hành chính.
Tài sản cần xử lý của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp là các tài sản có các văn bản xử lý của cấp có thẩm quyền thuộc một trong các hình thức sau: Thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi hình thức sở hữu, nhượng bán, thanh lý.
Riêng việc định giá tài sản trong tố tụng hình sự thực hiện theo Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005 về Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự.
Chương II
TỔ CHỨC BỘ MÁY, PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ, CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC, KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG VÀ CON DẤU CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 2. Tổ chức, bộ máy:
Hội đồng định giá tài sản tịch thu sung công quỹ Nhà nước, tài sản xác lập sở hữu Nhà nước và tài sản cần xử lý của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Lào Cai thành lập theo Quyết định số 3296/QĐ-UBND ngày 04/12/2007 của UBND tỉnh Lào Cai (sau đây gọi chung là Hội đồng định giá tài sản cấp tỉnh) bao gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên. Các thành viên trong hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Đối với trường hợp định giá tài sản tịch thu sung công quỹ Nhà nước do vi phạm hành chính thì Hội đồng định giá tài sản cấp tỉnh tổ chức cuộc họp tại cơ quan quyết định tịch thu tài sản sung công quỹ Nhà nước;
Đối với trường hợp định giá tài sản cần xử lý của các cơ quan quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp công, Hội đồng định giá tài sản cấp tỉnh tổ chức cuộc họp tại cơ quan có tài sản cần xử lý;
Hội đồng định giá tài sản cấp tỉnh có nhiệm vụ xác định giá của các tài sản tịch thu sung công quỹ Nhà nước, tài sản xác lập sở hữu Nhà nước và tài sản cần xử lý của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo các quy định phân cấp về quản lý, xử lý tài sản hiện hành.
Hội đồng định giá cấp tỉnh được tổ chức và hoạt động theo các quy định tại Nghị định 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản; Thông tư số 72/2004/TT-BTC ngày 15/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung công quỹ Nhà nước do vi phạm hành chính; Thông tư số 04/2006/TT-BCT ngày 18 tháng 01 năm 2006 bổ sung Thông tư số 72/TT-BTC ngày 15/7/2004 của Bộ Tài chính; Thông tư số 34/2005/TT-BTC ngày 12/5/2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản Nhà nước để bán đấu giá và các quy định hiện hành khác; Thông tư số 13/2007/TT-BTC ngày 06/3/2007 của Bộ tài chính về sửa đổi bổ sung Thông tư số 34/2005/TT-BTC ngày 12/5/2005 của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành khác.
Điều 3. Phân công nhiệm vụ:
1. Chủ tịch Hội đồng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm toàn diện về các hoạt động của Hội đồng, chủ trì các cuộc họp của hội đồng.
Tổ chức triệu tập các cuộc họp để định giá tài sản tịch thu sung công quỹ Nhà nước, tài sản bị tạm giữ do vi phạm hành chính, tài sản xác lập sở hữu Nhà nước, tài sản cần xử lý của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Lào Cai.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt, giải quyết các công việc của hội đồng trong các lĩnh vực chỉ đạo hoạt động của các thành viên có liên quan thực hiện kiểm định, giám định hàng hóa, xây dựng phương án giá hàng hóa trình hội đồng quyết định.
Tổ chức triệu tập các cuộc họp để xử lý các lô hàng tươi sống, khó bảo quản, hàng thực phẩm đã qua chế biến nhưng hạn sử dụng còn dưới 30 ngày theo quy định.
3. Các ủy viên:
Các ủy viên Hội đồng có trách nhiệm trước Hội đồng trong việc xác định giá khởi điểm tài sản hàng hóa; được Chủ tịch Hội đồng phân công giao nhiệm vụ giúp việc cho Hội đồng, cụ thể như sau:
- Ủy viên là đại diện cơ quan chuyên môn: Có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức đánh giá tình trạng kỹ thuật, tính hữu dụng, tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản đã qua sử dụng làm cơ sở xác định giá trị tài sản.
- Ủy viên là Trưởng Ban vật giá, Trưởng phòng Tài chính HCSN thuộc Sở Tài chính, căn cứ vào văn bản đề nghị định giá của cơ quan có tài sản, có trách nhiệm phối hợp với các thành viên tổ chức kiểm tra, xem xét hiện trạng của tài sản, hàng hóa; thẩm định phương án giá theo đề nghị của cơ quan quyết định tịch thu sung công quỹ Nhà nước, cơ quan quyết định tạm giữ tài sản hoặc cơ quan quyết định xác lập sở hữu Nhà nước; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập có tài sản cần xử lý để báo cáo hội đồng quyết định.
Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan thường trực hội đồng
Sở Tài chính là cơ quan thường trực Hội đồng định giá tài sản cấp tỉnh có các trách nhiệm sau:
- Tiếp nhận, rà soát và xử lý các hồ sơ các đơn vị có liên quan cần định giá tài sản gửi đến.
- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu có liên quan; bảng kê tài sản, hàng hóa, dự thảo biên bản họp của Hội đồng gửi các thành viên Hội đồng để tổ chức họp định giá theo quy định.
- Giúp Hội đồng dự thảo biên bản cuộc họp, các báo cáo sơ kết, tổng kết theo quy định.
Điều 5. Kinh phí hoạt động và con dấu của Hội đồng
1. Kinh phí hoạt động:
1.1. Kinh phí hoạt động của Hội đồng định giá tài sản do các cơ quan quản lý tài sản cần định giá chi trả và được tính vào chi phí xử lý tài sản đó, do đơn vị, xử lý tài sản trực tiếp chi trả.
1.2. Nội dung chi cho hoạt động của Hội đồng định giá tài sản:
+ Chi mua sắm tài sản, phương tiện phục vụ cho Hội đồng định giá tài sản:
+ Chi phụ cấp làm thêm giờ và các công việc kiêm nhiệm theo nhiệm vụ của Hội đồng định giá;
+ Chi phí vật tư, văn phòng phẩm phục vụ nhiệm vụ của Hội đồng định giá tài sản;
+ Chi cho các cuộc họp của Hội đồng định giá tài sản (10% mức lương tối thiểu /người/ 1 lần họp);
+ Chi công tác phí, chi phí đi lại (xăng xe, thuê xe..), các chi phí có liên quan cho ủy viên là đại diện các cơ quan chuyên môn và các đơn vị có liên quan trong quá trình tiến hành tổ chức đánh giá tình trạng kỹ thuật, tính hữu dụng, tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản đã qua sử dụng làm cơ sở xác định giá trị tài sản.
+ Những chi phí hợp lý khác.
Chi phí kiểm định; giám định chất lượng, của tài sản, hàng hóa; chi phí thuế thẩm định (nếu có phát sinh đối với tài sản đặc thù) và các chi phí khác có liên quan.
2. Sử dụng con dấu:
- Văn bản do Chủ tịch Hội đồng ký sử dụng con dấu của Sở Tài chính.
- Văn bản do Phó chủ tịch Hội đồng ký sử dụng con dấu của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tịch thu tài sản sung công quỹ Nhà nước.
Chương III
HỒ SƠ, NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐỊNH GIÁ
Điều 6. Hồ sơ định giá của tài sản
1. Hồ sơ tài sản, hàng hóa:
Cơ quan có thẩm quyền xử lý tài sản có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ tài sản cần định giá.
Hồ sơ gồm có:
+ Quyết định tịch thu sung công quỹ Nhà nước, do vi phạm hành chính hoặc quyết định xác lập sở hữu Nhà nước của vụ việc và các hồ sơ có liên quan (đối với tài sản, hàng hóa tịch thu sung công quỹ Nhà nước và tài sản xác lập sở hữu Nhà nước).
+ Quyết định hoặc văn bản xử lý: thu hồi, điều chuyển, nhượng bán, thanh lý của cơ quan có thẩm quyền (đối với tài sản cần xử lý của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công)
+ Riêng đối với tài sản, hàng hóa tịch thu sung công quỹ Nhà nước do vi phạm hành chính là các loại quặng phải kèm theo Biên bản lấy mẫu quặng và Phiếu kiểm nghiệm hàm lượng, thành phần của quặng do cơ quan có chức năng cung cấp (Biên bản lấy mẫu phải có đại diện của Sở Công nghiệp tham gia, việc kiểm nghiệm hàm lượng phải xây dựng thành phần các loại khoáng chất chủ yếu có trong mẫu quặng):
+ Văn bản đề nghị định giá tài sản kèm theo bảng kê tài sản hàng hóa (theo mẫu a kèm theo)
+ Mẫu các tài sản làm căn cứ để xác định giá. Các tài sản không thể lấy mẫu chuyển về cơ quan thường trực của hội đồng thì cơ quan có chức năng xử lý tài sản bố trí để hội đồng kiểm tra thực trạng của tài sản cần định giá trước khi tiến hành phiên họp định giá.
Điều 7. Nguyên tắc và phương pháp định giá
1. Nguyên tắc xác định giá:
Việc định giá là tài sản Nhà nước được xác định theo nguyên tắc phải phù hợp với giá bán thực tế của tài sản cùng loại hoặc tương tự ở thị trường địa phương tại thời điểm xác định giá, cụ thể một số trường hợp như sau:
+ Đối với những tài sản do Nhà nước quy định giá, giá được tính không được thấp hơn giá do Nhà nước quy định tại thời điểm xác định giá.
+ Đối với tài sản chuyên dùng đơn chiếc, giá được xác định căn cứ vào chi phí tái tạo lại tài sản hoặc chi phí nhập khẩu và mức độ hao mòn (cả hữu hình và vô hình) của tài sản.
2. Phương pháp xác định giá
+ Đối với tài sản chuyên dùng đơn chiếc, việc xác định giá được áp dụng theo phương pháp chi phí quy định tại Mục II Phần B Quy chế tính giá tài sản hàng hóa, dịch vụ ban hành kèm theo Quyết định số 06/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ.
+ Đối với các tài sản nhà nước khác, việc xác định giá được áp dụng theo phương pháp so sánh. Nội dung của phương pháp và căn cứ áp dụng thực hiện theo quy định tại Mục I Phần B Quy chế tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ ban hành kèm theo Quyết định số 06/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 8. Thủ tục, trình tự định giá:
Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tịch thu tài sản sung công quỹ Nhà nước, xác lập sở hữu Nhà nước về tài sản, cơ quan quản lý tài sản có các tài sản cần định giá gửi toàn bộ các hồ sơ có liên quan quy định tại Điều 6 về cơ quan thường trực Hội đồng định giá (Ban Vật giá thuộc Sở Tài chính). Cơ quan thường trực Hội đồng định giá chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và gửi cho các thành viên của Hội đồng để thẩm định theo nội dung quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
Thời gian thẩm định giá đối với các tài sản thông dụng trên thị trường tối đa không quá 5 ngày làm việc.
Thời gian thẩm định định giá đối với các mặt hàng tươi sống, khó bảo quản, hàng thực phẩm đã qua chế biến tối đa không quá 2 ngày làm việc.
Sau khi các thành viên hội đồng đã điều tra, khảo sát có thông tin về giá cả hàng hóa thì Chủ tịch Hội đồng có giấy mời họp mời các thành viên dự họp (theo mẫu b kèm theo). Phó Chủ tịch hội đồng mời họp đối với các lô hàng tươi sống, khó bảo quản, hàng thực phẩm đã qua chế biến nhưng hạn sử dụng còn dưới 30 ngày.
Tại phiên họp của Hội đồng, các thành viên của Hội đồng theo chức năng được phân công có trách nhiệm báo cáo kết quả thẩm định để Hội đồng Quyết định.
Các Quyết định của Hội đồng phải được quá nửa số thành viên của Hội đồng tán thành. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
Phiên họp hội đồng được lập thành biên bản (theo mẫu c1, c2 kèm theo)
Điều 9. Định giá lại tài sản đặc thù và định giá lại tài sản
1. Trường hợp một số tài sản đặc thù không thông dụng trên thị trường: Các tài sản không thông dụng trên thị trường chưa có cơ sở để định giá thì hội đồng định giá có thể hội đồng với đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá trước khi tiến hành định giá tài sản. Chi phí cho việc thẩm định giá này được tính vào chi phí vụ việc của tài sản hàng hóa.
2. Định giá lại tài sản: Trong trường hợp Hội đồng định giá tài sản đã định giá khởi điểm, tài sản chuyển giao cho cơ quan tổ chức đấu giá mà không bán được thì Hội đồng xem xét định giá lại tài sản. Giá các tài sản định lại giá không thấp hơn 15% giá đã định lần trước kế tiếp.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Các thành viên Hội đồng định giá tài sản của tỉnh, các cơ quan có thành viên trong Hội đồng định giá tài sản, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 791/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2Quyết định 61/2005/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tại tỉnh Khánh Hoà
- 3Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐND quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội; phân cấp quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 1Thông tư 34/2005/TT-BTC hướng dẫn xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu giá do Bộ tài chính ban hành
- 2Thông tư 04/2006/TT-BTC sửa đổi Thông tư 72/2004/TT-BTC hướng dẫn quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 3Nghị định 137/2006/NĐ-CP về việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước
- 4Thông tư 13/2007/TT-BTC sửa đổi Thông tư 34/2005/TT-BTC hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu giá do Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 35/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 137/2006/NĐ-CP về việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Thông tư 72/2004/TT-BTC hướng dẫn quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ Nhà nước do vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị định 05/2005/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản
- 9Quyết định 06/2005/QĐ-BTC về Quy chế tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Nghị định 26/2005/NĐ-CP về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự
- 11Quyết định 3296/QĐ-UBND năm 2007 về thành lập hội đồng định giá tài sản tịch thu sung công quỹ Nhà nước, tài sản xác lập sở hữu Nhà nước và cần xử lý của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Lào Cai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 12Quyết định 791/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 13Quyết định 61/2005/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tại tỉnh Khánh Hoà
- 14Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐND quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội; phân cấp quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Quyết định 166/QĐ-UBND năm 2008 về Quy chế hoạt động của Hội đồng định giá tài sản sung công quỹ Nhà nước, tài sản xác lập sở hữu Nhà nước và tài sản cần xử lý của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- Số hiệu: 166/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/01/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Nguyễn Hữu Vạn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/01/2008
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực