Hệ thống pháp luật

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 164/QĐ-BQP

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH VÀ BÃI BỎ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG

BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG

Căn cứ Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Xét đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng tại Tờ trình số 73/TTr-TM ngày 17 tháng 01 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành và bãi bỏ thủ tục hành chính về dân quân tự vệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Tổng Tham mưu trưởng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chỉ huy các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Đ/c Bộ trưởng;
- Các đ/c Th trưởng và CNTCCT;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc BQP;
- Cục Dân quân tự vệ/BTTM;
- Cục Kiểm soát TTHC/BTP;
- Vụ Pháp chế;
- Cng TTĐT BQP;
- Lưu: VT, PC; Th 150.

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Ngô Xuân Lịch

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH VÀ BÃI BỎ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 164/QĐ-BQP ngày 17 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Ghi chú

I. Thủ tục hành chính cấp Trung ương

1

Thủ tục thành lập đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp

Dân quân tự vệ

Cơ quan chức năng của cấp có thẩm quyền thành lập đơn vị tự vệ

 

2

Thủ tục trợ cấp đối với dân quân bị ốm hoặc đối với thân nhân khi dân quân bị ốm dẫn đến chết

Dân quân tự vệ

Ban chỉ huy quân sự cấp xã

 

3

Thủ tục trợ cấp đối với dân quân bị tai nạn hoặc đối với thân nhân khi dân quân bị tai nạn dẫn đến chết

Dân quân tự vệ

Ban chỉ huy quân sự cấp xã

 

II. Thủ tục hành chính về dân quân tự vệ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bị bãi bỏ

4

Xét chế độ đối với dân quân tự vệ bị ốm đau, chết

B-BQP-215322-TT
(2452/QĐ-BQP
Ngày 27/7/2009)

 

 

 

5

Xét chế độ đối với dân quân tự vệ bị tai nạn

B-BQP-215355-TT
(2452/QĐ-BQP
Ngày 27/7/2009)

 

 

 

Phần II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG

1. Thủ tục thành lập đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp

Trình tự thực hiện:

Bước 1:

a) Đối với các doanh nghiệp không thuộc Quân đội quản lý có trách nhiệm lập hồ sơ gửi đến cơ quan chức năng của cấp có thẩm quyền thành lập đơn vị dân quân tự vệ sau:

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương;

- Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định thành lập đại đội pháo phòng không, đại đội pháo binh dân quân tự vệ;

- Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định thành lập tiểu đoàn tự vệ, hải đoàn, hải đội tự vệ và đại đội dân quân tự vệ công binh;

- Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định thành lập Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở; đại đội dân quân tự vệ, trung đội dân quân tự vệ phòng không, công binh, pháo binh, trung đội dân quân tự vệ biển và đơn vị dân quân tự vệ thường trực;

- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định thành lập thôn đội, trung đội dân quân tự vệ cơ động, trung đội dân quân tự vệ tại chỗ, khẩu đội dân quân tự vệ pháo binh, tiểu đội dân quân tự vệ trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế, tiểu đội dân quân tự vệ biển và tiểu đội tự vệ;

- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã quyết định thành lập tổ, tiểu đội dân quân tại chỗ sau khi báo cáo Ban chỉ huy quân sự cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.

Cơ quan chức năng phối hợp với doanh nghiệp khảo sát, dự kiến kế hoạch tổ chức tự vệ và ban hành văn bản thẩm định về việc tổ chức tự vệ tại doanh nghiệp trình người có thẩm quyền quyết định.

- Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị tự vệ thì có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm chỉ huy đơn vị tự vệ và giải thể đơn vị tự vệ.

b) Đối với doanh nghiệp thuộc Quân đội quản lý có trách nhiệm lập hồ sơ trình người chỉ huy có thẩm quyền thành lập đơn vị tự vệ sau đây:

- Chủ nhiệm Tổng cục, Tư lệnh Quân khu, quân chủng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, binh chủng, quân đoàn, binh đoàn quyết định thành lập tiểu đoàn, hải đoàn tự vệ ở doanh nghiệp thuộc quyền;

- Giám đốc viện, học viện, Hiệu trưởng nhà trường thuộc Bộ Quốc phòng, Tổng giám đốc tập đoàn, tổng công ty quyết định thành lập: Đại đội tự vệ, hải đội tự vệ; trung đội tự vệ phòng không, pháo binh ở doanh nghiệp thuộc quyền;

- Giám đốc công ty, Hiệu trưởng nhà trường thuộc tổng cục, quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn quyết định thành lập trung đội, tiểu đội, khẩu đội tự vệ ở doanh nghiệp thuộc quyền;

- Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị tự vệ thì có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm chỉ huy đơn vị tự vệ và giải thể đơn vị tự vệ.

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan của cấp có thẩm quyền thành lập đơn vị dân quân tự vệ phải có văn bản hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

Bước 2: Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng của cấp có thẩm quyền thành lập đơn vị dân quân tự vệ quy định tại Khoản 1 Điều 6 (đối với doanh nghiệp không thuộc Quân đội quản lý) hoặc cơ quan của cấp có thẩm quyền thành lập đơn vị dân quân tự vệ quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 03/2016/NĐ-CP (đối với doanh nghiệp thuộc Quân đội quản lý) có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, tổng hợp, thẩm định hồ sơ theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 03/2016/NĐ-CP và trình người có thẩm quyền ra quyết định thành lập đơn vị tự vệ. Trường hợp người có thẩm quyền thành lập đơn vị tự vệ không đồng ý thì có văn bản thông báo cho doanh nghiệp và các cơ quan liên quan biết lý do.

Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp.

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị thành lập đơn vị tự vệ của người quản lý doanh nghiệp;

- Kế hoạch xây dựng lực lượng tự vệ của doanh nghiệp;

- Danh sách cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia tổ chức tự vệ của doanh nghiệp;

- Văn bản của cơ quan chức năng thẩm định việc thành lập tự vệ của doanh nghiệp.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng Tham mưu trưởng; Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã (đối với đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp không thuộc Quân đội quản lý); Chủ nhiệm Tổng cục, Tư lệnh Quân khu, Quân chủng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Binh chủng, Quân đoàn, Binh đoàn; Giám đốc viện, Học viện, Hiệu trưởng nhà trường thuộc Bộ Quốc phòng, Tổng giám đốc tập đoàn, Tổng công ty; Giám đốc công ty, Hiệu trưởng nhà trường thuộc Tổng cục, Quân khu, Quân chủng, Binh chủng, Quân đoàn (đối với đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp thuộc Quân đội quản lý).

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan chức năng của cấp có thẩm quyền thành lập đơn vị dân quân tự vệ trong doanh nghiệp.

- Cơ quan phối hợp: Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định thành lập đơn vị tự vệ.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và sự chỉ huy của cơ quan quân sự địa phương các cấp;

- Đã hoạt động từ đủ 12 tháng trở lên;

- Có số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên và hợp đồng lao động không thời hạn: Trong độ tuổi, đủ tiêu chuẩn thực hiện nghĩa vụ tham gia tự vệ theo quy định của Luật Dân quân tự vệ để tổ chức từ 01 tiểu đội tự vệ trở lên;

- Phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, kế hoạch tổ chức lực lượng dân quân tự vệ của địa phương.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;

- Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ.

- Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng.

 

2. Thủ tục trợ cấp đối với dân quân bị ốm hoặc đối với thân nhân khi dân quân bị ốm dẫn đến chết

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân đối với trường hợp ốm dẫn đến chết lập hồ sơ nộp trực tiếp cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã;

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã phải hướng dẫn cho dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã gửi Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì Ban chỉ huy quân sự cấp huyện phải có văn bản thông báo lý do cho đối tượng biết; trường hợp hồ sơ đủ điều kiện giải quyết, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện có trách nhiệm thẩm định, trình chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định trợ cấp cho dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân;

Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định trợ cấp các cơ quan chức năng phải giải quyết chế độ ốm đau cho dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân.

Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị trợ cấp của dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân có ý kiến của Ban chỉ huy quân sự cấp xã và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy xuất viện, giấy chứng tử đối với trường hợp ốm dẫn đến chết;

- Văn bản thẩm định của Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời gian giải quyết: 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cụ thể:

- 05 ngày làm việc cho Ban Chỉ huy quân sự cấp xã;

- 10 ngày làm việc cho Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;

- 10 ngày làm việc cho cơ quan chức năng giải quyết chế độ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định trợ cấp cho dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cán bộ, chiến sỹ dân quân chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khi thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật Dân quân tự vệ và quyết định điều động của cấp có thẩm quyền nếu bị ốm hoặc bị ốm dẫn đến chết thì được hưởng các chế độ, chính sách như sau:

- Đối với trường hợp bị ốm: Được khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh như mức hưởng bảo hiểm y tế cho chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; trong thời gian điều trị được trợ cấp tiền ăn bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam;

- Đối với trường hợp bị ốm dẫn đến chết: Thân nhân hoặc người lo mai táng được hỗ trợ tiền mai táng bằng 05 (năm) lần mức lương cơ sở tại tháng chết.

n cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;

- Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ.

- Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng.

 

3. Thủ tục trợ cấp đối với dân quân bị tai nạn hoặc đối với thân nhân khi dân quân bị tai nạn dẫn đến chết

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân đối với trường hợp bị tai nạn dẫn đến chết, lập hồ sơ nộp trực tiếp cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã;

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã phải hướng dẫn cho dân quân hoặc nhân thân, người đại diện hợp pháp của dân quân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã gửi Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì Ban chỉ huy quân sự cấp huyện phải có văn bản thông báo rõ lý do cho người đề nghị biết. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện giải quyết, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra và có công văn kèm theo hồ sơ gửi cơ quan quân sự cấp tỉnh;

Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quân sự cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định trợ cấp cho dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân;

Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định trợ cấp, các cơ quan chức năng phải giải quyết chế độ cho dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân.

Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị trợ cấp của dân quân hoặc thân nhân có ý kiến của Ban chỉ huy quân sự cấp xã và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Biên bản điều tra tai nạn của công an hoặc Ban chỉ huy quân sự cấp xã trở lên;

- Phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy xuất viện, giấy chứng tử đối với trường hợp tai nạn dẫn đến chết;

- Văn bản thẩm định của Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời gian giải quyết: 35 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cụ thể:

- 05 ngày làm việc cho Ban Chỉ huy quân sự cấp xã;

- 10 ngày làm việc cho Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;

- 10 ngày làm việc cho Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh;

- 10 ngày làm việc cho cơ quan chức năng giải quyết chế độ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định trợ cấp cho dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân. Chế độ, chính sách được hưởng như sau:

- Đối với trường hợp bị tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ, kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi xuất viện. Nếu tai nạn làm: Suy giảm từ 5% đến 21% được hưởng trợ cấp một lần ít nhất bằng 12 lần mức lương cơ sở; bị suy giảm từ 22% đến 80%, cứ 1% suy giảm thêm thì được hưởng thêm 0,4 lần mức lương cơ sở; bị suy giảm từ 81% trở lên thì được trợ cấp một lần ít nhất bằng 60 lần mức lương cơ sở;

- Đối với trường hợp bị tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở và người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng chết.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cán bộ, chiến sỹ dân quân chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khi thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều 8 của Luật Dân quân tự vệ và quyết định điều động của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ chính sách trong các trường hợp sau:

- Trong thời gian và tại nơi làm nhiệm vụ quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều 8 của Luật Dân quân tự vệ theo quyết định điều động của cấp có thẩm quyền;

- Ngoài nơi làm nhiệm vụ hoặc ngoài giờ làm nhiệm vụ theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền;

- Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;

- Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ.

- Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 164/QĐ-BQP năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới và bãi bỏ về dân quân tự vệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng

  • Số hiệu: 164/QĐ-BQP
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/01/2017
  • Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
  • Người ký: Ngô Xuân Lịch
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/01/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản