Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1659/QĐ-BTC | Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2025 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 18 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
| KT. BỘ TRƯỞNG |
TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VỀ ĐẨY MẠNH PHÂN QUYỀN, PHÂN CẤP THEO QUY ĐỊNH TẠI LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ VÀ LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 1659/QĐ-BTC ngày 08 tháng 5 năm 2025 của Bộ Tài chính)
Triển khai Luật Tổ chức Chính phủ ngày 18 tháng 2 năm 2025, Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 năm 2 năm 2025 và Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch của Bộ Tài chính triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương với các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
a) Tổ chức triển khai thực hiện Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp được quy định tại các Luật nêu trên kịp thời, nghiêm túc, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả;
b) Thống nhất nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, đơn vị thuộc bộ trong việc tham mưu, xây dựng các cơ chế, chính sách đẩy mạnh phân quyền, phân cấp trên cơ sở nguyên tắc phân định thẩm quyền được quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương; chủ động đề xuất các lĩnh vực ưu tiên, cấp bách để đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo hành lang pháp lý, kịp thời xử lý những vấn đề thực tiễn, tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
2. Yêu cầu
a) Đảm bảo sự đồng bộ, hiệu quả trong việc phân quyền, phân cấp giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và chính quyền địa phương, giúp nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác quản lý nhà nước.
b) Khuyến khích sự chủ động và sáng tạo của chính quyền địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với tăng cường trách nhiệm giải trình của người đứng đầu.
c) Tăng cường tính minh bạch và khả năng kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện phân quyền, phân cấp.
1. Tổ chức quán triệt, phổ biến, truyền thông về nội dung, quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp
a) Nội dung: Tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ, nghiêm túc các nội dung quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp để thống nhất triển khai thực hiện trong toàn ngành Tài chính.
b) Cơ quan thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và dân vận (Đảng ủy Bộ Tài chính) và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
c) Thời gian thực hiện: Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày Kế hoạch này dược ban hành.
2. Rà soát tổng thể các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, bãi bỏ để đảm bảo phù hợp với nguyên tắc phân định thẩm quyền, quy định về phân quyền, phân cấp tại Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
a) Nhiệm vụ
Tổ chức rà soát, xác định nội dung tại các điều, khoản, điềm của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, chính quyền địa phương chưa phù hợp với nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp tại Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương để đề xuất điều chỉnh thống nhất (khoản 1 Điều 32 Luật Tổ chức Chính phủ và khoản 1 Điều 50 Luật Tổ chức chính quyền địa phương).
b) Cơ quan thực hiện
- Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính tổng hợp danh mục các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, bãi bỏ.
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính: Chủ trì rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý chưa phù hợp với quy định về phân quyền, phân cấp tại Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương để đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ văn bản gửi Vụ Pháp chế tổng hợp.
c) Sản phẩm và thời gian hoàn thành
Báo cáo Chính phủ các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và năm 2026. Thời hạn hoàn thành: Theo quy định tại Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 15/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Xây dựng các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, người có thẩm quyền phù hợp với nguyên tắc phân định thẩm quyền, quy định phân quyền, phân cấp tại Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (theo chương trình xây dựng pháp luật hằng năm)
a) Nhiệm vụ
- Xác định rõ phạm vi phân quyền, phân cấp giữa các cơ quan nhà nước, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của từng cơ quan; các cơ quan được phân quyền, phân cấp có đủ nguồn lực và điều kiện thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Rà soát các nội dung dự kiến phân quyền, phân cấp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước phù hợp, đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan.
- Xây dựng nội dung, cơ chế kiểm tra, giám sát đối với những nhiệm vụ dự kiến phân quyền, phân cấp.
b) Cơ quan thực hiện
Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính chủ trì xây dựng các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thuộc phạm vi quản lý.
c) Sản phẩm và thời gian hoàn thành
- Các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, người có thẩm quyền phù hợp với nguyên tắc phân định thẩm quyền, quy định phân quyền, phân cấp tại Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
- Thời hạn hoàn thành: Trong năm 2025 và năm 2026 (theo kế hoạch xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính trong từng năm).
4. Đề xuất nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, chính quyền địa phương đối với một số vấn đề ưu tiên, cấp bách về phân quyền, phân cấp.
a) Nhiệm vụ
Căn cứ vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025 và 2026 - 2030, yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên, cấp bách theo chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật tại mục 2 nêu trên, xác định và xây dựng các nội dung cần điều chỉnh ngay về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Chính phủ ban hành nghị định, nghị quyết để quyết định điều chỉnh theo thẩm quyền (khoản 2 Điều 32 Luật Tổ chức Chính phủ và khoản 1 Điều 50 Luật Tổ chức chính quyền địa phương), cụ thể:
- Tổng hợp danh mục các nghị định, nghị quyết của Chính phủ cần ban hành để điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó xác định rõ số lượng nghị định, nghị quyết cần trình Chính phủ ban hành để điều chỉnh ngay về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Xây dựng nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương đối với một số vấn đề ưu tiên, cấp bách về phân quyền, phân cấp, trong đó xác định rõ các điều, khoản, điểm, nội dung cụ thể điều chỉnh về phân cấp, phân quyền và nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện.
b) Cơ quan thực hiện
- Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp danh mục các nghị định, nghị quyết của Chính phủ cần ban hành.
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính căn cứ kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xây dựng nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, chính quyền địa phương đối với một số vấn đề ưu tiên, cấp bách về phân quyền, phân cấp.
c) Sản phẩm và thời gian hoàn thành
- Danh mục nghị định, nghị quyết của Chính phủ cần ban hành để điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thời hạn hoàn thành: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Kế hoạch này được ban hành.
- Trình Chính phủ ban hành các nghị định, nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn. Thời hạn hoàn thành: Từ ngày 15 tháng 6 năm 2025 đến ngày 31 tháng 12 năm 2025.
5. Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
a) Nhiệm vụ: Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp tại Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể:
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
- Theo dõi, báo cáo tổng thể tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp tại Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định tại Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 15/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch này.
b) Cơ quan thực hiện
- Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo tình hình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Ngân sách Nhà nước, Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan theo dõi, báo cáo tổng thể tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp tại Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định tại Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 15/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch này.
c) Sản phẩm và thời gian hoàn thành
- Báo cáo Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan về tình hình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 15/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian thực hiện: Trước ngày 20 hằng tháng.
- Báo cáo Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan về tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan.
1. Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị kịp thời phản ánh về Vụ Tổ chức cán bộ (đối với việc thực hiện Luật Tổ chức Chính phủ), Vụ Ngân sách Nhà nước (đối với việc thực hiện Luật Tổ chức Chính quyền địa phương), Vụ Pháp chế (đối với việc xây dựng danh mục các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế) để được tổng hợp, hướng dẫn giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; chủ động báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị./.
- 1Công văn 48/CV-BCĐTKNQ18 năm 2025 đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp do Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ ban hành
- 2Công văn 1680/BNNMT-QLĐĐ năm 2025 rà soát quy định trong lĩnh vực đất đai khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp do Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành
Quyết định 1659/QĐ-BTC năm 2025 về Kế hoạch của Bộ Tài chính triển khai nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
- Số hiệu: 1659/QĐ-BTC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/05/2025
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Đức Tâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/05/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra