Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1635/1999/QĐ-BLĐTBXH | Ngày 13 Tháng 12 năm 1999 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 96/CP ngày 07/12/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 33/1998/NĐ-CP ngày 23/5/1998 về việc thành lập Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Đào tạo Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Cục trưởng Cục Quản lý lao động với nước ngoài,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Điều 2. Bản Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kế từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Cục trưởng Cục Quản lý lao động với nước ngoài, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Thủ trưởng các đơn vị đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và Giám đốc các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ |
ĐÀO TẠO VÀ GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1635/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 13/12/1999).
Điều 1. Đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài nhằm chủ động bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng, uy tín của đội ngũ lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.
Điều 2. Đối tượng đào tạo và giáo dục định hướng bao gồm tất cả những người lao động (kể cả lao động theo hình thức tu nghiệp sinh và chuyên gia được tuyển chọn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Điều 3. Đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được thực hiện tại các Trường, Trung tâm dạy nghề và đào tạo (sau đây gọi tắt là Cơ sở đào tạo) thuộc các Bộ, ngành, địa phương có giấy phép hoạt động hợp pháp.
Điều 4. Nội dung chương trình đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động gồm:
1. Dạy ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động (theo hợp đồng).
2. Giáo dục định hướng những hiểu biết cần thiết có liên quan:
Luật Lao động, Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Xuất - Nhập cảnh và Cư trú của Việt Nam và pháp luật của nước nhận lao động, nghĩa vụ chấp hành và tuân thủ pháp luật;
Phong tục, tập quán, điều kiện làm việc và sinh hoạt, quan hệ cư xử giữa chủ và thợ của nước nhận lao động, kinh nghiệm giao tiếp;
Nội dung hợp đồng mà doanh nghiệp đã ký với đối tác nước ngoài và nội dung sẽ ký với người lao động, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của người lao động trong việc thực hiện các điều cam kết đã ký trong hợp đồng;
Trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động; trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp; trách nhiệm của người lao động với Nhà nước;
Kỷ luật và tác phong lao động công nghiệp.
Những quy định, quy phạm về an toàn lao động trong xí nghiệp, công, nông trường và trên các phương tiện vận tải biển, tầu cá.
3. Dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao trlnh độ nghề theo hợp đồng cung ứng lao động đối với từng nước.
4. Chương trình đào tạo và giáo dục định hướng cho các chuyên gia, kỹ thuật viên và sỹ quan thủy thủ do Bộ chủ quản quy định.
Điều 5. Nghiêm cấm các lớp đào tạo lợi dụng việc dạy nghề, đào tạo và giáo dục định hướng để tuyên truyền, quảng cáo lừa gạt người lao động.
NGHĨA VỤ, QUYỀN LỢI CỦA NGƯƠI LAO ĐỘNG ĐƯỢC THAM GIA ĐÀO TẠO VÀ GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG
1. Chấp nhận sự bố trí, tổ chức đào tạo của doanh nghiệp được phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Nghiêm túc thực hiện nội quy của cơ sở đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
3. Trực tiếp đóng góp phí đào tạo nghề (nếu có), phí đào tạo và giáo dục định hướng cho doanh nghiệp theo quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Được học tập đầy đủ các nội dung về đào tạo và giáo dục định hướng quy định tại Điều 4 Quy chế này.
2. Được cấp chứng chỉ khi đạt kết quả kiểm tra kết thúc khóa học nghề, khóa đào tạo và giáo dục định hướng để đi làm việc ở nước ngoài.
Điều 8. Trách nhiệm của doanh nghiệp:
1. Có văn bản nêu rõ nội dung, số lượng lao động, thời gian, mục đích yêu cầu đào tạo gửi đến một trong các cơ sở đào tạo nêu tại Điều 3 của Quy chế rlày.
2. Trực tiếp thu, thanh toán phí học nghề (nếu có) và giáo dục định hướng.
3. Trực tiếp ký hợp đồng với cơ sở đào tạo.
4. Thanh lý hợp đồng khi kết thúc khóa học đào tạo và giáo dục định hướng.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo và giáo dục định hướng:
1. Trực tiếp ký hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
2. Tổ chức đào tạo theo đúng nội dung chương trình đào tạo và giáo dục định hướng theo quy định hiện hành và hợp đồng đào tạo đã ký với doanh nghiệp.
3. Cấp chứng chỉ nghề, chứng chỉ đào tạo và giáo dục định hướng cho người hoàn thành khóa học theo quy định hiện hành.
4. Cơ sở đào tạo không được thu thêm của người lao động bất cứ khoản phí nào ngoài quy đlnh về đào tạo và giáo dục định hướng.
Điều 10. Trách nhiệm của Cục Quản lý lao động với nước ngoài:
1. Ban hành nội dung chương trình đào tạo và giáo dục định hướng.
2. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy chế về đào tạo và giáo dục định hướng.
3. Phối hợp với Tổng cục Dạy nghề thống nhất chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Điều 11.Trách nhiệm của Tổng cục Dạy nghề: Ban hành nội dung chương trình đào tạo, nâng cao trình độ nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo thẩm quyền.
2. Phối hợp với Cục Quản lý lao động với nước ngoài hướng dẫn việc tổ chức đào tạo, kiểm tra đôl với các khóa đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động tại các cơ sở đào tạo.
3. Quy định và hướng dẫn các khoản chi về đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động bao gồm: Thù lao cho giảng viên; chi phí cho công tác tổ chức đào tạo (nơi ăn, nghỉ, sinh hoạt, hội trường, phòng học cho học viên, chi phí công tác kiểm tra đánh giá chất lượng) và các chi phí có liên quan tới xây dựng giáo trình tài liệu, biên soạn bài giảng của giáo viên.
Điều 12. Các Bộ, ngành, địa phương có cơ sở đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình, nội dung đào tạo và kiểm tra cuối khóa học.
Điều 13. Cục Quản lý lao động với nước ngoài phôí hợp với Tổng cục Dạy nghề có trách nhiệm hướng dẫn theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
Điều 14. Cơ sở đào tạo và giáo dục định hướng có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế này và hợp đồng đào tạo và giáo dục đlnh hướng ký kết với doanh nghiệp. Mọi vi phạm, tùy theo mức độ vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật./.
| BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
- 1Quyết định 33/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 11/2006/QĐ-BLĐTBXH công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2005 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 179/2000/QĐ-BLĐTBXH về Quy chế tạm thời về cấp và quản lý chứng chỉ đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 1467/QĐ-LĐTBXH năm 2014 phê duyệt chương trình, giáo trình; định mức kinh tế - kỹ thuật 06 nghề và 03 ngoại ngữ để đào tạo người lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Quyết định 11/2006/QĐ-BLĐTBXH công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2005 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Quyết định 33/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 33/1998/NĐ-CP về việc thành lập Tổng cục dạy nghề Bộ Lao động - Thương binh và xã hội
- 3Nghị định 152/1999/NĐ-CP quy định việc người lao động và chuyên gia Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
- 4Quyết định 179/2000/QĐ-BLĐTBXH về Quy chế tạm thời về cấp và quản lý chứng chỉ đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 1467/QĐ-LĐTBXH năm 2014 phê duyệt chương trình, giáo trình; định mức kinh tế - kỹ thuật 06 nghề và 03 ngoại ngữ để đào tạo người lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Quyết định 1635/1999/QĐ-BLĐTBXH về Quy chế Đào tạo và giáo dục định hướngcho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
- Số hiệu: 1635/1999/QĐ-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/12/1999
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Thị Hằng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 28/12/1999
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra