ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1615/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 01 tháng 06 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THẠCH QUẢNG, HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003;
Căn cứ Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng; Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 1859/QĐ-UBND ngày 26/6/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt nhiệm vụ - dự toán lập Quy hoạch chung xây dựng đô thị Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa;
Xét Tờ trình số 34/TTr-UBND ngày 12/01/2009 của UBND huyện Thạch Thành về việc xin phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2025; Đề nghị của Sở Xây dựng Thanh Hóa tại Tờ trình số 543/SXD-QH ngày 26/3/2009 và Công văn số 481/SXD-QH ngày 19/3/2009 (sau khi báo cáo xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại cuộc họp ngày 02/3/2009),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, kèm theo đồ án thiết kế quy hoạch do Viện Quy hoạch xây dựng Thanh Hóa lập, với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu:
Xác định vị trí, chức năng của đô thị Thạch Quảng trong mối quan hệ giữa các điểm dân cư trên trục đường Hồ Chí Minh, đặc biệt là vai trò cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thanh Hóa.
Tạo cơ sở pháp lý để kêu gọi đầu tư, quản lý việc xây dựng và phát triển đô thị theo quy hoạch.
2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu Quy hoạch chung Đô thị Thạch Quảng, có giới hạn như sau:
- Phía Bắc giáp: Dốc Ông Lão xã Thạch Lâm.
- Phía Nam giáp: Tỉnh lộ 516.
- Phía Đông giáp: Sông Bưởi và một phần xã Thành Mỹ (khu vực núi Thánh).
- Phía Tây giáp: Xã Thạch Tượng.
Tổng diện tích nghiên cứu khoảng 2.400ha thuộc địa giới hành chính các xã Thạch Quảng, Thạch Lâm, Thạch Mỹ, Thạch Tượng và Thạch Cẩm.
3. Tính chất và chức năng đô thị: Là Đô thị Dịch vụ thương mại - Du lịch và Công nghiệp; Trung tâm tiểu vùng kinh tế - xã hội phía Tây Bắc huyện Thạch Thành. Với các chức năng: Dịch vụ, thương mại phục vụ đô thị và vận tải Bắc - Nam trên đường Hồ Chí Minh; Du lịch sinh thái; Công nghiệp - TTCN địa phương; Trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế, TDTT của tiểu vùng.
4. Quy mô dân số và đất đai:
4.1. Quy mô dân số:
- Hiện trạng dân số khu vực quy hoạch năm 2007 khoảng 6.954 người.
- Dự báo dân số đến năm 2015 khoảng 10.000 người, năm 2025 khoảng 15.000 người.
4.2. Quy mô đất đai: Tổng diện tích tự nhiên khu vực nghiên cứu quy hoạch khoảng 2.400ha. Trong đó đất xây dựng đô thị đến năm 2015 là 263,7ha, đến năm 2025 là 432,2ha.
5. Định hướng phát triển không gian đô thị:
5.1. Chọn đất và hướng phát triển:
Chủ yếu phát triển phía Đông đường Hồ Chí Minh với các khu chức năng chính: Khu trung tâm; Khu Du lịch; Khu dân cư đô thị, cây xanh đô thị và cây xanh cách ly.
Phía Tây đường Hồ Chí Minh chỉ bố trí khu công nghiệp, một số công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật của đô thị và ổn định dân cư hiện có.
5.2. Cơ cấu sử dụng đất đai:
TT | Thành phần đất đai | Đơn vị | Quy hoạch | |
2015 | 2025 | |||
A | Đất xây dựng đô thị | ha | 403,6 | 572,1 |
1 | Đất dân dụng | ha | 266,6 | 382,1 |
| - Đất ở đô thị, gồm: | ha | 163,4 | 187,4 |
| + Đất dân cư cải tạo: | ha | 113,4 | 113,4 |
| + Đất dân cư phát triển: | ha | 50,0 | 74,0 |
| - Đất công trình công cộng, Dịch vụ - Du lịch, TDTT... | ha | 83,2 | 154,7 |
| - Đất giao thông, quảng trường | ha | 20,0 | 40,0 |
2 | Đất ngoài dân dụng, gồm: | ha | 137,0 | 190,0 |
| - Đất công nghiệp: | ha | 67,0 | 100,0 |
| - Đất giao thông đối ngoại, công trình hạ tầng đầu mối. | ha | 70,0 | 90,0 |
B | Đất vùng đệm, rừng sinh thái: | ha | 723,5 | 723,5 |
C | Đất dự phòng phát triển | ha | 184,0 | 184,0 |
D | Đất quân sự | ha | 200,0 | 200,0 |
E | Đất nông lâm nghiệp, sông suối, núi đá. | ha | 888,9 | 720,4 |
| Tổng diện tích quy hoạch | ha | 2400,0 | 2400,0 |
5.3. Phân khu chức năng:
a) Trung tâm Đô thị:
Trung tâm đô thị bao gồm các khu chức năng chủ yếu sau:
* Trung tâm hành chính - chính trị:
Gồm: Trụ sở các cơ quan Đảng, chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước cấp đô thị được xây dựng tại góc Tây - Nam ngã tư, điểm giao cắt của 2 trục giao thông chính của đô thị. Diện tích 4,0ha, tầng cao trung bình 5 tầng, mật độ xây dựng 30%.
* Trung tâm thương mại dịch vụ: Diện tích: 58,5ha, bố trí tại 4 khu vực:
- Khu vực 1 (trung tâm đô thị): Bao gồm: các công trình Chợ đầu mối, trung tâm thương mại bố trí phía Nam giáp khu Hành chính - Chính trị. Diện tích 4,0ha. Tầng cao trung bình 5 tầng, mật độ xây dựng 40%; Công trình siêu thị, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ văn phòng cho thuê v.v... được bố trí phía Bắc trục chính Đông Tây diện tích 10,0ha, tầng cao TB 3 tầng, mật độ xây dựng 40%.
- Khu vực 2 (cửa ngõ và phía Bắc đô thị): Vị trí tại điểm giao cắt của đường HCM với tỉnh lộ 523, tổ chức các dịch vụ điểm dừng trên đường Hồ Chí Minh phục vụ vận tải, khách tham quan du lịch... và dân cư phía Bắc đô thị. Gồm hệ thống các dịch vụ: Bãi đỗ xe, xưởng bảo dưỡng sửa chữa, kho tàng cung ứng vật tư, xăng dầu... Khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ bình dân, siêu thị, nhà hàng, dịch vụ ăn uống, giải khát, diện tích 28,5ha, tầng cao TB 2 tầng, mật độ xây dựng 40%;
- Khu vực 3 (cửa ngõ phía Nam đô thị): Vị trí tại điểm giao cắt của đường HCM với tỉnh lộ 516. Trên cơ sở hiện trạng đã có cửa hàng xăng dầu được cải tạo nâng cấp thành điểm dịch vụ cung ứng vật tư, xăng dầu, thương mại... phục vụ vận tải trên đường HCM và dân cư phía Nam đô thị. Diện tích 9,0ha, tầng cao trung bình 2 tầng, mật độ xây dựng: 40%;
- Khu vực 4 (phía Tây đường HCM): Xây dựng các công trình dịch vụ cung ứng vật tư, vật liệu, xăng dầu, thương mại... phục vụ khu công nghiệp và dân cư phía Tây đô thị. Diện tích 7,0ha, tầng cao trung bình 2 tầng, mật độ xây dựng 40%.
* Trung tâm văn hóa - Giáo dục - Y tế - TDTT và công viên cây xanh:
• Công trình văn hóa: Nhà văn hóa đa năng gắn với Quảng Trường trung tâm đô thị, v.v... được bố trí phía Đông Nam ngã tư, đối diện với khu hành chính - chính trị. Diện tích 5,0 ha, tầng cao trung bình 2 tầng, mật độ xây dựng 10% - 20%.
• Công trình TDTT - Công viên cây xanh: Sân vận động, nhà luyện tập và thi đấu thể thao đa năng, hồ bơi, các dịch vụ văn hóa - thể thao, vui chơi giải trí v.v... được bố trí về phía Đông Bắc trục chính Bắc - Nam gắn với hồ điều hòa, ven sông Bưởi. Đáp ứng cho yêu cầu cải thiện môi trường và phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho dân cư đô thị và khách tham quan du lịch. Diện tích khu đất 21,5ha, tầng cao trung bình 2 tầng, mật độ xây dựng 5% - 10%.
• Hệ thống các các công trình giáo dục: Trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở phục vụ dân cư đô thị; trường Trung học phổ thông cho cả tiểu vùng Tây Bắc của huyện Thạch Thành. Hệ thống các trường học được hình thành 3 khu:
- Khu Nam đô thị: Bao gồm các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và trường Trung học phổ thông. Trên cơ sở hiện trạng của các trường Trung học phổ thông khu vực, trường THCS, trường Tiểu học trường Mầm non của xã Thạch Quảng được cải tạo nâng cấp gắn liền với công trình Văn hóa thể thao phía Nam đô thị. Diện tích 17,0ha, tầng cao trung bình 3 tầng, mật độ xây dựng 30%.
- Khu Bắc đô thị: Bao gồm các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở. Trên cơ sở trường Tiểu học II xã Thạch Quảng được cải tạo nâng cấp gắn liền với công trình Văn hóa thể thao phục vụ dân cư phía Bắc đô thị. Diện tích 8,5ha. Tầng cao trung bình 3 tầng, mật độ xây dựng 30%.
- Khu phía Tây đô thị: Bao gồm các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở gắn liền với công trình Văn hóa thể thao phục vụ khu dân cư phía Tây đô thị. Vị trí khu đất bố trí phía Tây đường HCM tiếp giáp với trục đường gom, khu dân cư hiện trạng thôn Quảng Trung (xã Thạch Quảng) và suối Ngang. Diện tích 6,0ha, tầng cao trung bình 3 tầng, mật độ xây dựng 30%.
• Công trình Y tế: Trước mắt là phòng khám đa khoa khu vực, lâu dài dự kiến là Bệnh viện đa khoa khu vực phục vụ cho dân cư đô thị và tiểu vùng huyện. Quy mô 120 giường. Vị trí đặt tại chân núi Bương giáp đường gom và suối Ngang. Diện tích 2,5ha, tầng cao 2 tầng, mật độ xây dựng 30%.
b) Khu du lịch sinh thái: Bố trí ở phía Bắc đô thị trên đất xã Thạch Lâm và một phần đất xã Thành Mỹ gắn với rừng quốc gia Cúc Phương. Diện tích khoảng 750ha. Khai thác triệt để lợi thế vùng đệm và rừng Cúc Phương, khu thung lũng Voi nằm, Bãi đá, hang động núi Thánh thuộc xã Thành Mỹ, Thạch Tượng; cảnh quan sông Bưởi; Hang Con Moong; các di sản văn hóa bản địa truyền thống các dân tộc và hệ thống các di tích lịch sử danh thắng miền Tây của tỉnh và rừng Quốc gia Cúc Phương phục vụ cho mục đích du lịch.
Tại đây xây dựng các khu RESORT, Nhà hàng, khách sạn; tổ chức các hoạt động cắm trại, tham quan hang động, leo núi phục vụ khách tham quan rừng Cúc Phương, hang Con Moong và các khu du lịch khác trong vùng. Diện tích 26,5ha, tầng cao trung bình 2 tầng, mật độ xây dựng 10% - 15%.
c) Các khu dân cư:
Căn cứ điều kiện tự nhiên, hiện trạng các điểm dân cư và yêu cầu phát triển của đô thị, xác định các loại hình dân cư như sau:
+ Dân cư làng bản cũ được giữ lại: Các khu dân cư này chủ yếu ở phía Tây đường HCM, gồm các thôn: Quảng Trung, Quảng Thành, Quảng Bình (xã Thạch Quảng) và một số khu có quy mô nhỏ ở phía Nam đô thị dọc tỉnh lộ 516 (xã Thạch Cẩm), Khu Bản Nghéo (xã Thạch Lâm) sẽ được cải tạo, chỉnh trang, xen ghép thành mô hình ở sinh thái có vườn gắn với việc cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật, Diện tích đất ở từ 1.000m2 - 1.500m2/hộ. Tổng diện tích đất 113,4ha, tầng cao trung bình 1 - 1,5 tầng, mật độ xây dựng 30%.
+ Dân cư đô thị: Diện tích xây dựng nhà ở đô thị 74,0ha. Bao gồm dân cư đô thị hóa và dân cư đô thị phát triển, bao gồm các loại hình ở: Nhà vườn, nhà liên kế, và chung cư cao tầng, với các chỉ tiêu:
- Nhà biệt thự (nhà vườn) có quy mô đất trung bình: 500 - 1.000m2/hộ. Tầng cao xây dựng từ 1,5 - 2 tầng, mật độ xây dựng 15 - 20%.
- Nhà liên kế, diện tích đất trung bình 120-150m2/hộ, tầng cao xây dựng từ 2 - 3 tầng, mật độ xây dựng: 60 - 70%.
- Nhà chung cư: Tầng cao trung bình 5 tầng, mật độ xây dựng: 35%.
d) Khu công nghiệp, TTCN, làng nghề: Được bố trí chủ yếu về phía Tây đường Hồ Chí Minh dọc 2 bên trục đường từ trung tâm đô thị đi xã Thạch Tượng. Bao gồm các cơ sở sản xuất: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sửa chữa cơ khí, may mặc; công nghiệp VLXD. Tổng diện tích khu công nghiệp, TTCN, làng nghề đến năm 2015: 67ha. Đến năm 2025: 100ha.
e) Đất quốc phòng:
- Giữ nguyên trạng cơ sở đất quốc phòng đã được xác định mốc giới, đáp ứng yêu cầu phòng thủ quốc gia. Diện tích khoảng 200ha.
g) Đất nghĩa trang - Khu xử lý rác thải:
* Khu nghĩa trang nhân dân bố trí phía Tây đường HCM thuộc đất xã Thạch Tượng. Diện tích đất khoảng 5,0ha.
* Khu chứa và xử lý rác thải bố trí ngoài đô thị được xác định tại thung lũng Cống Hang về phía Tây - Bắc cách đô thị khoảng 7km thuộc xã Thạch Tượng và Thạch Lâm. Diện tích khu đất khoảng 5ha.
h) Đất dự phòng phát triển:
Đất dự phòng phát triển được xác định chủ yếu về phía Đông - Nam của đô thị, thuộc phạm vi quản lý của xã Thạch Quảng, Thành Mỹ, dành cho phát triển dân dụng. Đất phát triển cho công nghiệp chủ yếu về phía Tây thuộc đất của xã Thạch Tượng. Diện tích 184ha.
Đất dự phòng phát triển diện tích khoảng 184ha.
6. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
6.1. San nền, thoát nước mưa: Khu đất quy hoạch san nền thoát nước mưa theo khu vực, cụ thể như sau:
- Khu vực 1 (phía Bắc và bờ phía Đông sông Bưởi): Cao độ san nền khu đất xây dựng thấp nhất là 20,5m tính cho khu đất dọc theo bờ đông sông Bưởi. Khu đất dọc triền sông Bưởi dùng để trồng cây xanh cách li, chọn cao độ 19,5m, hướng thoát chính dọc theo sườn núi, đường Hồ Chí Minh và các tuyến đường đô thị khác thoát theo độ dốc xuống sông Bưởi, hệ thống thoát nước sử dụng cống hộp B = (50 - 120)cm, cống ngầm D = (80 - 120)cm, mương hở đón nước từ các triền núi B = (1,5 - 3)m.
- Khu vực 2 (phía Đông đường Hồ Chí Minh và Tây Nam Sông Bưởi): Chọn cao độ san nền thấp nhất là 20,2m, khu vực cây xanh cách li dọc bờ Tây sông Bưởi, nền thiết kế có cao độ 19,5m, đường dọc theo sông Bưởi kết hợp làm đê quai chống ngập úng cho đô thị. Hướng thoát chính, từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo độ dốc nền tự nhiên và thiết kế bằng cống hộp B = (50 - 80)cm và cống ngầm D = (80 - 150)cm, kết hợp mương hở B = (3 - 8)m, xả vào suối Ngang và sông Bưởi. Một phần nước lưu vực xả vào hồ điều hòa trước khi chảy vào sông Bưởi.
- Khu vực 3 (phía Tây đường Hồ Chí Minh): Cao độ san nền thấp nhất là 21,0m; Khu dân cư hiện trạng giữ nguyên cao độ nền hiện trạng khi đô thị phát triển cần bố trí sắp xếp lại phù hợp với cao độ nền qui hoạch khu đô thị. Hướng thoát chính đổ dồn 2 phía vào suối Ngang bằng hệ thống mương nắp đan và cống ngầm BTCT, qua cầu Thạch Quảng rồi đổ vào sông Bưởi.
Tổng chiều dài hệ thống thoát nước cho toàn khu vực là: 52.930m. Trong đó cống hộp, cống tròn 42.210m, Chiều dài mương hở 9.720m.
6.2. Quy hoạch giao thông:
a) Giao thông đối ngoại: Trên cơ sở các tuyến giao thông đối ngoại đã có, quy hoạch mở rộng đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị:
- Đường Hồ Chí Minh:
Mặt cắt ngang 1-1: (Tuân thủ theo mặt cắt quy hoạch do Bộ Giao thông vận tải quy định), nền mặt đường 33,0m, chỉ giới xây dựng phụ thuộc vào từng vị trí từ 73,0 đến 79,0m (cách chân ta luy đường mỗi bên 20m).
- Đường 523: Chiều dài 4,18km; mặt cắt ngang thay đổi từng đoạn như sau:
+ Đoạn 1: CGĐĐ = 34,0m (lòng đường 15,0m, vỉa hè: (7mx2) = 14m, phân cách 5,0m);
+ Đoạn 2: CGĐĐ = 29,0m (lòng đường 15,0m, vỉa hè (7mx2) = 14m);
+ Đoạn 3: CGĐĐ = 24,50m (lòng đường 10,5m, vỉa hè (7mx2) = 14m);
- Đường 516: Chiều dài 1,43km, mặt cắt ngang đến CGĐĐ = 29,0m (lòng đường 15,0m, vỉa hè (7mx2) = 14m);
b) Giao thông đối nội:
- Tuyến đường gom phía Đông đường Hồ Chí Minh: Chiều dài 1,98km; mặt cắt ngang đến CGĐĐ = 20,5m (lòng đường 10,5m; vỉa hè (5mx2) = 10m);
- Tuyến đường gom phía Tây đường Hồ Chí Minh: Chiều dài 2,41km; mặt cắt ngang CGĐĐ = 20,5m (lòng đường 10,5m, vỉa hè (5mx2) = 10m);
- Tuyến đường trục chính trung tâm Bắc - Nam của đô thị: Mặt cắt ngang thay đổi như sau:
+ Đoạn 1: Dài 0,64km, Mặt cắt ngang đến CGĐĐ = 20,5m (lòng đường 10,5m, vỉa hè (5mx2) = 10m);
+ Đoạn 2: Dài 2,51km, mặt cắt ngang CGĐĐ = 36,0m (lòng đường 21m; vỉa hè (5mx2) = 10m, phân cách 5m);
+ Đoạn 3: Chiều dài 0,62km; mặt cắt ngang; CGĐĐ = 20,5m (lòng đường = 10,5m; vỉa hè = 5m x 2 = 10m).
- Tuyến trục chính trung tâm Đông - Tây đô thị; mặt cắt ngang thay đổi từng đoạn như sau:
+ Đoạn 1: Chiều dài 1,12km, mặt cắt ngang đến CGĐĐ = 20,5m (lòng đường 10,5m, vỉa hè (5mx2) = 10m);
+ Đoạn 2: Chiều dài 2,19km, mặt cắt ngang đến CGĐĐ = 45,0m (lòng đường 21m, vỉa hè (7mx2) = 14m, phân cách 10m);
+ Đoạn 3: Chiều dài 3,58km, mặt cắt ngang đến CGĐĐ = 20,5m (lòng đường 10,5m, vỉa hè (5mx2) = 10m);
- Các tuyến đường khu vực, khu dân cư còn lại: Mặt cắt ngang: 17,5m, 15,5m, 13,5m. Tùy theo vị trí, chức năng từng tuyến, lòng đường tối thiểu là 7,5m.
c) Giao cắt của giao thông đô thị với tuyến đường Hồ Chí Minh:
Do đô thị nằm 2 phía trên đường Hồ Chí Minh, cần hạn chế thấp nhất các điểm giao cắt giữa đường đô thị với đường HCM. Tại các điểm giao cắt phải được thiết kế khác cốt hoặc giao bằng tùy theo địa hình, quy mô nút giao và điều kiện cụ thể song phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về giao thông và ưu tiên cho hệ thống giao thông trên đường HCM. Việc mở các tuyến đường đô thị giao với tuyến đường HCM phải tuân thủ theo các quy định của Luật Giao thông đường bộ.
6.3. Quy hoạch hệ thống cấp điện:
- Tổng nhu cầu dùng điện: 30.147KVA, trong đó: Điện sinh hoạt 6.617KVA, điện công nghiệp 23.530KVA.
- Nguồn điện: Nguồn điện cấp cho khu đô thị lâu dài được lấy từ trạm biến áp trung gian Hà Trung 110/35/22KV, công suất 2 x 25MVA.
- Lưới điện 35KV dài 18km, dùng cáp bọc tiêu chuẩn, dây dẫn được treo trên các cột ly tâm cao 16m chạy dọc theo các tuyến giao thông chính của đô thị; lưới điện 0,4KV dài 37,5km vào các khu dân cư được bố trí đi nổi, dây dẫn dùng cáp bọc tiêu chuẩn treo trên cột ly tâm cao 12m; lưới điện chiếu sáng trên các tuyến phố chính, vườn hoa công viên được bố trí đi ngầm dưới đất trong các hào kỹ thuật, vỉa hè các tuyến đường.
- Trạm biến áp: sử dụng trạm có công suất từ 180KVA - 400KVA, hình thức trạm treo hay dạng tủ đồng bộ, tùy vào điều kiện cụ thể của khu vực. Bán kính phục vụ 1 trạm không quá 500m. Các trạm biến áp hiện có công suất 50KVA được thay thế bằng trạm 180KVA trở lên cho phù hợp với thực tế và hiệu quả sử dụng.
6.4. Quy hoạch hệ thống cấp nước:
Tổng nhu cầu dùng nước của đô thị là: Q = 6.800m3/ngđ.
Nguồn nước nước cấp cho đô thị được xác định là nguồn nước từ hồ Tượng Sơn xã Thạch Tượng, hồ có dung tích hữu ích là 250.000m3. Để an toàn cấp nước trong tương lai cần phải có phương án điều tra thăm dò nguồn nước kể cả nguồn nước ngầm tại chỗ. Nhà máy đặt tại khu vực phía Đông - Bắc đô thị.
- Mạng đường ống cấp 1, 2 dùng ống nhựa HDPE kết hợp ống thép tráng kẽm, các tuyến ống tiêu thụ (ống cấp 3) dùng ống thép tráng kẽm hoặc ống nhựa HDPE.
- Họng cứu hỏa được bố trí trên đường ống ≥ ỉ100 mm và vị trí đặt ở các ngã ba, ngã tư thuận tiện cho việc lấy nước chữa cháy. Đường kính từ ỉ50 - ỉ250mm.
6.5. Thoát nước thải và VSMT:
+ Xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải riêng biệt. Tại các khu đô thị và dân cư cũ có mặt cắt đường hẹp, phần đất bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật khó khăn, có thể kết hợp hệ thống thoát nước mưa, nước thải chung. Mạng lưới thoát nước sử dụng mương nắp đan kết hợp cống tròn BTCT. Tổng chiều dài các tuyến mương và cống thoát nước khoảng 38,5km. Nước thải công nghiệp được thu gom và xử lý riêng biệt, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của đô thị. Xây dựng 5 trạm xử lý nước thải công suất trạm từ 800m3/ngđ - 1.500m3/ngđ. Vị trí các trạm xử lý được xác định phù hợp với địa hình và lưu vực thu gom nước thải.
+ Xử lý rác thải: Chất thải rắn trong sinh hoạt và công nghiệp được thu gom 100% và vận chuyển về khu chứa và xử lý rác thải đô thị và vùng xung quanh tại thung lũng Cống Hang phía Tây Bắc, cách đô thị khoảng 7km thuộc xã Thạch Tượng và Thạch Lâm. Diện tích khu đất khoảng 5ha.
+ Nghĩa trang đô thị: Xây dựng một khu nghĩa trang chung cho toàn đô thị đặt tại chân núi phía Tây đường Hồ Chí Minh. Diện tích khoảng 5,2ha.
6.6. Thông tin liên lạc: Xây dựng Bưu điện trung tâm, hệ thống trạm bưu điện tại các khu đô thị và hệ thống truyền dẫn chạy dọc theo các tuyến giao thông quy hoạch, kết hợp cung cấp các dịch vụ truyền hình cáp, Internet băng thông rộng. Chỉ tiêu 100% hộ dân có điện thoại cố định.
Điều 2. Giao cho Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức công bố rộng rãi đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Thạch Quảng để các tổ chức và nhân dân biết để thực hiện và giám sát thực hiện.
UBND huyện Thạch Thành có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch, chỉ đạo và quản lý thực hiện đạt các mục tiêu quy hoạch chung đã được phê duyệt; triển khai lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000, tỷ lệ 1/500 các khu chức năng, làm căn cứ lập dự án đầu tư và quản lý xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành; phối hợp với các ngành chức năng quản lý, chỉ đạo thực hiện đúng đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Thạch Quảng được phê duyệt, quản lý đất đai theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành, Giám đốc Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Công thương và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 29/2012/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xây dựng thành phố Kon Tum đến năm 2015 đạt 70% mức tiêu chuẩn đô thị loại II (vùng cao, vùng sâu, biên giới)
- 2Quyết định 1752/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Công trình Khu tái định cư và chỉnh trang đô thị dọc tuyến Quốc lộc 1D (đoạn phía Nam, từ ngã ba Phú Tài đến ngã ba cầu Long Vân) do tỉnh Bình Định ban hành
- 3Quyết định 3491/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 4Quyết định 5482/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt nhiệm vụ, dự toán lập quy hoạch chung đô thị Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, định hướng đến năm 2040
- 5Quyết định 686/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ, dự toán lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng, mở rộng thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 4Thông tư 07/2008/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Luật giao thông đường bộ 2008
- 6Quyết định 29/2012/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xây dựng thành phố Kon Tum đến năm 2015 đạt 70% mức tiêu chuẩn đô thị loại II (vùng cao, vùng sâu, biên giới)
- 7Quyết định 1752/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Công trình Khu tái định cư và chỉnh trang đô thị dọc tuyến Quốc lộc 1D (đoạn phía Nam, từ ngã ba Phú Tài đến ngã ba cầu Long Vân) do tỉnh Bình Định ban hành
- 8Quyết định 3491/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 9Quyết định 5482/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt nhiệm vụ, dự toán lập quy hoạch chung đô thị Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, định hướng đến năm 2040
- 10Quyết định 686/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ, dự toán lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng, mở rộng thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
Quyết định 1615/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- Số hiệu: 1615/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/06/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Mai Văn Ninh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/06/2009
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực