Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1617/QĐ-BNN-TCTS | Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2011 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng nghiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/1/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ngày 05 tháng 7 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam (VietGAP);
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỐI VỚI NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS), TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) VÀ TÔM CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNAMEI)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Văn bản này được ban hành nhằm cụ thể hoá các nội dung và hướng dẫn thực hiện Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) ban hành tại Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/7/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, áp dụng đối với nuôi thương phẩm cá tra, tôm sú và tôm chân trắng.
Các tổ chức, cá nhân đăng ký áp dụng VietGAP trước khi thực hiện theo hướng dẫn này cần phải đọc kỹ từng nội dung kiểm soát và thực hiện đúng các chuẩn mực tuân thủ của các tiêu chuẩn đã quy định trong Quy phạm VietGAP.
Tiêu chuẩn | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Các yêu cầu chung |
1.1 | Yêu cầu pháp lý |
1.1.1 | Các giấy tờ hợp lệ cần phải chuẩn bị: - 01 bản sao (có chứng thực) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định giao đất hoặc Hợp đồng cho thuê đất của cấp có thẩm quyền; - Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường theo hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn 4.1.1 - Hồ sơ chứng minh cơ sở nuôi đảm bảo đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn 2 và Tiêu chuẩn 3. - Hồ sơ chứng minh cơ sở nuôi đáp ứng các yêu cầu về sử dụng lao động theo hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn 5. |
1.1.2 | Hồ sơ đăng ký hoạt động sản xuất hợp lệ là bản sao Giấy đăng ký sản xuất, kinh doanh (đối với doanh nghiệp) hoặc bản sao Giấy đăng ký nuôi trồng thuỷ sản (đối với hộ gia đình) hoặc Quyết định cho phép nuôi trồng thuỷ sản của cấp có thẩm quyền. Trong trường hợp chưa có các giấy tờ trên thì phải có Bản sao (có chứng thực) Danh sách các cơ sở được phép nuôi trồng thuỷ sản chính thức trong sổ Hồ sơ của cấp thẩm quyền. |
1.1.3 | Thực hiện xác định tọa độ địa lý theo chuẩn mực tuân thủ của tiêu chuẩn này. |
1.1.4 | Tài liệu chứng minh cơ sở nuôi nằm trong vùng quy hoạch là bản sao (có chứng thực) mảnh bản đồ quy hoạch nuôi trồng thủy sản hoặc quy hoạch nuôi tôm/ cá tra của cấp có thẩm quyền gần nhất (theo thứ tự là UBND xã, huyện, tỉnh) trong đó ĐÁNH DẤU (khoanh tròn bằng bút dạ màu, làm nổi màu) vị trí cơ sở nuôi của chủ cơ sở nuôi trên mảnh bản đồ quy hoạch đó để chứng minh cơ sở nuôi nằm trong vùng quy hoạch. Nếu không có tài liệu trên, thì phải có văn bản của UBND cấp xã/ phường, hoặc UBND cấp huyện/ thị xã xác nhận khu vực nuôi đó là hợp pháp. |
1.2 | Hồ sơ ghi chép |
1.2.1 | Hệ thống đánh dấu có thể tham chiếu gồm: - Biển báo đối với từng hạng mục công trình trong cơ sở nuôi như ao nuôi, kênh cấp, kênh thoát, ao chứa, nhà kho v.v.. Biển báo này có thể bằng giấy có ép plastic hoặc bằng nhựa mica, đặt ở nơi dễ nhìn thấy. Ví dụ biển báo ghi kho thiết bị B2, kho hóa chất B3; Ao A1, Ao A2 v.v.. - Bản Sơ đồ tổng thể mô tả từng hạng mục công trình, hệ thống các ao nuôi và tham chiếu được các biển báo trên thực địa. |
1.2.2 | Hồ sơ ghi chép gồm: - Hồ sơ mua hàng: là các chứng từ lưu mỗi khi mua bán bất kỳ hạng mục gì liên quan đến hoạt động nuôi tôm, cá tra (tối thiểu phải có một trong các giấy tờ: hợp đồng, hóa đơn, phiếu thu) và lưu trong một túi hồ sơ. Cần làm một cuốn sổ kê lại chi tiết từng mục chi này, kèm hóa đơn/ phiếu thu đính vào cho dễ nhớ. Thông tin cần đầy đủ về tên và địa chỉ người bán, tên sản phẩm, số lượng, đơn giá, thành tiền (giống mẫu hóa đơn ban hành của Bộ Tài chính). Mỗi sản phẩm mua về, phải tiến hành nhập kho và ghi vào sổ kiểm tra nhập kho. Ví dụ ngày 18/05/2011 mua Chlorine, từ của hàng ông A, số lượng đủ 1kg, bao bì kín, sạch sẽ, không vỡ, không ẩm mốc, chị B (quản lý kho) đã kiểm tra cẩn thận. - Hồ sơ lưu kho cần chỉ rõ từng ngày, giờ sản phẩm vào kho, lưu kho hay xuất đi (để dùng cho hoạt động nuôi). Ví dụ ngày 15/05/2011 nhập vào 30kg thức ăn CP; ngày 30/04/2011 xuất ra 0.5kg men vi sinh A; ngày 15/6/2011 kiểm kê trong kho còn 2.5kg vitamin C v.v.. - Hồ sơ sản xuất mô tả từ khâu cải tạo cho đến khi thu hoạch đáp ứng được yêu cầu của VietGAP bao gồm các ghi chép theo các Biểu mẫu quy định tại Phần thứ ba của Hướng dẫn này. - Ngoài ra, cần có tài liệu ghi chép về các thành phần còn lại của cơ sở nuôi gồm ao lắng, ao chứa, cống cấp xả nước, nhà kho và các thông tin khác như các đoàn khách ra vào thăm ao; số chim, thú bị chết ở cơ sở nuôi; số lần bẫy chuột; số lần phun thuốc phòng dịch cho gia súc, gia cầm v.v.. nếu có. |
1.2.3 | Hồ sơ chứng minh cơ sở nuôi đảm bảo VSATTP gồm các thông tin ghi chép về chất lượng con giống, môi trường nước ao nuôi, các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sử dụng trong quá trình chuẩn bị ao nuôi, quá trình nuôi hay dùng bảo quản tôm, cá trước khi bán (Biểu 6, 9, 11, 13). Cần có sẵn các tài liệu hướng dẫn nuôi (tôm sú, tôm chân trắng hoặc cá tra) đảm bảo VSATTP (ở tủ sách) để công nhân có thể tiếp cận, tìm hiểu. Các tài liệu này có thể là văn bản quy định, tài liệu hướng dẫn chính thức của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và PTTN hoặc Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành (ví dụ Thông tư 44, 45/2010/TT-BNNPTNT, Thông tư 15/2009/TT- BNNPTNT và Thông tư 20/2010/TT-BNNPTNT); Các tài liệu của các viện nghiên cứu, trường Đại học chuyên ngành có uy tín. |
1.3 | Truy xuất nguồn gốc |
1.3.1 | Thực hiện kê khai theo đúng chuẩn mực tuân thủ của tiêu chuẩn này. Hệ thống tại chỗ phân biệt đơn vị nuôi/ sản phẩm nuôi theo VietGAP và không theo VietGAP gồm hồ sơ, dụng cụ, trang thiết bị chứng minh sự khác biệt từ việc sử dụng nước cấp, trang thiết bị dùng trong hệ thống, việc đánh dấu, đánh số cho đến khi thu hoạch, sơ chế, phân loại, đóng thùng xốp trộn đá trước khi chuyển đi v.v.. đảm bảo không có sự nhầm lẫn sản phẩm. |
1.3.2 | Thực hiện ghi chép lại mọi hoạt động di chuyển tôm, cá tra (thả thêm, thoát ra ngoài, chết) trong quá trình nuôi theo từng ao theo Biểu 2, 6, 12 và mô tả chi tiết nếu cần thiết. Ví dụ ngày 15/05/2011 tại ao A1 có 200 con tôm sú, cân được 2kg thoát ra kênh cấp và bị giữ lại trong lừ do ao bị rò rỉ từ hang lươn; ngày 30/6/2011 mật độ nuôi tại ao A2 VietGAP quá dày nên san tách thành 2 ao mới là A2a và A2b v.v.. |
2 | Chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm |
2.1 | Thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học |
2.1.1 | Thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học (sau đây gọi chung là hoá chất) có trong kho phải được lập thành danh mục và được kiểm kê định kỳ vào một ngày nhất định trong tháng. Khi thực hiện kiểm kê phải có Biên bản kiểm kê định kỳ và đối chiếu với các số liệu ghi chép về tình hình nhập (Biểu 8), sử dụng (Biểu 9) hoặc tiêu huỷ do quá hạn (Biểu 12). |
2.1.2 | Lập danh mục hóa chất sẽ sử dụng tại cơ sở nuôi (tham khảo Thông tư số 12/2010/TT-BNNPTNT, chú ý Danh mục này thường được cập nhật định kỳ). Khi mua hoá chất phải kiểm tra giấy phép lưu hành của các sản phẩm này. Tuyết đối không dùng những loại hóa chất nằm trong danh mục bị CẤM tại Phụ lục 4. Trước khi sử dụng thuốc phải xin ý kiến của cán bộ chuyên môn (theo quy định tại mục 3.1.1 của Hướng dẫn này) về loại bệnh, nguyên nhân, liều lượng, cách dùng (có kê đơn và ký xác nhận). Chú ý chỉ sử dụng kháng sinh để chữa bệnh sau khi xác định chính xác nguyên nhân. |
2.1.3 | Kho chứa hóa chất phải đảm bảo an toàn, đủ chắc chắn, có khóa, thông thoáng, có đèn, không có chuột, rắn, côn trùng v.v.. Các hóa chất trong kho phải được bảo quản theo đúng yêu cầu ghi trên nhãn mác, được xếp trong kệ, khay riêng biệt, tránh bị đổ, vỡ, lẫn lộn. Các hộp, lọ, túi hoá chất đang dùng dở cần được đậy kín hoặc buộc chặt, tránh bị tràn đổ. Chủ cơ sở nuôi phải thường xuyên tự kiểm tra đảm bảo các yêu cầu này được tuân thủ nghiêm túc. |
2.1.4 | Khi kiểm kê hóa chất, cần đánh dấu những loại hóa chất sắp đến ngày hết hạn khoảng 1 tuần (khoanh tròn bằng bút bi màu đỏ) để cảnh báo. Khi hết hạn, phải loại bỏ theo đúng quy định của Luật hóa chất và Nghị Định 108/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 7 tháng 10 năm 2008 và ghi chép theo Biểu 12. |
2.2 | Vệ sinh |
2.2.1 | Báo cáo đánh giá mối nguy về an toàn vệ sinh có thể tự làm hoặc thuê tư vấn thực hiện mỗi năm một lần. Mối nguy về an toàn vệ sinh có thể đến từ bên trong (do chất thải hoặc thức ăn thừa của tôm, cá) hay bên ngoài cơ sở nuôi (ví dụ nhà máy thuốc trừ sâu mới xây dựng), trong một mắt xích hoặc toàn bộ chu trình nuôi (chọn địa điểm, xây dựng, cải tạo ao, thả giống, nuôi thương phẩm v.v..). Mối nguy cũng có thể tạo ra do những thay đổi về công nghệ. Đánh giá mối nguy gồm 4 phần cơ bản là xác định các mối nguy, đặc tính mối nguy, đánh giá tiếp xúc và đánh giá nguy cơ. Hồ sơ về mối nguy là điều kiện tiên quyết và cơ bản để đánh giá mối nguy. Nó bao gồm các vấn đề trong phạm vi an toàn thực phẩm, cung cấp các thông tin gợi ý đánh giá để xác định xem liệu có cần thiết phải đánh giá mối nguy hay không. Đánh giá mối nguy nên có sự tham vấn, hướng dẫn của cán bộ chuyên môn để không bỏ sót những mối nguy tiềm ẩn, quan trọng. |
2.2.2 | Bản hướng dẫn về an toàn vệ sinh phải được treo, dán, trưng bày ở nơi dễ nhìn thấy ví dụ như khu vực nhà ăn, cổng vào v.v.. bằng biển báo rõ ràng (có hình minh họa) và/ hoặc bằng (các) ngôn ngữ phổ thông đối với người lao động. Trong trường hợp đa số người lao động là người dân tộc thiểu số như Khơme, Chăm, Hoa v.v.. thì ngôn ngữ chính của các tài liệu hướng dẫn phải tương ứng. |
2.3 | Chất thải |
2.3.1 | Lập bảng liệt kê theo đúng chuẩn mực tuân thủ của Tiêu chuẩn 2.3.1. |
2.3.2 | Thực hiện thu gom, phân loại, tập kết và xử lý chất thải của cơ sở nuôi và ghi chép theo Biểu 12. Đối với rác/ chất thải hữu cơ (rau, củ, quả, thức ăn thừa), phải xử lý bằng men vi sinh hoặc chôn lấp; Đối với rác/chất thải là nhựa, giấy, vỏ hộp cát-tông, kim loại, vỏ chai thủy tinh v.v.. có thể tái chế thì phải thu gom và xuất bán; Đối với rác/chất thải nguy hại, các chai lọ thủy tinh đựng thuốc, hóa chất phải được xử lý theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc quy định của cấp thẩm quyền. Phải có một khu vực riêng dùng để chôn lấp các chất thải hữu cơ và khu vực thu gom chờ chuyển đi đối với chất thải là túi nilong, thủy tinh vỡ, gạch vụn, nhựa không thể tái chế. |
2.3.3 | Thực hiện dọn sạch rác, chất thải theo chuẩn mực tuân thủ của Tiêu chuẩn 2.3.3. |
2.3.4 | Cơ sở nuôi phải có đủ nhà vệ sinh tự hoại cho công nhân theo quy định tại Quyết định số 3733/2002/QĐ - BYT ban hành ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế. Công nhân không được tự do xả thải (đại tiện, tiểu tiện) ở khu vực sản xuất và các khu vực bên ngoài nhà vệ sinh. Nước thải từ nhà vệ sinh phải đi qua hệ thống xử lý đảm bảo quy chuẩn Việt Nam về nước thải sinh hoạt (QCVN 14: 2008/BTNMT). Không xả trực tiếp nước thải ra hệ thống sông, hay kênh mương làm nhiễm bẩn hệ thống cấp nước sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng xung quanh. Không lưu trữ nước thải trong cơ sở nuôi khi chưa qua xử lý. Phải có các phương tiện thu gom chất thải (thùng rác, khu vực thu gom, găng, thùng xô, xe đẩy rác v.v..) và ghi chép toàn bộ hoạt động loại bỏ chất thải sinh hoạt theo Biểu 12. |
2.4 | Thu hoạch và sau thu hoạch |
2.4.1 | Nếu có sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi, phải định ngày thu hoạch tôm, cá tra theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn để đảm bảo không còn dư lượng làm mất VSATTP. Không dùng kháng sinh, hóa chất v.v.. để bảo quản tôm, cá thu hoạch. Nếu cơ sở nuôi tự vận chuyển sản phẩm, cần thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn của cơ sở thu mua/ chế biến. Khi bảo quản lạnh, phải theo hướng dẫn và theo dõi nhiệt độ tôm, cá bảo quản trong quá trình vận chuyển. Hồ sơ về quá trình thu hoạch gồm các ghi chép theo Biểu 13 và quy trình vận chuyển, bảo quản lạnh (nếu có) theo hướng dẫn của cơ sở thu mua/ chế biến từ khi thu hoạch và vận chuyển đến nơi giao hàng (nếu tự vận chuyển). Công nhân phải hiểu đầy đủ và trả lời tốt những câu hỏi kiểm tra về vấn đề này trong quá trình đánh giá để chứng nhận VietGAP. |
2.4.2 | Thực hiện quy trình tẩy trùng và tạm ngừng nuôi giữa hai vụ nuôi tùy theo từng điều kiện nuôi, loài nuôi cụ thể và ghi chép lại (theo kế hoạch QLSKĐVTS tại mục 3.1.1 của Hướng dẫn này). Thời gian ngừng nuôi giữa hai vụ đối với tôm sú, tôm chân trắng và cá tra nuôi thâm canh quy định ít nhất là 30 ngày (theo quy định tại Thông tư 44 và 45/2010/TT-BNNPTNT). |
3 | Quản lý sức khỏe động vật thủy sản |
3.1 | Kế hoạch quản lý sức khoẻ động vật thuỷ sản |
3.1.1 | Cán bộ chuyên môn phải là Bác sỹ thú y đã được đào tạo tối thiểu 60 tiết học về nuôi trồng thủy sản hoặc Kỹ sư nuôi trồng thủy sản đã được đào tạo tối thiểu 60 tiết học về thú y. Nội dung của kế hoạch QLSKĐVTS cán bộ chuyên môn hướng dẫn xây dựng và ký xác nhận. - Tên và vị trí cơ sở nuôi: ghi thống nhất với thông tin chung của cơ sở nuôi - Thống kê các bệnh đã từng phát hiện: là lập bảng thống kê các bệnh đã gặp như bệnh đốm trắng, đầu vàng, đỏ thân, tôm còi v.v.. (đối với tôm) hoặc bệnh gan thận mủ (đối với cá tra), các bệnh khác. - Các biện pháp phòng ngừa và xử lý (bao gồm cả biện pháp dùng hóa chất, thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học và hạn sử dụng) cần thực hiện để xử lý các bệnh đã từng gặp: phần này mô tả cách phòng ngừa và ứng phó với các bệnh đã biết bằng cách đưa ra một số tình huống/ kịch bản. - Quy trình chuẩn bị ao nuôi: theo quy trình chuẩn đã được quy định hoặc được công bố bởi một viện nghiên cứu hoặc một trường đại học chuyên ngành. - Quy trình dùng vacine: theo hướng dẫn của nhà sản xuất/ cán bộ chuyên môn. - Chương trình kiểm tra tại chỗ để phát hiện các mầm bệnh có liên quan: bao gồm qui trình kiểm tra tại chỗ kết hợp quan sát thực tế và lấy mẫu nước, mẫu bùn, mẫu tôm, cá định kỳ hoặc đột xuất và xét nghiệm tại các trung tâm có uy tín. Có thể kiểm tra theo tháng hoặc theo ngày tuổi hoặc theo quy trình nuôi. - Quy trình quản lý nguồn nước để phòng bệnh: là quy trình quản lý nguồn nước trong ao nuôi, ao lắng, ao xử lý (nếu có) và các thông tin về cống, máy bơm, lượng nước và chất lượng nước lấy vào ao, các loại thuốc, hóa chất xử lý nước. Chú ý mô tả theo từng giai đoạn nuôi như cải tạo ao, nuôi, thu hoạch. - Hồ sơ ghi chép về các đợt kiểm tra định kỳ của chuyên gia sức khỏe thủy sản: ghi chép về ngày giờ kiểm tra, các nhận định, lời khuyên chính và biện pháp xử lý theo ý kiến của cán bộ chuyên môn. - Tần suất và phương pháp loại bỏ tôm, cá nuôi nhiễm bệnh hoặc chết: ghi chép theo Biểu 12 và hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. - Phương pháp cách ly ao nuôi có bệnh: mô tả phương pháp cách ly khi có bệnh như: che bạt, dùng riêng thiết bị, nguồn nước hoặc khử trùng thiết bị dùng chung; khử trùng tay chân hoặc phân công công việc chuyên biệt cho từng ao; hạn chế giáp xác, chim cò và các sinh vật khác qua lại giữa các ao v.v.. - Các phương pháp phòng ngừa khác (nếu có): mô tả các biện pháp phòng ngừa khác mà cơ sở nuôi có thể áp dụng như: chọn giống sạch bệnh hoặc kháng bệnh; tiêm vacine, nuôi trong hệ tuần hoàn, dùng vải bạt chống rò rỉ v.v.. - Các quy trình vận chuyển giống và sản phẩm thu hoạch: đối với vận chuyển tôm giống, thực hiện theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 95-1994 tôm biển - kỹ thuật vận chuyển giống hoặc theo quy định, tiêu chuẩn hiện hành. - Phương án đối phó với bùng phát dịch bệnh, bao gồm việc báo cáo diễn biến dịch bệnh cho chuyên gia sức khỏe thủy sản và những người có liên quan: theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn và quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. - Các quy trình ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng: theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn và quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. |
3.1.2 | Cán bộ kỹ thuật và công nhân của sơ sở nuôi phải được hướng dẫn về các biện pháp điều trị bệnh động vật thuỷ sản nuôi theo kế hoạch QLSKĐVTS (tham khảo mục 3.1.1 của Hướng dẫn này). Các biện pháp chữa trị đã áp dụng phải ghi chép lại theo Biểu 9 để làm cơ sở chứng minh rằng các biện pháp này phù hợp với các quy định hiện hành và phù hợp với kế hoạch QLSKĐVTS. Người nuôi phải thể hiện sự hiểu biết khi được phỏng vấn. Nên có cán bộ chuyên môn hướng dẫn chi tiết về những nội dung này. |
3.2 | Con giống và thức ăn |
3.2.1 | Khi mua giống, chủ cơ sở nuôi phải yêu cầu người bán cung cấp bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất giống đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản do cấp có thẩm quyền cấp. Phải lưu các chứng từ liên quan đến việc mua bán (hợp đồng, hóa đơn hoặc phiếu thu hoặc giấy biên nhận) và ghi chép theo Biểu 6. |
3.2.2 | Khi mua giống, phải kiểm tra và giữ lại bản sao giấy kiểm dịch về con giống do cơ quan có thẩm quyền cấp. Chỉ mua giống nếu kết quả kiểm dịch là âm tính (không có bệnh) đối với các bệnh truyền nhiễm sau: - Đối với tôm sú: âm tính đối với các bệnh đốm trắng, đầu vàng và các bệnh truyền nhiễm khác mới đưa vào danh mục (nếu có). - Đối với tôm chân trắng: âm tính đối với các bệnh đốm trắng, đầu vàng, Taura và các bệnh truyền nhiễm khác mới đưa vào danh mục (nếu có). - Đối với cá tra: âm tính đối với bệnh gan thận mủ và các bệnh truyền nhiễm khác mới đưa vào danh mục (nếu có). Theo TCVN hiện hành, tối thiểu tôm chân trắng phải đạt cỡ giống PL12, tôm sú phải đạt cỡ giống PL15. Đối với cá tra, con giống phải đạt theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 170: 2001. |
3.2.3 | Hệ thống theo dõi tại chỗ có thể là nhá thức ăn hay sàng ăn (đối với nuôi tôm) hoặc quan sát trực tiếp khi cho ăn, dùng dụng cụ kiểm tra thức ăn thừa (đối với cá tra). Tôm, cá tra nuôi phải được cho ăn đúng nhu cầu và đúng loại thức ăn, không dùng lẫn lộn thức ăn nuôi tôm, cá; không dùng thức ăn dùng cho gia súc để nuôi tôm, cá. Phải áp dụng một quy trình nuôi cụ thể (bao gồm kỹ thuật cho ăn và quản lý thức ăn) đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành hoặc quy trình đã được công nhận ở cấp viện nghiên cứu, trường đại học chuyên ngành hoặc tương đương (ví dụ quy trình kỹ thuật của Đại học Cần Thơ hoặc của các Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, 2, 3). Phải có lịch cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo quy trình nuôi cụ thể đã đề cập trên đây. Lịch cho ăn có thể được in vào sổ tay hướng dẫn hoặc treo trên tường để tiện theo dõi. Toàn bộ thông tin về thời gian cho ăn, loại thức ăn, lượng cho ăn và cách cho ăn ghi chép theo Biểu 7. |
3.2.4 | Cần lập danh mục những loại thức ăn được phép lưu hành (Thông tư 13/2010/TT-BNNPTNT, chú ý Danh mục thức ăn được phép lưu hành tại Việt Nam thường được cập nhật định kỳ) để tiện dụng, tránh mua phải loại thức ăn không đảm bảo chất lượng. Khi mua thức ăn phải kiểm tra giấy phép lưu hành và lưu lại bản sao. Đồng thời, phải ghi các thông tin về thức ăn theo Biểu 3 để có thể truy xuất nguồn gốc. Đối với thức ăn tự chế biến, phải ghi chép các thành phần và nguồn gốc nguyên liệu làm ra thức ăn theo Biểu 4 và và tài liệu chứng minh thức ăn sản xuất đạt chất lượng theo Tiêu chuẩn ngành hoặc Tiêu chuẩn Việt Nam mới nhất (nếu có): - Đối với cá tra, thức ăn tự chế phải đạt chất lượng theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 188: 2004 Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá tra. - Đối với tôm sú, thức ăn tự chế phải đạt chất lượng theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 102: 2004 Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm sú. |
3.2.5 | Tất cả các chất bổ sung dùng trong thức ăn nuôi tôm, cá đều phải ghi chép lại theo Biểu 5. Chỉ mua và sử dụng chất bổ sung vào thức ăn trong danh mục được phép lưu hành của cấp có thẩm quyền (kiểm tra giấy phép lưu hành và lưu bản sao). |
3.2.6 | Cán bộ quản lý kỹ thuật, công nhân của cơ sở nuôi phải được tập huấn và hướng dẫn về cách bảo quản và sử dụng tất cả các loại thức ăn gồm cả thức ăn có trộn thuốc (có thể do cán bộ chuyên môn (theo quy định tại mục 3.1.1 của Hướng dẫn này) trực tiếp tập huấn, hướng dẫn và ký xác nhận). Cần lưu các tài liệu chứng minh về việc tập huấn như hình ảnh lớp tập huấn, hợp đồng thuê cán bộ chuyên môn tập huấn, chứng chỉ đã qua lớp tập huấn. Thực hiện bảo quản, sử dụng thức ăn theo đúng quy trình đã được đào tạo hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất và ghi chép lại theo Biểu 5, 7. |
3.3 | Điều trị |
3.3.1 | Thực hiện đúng chuẩn mực tuân thủ và lập bảng kê các loại kháng sinh và liều đã dùng trong quá trình nuôi ghi theo Biểu 9. |
3.3.2 | Thực hiện đúng các chuẩn mực tuân thủ và ghi chép theo các Biểu 5, 8, 9. |
3.4 | Theo dõi tỷ lệ sống |
3.4.1 | Phải thực hiện đánh giá định kỳ số lượng, khối lượng trung bình, mật độ nuôi tỷ lệ sống và tổng sinh khối tôm, cá nuôi tại từng ao và toàn bộ cơ sở nuôi. Thực hiện phương pháp thu mẫu ngẫu nhiên, cân đo theo quy định và ghi chép theo Biểu 10. |
3.4.2 | Thực hiện kiểm tra và ghi chép đầy đủ các thông tin theo Biểu 2. |
3.4.3 | Thực hiện kiểm tra, loại bỏ tôm cá chết và ghi chép đầy đủ các thông tin theo Biểu 2 và Biểu 12. Công nhân phải thể hiện sự hiểu biết khi được phỏng vấn. |
3.4.4 | Khi có dịch bệnh, phải thông báo ngay cho cán bộ thú y xã/ phường theo quy định tại Thông tư 36/2009/TT-BNNPTNT và xin xác nhận đã thông báo. |
3.4.5 | Thực hiện thu gom, xử lý tôm, cá chết theo đúng quy định và và ghi chép chi tiết theo Biểu 2 và Biểu 12. |
4 | Bảo vệ môi trường |
4.1 | Quản lý tác động môi trường |
4.1.1 | Cơ sở nuôi phải thực hiện một trong ba báo cáo ĐTM sau đây: a) Đối với các dự án nuôi trồng thuỷ sản thành lập sau ngày 1 tháng 7 năm 2006 và nằm trong danh mục dự án của phụ lục II Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đạt yêu cầu bao gồm: + Các dự án nuôi tôm, cá tra theo hình thức thâm canh, bán thâm canh có diện tích từ 10 ha trở lên; + Các dự án nuôi tôm, cá tra theo hình thức quảng canh cải tiến có diện tích từ 50 ha trở lên; + Các dự án nuôi tôm trên cát có diện tích từ 10 ha trở lên. Chi tiết báo cáo ĐTM thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 29/2011/NĐ- CP và Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT về hướng dẫn chi tiết thực hiện một số nội dung về đánh giá tác động môi trường. b) Đối với các dự án nuôi trồng thuỷ sản thành lập sau ngày 1 tháng 7 năm 2006 và không nằm trong phụ lục II Nghị định 29/2011/NĐ-CP thì phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường đạt yêu cầu bao gồm: + Các dự án nuôi tôm, cá tra theo hình thức thâm canh, bán thâm canh có diện tích nhỏ hơn 10 ha; + Các dự án nuôi tôm, cá tra theo hình thức quảng canh cải tiến có diện tích nhỏ hơn 50 ha; + Các dự án nuôi tôm trên cát có diện tích nhỏ hơn 10 ha. Chi tiết báo cáo ĐTM thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP và Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT về hướng dẫn chi tiết thực hiện cam kết bảo vệ môi trường. c) Đối với các dự án nuôi trồng thuỷ sản đã đi vào hoạt động trước ngày 1 tháng 7 năm 2006, thì phải thực hiện đề án bảo vệ môi trường đạt yêu cầu (tham khảo hướng dẫn tại Nghị định 29/2011/NĐ-CP, Thông tư 04/2008/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường). Cơ sở nuôi nên liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương (Sở Tài nguyên và Môi trường) để được hướng dẫn cụ thể. |
4.1.2 | Theo Công ước RAMSAR được Liên hợp Quốc phê chuẩn tháng 5 năm 1999, tất cả các hệ sinh thái rừng ngập mặn hoặc các khu vực đất ngập nước có ý nghĩa về mặt sinh thái cần phải được bảo vệ. Do đó cơ sở nuôi phải có giấy xác minh của chính quyền địa phương về thời gian (tháng và năm) xây dựng các ao nuôi do UBND xã/ phường cấp hoặc xác nhận. Nếu cơ sở nuôi xây dựng sau tháng 5/1999 phải bổ sung văn bản xác nhận của UBND xã/ phường về tình trạng và mục đích sử dụng đất trong thời gian từ tháng 5/1999 đến ngày xây dựng cơ sở nuôi (ghi rõ tình trạng khu vực đó không thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn hoặc các khu vực đất ngập nước có ý nghĩa về mặt sinh thái như đã nêu trong ĐTM). |
4.1.3 | Tài liệu chứng minh hợp lệ là văn bản của UBND xã/ phường hoặc UBND huyện/ thị xã xác nhận cơ sở nuôi không nằm trong các khu vực bảo tồn cấp quốc gia hoặc quốc tế (thuộc mục từ Ia tới IV của IUCN), hoặc các khu vực được xác định theo công ước quốc tế (ví dụ RAMSAR hoặc Di sản Thế giới). Chủ cơ sở nuôi nên liên hệ với cán bộ chuyên môn của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh hoặc một tổ chức liên quan đến bảo tồn thiên nhiên để được hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện nội dung này. |
4.2 | Sử dụng và thải nước |
4.2.1 | Sử dụng Bản mô tả (bao gồm sơ đồ) qui trình cấp nước, xả nước, quản lý nguồn nước để chứng minh hệ thống cấp, thoát tách biệt và không làm ô nhiễm nguồn nước cấp. |
4.2.2 | Thực hiện ghi chép lượng nước cấp vào hàng năm theo đơn vị tính là mét khối (m3). Nước thải từ ao nuôi ra môi trường sau khi xử lý phải đạt các chỉ tiêu chất lượng theo quy định tại Phụ lục 3A (đối với nuôi tôm sú, tôm chân trắng) và Phụ lục 3B (đối với nuôi cá tra). Cần lưu trữ thông tin về kết quả kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước cấp, nước ao nuôi và nước thải ra trong quá trình nuôi. |
4.2.3 | Việc sử dụng nước sinh hoạt, nước ngầm trong ao nuôi phải theo đúng quy định của pháp luật. Tốt nhất, chỉ sử dụng nguồn nước ngọt tự nhiên (ao hồ, sông suối) để hạ độ mặn trong quá trình nuôi tôm. Các cơ sở nuôi cá tra không cần thực hiện tiêu chuẩn này. |
4.2.4 | Lập Bản đánh giá các mối nguy về sức khỏe đối với tôm, cá nuôi (ví dụ thiếu ôxy, pH quá thấp, độ kiềm thấp, khí độc NH3 hoặc H2S quá cao, độ mặn sụt giảm v.v..) dựa trên hệ thống quan trắc chất lượng nước tại chỗ. Để đánh giá mối nguy, phải đo các chỉ tiêu chất lượng nước như nhiệt độ, độ mặn, độ trong, O2 hoà tan, độ pH, độ kiềm, NH3, H2S theo Biểu 11. Các vị trí lấy mẫu, tần xuất lấy mẫu, và phương pháp thu mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy định của cấp thẩm quyền. Trong trường hợp chưa có quy định, có thể thực hiện theo các tài liệu xuất bản về kỹ thuật thu mẫu nước gồm cả vị trí lấy mẫu, tần xuất lấy mẫu, và phương pháp thu mẫu, phân tích mẫu của các viện, trường có uy tín như Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, 2, 3; các trường Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang, Đại học Nông lâm TP HCM v.v.. Kết quả được đánh giá là có MỐI NGUY nếu các chỉ số chất lượng nước thực tế tại cơ sở nuôi vượt quá ngưỡng quy định tại Phụ lục 1A (đối với tôm) và Phụ lục 1B (đối với cá tra). |
4.2.5 | Các bằng chứng chứng minh cơ sở nuôi không làm nhiễm mặn các thủy vực nước ngọt gồm: - Bản mô tả về kết cấu cơ sở nuôi như độ rộng, dốc, độ chắc của bờ ao; hệ thống bạt lót đáy và bạt lót bờ; độ chắc của nền đáy ao và khả năng rò rỉ thấp. - Ghi chép theo dõi độ mặn (bằng cách đo độ mặn định kỳ hàng tháng) ở các thủy vực nước ngọt xung quanh cơ sở nuôi như khu vực đồng lúa xung quanh, kênh mương nước ngọt gần đó, vườn cây ăn trái gần đó và cả vị trí đổ bùn thải (bờ ao, mương vườn, sân vườn nhà v.v..) và ghi chép kết quả. Các cơ sở nuôi cá tra không cần thực hiện tiêu chuẩn này. |
4.2.6 | Khi xảy ra nhiễm mặn, chủ cơ sở nuôi tôm phải có thông báo bằng văn bản tới chính quyền địa phương và xin xác nhận là chính quyền đã tiếp nhận thông báo. Các cơ sở nuôi cá tra không cần thực hiện tiêu chuẩn này. |
4.2.7 | Thực hiện thu gom và lưu trữ bùn thải đúng cách. Thu gom bùn có thể thực hiện bằng tay, bằng máy đảm bảo vét hết bùn mà không ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Khu vực chứa bùn phải có bờ cao để bùn không tràn xuống ao hay tràn ra kênh rạch chung gây nhiễm bẩn. Khi cần thiết phải xử lý hợp lý (có thể bằng vôi, hoặc vi sinh) để bùn không bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Có thể thu gom bùn lên bờ ao, sân nhà, hoặc vườn cây ăn trái nhưng phải đảm bảo bùn không chảy ngược trở lại ao khi trời mưa và không làm nhiễm mặn đất ở khu vực đó (có thể bằng cách trải bạt trước khi hốt bùn lên khu vực chứa). Bãi thu gom bùn thải không được gây ra các thiệt hại về sinh thái như làm chết hay chiếm mất chỗ ở của các sinh vật quý hiếm cần bảo tồn ghi trong Sách đỏ Việt Nam. |
4.3 | Kiểm soát địch hại |
4.3.1 | Thực hiện kiểm tra thường xuyên, hướng dẫn công nhân không sử dụng các thiết bị, hóa chất, dụng cụ có thể gây chết khi kiểm soát địch hại cho tôm, cá. Các thiết bị phòng ngừa địch hại của tôm, cá nuôi (cá, chim, chuột, rắn, côn trùng v.v..) phải đảm bảo an toàn cho sinh vật tự nhiên trừ quá trình cải tạo/ chuẩn bị ao có thể cho phép tiêu diệt các thủy sinh vật gây hại cho tôm, cá. Để đảm bảo an toàn cho các sinh vật tự nhiên, chủ cơ sở nuôi không được sử dụng các biện pháp gây chết như dùng súng, bẫy chết, dùng thuốc độc v.v.. Chỉ được áp dụng các biện pháp phòng ngừa như làm lưới vây, làm bù nhìn v.v.. không cho chim cò vào ăn tôm, cá. |
4.3.2 | Cần tìm hiểu về những loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam thông qua tập huấn hoặc tìm đọc Sách đỏ Việt Nam. Liệt kê những loài có trong Sách đỏ Việt Nam thường xuất hiện trong hoặc gần khu vực cơ sở nuôi. Nếu phát hiện có những sinh vật này vào cơ sở nuôi thì không được dùng súng, bẫy, bỏ chất độc vào thức ăn v.v.. để giết hại chúng và cần áp dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp. |
5 | Các khía cạnh kinh tế-xã hội |
5.1 | Điều kiện làm việc |
5.1.1 | Thực hiện đúng chuẩn mực tuân thủ về sử dụng lao động và điền các thông tin theo Biểu 14. |
5.1.2 | Nếu cơ sở nuôi có sử dụng lao động từ 15-18 tuổi, phải có lịch giao việc theo ngày, trong đó ghi rõ việc của từng ngày. Công việc giao cho những người này phải là những công việc đơn giản, nhẹ nhàng ví dụ như cho tôm, cá ăn, nhặt cỏ, vớt tôm, cá chết v.v..; không giao cho những người này các công việc nặng như mang vác thức ăn nặng, khiêng máy quạt nước, tạt thuốc hóa chất độc hại, kéo dây điện khi trời mưa, khiêng nặng trên cầu trơn trượt v.v.. |
5.1.3 | Chủ cơ sở nuôi phải ký hợp đồng lao động với người làm thuê theo đúng quy định của Luật lao động. Hết giờ làm việc, người lao động được tự do quản lý thời gian nghỉ của họ, được ra ngoài cơ sở nuôi và làm công việc khác theo ý muốn. Chủ cơ sở nuôi không được giữ lại dù là một phần tiền lương, thưởng, tài sản hoặc giấy tờ của người lao động để buộc họ tiếp tục làm việc. Hợp đồng lao động cần phải ghi rõ những điều khoản này. |
5.1.4 | Người lao động tại cơ sở nuôi có quyền được thành lập hoặc tham gia tổ chức bảo vệ quyền lợi của họ, như công đoàn hay thỏa ước tập thể có lợi cho người lao động theo quy định của Luật Lao động. Thoả ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Thoả ước tập thể do đại diện của tập thể lao động và người sử dụng lao động thương lượng và ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và công khai. |
5.1.5 | Phải xây dựng Nội quy trong đó ghi rõ những điều khoản về chống phân biệt đối xử về chủng tộc, địa vị, nguồn gốc quê quán, tôn giáo, khuyết tật, giới tính, tuổi tác hoặc bất kỳ điều kiện nào có thể là căn nguyên của tệ phân biệt đối xử. Nội quy này phải được dán ở nơi dễ nhìn thấy và phát cho công nhân mỗi người một bản để họ đọc và hiểu biết cụ thể. |
5.1.6 | Chủ cơ sở nuôi phải có bản Cam kết và thực hiện đúng cam kết tôn trọng người lao động, không đánh đập, chửi bới, coi thường, xúc phạm nhân cách người lao động; không trừ tiền công của người lao động nếu họ vi phạm nội quy mà chỉ áp dụng các hình thức kỷ luật khác. Kết quả kiểm tra khẳng định không có bằng chứng về việc chủ cơ sở nuôi xâm phạm thân thể, đạo đức, tinh thần, trừ lương công nhân do vi phạm nội quy. |
5.1.7 | Người lao động không bị ép làm thêm giờ, trừ khi họ có đơn tự nguyện. Phải có Bảng chấm công giờ làm thêm và việc làm thêm chỉ xảy ra trong những điều kiện đặc biệt, chứ không thường xuyên ví dụ như do tôm, cá thiếu oxy về đêm phải chạy quạt nước hay do mưa bão nên phải thức đêm canh đầm ao. Phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo tổng số giờ làm việc không vượt quá số giờ Nhà nước quy định (Luật Lao động hiện hành quy định việc làm thêm không quá 200 giờ/người/năm) Việc làm thêm phải được trả công và số tiền công trả cho mỗi giờ làm thêm phải ghi rõ trong hợp đồng lao động. |
5.1.8 | Cơ sở nuôi phải có các dụng cụ rửa tay, nước uống, nhà ăn, bếp ăn và thức ăn đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ cho người lao động. |
5.2 | An toàn lao động và sức khoẻ |
5.2.1 | Phải có Nội quy về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe phù hợp với điều kiện của cơ sở nuôi như: quy định khi làm việc phải mặc bảo hộ, khi pha thuốc/hóa chất phải đeo găng và khẩu trang, dọn vệ sinh v.v.. Phải lập Bản đánh giá về các mối nguy và giải pháp xử lý đối với sức khỏe, sự an toàn của người lao động và phải cập nhật mỗi khi có thay đổi. Nội dung của Bản đánh giá bao gồm: - Các mối nguy chính đối với sức khỏe, sự an toàn của người lao động, các rủi ro đã được nhận diện như khi có lụt, bão, cháy, sét đánh, điện giật v.v.. - Các giải pháp đối phó với tai nạn phải viết thành quy trình. Ví dụ khi có tai nạn xảy ra thì việc đầu tiên là sơ cứu, băng bó vết thương, cầm máu, sau đó đưa đi bệnh viện bằng ô tô, ghe xuồng v.v.. Nếu tai nạn xảy ra tại cơ sở nuôi phải có biên bản theo quy định của Luật Lao động. - Giải pháp và quy trình đối phó với các trường hợp khẩn cấp, các kế hoạch dự phòng và thiết bị bảo hộ lao động phải được viết thành văn bản, có giả định và phương án đối phó nếu các rủi ro trên xảy ra. - Các phương án dự phòng khi xảy ra tai nạn, mất an toàn sức khỏe, các mối nguy v.v.. cũng phải được viết thành quy trình. Ví dụ như thang bị gãy thì phải có ghế thay thế, cửa cháy thì có lối thoát hiểm v.v.. |
5.2.2 | Chủ cơ sở nuôi phải có bình nước uống đun sôi hoặc bình nước uống tiệt trùng đóng sẵn cho người lao động. Chỗ ở cho người lao động (nếu có) phải đảm bảo an toàn, không bị dột khi mưa, không bị ẩm mốc hay có các sinh vật gây hại như rắn, côn trùng độc v.v.. Đối với lao động nữ, chỗ ở của họ phải có khóa. |
5.2.3 | Chủ cơ sở nuôi phải tự tập huấn (khi có các tài liệu hướng dẫn đã chuẩn hóa) hoặc thuê cán bộ chuyên môn hướng dẫn về sức khỏe và an toàn cho người lao động. Các thiết bị bảo hộ lao động phải được đặt tại nơi dễ lấy để người lao động sử dụng khi vận hành sản xuất tại cơ sở nuôi. Người lao động phải thể hiện sự thành thạo công việc thông qua đánh giá trực quan. Các tài liệu hướng dẫn hoặc bằng chứng về việc tập huấn/ hướng dẫn an toàn lao động phải có sẵn ở cơ sở nuôi. |
5.2.4 | Mỗi khi có tai nạn xảy ra, chủ cơ sở nuôi phải lập Biên bản ghi rõ ngày giờ, loại tai nạn, mức độ nghiêm trọng, hành động xử lý (ví dụ như đưa đi viện, băng bó tại chỗ, mời bác sỹ hay người lao động tự giải quyết rồi thanh toán tiền thuốc, tiền viện phí cho họ v.v..) Phải giữ lại các bằng chứng về những hành động của chủ cơ sở nuôi giải quyết vấn đề sau tai nạn (hóa đơn thanh toán tiền thuốc, thẻ bảo hiểm tai nạn …) . Tập huấn hoặc nhắc nhở công nhân để khi kiểm tra họ có thể nhớ để trả lời đầy đủ, trung thực và có trách nhiệm. |
5.3 | Hợp đồng và tiền lương (tiền công) |
5.3.1 | Chủ cơ sở nuôi phải ký hợp đồng lao động đối với tất cả người lao động có thời gian làm việc thường xuyên theo quy định của Luật Lao động. Hợp đồng phải được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản. Chủ cơ sở nuôi có trách nhiệm giải thích cho người lao động về từng điều khoản trong hợp đồng để họ hiểu trước khi ký vào. |
5.3.2 | Thời gian thử việc tối đa là 01 tháng và phải được ghi rõ trong hợp đồng lao động theo quy định của Luật Lao động. |
5.3.3 | Chủ cơ sở nuôi phải trả lương cho công nhân không thấp hơn lương tối thiểu quy định của Nhà nước theo từng thời điểm cụ thể và mức lương phải ghi rõ trong hợp đồng lao động và bảng nhận lương hàng tháng. Phải lưu tất cả hợp đồng lao động, bảng thanh toán lương và người lao động xác nhận thông tin ghi là khớp với thực tế họ được trả. |
5.3.4 | Thực hiện chấm công và lưu Bảng chấm công ghi số giờ làm việc của từng lao động. |
5.3.5 | Chủ cơ sở nuôi phải trả tiền lương hoặc tiền công cho người lao động bằng tiền mặt hoặc theo một hình thức tiện lợi nhất đối với người lao động. Không trả lương bằng sản phẩm (như trả bằng tôm, cá, khoai, lúa v.v..) khi chưa được sự chấp thuận của người lao động. |
5.4 | Các kênh liên lạc |
5.4.1 | Phải có hòm thư góp ý tại cơ sở nuôi để người lao động có kênh bày tỏ những mong muốn, nguyện vọng, khó khăn của họ. Hàng ngày chủ cơ sở nuôi phải kiểm tra hòm thư, lưu hồ sơ và trả lời một cách xây dựng, có trách nhiệm. Không được trù dập người đóng góp ý kiến. Trong trường hợp không có hòm thư góp ý, chủ cơ sở nuôi có thể tổ chức các cuộc họp định kỳ hàng tháng với người lao động và ghi biên bản cuộc họp để đối thoại và giải quyết các các vấn đề liên quan đến quyền lao động và các điều kiện làm việc ở cơ sở nuôi. Biên bản họp, các thư gửi đến hòm thư góp ý phải lưu để kiểm tra và công nhân xác nhận các thông tin này khi được phỏng vấn. |
5.4.2 | Phải lập Sổ theo dõi về các khiếu nại về những khó khăn mà người lao động đưa ra trong các cuộc họp hay qua hòm thư góp ý. Thông tin trong Sổ theo dõi phải ghi chi tiết đến ngày, giờ, ý kiến. Đồng thời, phải ghi lại cả những trả lời, phản hồi và hành động giải quyết của chủ cơ sở nuôi với các khiếu nại của người lao động. |
5.5 | Các vấn đề cộng đồng |
5.5.1 | Chủ cơ sở nuôi phải tổ chức họp định kỳ hàng năm đối với những hộ nuôi xung quanh hoặc những hộ không nuôi tôm, cá nhưng bị ảnh hưởng không tốt từ nuôi tôm, cá (ví dụ như lúa bị nhiễm mặn, nguồn nước bị ô nhiễm, mâu thuẫn giữa lao động làm thuê với thanh niên địa phương v.v..). Khi tổ chức họp với cộng đồng, cần có chương trình họp cụ thể và ghi biên bản họp. Biên bản họp phải có chữ ký xác nhận của đại diện chính quyền và ít nhất một tổ chức đoàn thể địa phương hoặc một tổ chức xã hội dân sự có uy tín. Cuộc họp cần diễn ra trên cơ sở tôn trọng, xây dựng và có sự thỏa hiệp. Chủ cơ sở nuôi phải có những cam kết và hành động giải quyết mâu thuẫn hoặc bồi thường thiệt hại đối với các hộ nuôi liền kề và cộng đồng xung quanh (nếu có). Biên bản họp, cam kết và hành động cụ thể giải quyết tranh chấp phải được lưu hồ sơ để khi kiểm tra và khi được phỏng vấn, cộng đồng xung quanh xác nhận các thông tin trong biên bản là đúng thực tế. |
CÁC BIỂU MẪU GHI CHÉP VÀ PHỤ LỤC
1. Thông tin chung về cơ sở nuôi
- Tên của cơ sở nuôi ……………………….…….… Mã số đăng ký VietGAP ………..
- Họ và tên của chủ cơ sở nuôi ………….……….…………..……………………………
- Địa chỉ:
Ấp (thôn) .................................................................... ….……………
Xã (Phường) …………………………………..…………………………………………….
Huyện (Thị xã, Thành phố) ………………………………….…………….......................
Tỉnh (Thành phố)….…………………………………….…………………………………..
- Điện thoại liên lạc ............................................................................…………………
- Tổng diện tích cơ sở nuôi (m2).………………………………………………………….
- Tổng diện tích mặt nước ao nuôi (m2) ……….…………………………………………
- Tọa độ địa lý (kèm theo sơ đồ ao nuôi)………………………………………………….
- Đối tượng nuôi. … ………………………………………………...……………………….
- Năm sản xuất ……………………….…….……… Chu kỳ nuôi …..…………………….
Biểu 1. Thông tin chung về các ao nuôi.
Ao số | Diện tích | Mã số ao | Ngày thả giống | Mật độ thả | Cỡ giống |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
Biểu 2. Nhật ký ao nuôi: Ao số ………..
Ngày tháng năm | Số lượng tôm, cá | Tình trạng vật nuôi | Thể tích nước cấp (m3) | Số tôm, cá bị loại thải, chết (con) | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 3. Ghi chép tình hình nhập thức ăn công nghiệp
Ngày tháng năm | Loại thức ăn, nhà sản xuất | Số lượng (kg) | Tên người/ cửa hàng đại lý bán và địa chỉ | Ngày sản xuất | Hạn sử dụng | Số lô |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 4. Ghi chép tình hình mua nguyên liệu sản xuất thức ăn tự chế biến
Ngày tháng năm | Loại nguyên liệu | Số lượng (kg) | Tên người/ cửa hàng đại lý sản xuất/ bán nguyên liệu và địa chỉ | Ngày sản xuất | Hạn sử dụng | Đánh giá cảm quan |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 5. Ghi chép về sử dụng thuốc/ chất bổ sung trộn thức ăn
Ngày tháng năm | Loại thức ăn | Loại thuốc/chất bổ sung | Tỷ lệ phối trộn | Khối lượng thuốc (g) | Người trộn | Ao nuôi sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 6. Ghi chép về con giống thả nuôi
Ngày tháng năm | Số lượng (con) | Cơ sở bán, địa chỉ | Ngày tuổi giống (ngày) | Cơ quan cấp giấy xét nghiệm | Thả tại ao số | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 7. Bảng theo dõi sử dụng thức ăn: Ao số …….
Ngày tháng năm | Loại thức ăn | Nhà SX | Khối lượng tôm, cá ước tính (kg) | Tỷ lệ cho ăn (%) | Tổng lượng thức ăn cho ăn (kg) | Lần 1 (kg) | Lần 2 (kg) | Lần … (kg) | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 8. Theo dõi nhập thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học
Ngày tháng năm | Tên hóa chất, thuốc, chế phẩm sinh học | Số lượng (liều, kg, g, gói) | Tên người/cửa hàng đại lý bán và địa chỉ | Số lô | Hạn sử dụng | Cách bảo quản (tủ lạnh, trong kho) | Ghi Chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 9. Theo dõi sử dụng thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học
Ngày tháng năm | Số ao, loài nuôi | Nguyên nhân/ triệu chứng | Kích cỡ trung bình | Tổng sinh khối | Tên thuốc sử dụng | Liều lượng, cách dùng | Tên người dùng thuốc | Kết quả điều trị | Ngày sớm nhất được thu hoạch | Tên cán bộ chuyên môn hướng dẫn dùng thuốc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 10. Theo dõi tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống: Ao số ……..
Lần kiểm tra | Ngày tháng năm kiểm tra | Mật độ trung bình (con/m2) | Khối lượng trung bình (g/con) | Tốc độ sinh trưởng so với lần kiểm tra trước (%) | Tỷ lệ sống (%) | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 11. Theo dõi môi trường nước ao nuôi: Ao số ……..
Ngày tháng năm | Oxy (mg/l) | pH | Độ trong | Độ mặn (o/ oo) | H2S (mg/l) | NH3 (mg/l) | Độ kiềm (mg/l) | ||
Sáng | Chiều | Sáng | Chiều | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Đo độ mặn chỉ áp dụng đối với cơ sở nuôi tôm. Ngoài ra phải theo dõi độ mặn ở khu vực xung quanh như kênh cấp nước, ruộng lúa gần nhất; vườn cây ăn trái, khu vực đổ bùn thải lên (bờ ao, hoặc sân vườn nhà v.v.)
Biểu 12. Ghi chép theo dõi xử lý xác tôm, cá chết, chất thải, tiêu huỷ hoá chất quá hạn sử dụng
Ngày tháng năm | Danh mục (xác tôm, cá, rác, chất thải, hoá chất quá hạn sử dụng) | Số lượng/khối lượng | Phương án xử lý | Tên người xử lý |
| Tôm, cá ốm |
|
|
|
| Tôm, cá chết |
|
|
|
| Vỏ bao thức ăn |
|
|
|
| Vỏ chai đựng hóa chất |
|
|
|
| Các loại rác, chất thải sinh hoạt |
|
|
|
| Hoá chất quá hạn sử dụng |
|
|
|
| … |
|
|
|
Biểu 13. Theo dõi xuất bán tôm, cá thương phẩm
Ngày tháng năm | Ao số | Khối lượng thu (kg) | Ngày được phép thu bán (theo chỉ định nếu có sử dụng thuốc) | Phương pháp thu hoạch | Phương pháp vận chuyển | Tên người/ cơ sở mua, địa chỉ | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 14. Danh sách nhân công
TT | Họ và tên | Địa chỉ thường trú | Số CMTND | Năm sinh | Giới tính | Bằng cấp | Nhiệm vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục 1A. Yêu cầu chất lượng nước trong ao nuôi tôm thâm canh
(Theo Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT)
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Mức tối ưu | Giới hạn cho phép |
1 | BOD5 | mg/l | < 20 | < 30 |
2 | NH3 | mg/l | < 0,1 | < 0,3 |
3 | H2S | mg/l | < 0,03 | < 0,05 |
4 | NO2 | mg/l | < 0,25 | < 0,35 |
5 | pH |
| 7,5 ÷ 8,5 8,0 ÷ 8,3 | 7 ÷ 9, dao động trong ngày không quá 0,5 |
6 | Nhiệt độ | oC | 20 ÷ 30 | 18 ÷ 33 |
7 | Độ muối | %o | 10 ÷ 25 | 5 ÷ 35 |
8 | Ôxy hoà tan (DO) | mg/l | > 4 | ≥ 3,5 |
9 | Độ trong | cm | 30 ÷ 35 | 20 ÷ 50 |
10 | Kiềm | mg/l | 80 ÷ 120 | 60 ÷ 180 |
Phụ lục 1B. Yêu cầu chất lượng nước trong ao nuôi cá tra thâm canh
(Theo Thông tư số 44/2010/TT-BNNPTNT)
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Mức tối ưu | Giới hạn cho phép | Ghi chú |
1 | BOD5 | mg/l | < 20 | < 30 |
|
2 | NH3 | mg/l | < 0,1 | ≤ 0,3 | Độc hơn khi pH và nhiệt độ lên cao |
3 | H2S | mg/l | < 0,02 | ≤ 0,05 | Độc hơn khi pH giảm thấp |
4 | pH |
| 7,0 ÷ 8,5 | 7 ÷ 9 | Dao động trong ngày không quá 0,5 |
5 | DO | mg/l | > 3,0 | ≥ 2,0 |
|
6 | Độ kiềm | mg CaCO3/l | 80 ÷120 | 60 ÷ 180 |
|
Phụ lục 2. Yêu cầu về máy móc, thiết bị, dụng cụ cho 1ha ao nuôi tôm thâm canh
(Theo Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT)
TT | Danh mục | Đơn vị | Quy cách | Số lượng |
1 | Chài 3 m2 | Cái | Mắt lưới 2a = 15mm | 1 |
2 | Vợt vớt bẩn trong ao | Cái | Mắt lưới 2a = 10mm | 4 |
3 | Sàng kiểm tra thức ăn | Cái | Đường kính 0,8m | 8 |
4 | Máy quạt nước 6 - 8 cánh | Máy | Công suất 2,5 KW/h | 8 |
5 | Máy nén khí | Máy | Công suất 3,2 KW/h | 1 |
6 | Máy bơm nước | Máy | 8 - 15 CV | 1 |
7 | Máy đo pH | Máy | Chỉ số 0 - 14 | 1 |
8 | Máy đo Ôxy hoà tan | Máy | 0 - 10mg/l | 1 |
9 | Máy đo độ mặn | Máy | Đo từ 0 - 100‰ | 1 |
10 | Thước đo độ sâu | Cái | Vạch chia tới cm | 1 |
11 | Thước đo chiều dài tôm | Cái | Vạch chia tới mm | 1 |
12 | Đĩa Secchi | Cái | Đường kính 25cm | 1 |
13 | Nhiệt kế | Cái | Đo từ 0- 50oC | 1 |
14 | Cân kỹ thuật loại nhỏ | Cái | Cân tối đa 500g | 1 |
15 | Cân loại lớn | Cái | Cân tối đa 100kg | 1 |
16 | Thuyền | Cái | Trọng tải 0,5 tấn | 1 |
17 | Thau nhựa | Cái | Dung tích 5 - 10 lít | 1 |
18 | Xô nhựa | Cái | Dung tích 10 - 15 lít | 1 |
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Giới hạn cho phép |
1 | BOD5 | mg/l | < 30 |
2 | NH3 | mg/l | < 0,3 |
3 | H2S | mg/l | < 0,05 |
4 | NO2 | mg/l | < 0,35 |
5 | pH |
| 6 ÷ 9 |
6 | Nhiệt độ | oC | 18 ÷ 33 |
7 | Độ muối | %o | 5 ÷ 35 |
8 | Ôxy hoà tan (DO) | mg/l | ≥ 3,0 |
9 | Độ trong | cm | 20 ÷ 50 |
10 | Kiềm | mg/l | 60 ÷ 180 |
Phụ lục 3B. Yêu cầu chất lượng nước thải từ ao nuôi cá tra thâm canh sau khi xử lý
(Theo Thông tư số 44/2010/TT-BNNPTNT)
TT | Chỉ tiêu | Ký hiệu/ công thức | Đơn vị | Giới hạn cho phép |
1 | Amoniac | NH3 | mg/l | < 0,3 |
2 | Phosphat | PO43- | mg/l | < 10 |
3 | Cacbondioxit | CO2 | mg/l | < 12 |
4 | Sunfua | H2S | mg/l | ≤ 0,05 |
5 | Chất rắn lơ lửng | SS | mg/l | < 100 |
6 | Oxy sinh hoá | BOD5 | mg/l | < 30 |
7 | Oxy hoà tan | DO | mg/l | ≥ 2,0 |
8 | pH | pH | - | 5-9 |
9 | Dầu mỡ khoáng | - | - | Không quan sát thấy nhũ |
10 | Mùi, cảm quan | - | - | Không có mùi khó chịu |
Phụ lục 4. Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
(Theo Thông tư số 15/2009/TT-BNNPTNT và Thông tư số 20/2010/TT-BNNPTNT)
TT | Tên hoá chất, kháng sinh | Đối tượng áp dụng |
1 | Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng | Thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng thuỷ sản. |
2 | Chloramphenicol | |
3 | Chloroform | |
4 | Chlorpromazine | |
5 | Colchicine | |
6 | Dapsone | |
7 | Dimetridazole | |
8 | Metronidazole | |
9 | Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone) | |
10 | Ronidazole | |
11 | Green Malachite (Xanh Malachite) | |
12 | Ipronidazole | |
13 | Các Nitroimidazole khác | |
14 | Clenbuterol | |
15 | Diethylstilbestrol (DES) | |
16 | Glycopeptides | |
17 | Trichlorfon (Dipterex) | |
18 | Gentian Violet (Crystal violet) | |
19 | Nhóm Fluoroquinolones (cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ) | |
20 | Trifluralin và các sản phẩm có chứa Trifluralin trong danh mục quy định tại Thông tư 64/2010/TT-BNNPTNT ngày 4 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT |
- 1Quyết định 3824/QĐ-BNN-TCTS năm 2014 Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 4669/QĐ-BNN-TCTS năm 2014 về Hướng dẫn áp dụng VietGaP đối với nuôi thương phẩm cá Tra (Pangasianodon hypophthalums) do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 4835/QĐ-BNN-TCTS năm 2015 về Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng (P.vannamei), tôm sú (P.monodon) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 4669/QĐ-BNN-TCTS năm 2014 về Hướng dẫn áp dụng VietGaP đối với nuôi thương phẩm cá Tra (Pangasianodon hypophthalums) do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 4835/QĐ-BNN-TCTS năm 2015 về Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng (P.vannamei), tôm sú (P.monodon) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2Nghị định 75/2009/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Luật an toàn thực phẩm 2010
- 4Quyết định 1503/QĐ-BNN-TCTS năm 2011 về Quy phạm thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 3824/QĐ-BNN-TCTS năm 2014 Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 1617/QĐ-BNN-TCTS năm 2011 hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), tôm sú (Penaeus monodon) và tôm chân trắng (Penaeus vannamei) do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 1617/QĐ-BNN-TCTS
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/07/2011
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Vũ Văn Tám
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra