- 1Luật đa dạng sinh học 2008
- 2Nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học
- 3Quyết định 1250/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1655/QĐ-UBND | Bạc Liêu, ngày 18 tháng 9 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Quyết định số 1250/2013/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 290/TTr-STNMT ngày 06 tháng 9 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu chung:
Bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn các nguồn gen tự nhiên nguy cấp, quý, hiếm, các nguồn gen cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao của tỉnh, sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học; duy trì và phát triển các hệ sinh thái nhằm thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Đến năm 2020:
- Nâng cao năng lực cán bộ quản lý, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bạc Liêu.
- Điều tra, lập luận chứng quy hoạch chi tiết cụm nhãn cổ Bạc Liêu.
- Điều tra, đánh giá và đề xuất mô hình bảo tồn các loài động vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học tỉnh Bạc Liêu.
b) Định hướng đến năm 2030:
- Nâng cấp Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vườn Chim Bạc Liêu (phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu) và Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Ấp Canh Điền (xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải) thành Khu bảo tồn cấp quốc gia.
- Thành lập mới 01 Khu bảo tồn loài và sinh cảnh cấp tỉnh: Vườn chim Ấp Lập Điền (xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải); 01 Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh: Rừng ngập mặn ven biển.
- Hoàn thành Quy hoạch hệ sinh thái tự nhiên ven sông (các sông chính trên địa bàn tỉnh); bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, quản lý và kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại.
1. Điều tra, thống kê, đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh; xác định các khu vực trọng điểm về bảo tồn đa dạng sinh học nhằm phát triển bền vững đa dạng sinh học.
2. Quy hoạch hệ sinh thái tự nhiên ven sông (các sông chính trên địa bàn tỉnh).
3. Quy hoạch 02 Khu bảo tồn cấp quốc gia gồm:
- Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vườn chim Bạc Liêu (phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu), diện tích 125 ha vùng lõi và 258 ha vùng đệm.
- Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Ấp Canh Điền (xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải), diện tích 365,9 ha (trong đó diện tích vùng lõi 123,9 ha, vùng đệm 242 ha).
4. Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh: Rừng ngập mặn ven biển, diện tích 4.494,80 ha.
5. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh cấp tỉnh: Vườn Chim Ấp Lập Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, diện tích 21 ha.
6. Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh: Cụm Nhãn cổ Bạc Liêu, diện tích 29.130 m2 với 339 cây nhãn cổ gắn với phát triển mô hình du lịch trải nghiệm nhà dân, phát triển các dịch vụ gắn với văn hóa, ẩm thực Nam bộ; tập trung thành 03 cụm: Cụm Trung tâm điều dưỡng tỉnh; cụm 03 hộ dân (hộ Quách Thị Lý, hộ Huỳnh Thị Lang, hộ Huỳnh Văn Lến) ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành; cụm Cây xoài cổ 300 năm (hộ Lý Kim Chiêu) ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông.
7. Quy hoạch hệ thống vườn thực vật: Vườn sưu tầm cây ngập mặn ở Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vườn chim Bạc Liêu; hệ thống sưu tập cây thuốc gồm các Vườn thuốc nam tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu, Bệnh viện Y học cổ truyền, các Trung tâm y tế cấp huyện và Trạm y tế cấp xã.
8. Quy hoạch bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa có giá trị khoa học, kinh tế của tỉnh; bảo vệ các loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ gồm: Loài Rái cá lông mượt, Mèo cá, Mèo gấm; các loài chim gồm: Điêng Điểng, Bồ Nông chân xám, Quắm đen, Giang Sen, Cốc đế.
9. Quy hoạch các vùng ưu tiên kiểm soát và phòng chống loài ngoại lai xâm hại gồm: Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, rừng đặc dụng, các vườn chim trong tỉnh, hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái nông nghiệp.
10. Các dự án ưu tiên thực hiện trong Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (theo Phụ lục đính kèm).
1. Giải pháp lồng ghép các quy hoạch chuyên ngành: Lồng ghép các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của các ngành; phát triển các khu bảo tồn gắn với các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời, gắn kết với phát triển du lịch sinh thái, an toàn sinh học vào các đề tài, dự án, các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, giáo dục, y tế và phát triển nông thôn.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường năng lực, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý trong bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý an toàn sinh học, quản lý sản phẩm biến đổi gen, kiểm định nguồn gen động vật hoang dã nuôi nhốt, nhập nội, tạo các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
3. Kiện toàn hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách về bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với kế hoạch hành động, chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học; kết hợp giữa bảo tồn gắn với sinh kế của người dân, nhất là dân cư vùng đệm, nâng cao đời sống cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn đa dạng sinh học.
4. Nghiên cứu khoa học, thu thập nguồn gen, mẫu vật di truyền; thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học các khu bảo tồn, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn cảnh quan và lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của các khu bảo tồn; có biện pháp phòng, trừ dịch bệnh trong khu bảo tồn; ứng dụng khoa học, kỹ thuật, khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp có liên quan để bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật, thích ứng với biến đổi khí hậu trong công tác quản lý các khu bảo tồn, các vườn chim và hành lang đa dạng sinh học.
5. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, đa dạng hóa các hình thức hợp tác về bảo tồn đa dạng sinh học; trao đổi kinh nghiệm từ các chuyên gia, nâng cao năng lực, hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật về đa dạng sinh học.
Dự kiến khoảng 25,5 tỷ đồng; được phân kỳ như sau:
1. Giai đoạn 2017 - 2020: 07 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2030: 18,5 tỷ đồng.
2. Hàng năm xây dựng kế hoạch, lập dự toán từ nguồn ngân sách và nguồn vốn huy động hợp pháp khác trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tổ chức triển khai thực hiện.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu chịu trách nhiệm thực hiện các dự án ưu tiên thực hiện trong Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và giám sát thực hiện Quy hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động liên quan đến quản lý tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và triển khai thực hiện các dự án ưu tiên trong Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch ngân sách trung hạn, dài hạn cho các dự án ưu tiên, xây dựng quy định về việc bảo tồn đa dạng sinh học trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đề xuất trong quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh.
4. Sở Tài chính chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định trong lĩnh vực tài chính phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh; chủ trì, phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, bổ sung, xây dựng các văn bản quy định về tài chính.
5. Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Y tế chịu trách nhiệm chủ trì triển khai thực hiện hệ thống sưu tập cây thuốc gồm các Vườn thuốc nam tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu, Bệnh viện Y học cổ truyền, các Trung tâm y tế cấp huyện và Trạm y tế cấp xã; đồng thời, xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quý.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, Ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học với bảo vệ phát triển giá trị lịch sử; phát triển du lịch sinh thái: Điều tra, đánh giá tiềm năng và quy hoạch mạng lưới du lịch sinh thái trên địa bàn toàn tỉnh; xây dựng các loại hình du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên; đề xuất và thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đối với đa dạng sinh học.
8. Sở Công Thương chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường quản lý thị trường trong việc kinh doanh và sử dụng tài nguyên sinh vật, đặc biệt là động vật, thực vật hoang dã; thương mại hóa và lưu thông sinh vật biến đổi gen, sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
9. Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thông tin cơ sở tập trung tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, góp phần vào việc bảo vệ, sử dụng, quản lý an toàn đa dạng sinh học.
10. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bạc Liêu: Phối hợp cùng các Sở, Ban, Ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ cho việc thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; tổ chức xây dựng chương trình tuyên truyền, vận động cho công tác bảo tồn và chuyển giao tiến bộ khoa học trong công tác bảo tồn.
11. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các thành viên của tổ chức và nhân dân tích cực tham gia bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học; cơ quan quản lý nhà nước các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể tỉnh tham gia bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu chịu trách nhiệm:
- Phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn mình quản lý; hàng năm lập kế hoạch, chương trình cụ thể thống nhất với các Sở, Ngành để triển khai thực hiện.
- Thực hiện lồng ghép các nội dung về bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học vào các chương trình, quy hoạch kế hoạch và dự án phát triển kinh tế, xã hội của địa bàn theo định hướng phát triển bền vững.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án về bảo tồn đa dạng sinh học của địa bàn.
- Phối hợp thực hiện công tác nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học; phối hợp hướng dẫn tổ chức thực hiện, thực hiện thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực thi các quy định pháp luật về đa dạng sinh học và quản lý an toàn sinh học trên địa bàn.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN QUY HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số: 1655/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT | Tên chương trình, dự án ưu tiên | Thời gian thực hiện | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Kinh phí (tỷ đồng) |
| Giai đoạn đến năm 2020 |
| |||
I | Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học | 1 | |||
1 | Nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý và tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bạc Liêu. | 2017-2020 | Sở Tài nguyên và Môi trường | - Các phòng Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, tổ chức, các đơn vị khoa học công nghệ. - Tổ chức quốc tế, các cơ quan báo chí và các địa phương liên quan. | 1 |
II | Quy hoạch chi tiết bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học | 4 | |||
1 | Điều tra khảo sát, lập luận chứng quy hoạch chi tiết cụm nhãn cổ Bạc Liêu. | 2018-2020 | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, tổ chức, các đơn vị khoa học công nghệ. | 2 |
2 | Dự án điều tra, đánh giá và đề xuất mô hình bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. | 2019-2020 | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, tổ chức, các đơn vị khoa học công nghệ. | 2 |
III | Điều tra, nghiên cứu phân vùng sinh thái và đánh giá không gian về đa dạng sinh học | 2 | |||
1 | Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học tỉnh Bạc Liêu. | 2018-2020 | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý các Khu bảo tồn, vườn chim, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học. | 2 |
Tổng | 7 | ||||
| Giai đoạn 2021 - 2030 |
| |||
I | Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học | 2,5 | |||
1 | Nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý và tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bạc Liêu. | 2021 -2030 | Sở Tài nguyên và Môi trường | - Các phòng Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, tổ chức, các đơn vị khoa học công nghệ. - Tổ chức quốc tế, các cơ quan báo chí và các địa phương liên quan | 2,5 |
II | Quy hoạch chi tiết và thành lập các khu bảo tồn mới theo luật đa dạng sinh học | 4 | |||
1 | Điều tra khảo sát, lập luận chứng quy hoạch chi tiết khu dự trữ thiên nhiên Rừng ngập mặn. | 2021 -2025 | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, tổ chức, các đơn vị khoa học công nghệ | 2 |
2 | Điều tra khảo sát, lập luận chứng quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn loài - sinh cảnh vườn chim Lập Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải. | 2024 - 2026 | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, tổ chức, các đơn vị khoa học công nghệ | 2 |
III | Điều tra nghiên cứu phân vùng sinh thái và đánh giá không gian về đa dạng sinh học | 8 | |||
1 | Điều tra, khảo sát, rà soát và xây dựng kế hoạch bảo vệ, phát triển diện tích các hệ sinh thái rừng tự nhiên của tỉnh | 2025 - 2030 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, tổ chức, các đơn vị khoa học công nghệ. | 2 |
2 | Điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ Đa dạng sinh học (hệ sinh thái, loài động vật, thực vật đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng) tại các Khu bảo tồn tỉnh Bạc Liêu. | 2025 - 2030 | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các ban quản lý Khu bảo tồn và các cơ quan, tổ chức, các đơn vị khoa học công nghệ | 6 |
IV | Nghiên cứu triển khai thí điểm các mô hình hỗ trợ người dân phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học | 4 | |||
1 | Củng cố, phát triển và nhân rộng các mô hình cộng đồng tham gia bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bạc Liêu. | 2022 - 2024 | - Sở Tài nguyên và Môi trường - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Ban quản lý các Khu bảo tồn, các cơ quan, tổ chức, các đơn vị khoa học công nghệ | 4 |
Tổng | 18,5 | ||||
Tổng cộng: Giai đoạn đến năm 2020 và Giai đoạn 2021 - 2030 | 25,5 |
- 1Quyết định 2606/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng - giai đoạn 2 tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 697/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020
- 3Quyết định 2178/QĐ-UBND năm 2017 về thành lập Hội đồng thẩm định dự án Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2025 và định hướng đến năm 2030
- 4Nghị quyết 21/2017/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040
- 5Nghị quyết 92/2017/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 6Nghị quyết 94/2017/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bình Định đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 7Nghị quyết 90/2017/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 8Quyết định 199/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 9Quyết định 01/2018/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bắc Ninh
- 1Luật đa dạng sinh học 2008
- 2Nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học
- 3Quyết định 1250/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 2606/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng - giai đoạn 2 tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 697/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020
- 7Quyết định 2178/QĐ-UBND năm 2017 về thành lập Hội đồng thẩm định dự án Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2025 và định hướng đến năm 2030
- 8Nghị quyết 21/2017/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040
- 9Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 10Nghị quyết 92/2017/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 11Nghị quyết 94/2017/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bình Định đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 12Nghị quyết 90/2017/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 13Quyết định 199/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 14Quyết định 01/2018/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bắc Ninh
Quyết định 1655/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 1655/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/09/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
- Người ký: Lê Minh Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/09/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực