Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1642/QĐ-UBND | Quảng Bình, ngày 25 tháng 06 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Quyết định 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
Căn cứ Quyết định số 1202/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020”;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 774/SYT ngày 17/6/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2020 (có Kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch này. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2014 - 2020”
(Kèm theo Quyết định số 1642/QĐ-UBND ngày 25/6/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình)
Thực hiện Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020”, UBND tỉnh Quảng Bình xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2020” như sau:
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Quyết định số 1202/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012 - 2015;
- Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020”;
- Công văn số 999/HD-BYT ngày 18/12/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020” tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Kế hoạch hành động của UBND tỉnh Quảng Bình thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Quảng Bình từ năm 2007 - 2013;
- Quyết định 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
- Quyết định 4548/QĐ-UBQG50 ngày 20/11/2012 về việc phê duyệt 4 đề án thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
II. TÌNH HÌNH VÀ ĐÁP ỨNG VỚI DỊCH HIV/AIDS
1. Tình hình dịch HIV/AIDS tại Quảng Bình (tính đến cuối năm 2013).
Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1994 ở huyện Quảng Trạch, đến 31/12/2013 toàn tỉnh đã có 1.210 trường hợp nhiễm HIV trong đó có 258 trường hợp chuyển qua giai đoạn AIDS và 83 bệnh nhân AIDS tử vong.
Nhiễm HIV/AIDS ở Quảng Bình đang có chiều hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. Hình thái lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêm chích ma túy, qua quan hệ tình dục. Dịch HIV/AIDS đang lan rộng ra các vùng dân cư, phát hiện ngày càng nhiều các trường hợp nhiễm HIV/AIDS không nằm trong đối tượng có hành vi nguy cơ cao.
Tỷ lệ nhiễm 0,14 người/100.000 dân.
Bảng 1. Tình hình dịch HIV/AIDS theo các năm
- Hiện nay, toàn tỉnh có 8/8 huyện, thành phố, thị xã và 86/159 xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS, tập trung phần lớn tại thành phố Đồng Hới, tiếp đến là huyện Quảng Trạch, Bố Trạch.
Bảng 2. Báo cáo phát hiện theo địa bàn huyện của năm báo cáo
TT | Tên huyện | Số nhiễm HIV mới phát hiện | Số tử vong do HIV/AIDS | Số bệnh nhân AIDS | Số người nhiễm HIV hiện còn sống |
1 | TP. Đồng Hới | 2 | 0 | 3 | 69 |
2 | Quảng Trạch | 2 | 0 | 2 | 30 |
3 | Thị xã Ba Đồn | 4 | 1 | 5 | 18 |
4 | Quảng Ninh | 4 | 0 | 4 | 23 |
5 | Bố Trạch | 4 | 1 | 2 | 31 |
6 | Tuyên Hóa | 2 | 1 | 0 | 10 |
7 | Lệ Thủy | 3 | 1 | 2 | 21 |
8 | Minh Hóa | 0 | 0 | 0 | 2 |
9 | Ngoại tỉnh | 3 | 0 | 0 | 923 |
| Cộng | 25 | 4 | 18 | 1.127 |
- Các yếu tố nguy cơ (làm gia tăng) dịch HIV tại địa phương chủ yếu là: Người nghiện chích ma túy (NCMT): Khoảng 1.800 người, gái mại dâm (GMD): Khoảng 800 người và dân di biến động: Khoảng 12.500 người.
- Ước tính tình hình dịch ở địa phương đến năm 2020 theo các mức độ:
Tình hình dịch HIV/AIDS ở mức độ tập trung chủ yếu qua nhóm NCMT, tuy nhiên trong những năm gần đây tỷ lệ nhiễm HIV đã có thay đổi trong hình thái lây nhiễm, số nhiễm HIV qua quan hệ tình dục khác giới đã có gia tăng tuy không lớn nhưng cũng là dấu hiệu đáng quan tâm trong việc kiểm soát vụ dịch tại địa phương.
Bảng 3. Ước tính số nhiễm mới HIV/AIDS/TV từ 2014 - 2020
| 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 |
HIV | 25 | 25 | 30 | 30 | 30 | 30 | 30 |
AIDS | 14 | 16 | 16 | 18 | 20 | 20 | 20 |
TV | 4 | 3 | 3 | 3 | 4 | 5 | 5 |
2. Tổng quan đáp ứng với dịch HIV/AIDS ở địa phương (đến cuối năm 2013).
2.1. Kết quả triển khai thực hiện các hoạt động/các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS (theo 4 Dự án).
2.1.1. Dự án Thông tin, giáo dục - truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS.
Các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông được chú trọng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, từ thành thị đến nông thôn, miền núi tập trung đưa giáo dục truyền thông về tận cơ sở xã, phường bằng nhiều nội dung và hình thức phong phú phù hợp với từng nhóm đối tượng dân cư; chú trọng đến truyền thông trực tiếp.
- Hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng:
+ Báo Quảng Bình định kỳ hàng tháng ra trang báo có nội dung tuyên truyền về kiến thức và các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS.
+ Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thường xuyên phát các phóng sự và nhiều tin bài, đưa tin phản ánh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, Luật Phòng, chống HIV/AIDS, kiến thức về HIV/AIDS, tuyên truyền tháng chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
+ Trang thông tin điện tử tổng hợp tuyên truyền về HIV/AIDS của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS có nội dung ngày càng phong phú, phản ánh các hoạt động, các cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia phòng chống AIDS và tuyên truyền kiến thức, biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, chống phân biệt kỳ thị với người bị tác động bởi HIV/AIDS.
+ Hàng năm Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tổ chức gặp mặt các cơ quan thông tấn báo chí địa phương, Trung ương đóng trên địa bàn để phối hợp triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS trong Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS và ngày Thế giới phòng chống AIDS; phối hợp tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống AIDS (1/12).
+ Duy trì công tác tuyên truyền trên đài phát thanh - truyền hình các huyện, thành phố và trên hệ thống loa đài truyền thanh của các xã, phường, thị trấn.
- Hoạt động truyền thông trực tiếp cho các đối tượng:
+ Truyền thông trực tiếp về Luật Phòng chống HIV/AIDS; chống phân biệt kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS cho nhóm nhân viên tiếp cận cộng đồng (NVTCCĐ); hội viên hội phụ nữ, đoàn thanh niên, đại diện lãnh đạo các ban, ngành xã, phường, thị trấn với 07 lớp có 350 người tham gia.
+ Truyền thông trực tiếp về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng có hành vi nguy cơ cao tại các địa bàn trọng điểm trên toàn tỉnh.
- Công tác truyền thông bằng tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích:
+ Phân phối 3.800 tờ rơi có nội dung về HIV/AIDS và tình dục, dự phòng lây nhiễm HIV và tiêm chích ma túy.
+ Cấp 1.800 cuốn “Tạp chí AIDS và Cộng đồng” cho các đơn vị, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh. Nhân bản và cấp 95 băng đĩa VCD về phòng, chống HIV/AIDS cho các đơn vị, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh.
+ Tu sửa và làm mới hệ thống pano, áp phích tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS trong toàn tỉnh.
- Phối hợp trong công tác truyền thông:
+ Triển khai kế hoạch liên ngành về phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS ở cộng đồng dân cư tại các huyện, thành phố.
+ Phối hợp với các ban ngành cấp tỉnh triển khai hoạt động phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn.
+ Huy động mọi lực lượng, cơ sở vật chất, các phương tiện truyền thông sẵn có của các ngành các cấp, các đoàn thể tham gia hoạt động truyền thông phòng chống AIDS.
+ Kết hợp tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS với tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
2.1.2. Dự án Giám sát HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV.
- Duy trì hoạt động 06 nhóm NVTCCĐ tại các huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới. Xây dựng 22 hộp cấp bơm kim tiêm (BKT) và 11 hộp bao cao su (BCS) tại huyện Quảng Ninh, Tuyên Hóa và thành phố Đồng Hới.
- Phát miễn phí 18.144 BCS cho nhóm có hành vi nguy cơ cao về lây nhiễm HIV, 8.700 BKT sạch cho đối tượng NCMT thông qua nhóm NVTCCĐ và cộng tác viên phòng chống HIV/AIDS.
- Cấp 78.768 BCS và 95.700 BKT sạch cho các đơn vị để triển khai Chương trình can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS.
- Duy trì hệ thống quản lý HIV/AIDS từ tuyến tỉnh đến các xã, phường trọng điểm, giám sát trên phần mềm INFO 2.1; phần mềm 3.0 và báo cáo trực tuyến.
- Giám sát hỗ trợ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại 7 huyện, thành phố và 92.04% xã phường, thị trấn trọng điểm về HIV/AIDS (81/88).
- Xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone giai đoạn 2013 - 2018 tại tỉnh Quảng Bình.
2.1.3. Dự án Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Quản lý, chăm sóc và tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS có địa chỉ, hình thức chăm sóc tư vấn đa dạng, thường xuyên hơn, lập hồ sơ điều trị ARV và theo dõi sức khỏe cho 67 bệnh nhân AIDS, tư vấn và hỗ trợ tuân thủ điều trị.
- Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS đã tư vấn cho các đối tượng trước, trong và sau khi xét nghiệm.
- Tư vấn về hỗ trợ tuân thủ điều trị, hỗ trợ vật chất, tinh thần, tổ chức thăm hỏi động viên cho các đối tượng nhiễm HIV/AIDS có địa chỉ trên địa bàn.
- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ quan xí nghiệp. Khuyến khích xét nghiệm HIV trước khi kết hôn, trong lúc mang thai và trước khi sinh.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ về nguy cơ lây nhiễm HIV và khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Tổ chức thăm hỏi, tư vấn, động viên các bà mẹ bị nhiễm HIV và những trẻ bị tác động bởi HIV/AIDS nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và Tháng chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Cung cấp sữa cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS từ kinh phí chương trình phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh.
- Đảm bảo 100% thuốc điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV cho cán bộ thi hành công vụ bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp và các bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV và đảm bảo đủ thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội để điều trị cho các bệnh nhân AIDS ở các tuyến, thực hiện tốt công tác chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà và cộng đồng.
- Phối hợp với Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội tỉnh thực hiện công tác quản lý và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chương trình Lao/HIV. Phối hợp với Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
2.1.4. Dự án Tăng cường các năng lực cho Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS và các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn “Nâng cao năng lực về theo dõi và đánh giá, giám sát dịch tễ học về HIV; xây dựng kế hoạch hoạt động chương trình” cho 28 cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến huyện và tuyến tỉnh.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn “Nâng cao kỹ năng tư vấn xét nghiệm HIV và triển khai Thông tư 15/2013/TT-BYT” cho 35 học viên làm công tác tư vấn xét nghiệm HIV trên toàn tỉnh.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn theo dõi, đánh giá và xây dựng kế hoạch, chương trình phòng, chống HIV/AIDS, tư vấn hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV.
- Triển khai Dự án NAV tại Trại giam Đồng Sơn và Dự án ADB tại 3 huyện Lệ Thủy, Bố Trạch và Quảng Trạch.
2.2. Mức độ bao phủ theo từng đơn vị huyện, khoảng trống dịch vụ.
- Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV với trọng tâm là triển khai phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại 100% xã, phường; tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, các dịch vụ phòng và điều trị HIV/AIDS.
- Triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại cho các nhóm quần thể nguy cơ cao như NCMT, GMD thông qua các hoạt động tiếp cận cộng đồng, cung cấp BKT, BCS… Giới thiệu chuyển tiếp đến các dịch vụ dự phòng và điều trị thích hợp như TVXNTN, khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục…
- Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trọn gói các cơ sở sản khoa có sinh, thực hiện tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, cung cấp thuốc điều trị ARV dự phòng lây truyền mẹ con và chuyển tiếp chăm sóc sau sinh thích hợp.
- Phòng khám ngoại trú tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cung cấp dịch vụ khám, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội và kháng thuốc ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các địa phương và các sở, ban, ngành, đoàn thể thông qua các hoạt động giám sát, tập huấn.
Bảng 4. Mức độ bao phủ các dịch vụ tại địa phương
Địa bàn | Can thiệp giảm tác hại | TVXNTN | Điều trị ARV | Dự phòng lây truyền mẹ - con | ||
BKT | BCS | STI | ||||
Huyện Quảng Trạch | x | x | x | x |
| x |
Thị xã Ba Đồn | x | x | x | x |
| x |
Huyện Bố Trạch | x | x | x | x |
| x |
Huyện Lệ Thủy | x | x | x | x |
| x |
Huyện Quảng Ninh | x | x | x | x |
| x |
Huyện Tuyên Hóa | x | x | x | x |
| x |
Huyện Minh Hóa | x | x | x | x |
| x |
TP. Đồng Hới | x | x | x | x |
| x |
Trung tâm PC HIV/AIDS | x | x |
| x | x | x |
Trung tâm Chăm sóc SKSS |
|
| x | x |
| x |
Trung tâm PC bệnh xã hội |
|
| x | x |
|
|
Bệnh viện Cu Ba |
|
| x | x |
| x |
2.3. Khó khăn, thách thức.
- Dịch HIV/AIDS tuy có xu hướng giảm về số người nhiễm, số bệnh nhân AIDS và tử vong do AIDS, nhưng vẫn chưa đảm bảm tính bền vững, vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát.
- Độ bao phủ về xét nghiệm HIV vẫn còn hạn chế; khả năng người nhiễm HIV chưa được xét nghiệm HIV và không biết tình trạng nhiễm HIV vẫn còn đáng kể.
- Tình trạng phân biệt, kỳ thị đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn cao, làm ảnh hưởng việc tiếp cận với dịch vụ điều trị của người nhiễm HIV và việc xét nghiệm phát hiện HIV sớm.
- Mạng lưới hoạt động phòng, chống AIDS từ tuyến tỉnh đến cơ sở còn mỏng, cán bộ phòng chống AIDS đa số là cán bộ kiêm nhiệm, năng lực còn hạn chế.
- Việc tiếp cận các đối tượng NCMT, GMD để TVXNTN còn gặp khó khăn; số liệu nhóm người di biến động, người mua dâm, bán dâm và bạn tình của người NCMT khó thu thập được để giúp cho việc lập kế hoạch.
- Kinh phí chương trình mục tiêu cấp cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS còn hạn hẹp.
III. KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ (từ 2008 - 2013)
1. Tình hình huy động kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương (tính theo nguồn).
- Nguồn ngân sách nhà nước thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia cấp cho tỉnh: từ 2008 - 2013 là 11.107 tỷ đồng.
- Nguồn ngân sách nhà nước địa phương cấp: Không có.
- Nguồn viện trợ nước ngoài thông qua các dự án quốc tế: 115,54 triệu đồng để thực hiện một số hoạt động theo tiêu chí của dự án nên chỉ được sử dụng kinh phí trong phạm vi mà dự án triển khai hoạt động.
- Nguồn bảo hiểm y tế chi trả: Không có.
- Nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ, người nhiễm HIV: Không có.
- Nguồn khác: Không có.
Bảng 5: Tổng kinh phí huy động được giai đoạn 2008 - 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn kinh phí | Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 |
NSNN thông qua CTMTQG | 852 | 1.297 | 1.710 | 2.400 | 2.804 | 2.044 |
Ngân sách địa phương | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Các dự án viện trợ | 27,75 | 87,79 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Bảo hiểm y tế | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Thu phí sử dụng dịch vụ | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Khác | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Bảng 6. Kinh phí huy động được giai đoạn 2008 - 2013 (theo 04 Dự án)
Đơn vị tính: Triệu đồng
| Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 |
Dự án Thông tin, giáo dục - truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. | 217,7 | 320 | 440 | 660 | 250 | 795 |
Dự án Giám sát HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV | 268,38 | 448 | 503 | 995 | 1.335 | 961 |
Dự án Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con | 88,42 | 153 | 150 | 90 | 35 | 113 |
Dự án Tăng cường các năng lực cho Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS và các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS | 277,5 | 376 | 617 | 655 | 1.184 | 175 |
2. Tình hình sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương
2.1. Kết quả sử dụng kinh phí.
- Sử dụng đúng mục đích, bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, nhưng một số chỉ tiêu không hoàn thành vì thiếu hụt kinh phí, đặc biệt là hoạt động xét nghiệm HIV cho phụ nữ có thai và can thiệp giảm tác hại.
- Kinh phí dành cho nhóm NVTCCĐ đã mang lại hiệu quả thiết thực.
- Đối với các hoạt động khác việc sử dụng kinh phí tương đối có hiệu quả trong việc triển khai nhiều hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng.
2.2. Tác động của việc sử dụng kinh phí đến tình hình dịch HIV/AIDS của địa phương.
Kinh phí sử dụng cho các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm tác hại, quản lý chăm sóc và điều trị bệnh nhân đã có hiệu quả rõ rệt. Số người nhiễm HIV tiềm ẩn trong cộng đồng đã bắt đầu có chuyển biến để tiếp cận hoạt động xét nghiệm HIV nhằm phát hiện kết quả nhiễm HIV của họ để đưa vào hoạt động chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; theo dõi kết quả điều trị của bệnh nhân AIDS đã cho thấy có sự tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân để kéo dài tuổi thọ của họ và kết quả là số tử vong do AIDS giảm dần.
Hệ thống nhân lực cho công tác phòng chống HIV/AIDS được kiện toàn và củng cố; hoạt động của các nhóm NVTCCĐ được triển khai đa dạng và ngày càng có kinh nghiệm, các hoạt động truyền thông về HIV/AIDS ngày càng đa dạng, phong phú, đi vào chiều sâu, tiếp cận đến người dân vùng sâu, vùng xa do đó nhận thức của người dân về HIV/AIDS đang có xu hướng giảm dần kỳ thị, giúp người nhiễm sớm hòa nhập cộng đồng.
Bảng 7. So sánh tình hình dịch và tổng mức đầu tư qua các năm
| Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 |
Số phát hiện HIV mới | 107 | 105 | 66 | 33 | 107 | 25 |
Số phát hiện AIDS mới | 16 | 23 | 22 | 20 | 30 | 18 |
Tử vong do HIV/AIDS | 2 | 11 | 10 | 10 | 8 | 4 |
Đầu tư (triệu đồng) | 879,75 | 1.384,79 | 1.710 | 2.400 | 2.804 | 2.044 |
2.3. Tác động của việc sử dụng kinh phí đến việc thực hiện các kế hoạch thuộc CTMTQG phòng, chống HIV/AIDS.
- Dự án Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi.
+ Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về HIV/AIDS được thực hiện khá thường xuyên, hình thức đa dạng nội dung phong phú, đưa thông tin đến những vùng sâu, vùng xa giúp người dân hiểu được các đường lây truyền và cách phòng, chống HIV/AIDS.
+ Nhiều phòng tư vấn được thiết lập giúp người dân có cơ hội tiếp cận thông tin về HIV/AIDS và tiếp cận các dịch vụ y tế.
- Dự án Giám sát dịch HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS.
+ Hệ thống theo dõi, đánh giá chương trình được thiết lập từ tỉnh đến huyện theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế về cơ sở trang thiết bị, số lượng và chất lượng nguồn lực, bước đầu đáp ứng được yêu cầu công việc.
+ Việc báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hàng quý của tuyến huyện về tỉnh được thực hiện trực tuyến và có phản hồi đầy đủ.
+ Hoạt động can thiệp giảm tác hại được thực hiện tại 8/8 huyện, thành phố, thị xã: Trao đổi BKT sạch, phân phát BCS đã phát huy vai trò.
+ Phòng xét nghiệm HIV tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh là phòng xét nghiệm duy nhất được Bộ Y tế cho phép khẳng định những trường hợp dương tính trên địa bàn.
- Dự án Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Toàn tỉnh có 1 phòng khám ngoại trú (OPC) tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS để thu dung bệnh nhân điều trị nhiễm trùng cơ hội và điều trị ARV, số lượng bệnh nhân AIDS ngày càng tăng, bệnh nhân đã cảm thấy yên tâm khi điều trị tại phòng khám.
Cùng với sự mở rộng quy mô các dịch vụ, công tác tuyên truyền, tư vấn tại cơ sở, giới thiệu chuyển tuyến và điều trị dự phòng hoàn toàn miễn phí như: Xét nghiệm HIV miễn phí, điều trị miễn phí dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV theo đúng quy trình, cung cấp sữa thay thế cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV cho đến ít nhất 6 tháng tuổi, kết hợp lồng ghép với chương trình giáo dục sức khỏe và làm mẹ an toàn, do vậy nhận thức về HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ đã được nâng cao. Tỷ lệ phụ nữ tới khám sàng lọc tại cơ sở y tế cũng tăng lên, nhiều trường hợp nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai đã được phát hiện và điều trị dự phòng lây nhiễm sang con. Tỷ lệ phụ nữ được điều trị dự phòng và tỷ lệ trẻ đẻ sống được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ngày càng tăng.
- Dự án Tăng cường năng lực trong phòng, chống HIV/AIDS
+ Việc sắp xếp thời gian thực hiện hội nghị, hội thảo và tập huấn về các chuyên đề phòng, chống HIV/AIDS hợp lý hơn so với giai đoạn trước năm 2008.
+ Năng lực cán bộ thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở các tuyến được nâng cao dần, đặc biệt ở tuyến tỉnh đã có nhiều cán bộ đủ năng lực để triển khai các hoạt động của chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
3. Những khó khăn, thách thức trong huy động, quản lý, sử dụng kinh phí.
3.1. Về huy động kinh phí.
Việc huy động thêm các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện các chương trình còn gặp nhiều khó khăn. Kinh phí hàng năm được Trung ương phân bổ chưa đáp ứng so với nhu cầu thực tế của địa phương.
3.2. Về quản lý kinh phí.
Điều phối kinh phí giữa các chương trình, dự án rất khó khăn vì tiêu chí của từng dự án viện trợ chưa phù hợp với việc đảm bảo thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu chung của CTMTQG phòng, chống HIV/AIDS.
Việc lồng ghép các dự án để triển khai hoạt động giám sát hỗ trợ cho tuyến cơ sở chưa thật nhịp nhàng, do tuyến cơ sở không đủ nhân sự để đáp ứng với từng dự án phòng, chống HIV/AIDS trong toàn tỉnh.
3.3. Về tổ chức, quản lý các hoạt động chuyên môn.
- Việc cấp thuốc cho bệnh nhân điều trị ARV tại tuyến xã phường chậm triển khai vì thiếu kinh phí để tập huấn điều trị ARV tại xã phường.
- Quản lý hoạt động xét nghiệm HIV tại tuyến cơ sở còn hạn chế.
- Hoạt động điều trị Methadone chưa được triển khai.
- Việc quản lý người nhiễm tại cộng đồng còn hạn chế.
- 1Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2015 đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020
- 2Kế hoạch 75/KH-UBND năm 2015 về bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 - 2020
- 3Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2015 thực hiện đề án Đảm bảo tài chính các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020 tại tỉnh Nam Định
- 1Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 608/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1202/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 15/2013/TT-BYT hướng dẫn bảo đảm chất lượng thực hiện kỹ thuật xét nghiệm HIV do Bộ Y tế ban hành
- 6Quyết định 1899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Hướng dẫn 999/HD-BYT năm 2013 thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020 tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Y tế ban hành
- 8Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2015 đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020
- 9Kế hoạch 75/KH-UBND năm 2015 về bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 - 2020
- 10Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2015 thực hiện đề án Đảm bảo tài chính các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020 tại tỉnh Nam Định
Quyết định 1642/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2020
- Số hiệu: 1642/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/06/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Trần Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/06/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra