Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 164/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2014 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu;
Xét đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại văn bản số 216/TTr-NHNN ngày 25 tháng 11 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội” (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chính như sau:
a) Nâng cao năng lực tài chính, phản ánh đúng chất lượng tín dụng, tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
b) Nâng cao chất lượng tài sản, củng cố năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động, đảm bảo Ngân hàng Chính sách xã hội thực sự là công cụ thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc xử lý nợ xấu được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Xử lý nợ xấu được thực hiện thường xuyên, quyết liệt, đồng thời phải bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, không ảnh hưởng đến nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ và mục tiêu phát triển bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội;
b) Việc xử lý nợ xấu thực hiện trên nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, đúng pháp luật, tránh tạo tâm lý ỷ lại đối với khách hàng vay vốn và không ảnh hưởng đến các khoản nợ đang lưu hành của Ngân hàng Chính sách xã hội;
c) Việc xử lý nợ xấu căn cứ vào từng trường hợp cụ thể theo từng nguyên nhân, mức độ khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng, đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý, đúng quy trình, thủ tục, khách quan và công bằng giữa các đối tượng vay vốn.
Tiến hành đánh giá lại chất lượng tài sản, khả năng thu hồi và giá trị của nợ xấu. Tập trung xử lý các khoản nợ xấu phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm: Các khoản nợ tồn đọng, không có khả năng thu hồi của 03 chương trình tín dụng mà Ngân hàng Chính sách xã hội đã nhận bàn giao nguyên trạng từ năm 2003 từ Kho bạc Nhà nước (cho vay giải quyết việc làm), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (cho vay học sinh sinh viên), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (cho vay hộ nghèo) và các khoản nợ xấu phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
a) Đối với các khoản nợ xấu bị rủi ro do nguyên nhân khách quan đủ điều kiện xử lý theo quy định tại Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện xử lý rủi ro kịp thời theo đúng quy định;
b) Đối với các khoản nợ đã được khoanh nợ: Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài chính;
c) Đối với các khoản nợ xấu tồn đọng nhận bàn giao không có khả năng thu hồi và các khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi phát sinh trong quá trình hoạt động không đủ điều kiện xử lý theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
d) Đối với các khoản nợ xấu phát sinh do các nguyên nhân như: Học sinh, sinh viên ra trường chưa xin được việc làm hoặc việc làm có thu nhập không ổn định mà gia đình gặp khó khăn chưa có khả năng trả nợ; học sinh, sinh viên chết, gia đình gặp khó khăn chưa có khả năng trả nợ...; người lao động nước ngoài phải về nước trước hạn do nhiều nguyên nhân khác nhau sau khi về nước không có khả năng trả nợ; các khoản nợ xấu được đánh giá có khả năng thu hồi nhưng người vay không có ý thức trả nợ do nhiều nguyên nhân như: khách hàng có khả năng trả nợ nhưng không trả, sử dụng vốn vay sai mục đích... sau khi áp dụng các biện pháp đôn đốc, thu hồi mà vẫn không thu được nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
đ) Đối với các khoản nợ quá hạn khách hàng có khả năng trả nợ, có ý thức trả nợ, những khoản vay được đánh giá có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ không trả nợ: Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan chỉ đạo quyết liệt trong việc đôn đốc, thu hồi nợ, tập trung vào các giải pháp cụ thể:
- Hướng dẫn hộ có nhu cầu vay vốn xây dựng phương án sử dụng vốn vay rõ ràng, có khả năng quản lý vốn vay, ý thức trả nợ và tự giác trả lãi hàng tháng. Rà soát lại nợ của từng hộ vay đã quá hạn để làm rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp;
- Tổ chức rà soát chất lượng hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn để củng cố, sắp xếp, kiện toàn để nâng cao chất lượng hoạt động;
- Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác rà soát, đánh giá việc thực hiện ủy thác theo hợp đồng ủy thác để nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn và thực hiện đối chiếu, phân tích, đánh giá, đôn đốc thu hồi nợ;
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp để thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Thực hiện tốt hoạt động giao dịch cố định tại xã, nâng cao chất lượng, hiệu quả các phiên giao dịch, nâng cao chất lượng giao ban. Thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng để chấn chỉnh, tăng cường, bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp;
- Chủ động, tích cực trong việc phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ Tiết kiệm và vay vốn đôn đốc, thu hồi nợ. Trường hợp xét thấy cần thiết thực hiện khởi kiện người vay ra tòa dân sự để thu hồi nợ;
e) Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro nhằm củng cố, nâng cao chất lượng công tác phòng ngừa rủi ro để hạn chế, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh trong hoạt động. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát nội bộ trong toàn bộ quy trình nghiệp vụ từ khi cho vay, theo dõi, quản lý, thu hồi nợ và xử lý nợ xấu;
g) Nguồn vốn xử lý nợ xấu: Sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội để bù đắp số nợ xấu không có khả năng thu hồi. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không đủ bù đắp, Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a) Chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức thực hiện các nội dung theo Đề án đã được phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm tra các khoản nợ xấu tồn đọng nhận bàn giao không có khả năng thu hồi và các khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội không đủ điều kiện xử lý theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong năm 2014.
2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
a) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thẩm tra các khoản nợ xấu tồn đọng nhận bàn giao không có khả năng thu hồi và các khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội không đủ điều kiện xử lý theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong năm 2014;
b) Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, trong năm 2014 điều chỉnh tăng mức trích lập Quỹ dự phòng rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội phù hợp với đặc thù hoạt động, tạo điều kiện cho Ngân hàng Chính sách xã hội chủ động trong việc xử lý nợ xấu.
3. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan
a) Thực hiện Đề án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
b) Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng chính sách xã hội trong quá trình triển khai thực hiện Đề án;
c) Các Bộ, cơ quan, tổ chức liên quan phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước;
d) Thường xuyên rà soát, bổ sung đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, đảm bảo chính xác, kịp thời để tạo thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi;
đ) Tăng cường việc đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn trong việc thực hiện nhiệm vụ ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội; thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020.
4. Trách nhiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội
a) Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung theo Đề án;
b) Xây dựng tiêu chí phân loại nợ phù hợp đặc thù hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2014;
c) Đảm bảo ổn định hoạt động và an toàn tài sản của Nhà nước, không ảnh hưởng đến nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ;
d) Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hóa trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung Đề án, bảo đảm thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương;
đ) Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất việc triển khai các nội dung Đề án và các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; báo cáo kịp thời và đề xuất (nếu có) về phương án xử lý nợ cụ thể đối với các khoản nợ xấu phát sinh trong các giai đoạn tiếp theo.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 843/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án "Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng" và Đề án "Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 4541/TCHQ-TXNK năm 2013 xử lý nợ thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Thông tư 19/2013/TT-NHNN Quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Công văn 8197/TCHQ-TXNK năm 2013 xử lý nợ thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 271/TCHQ-TXNK năm 2014 xử lý nợ thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 835/VPCP-KTTH năm 2014 xử lý nợ BHXH, BHYT, BHTN của doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 02/CT-NHNN năm 2015 tăng cường xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
- 3Quyết định 50/2010/QĐ-TTg ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 161/2010/TT-BTC hướng dẫn quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội kèm theo Quyết định 50/2010/QĐ-TTg do Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 852/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược Phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2013 về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu do Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 843/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án "Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng" và Đề án "Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 4541/TCHQ-TXNK năm 2013 xử lý nợ thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Thông tư 19/2013/TT-NHNN Quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 10Công văn 8197/TCHQ-TXNK năm 2013 xử lý nợ thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 11Công văn 271/TCHQ-TXNK năm 2014 xử lý nợ thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 12Công văn 835/VPCP-KTTH năm 2014 xử lý nợ BHXH, BHYT, BHTN của doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 13Chỉ thị 02/CT-NHNN năm 2015 tăng cường xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Quyết định 164/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án "Xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 164/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/01/2014
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/01/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra