Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 1635/QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUI TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH QUA CỬA KHẨU BIÊN GIỚI ĐƯỜNG BỘ

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

- Căn cứ Luật Hải quan ngày 29/06/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14/06/2005;
- Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan vê thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
- Căn cứ Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
- Căn cứ công văn số 2706/CĐBVN-VT ngày 25/08/2006 của Cục Đường bộ Việt Nam về việc giải quyết một số vướng mắc trong thủ tục hải quan;
- Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giám sát quản lý về hải quan;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ và 10 biểu mẫu kèm theo gồm:

1- Sổ đăng ký tờ khai PTVT tạm nhập - tái xuất, ký hiệu STK/TN-TX/2006 (mẫu l),

2- Sổ đăng ký tờ khai PTVT tạm xuất - tái nhập, ký hiệu STK/TX-TN/2006 (mẫu 2),

3- Sổ theo dõi PTVT tạm nhập - tái xuất khu vực biên giới, ký hiệu S.TN- TX/KVBG/2006 (mẫu 3);

4- Sổ theo dõi PTVT tạm xuất - tái nhập khu vực biên giới, ký hiệu S.TX- TN/KVBG/2006 (mẫu 4);

5- Báo cáo PTVT tạm nhập quá hạn chưa tái xuất, ký hiệu BC/TNQH/2006 (mẫu 5),

6- Báo cáo PTVT tạm xuất quá hạn chưa tái nhập, ký hiệu BC/TXQH/2006 (mẫu 6)

7- Bảng theo dõi PTVT tạm nhập - tái xuất không cùng cửa khẩu, ký hiệu BTD/TN-TX/2006 (mẫu 7);

8- Phiếu hồi báo PTVT đã tái xuất, ký hiệu PHB/TX/2006 (mẫu 8);

9- Bảng theo dõi PTVT tạm xuất - tái nhập không cùng cửa khẩu, ký hiệu BTD/TX/2006 (mẫu 9);

10- Phiếu hồi báo PTVT đã tái nhập, ký hiệu PHB/TN/2006 (mẫu 10).

Điều 2. Quyết đính này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Đặng Thị Bình An

 

QUY TRÌNH

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH QUA CỬA KHẨU BIÊN GIỚI ĐƯỜNG BỘ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1635 /QĐ-TCHQ ngày 12 tháng 9 năm 2006)

Phần A: QUY ĐỊNH CHUNG.

1)- Quy trình này chỉ quy định trình tự các bước và những việc chủ yếu phải làm khi tiến hành thủ tục hải quan đôi với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (sau đây gọi chung là phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, viết tắt là PTVT. XNC, gồm 02 loại hình là: PTVT tạm nhập-tái xuất và PTVT tạm xuất-tái nhập- viết tắt là: PTVT.TN-TX, PTVT.TX-TN). Khi thực hiện, Công chức Hải quan phải đối chiếu và căn cứ vào các quy định của Luật, Nghị định, Thông tư, các văn bản pháp luật và văn bản hướng dẫn khác của Tổng cục Hải quan có liên quan và tuỳ từng loại phương tiện vận tải cụ thể mà áp dụng đầy đủ hay chỉ một số bước, một số việc đặt ra trong mỗi bước của quy trình này.

2)- Đối với PTVT.XNC quy định tại Điều 45, Điều 47 của Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan thuộc đối tượng điều chỉnh theo quy định của Điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa Việt Nam với các nước thì khi xuất cảnh hay nhập cảnh phải có giấy phép xuất cảnh, nhập cảnh mà Điều ước quốc tế quy định mới được làm thủ tục hải quan; nếu không có giấy phép thì không được hoạt động qua lại biên giới.

3)- Đối với phương tiện vận tải xe gồm xe ôm, xe gắn máy của tổ chức, cá nhân nước thứ 3 không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều ước quốc tế nói tại điểm 2 nêu trên thì khi xuất cảnh hay nhập cảnh cũng phải cỏ văn bản cho phép của cơ quan cỏ thẩm quyền mới được giải quyết thủ tục hải quan, cụ thể:

a- PTVT thuộc danh mục cấm nhập khẩu, cẩm sử dụng tại Việt Nam phải có văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ (Việt Nam).

b- PTVT khác phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (Việt Nam).

4)- Đối với các trường hợp PTVT xuất cảnh, nhập cảnh khẩn cấp là xe cứu thương, cứu hoả, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ nhân đạo. . . mà chưa có giấy phép xuất nhập cảnh của cơ quan có thẩm quyền (Việt Nam) thì Hải quan cửa khẩu giải quyết thủ tục theo cách thức sau:

+ Hướng dẫn người điều khiển PTVT khai vào tờ khai hải quan PTVT.XNC; và xuất trình các giấy tờ liên quan phương tiện vận tải và người điều khiển PTVT.

+ Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế PTVT và đăng ký các thông tin trên tờ khai vào sổ hoặc nhập vào máy tính theo quy định.

+ Cho thông quan PTVT và (Hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc tạm xuất) làm công văn bảo cáo gửi Cục Hải quan tỉnh kèm bản pho to copy tờ khai phương tiện vận tải TN-TX hoặc TX-TN có đóng dấu sao y của Chi cục để Cục Hải quan tỉnh thông báo đến các cơ quan gồm: Công an tỉnh, SỞ Giao thông Vận tải tỉnh, Tổng cục Cảnh sát, Cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục Hải quan và Hải quan cửa khẩu liên quan để phối hợp theo dõi, quản lý.

5)- PTVT của cá nhân, tổ chức Ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại biên giới không phải xin cấp giấy phép (theo quy định tại Điều 47, Nghị định 154120051NĐ-CP). Khu vực biên giới đất liền gồm:.xã, phường, thị.trân có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền (theo quy định tại khoản 1, Điều 6, Luật Biên giới quốc gia ngày 17/06/2003); và khu vực cửa khẩu biên giới đất liền, gồm: cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ - được cắm biển báo khu vục cửa khẩu (theo quy định tại Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14/03/2005 của Chính phủ về quy chế cửa khẩu biên giới đất liền). Thủ tục hải quan đối với các loại PTVT này, được theo dõi bằng sổ hoặc bằng hệ thống máy tính.

6)- Đối với PTVT của tổ chức, cá nhân vào ra khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại tự do... thì thực hiện theo quy định của Chính phủ đối với khu đó.

7)- PTVT vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, thường xuyên xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu, người điều khiển phương tiện chỉ phải khai hải quan PTVT 01 lần/năm (khai trong lần xuất, nhập cảnh đầu tiên của năm dương lịch) Các lần xuất nhập cảnh tiếp theo trong năm đó được Hải quan cập nhật theo dõi bằng sổ hoặc bằng máy tính.

8)- Đối với PTVT xuất cảnh, nhập.cảnh theo đoàn thì những người điều khiển phương tiện có thể uỷ quyền trực tiếp cho một người làm đại diện để khai báo tờ khai hải quan PTVT và làm thủ tục cho cả đoàn phương tiện.

9)- Việc kiêm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế PTVT và thông quan PTVT thực hiện theo quy định của Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn liên quan

10)- Để giám sát, quản lý chặt chẽ đối đối với PTVT TN-TX, TX-TN, Hải quan cửa khẩu phải thực hiện nghiêm túc việc theo dõi bằng sổ hoặc bằng hệ thống máy tính theo các mẫu sổ, báo cáo, bảng theo dõi và phiếu hồi báo do Tổng cục ban hành kèm theo quyết định này. Riêng đối với PTVT.TN-TX và PTVT TX-TN không cùng một cửa khẩu phải kịp thời kiếm tra vào thứ 3 hàng tuần bằng các biểu mẫu số 7, 8, 9, 10 để chủ động có biện pháp theo dõi và xử lý đối với những phương tiện vi phạm thời hạn tạm nhập, tạm xuất.

11)- Xử lý vi phạm đối với phương tiện vận tải vi phạm thời hạn tạm nhập, tạm xuất:

a- Đối với phương tiện vận tải tạm nhập quá thời hạn cho phép mà chưa tái xuất thì vào thứ 3 hàng tuần Hải quan cửa khẩu tạm nhập làm báo cáo theo mẫu số 5 gửi Cục Hải quan tỉnh. Trên cơ sở báo cáo tuần của các cửa khẩu, vào ngày thứ 3 tuần đầu hàng tháng, Cục Hải quan tỉnh làm báo cáo theo các tiêu chí của mẫu số 5 kèm công văn có đề xuất biện pháp xử lý gửi về Tổng cục Hải quan (Vụ Giám sát Quản lý), Tổng cục sẽ tổng hợp chung toàn ngành gửi Cục đường bộ VN và Tông cục Cảnh sát để xử lý theo quy định. .

Trường hợp phương tiện vận tải đến cửa khẩu tái xuất có vi phạm thời hạn tạm nhập thì Hải quan cửa khẩu tái xuất lập biên bản vi phạm và xử lý theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 8 Nghị định số 138/2004/NĐ-CP ngày 17/6/2004 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; cho thông quan phương tiện vận tải; đồng thời gửi Hải quan cửa khẩu tạm nhập (nếu không cùng cửa khẩu) 1 bản pho to copy biên bản vi phạm có đóng dấu sao y của Chi cục.

b- Đối với PTVT tạm xuất mà quá thời hạn tái nhập thì khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu tái nhập lập biên bản vi phạm và xử lý như điểm a nêu trên; cho thông quan phương tiện vận tải; sau đó gửi Hải quan cửa khẩu tạm xuất (nếu không cùng cửa khẩu) 1 bản pho to copy biên bản vi phạm có đóng dấu sao y của Chi cục.

Vào thứ 3 hàng tuần, Hải quan cửa khẩu tạm xuất làm bán cáo PTVT tạm xuất quá hạn chưa tái nhập theo mẫu số 6; và hàng tháng Cục hải quan tỉnh làm báo cáo gửi Tổng cục Hải quan như điểm a nêu trên.

12)- Mẫu tờ khai PTVT.XNC do BỘ Tài chính ban hành tại Quyết định số 44/2006/QĐ-BTC ngày 29/8/2006; và mẫu Danh sách hành khách XNC do Cục đường bộ Việt Nam, BỘ Giao thông Vận tải ban hành (Mẫu ĐBVN/2006/DSHK.CĐ và Mẫu ĐBVN/2006/DSHK.HĐ kèm theo) được in song ngữ tiếng Việt, tiếng Anh.

13)- Vụ Giám sát Quản lý về Hải quan và Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải quan xây dựng phần mềm quản lý bằng hệ thống máy tính đối với PTVT.XNC qua cửa khẩu biên giới đường bộ trên cơ sở qui trình này. Trước mắt tập trung vào việc theo dõi PTVT.TN-TX. Khi điều kiện cho phép thì nối mạng máy tính với các ngành chức năng để cùng phối hợp quản lý.

Phần B: QUI ĐỊNH CỤ THỂ

I. ĐỐI VỚI PTVT NHẬP CẢNH (BAO GỒM TẠM NHẬP/TÁI NHẬP).

Bước 1 : Tiếp nhận, kiểm tra và đăng ký hồ sơ hải quan.

1) Đối với PTVT nhập cảnh vì mục đích thương mại (Điều 45, 46 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP):

a) Hồ sơ tạm nhập:

a. 1- Tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ do người điều khiển phương tiện khai và nộp , gồm :

+ Tờ khai tạm nhập - tái xuất (HQVN/2006/01-PTVT.ĐB): 01 bản chính (gồm 02 liên);

+ Danh sách hành khách: 01 bản chính (đối với PTVT vận chuyển hành khách) ;

Hướng dẫn và yêu cầu người điều khiển phương tiện kê khai đầy đủ những nội dung tạm nhập đã in sẵn trên TỜ khai và Danh sách hành khách, trước khi nộp cho Hải quan cửa khẩu.

a.2- Kiểm tra các giấy tờ do người điều khiển phương tiện xuất trình (bản chính) gồm:

+ Tờ khai nhập cảnh xuất cảnh của người điều khiển phương tiện;

+ Giấy phép liên vận của cơ quan có thẩm quyền cấp,

+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp hải quan làm thủ tục cho hàng nhập khẩu đồng thời với PTVT).

+ Giấy đăng ký lưu hành phương tiện;

b) Hồ sơ tái nhập:

b. 1- Tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ do người điều khiển phương tiện khai và nộp, gồm:

+ Khai bổ sung việc gia hạn tạm xuất và những thay đôi khác so với khai báo khi tạm xuất (nếu có) vào mục 7 của tờ khai hải quan;

+ Nộp bản chính tờ khai tạm xuất-tái nhập (HQVN/2006/02-PTVT.ĐB, liên 1) có xác nhận tạm xuất của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm xuất;

b.2- Kiểm tra các giấy tờ do người điều khiển phương tiện xuất trình (bản chính) gồm:

+ Văn bản gia hạn tạm xuất: xuất trình bản chính, nộp bản pho to copy (có nêu rõ lý do những thay đổi về phương tiện so với khi tạm xuất như: hư hỏng, tai nạn. . . , hành khách tăng, giảm - nếu có) ;

+ Các giấy tờ đã khai báo khi tạm xuất và các giấy tờ xuất trình khi tạm xuất (nêu tại điểm a khoản 1 bước 1 mục II dưới đây), khi Hải quan cửa khẩu có yêu cầu.

2) Đối với PTVT nhập cảnh không vì mục đích thương mại (Điều 47, Nghị định 154/2005/NĐ-CP):

a) Hồ sơ tạm nhập:

a. / -Tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ do người điều khiển phương tiện khai và nộp, gồm:

+ Tờ khai tạm nhập-tái xuất (HQVN/2006/01-PTVTt.ĐB): 01 bản chính (gồm 02 liên)

Hướng dẫn và yêu cầu người điều khiển phương tiện kê khai đầy đủ những nội dung thể hiện tạm nhập đã in sẵn trên Tờ khai này, trước khi nộp cho Hải quan cửa khẩu;

+ Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền (trừ lưu hành ở khu vực cửa khẩu đối với phương tiện giao/nhận hàng hoá XNK, và trừ lưu hành ở khu vực biên giới đối với phương tiện thường xuyên qua lại biên giới): 01 bản sao pho to.

a.2- Kiểm tra các giấy tờ do người điều khiển phương tiện xuất trình (bản chung gồm:

1. Tờ khai hành lý nhập cảnh của người điều khiển phương tiện;

+ Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền (để đối chiếu với bản sao);

+ Giấy đăng ký lưu hành phương tiện.

b) Hồ sơ tái nhập:

- b.1- Tiếp nhận kiểm tra các giấy tờ do người điều khiển phương tiện khai và nộp, gồm:

+ Khai bổ sung việc gia hạn tạm xuất và những thay đổi khác so với khai báo khi tạm xuất (nếu có) vào mục 7 của tờ khai hải quan;

+ Nộp bản chính tờ khai tạm xuất - tái nhập (HQVN/2006/02-PTVT.ĐB, liên 1) có xác nhận tạm xuất của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm xuất.

b.2- Kiểm tra các giấy tờ do người điều khiển phương tiện xuất trình (bản chung gồm:

+ Văn bản gia hạn tạm xuất: xuất trình bản chính, nộp bản pho to copy (có nêu rõ lý do những thay đổi về phương tiện so với khi tạm xuất như: hư hỏng, tai nạn. . . , hành khách tăng, giảm - nếu có) ;

+ Các giấy tờ đã khai báo khi tạm xuất và các giấy tờ xuất trình khi tạm xuất (nêu tại điểm a khoản 2 bước 1 mục II dưới đây), khi Hải quan cửa khẩu có yêu

3) Lưu ý một số công việc của Công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ.

a- Tiếp nhận, kiểm tra và đăng ký vào sổ hoặc nhập dữ liệu trên hồ sơ vào máy tính đê cấp số tờ khai (nếu là PTVT tái nhập thì chỉ vào Sổ và không cấp số tờ khai nữa); và theo dõi xử lý các việc liên quan Ở bước sau. .

bị- Ghi kết quả kiểm tra hồ sơ vào tờ khai và ký, đóng dấu số hiệu công chức vào tờ khai hải quan theo quy định. Quá trình kiểm tra hồ sơ PTVT nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì lập biên bản tạm giữ giấy tờ để xử lý theo quy định của pháp luật

c)- Đóng dấu "Việt Nam Custom" - mẫu số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan lên Giấy phép (Giấy phép liên vận hoặc văn bàn cho phép của cơ quan có thẩm quyền).

Bước 2 : Kiểm tra từ thực tế và từ thông quan phương tiện vận tải:

a)- Kiểm tra, đối chiếu các tiêu chí trên tờ khai tạm nhập - tái xuất (HQVN/2006/O2-PTVT.ĐB) hoặc tờ khai tạm xuất-tái nhập (HQVN/2006/02- PTVT.ĐB) với thực tế PTVT (chủ yếu phần nhận dạng xe) với thực tế PTVT;

b)- Kiểm tra thực tế PTVT: qua kiểm tra thực tế không phát hiện vi phạm pháp luật thì ghi kết quả kiểm tra vào tờ khai.

Trường hợp qua kiểm tra thực tế PTVT nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì lập biên bản tạm giữ PTVT để kiểm tra, khám xét và xử lý theo quy định tại khoản 3, điều 51 Luật Hải quan và khoản 1, điều 40 Nghị định số 154/2005/NĐ- CP dẫn trên.

c)- Ký, đóng dấu số hiệu công chức vào tờ khai và cho thông quan PTVT.

Đối với PTVT tạm nhập thì giao cho người điều khiển phương tiện liên 1 tờ khai tạm nhập-tái xuất (HQVN/2006/01-PTVT.ĐB) để làm chứng từ đi đường và sẽ nộp lại cho Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất khi PTVT này tái xuất, liên 2 lưu giữ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập để theo dõi và thanh khoản.

d)- Chuyển hồ sơ cho bộ phận thanh khoản.

Bước 3: Thanh khoản hồ sơ tạm nhập:

a)- Căn cứ tờ khai hải quan và kết quả theo dõi PTVT đã thực tái xuất để thanh khoản hồ sơ tạm nhập.

b)- Sau khi thanh khoản, ký đóng dấu số hiệu công chức vào góc trái phía trên trang đầu tờ khai và đóng dấu "Đã thanh khoản" mẫu số 5 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/2001/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan lên góc phải phía trên trang đầu của tờ khai đã được thanh khoản.

c)- Chuyển hồ sơ cho bộ phận phúc tập và lưu trữ theo quy định.

II ĐỐI VỚI PTVT XUẤT CẢNH (BAO GỒM TẠM XUẤT, TÁI XUẤT).

Bước l: Tiếp nhận, kiểm tra và đăng ký hồ sơ hải quan.

1) Đối với PTVT xuất cảnh vì mục đích thương mại (Điều 45, 46 Nghị định 154/2005/NĐ-CP):

a) Hồ sơ tạm xuất:

a. 1- Tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ do người điều khiển phương tiện khai và nộp, gồm Ờ khai tạm xuất - tái nhập(HQVN/2006/02-PTVT.ĐB): 01 bản chính (gồm 02 liên)

+ Danh sách hành khách: 01 bản chính (đối với PTVT vận chuyển hành khách)

Hướng dẫn và yêu cầu người điều khiển phương tiện kê khai đầy đủ những nội dung tạm xuất đã in sẵn trên Tờ khai và Danh sách hành khách, trước khi nộp cho Hải quan cửa khẩu.

a.2- Kiểm tra các giấy tờ do người điều khiển phương tiện xuất trình (bản chính) gồm:

+ Tờ khai hành lý xuất cảnh của người điều khiển phương tiện;

+ Giấy phép liên vận của cơ quan có thẩm quyền cấp;

+ Tờ khai hàng hoá xuất khẩu (trừ trường hợp hải quan làm thủ tục cho hàng xuất khẩu đồng thời với PTVT).

+ Giấy đăng ký lưu hành phương tiện.

b) Hồ sơ tái xuất:

b. 1 - Tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ do người điều khiển phương tiện khai và nộp, gồm:

+ Khai bổ sung việc gia hạn tạm nhập và những thay đôi khác so với khai báo khi tạm nhập (nếu có) vào mục 7 của tờ khai hải quan;

+ Nộp bản chính tờ khai tạm nhập - tái xuất (HQVN/2006/01-PTVT.ĐB - liên 1) có xác nhận tạm nhập của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm nhập.

b.2- Kiểm tra các giấy tờ do người điều khiển phương tiện xuất trình (bản chính) gồm:

b- Ghi kết quả kiểm tra hồ sơ vào tờ khai và ký, đóng dấu số hiệu công chức vào tờ khai hải quan theo quy định. Quá trình kiểm tra hồ sơ PTVT nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì lập biên bản tạm giữ giấy tờ để xử lý theo quy định của pháp luật

c)- Đóng dấu "Việt Nam Custom" - mẫu số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan lên Giấy phép (Giấy phép liên vận hoặc văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền).

Bước 2 : Kiểm tra thực tế và thông quan phương tiện vận tải:

a)- Kiểm tra, đối chiếu các tiêu chí khai trên tờ khai tạm xuất - tái nhập (HQVN/2006/02-PTVT.ĐB) hoặc tờ khai tạm nhập - tái xuất (HQVN/2006/01- PTVT.ĐB) - (chủ yếu phần nhận dạng xe) với thực tế PTVT;

b)- Kiểm tra thực tế PTVT: qua kiểm tra thực tế không phát hiện vi phạm pháp luật thì ghi kết quả kiểm tra vào tờ khai.

Trường hợp qua kiểm tra thực tế PTVT nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì lập biên bản tạm giữ PTVT để kiểm tra, khám xét và xử lý theo quy định tại khoản 3 điều 51 Luật Hải quan và khoản 1, điều 40 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP dẫn trên.

c)- Ký, đóng dấu số hiệu công chức vào tờ khai và cho thông quan PTVT.

Đối với PTVT tạm xuất thì giao cho người điều khiển phương tiện liên 1 tờ khai tạm xuất-tái nhập (HQVN/2006/02-PTVT.ĐB) để làm chứng từ đi đường và sẽ nộp lại cho Chi cục Hải quan cửa khẩu tái nhập khi PTVT này tái nhập, liên 2 lưu giữ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm xuất để theo dõi và thanh khoản.

Đối với PTVT tái xuất thì thu lại liên 1 tờ khai tạm nhập - tái xuất (HQVN/2006/01-PTVT.ĐB) để theo dõi và thanh khoản.

d)- Chuyển hồ sơ cho bộ phận theo dõi và thanh khoản.

Bước 3: Thanh khoản hồ sơ tạm xuất:

a)- Căn cứ tờ khai hải quan và kết quả theo dõi PTVT đã thực tái nhập để thanh khoản hồ sơ tạm xuất.

b) Sau khi thành khoản, ký đóng dấu số hiệu công chức vào góc trái phía trên trang đầu tờ khai và đóng dấu "Đã thanh khoản" mẫu số 5 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/2001/QĐ-TCHQ ngày 23/11/2001 của Tổng cục Hải quan lên góc phải phía trên trang đầu của tờ khai đã được thanh khoản.

e)- Chuyên hồ sơ cho bộ phận phúc tập và lưu trữ theo quy định.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1635/QĐ-TCHQ năm 2006 về Quy trình thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành

  • Số hiệu: 1635/QĐ-TCHQ
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/09/2006
  • Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
  • Người ký: Đặng Thị Bình An
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/09/2006
  • Ngày hết hiệu lực: 10/02/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản