Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1614/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 19 tháng 5 năm 2020 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU BẢO TỒN BIỂN CÔ TÔ, ĐẢO TRẦN, TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều Luật Thủy sản;
Căn cứ Quyết định 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch hệ thống các Khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 07/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 23/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3675/QĐ-UBND ngày 18/9/2018 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3396/QĐ-UBND ngày 19/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Phê duyệt Đề cương, dự toán Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần, tỉnh Quảng Ninh;
Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh: Quyết định số 5549/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 Thành lập Hội đồng thẩm định; Quyết định số 764/QĐ-UBND ngày 06/3/2020 điều chỉnh thành viên Hội đồng thẩm định Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần, tỉnh Quảng Ninh;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1259/TTr-KHĐT ngày 20/4/2020; Biên bản Hội đồng thẩm định Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn biển Cô Tô, đảo Trần tỉnh Quảng Ninh ngày 25//2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần, tỉnh Quảng Ninh, với các nội dung chính sau:
1. Tên Quy hoạch: Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần, tỉnh Quảng Ninh.
2. Phân loại Khu bảo tồn: Khu bảo tồn loài, sinh cảnh cấp Tỉnh.
3. Mục tiêu
3.1. Mục tiêu chung:
- Bảo tồn, phục hồi và Phát huy giá trị đa dạng sinh học, đặc biệt là đa dạng các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù, các loài, nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, nét đẹp, cảnh quan tự nhiên độc đáo của vùng biển Cô Tô, Đảo Trần phục vụ phát triển nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng và tăng cường vai trò cộng đồng quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, đặc thù và quan trọng như: Rạn san hô tại Cô Tô Con, Thanh Lân, cụm Đảo Hòn Ngựa, Đảo Trần, hòn Bắc Bồ Cát; rừng ngập mặn tại xã Đồng Tiến, bãi triều Rạn đá và các quần thể thủy sinh vật.
- Phục hồi, tái tạo tự nhiên kết hợp với nhân tạo hệ sinh thái rạn san hô tại các khu vực đã bị suy thoái như: Hồng Vàn, Bắc Vàn, hòn Đặng Văn Châu, hòn Khe Trâu, hòn Núi Nhọn... và nguồn lợi sinh vật, tạo nơi kiếm ăn và cư trú cho các loài sinh vật biển và bãi giống, bãi đẻ cho các loài hải sản.
- Bảo vệ, phục hồi và phát triển quần thể của các loài sinh vật biển quý hiếm, có giá trị bảo tồn, đặc biệt các loài di cư như: Vích (Chelonia mydas), Đồi mồi (Eretmochelys imbricata), Đồi mồi dứa (Lepidochelys olivacea) và Rùa da (Dermochelys coriacea), Cá heo trắng Trung Quốc (Sousa chinensis) và Cá heo không vây (Neophocaena phocaenoides).
- Kiểm kê, lưu giữ, bảo tồn và phát triển các nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ, giống vật nuôi, cây trồng đặc sản của huyện Đảo Cô Tô như: Sá sùng, Tu hài, Ốc đĩa, Hải sâm đen, Cá Song, Bào ngư chín lỗ... thông qua việc thực hiện các Đề án Khoa học và công nghệ, các dự án, các mô hình xã hội hóa bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước và cộng đồng.
- Bảo vệ và Phát triển đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên độc đáo của biển Cô Tô, Đảo Trần để phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục và khai thác các giá trị không tiêu hao của các hệ sinh thái biển và cảnh quan đảo cho du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng...
- Giảm thiểu những tác động làm suy giảm chất lượng môi trường, cấu trúc của hệ sinh thái, đa dạng sinh học và nguồn lợi hải sản. Tăng cường khả năng chống chịu của các hệ sinh thái trong Khu bảo tồn, thích ứng với những biến động tự nhiên và biến đổi khí hậu.
- Nâng cao nhận thức và kiến thức về tầm quan trọng, giá trị các nguồn tài nguyên sinh vật biển. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, nhằm cải thiện và nâng cao thu nhập của cộng đồng.
- Tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các nhà khoa học, các nhóm người yêu thiên nhiên trong nước và quốc tế nghiên cứu đa dạng sinh học, sinh thái học bảo tồn tại khu bảo tồn biển.
4. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu bảo tồn
Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần bao gồm hai phân vùng: Cô Tô và Đảo Trần, nằm trong ranh giới hành chính của 03 đơn vị: Xã Đồng Tiến, xã Thanh Lân và thị trấn Cô Tô, trên địa bàn huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, với tổng diện tích ranh giới quy hoạch là: 18.414,92 ha, bao gồm:
- Diện tích các phân Khu bảo tồn là: 13.230,50 ha.
- Diện tích vùng đệm là: 5.184,42ha.
Trong đó:
- Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần có tổng diện tích là: 13.230,50 ha, bao gồm: Phân vùng Đảo Trần có diện tích là: 5.032,35 ha; phân vùng Cô Tô có diện tích là: 8.198,15 ha, cụ thể:
+ Diện tích Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là: 3.219,65 ha (chiếm 24,34%);
+ Diện tích Phân khu phục hồi sinh thái là: 3.245,82 ha (chiếm 24,53 %);
+ Diện tích Phân khu dịch vụ, hành chính là: 6.765,03 ha (chiếm 51,13%).
- Vùng đệm của Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần có tổng diện tích là: 5.184,42 ha, bao gồm:
+ Phân vùng Đảo Trần có diện tích là: 1.919,58 ha.
+ Phân vùng Cô Tô có diện tích là: 3.264,84 ha.
5. Quy hoạch các phân Khu chức năng
Tổng diện tích ranh giới quy hoạch là: 18.414,92 ha, bao gồm:
- Diện tích Khu bảo tồn là: 13.230,50 ha.
- Diện tích Vùng đệm của Khu bảo tồn là: 5.184,42ha.
Trong đó:
5.1. Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần có tổng diện tích là: 13.230,50 ha (bao gồm: Phân vùng Đảo Trần có diện tích là: 5.032,35 ha và phân vùng Cô Tô có diện tích là: 8.198,15 ha), cụ thể:
(1)- Diện tích phân Khu bảo vệ nghiêm ngặt là: 3.219,65 ha, bao gồm:
a) Tại phân vùng Cô Tô có diện tích là: 2.536,65 ha, cụ thể:
- Vùng biển phía Bắc Đảo Cô Tô Con và phía Tây Đảo Thanh Lân có diện tích là: 1.229,61 ha.
- Vùng biển quanh Hòn Ngựa là: 29,35 ha.
- Vùng biển Hòn Khoai Lang, Hòn Núi Nhọn, Hòn Đồi Mồi với diện tích là: 1.277,69 ha.
b)- Tại phân vùng Đảo Trần có diện tích là: 683,0 ha, cụ thể:
- Vùng biển phía Tây Bắc Đảo Trần là: 276,86 ha.
- Vùng biển quanh Hòn Bồ Cát và Hòn Bắc Bồ Cát là: 406,14 ha.
(2)- Diện tích phân Khu phục hồi sinh thái là: 3.245,82 ha, bao gồm:
a)- Tại phân vùng Cô Tô có diện tích là: 2.187,20 ha, cụ thể:
- Vùng biển Cô Tô Con là: 1.963,46 ha.
- Vùng biển Đảo Thanh Lân là: 131,76 ha.
- Vùng biển Hòn Ngựa là: 91,98 ha.
b)- Tại phân vùng Đảo Trần có diện tích là: 1.058,62 ha, cụ thể:
- Vùng biển Đảo Trần là: 394,86 ha.
- Vùng biển quanh Hòn Bồ Cát là: 663,76 ha.
(3)- Diện tích phân Khu dịch vụ, hành chính là: 6.765,03 ha, bao gồm:
a)- Tại phân vùng Cô Tô có diện tích là: 3.474,30 ha, cụ thể:
- Vùng Cô Tô Con là: 2.684,49 ha mặt nước và 0,68 ha đất trên đảo thuộc xã Đồng Tiến;
- Vùng biển quanh Hòn Ngựa là: 789,13 ha mặt nước.
b)- Tại phân vùng Đảo Trần, Hòn Bồ Cát và Bắc Bồ Cát, có diện tích là: 3.290,73 ha.
5.2. Vùng đệm của Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần có tổng diện tích là: 5.184,42 ha (bao gồm: Vùng Đảo Trần là 1.919,58 ha và vùng Cô Tô là 3.264,84 ha).
(Chi tiết về diện tích, ranh giới, tọa độ và bản đồ các phân Khu của Khu bảo tồn tại Phụ lục 01 kèm theo Quyết định này)
6. Tổ chức bộ máy quản lý Khu bảo tồn
- Thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn biển (chuyên trách) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở tự điều chỉnh sắp xếp nhân sự trong nội bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Ban quản lý Khu bảo tồn biển có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nhân lực để quản lý, điều hành các hoạt động của Khu bảo tồn một cách chủ động và độc lập. Các cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ quản lý và phát triển khu bảo tồn. Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản tại các Ngân hàng, Kho bạc; kinh phí hoạt động của Ban quản lý Khu bảo tồn biển do Ngân sách Nhà nước cấp, đóng góp do các đơn vị, cá nhân hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần và các nguồn lực hợp pháp khác.
7. Một số giải pháp thực hiện
7.1. Giải pháp phục hồi, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phòng chống thiên tai
- Tập trung phục hồi, tái tạo hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô, duy trì và phát triển tính đa dạng sinh học cho vùng biển.
- Quản lý chặt chẽ các nguồn thải do các hoạt động phát triển kinh tế và dân sinh trên các đảo, vùng ven biển và hoạt động của tàu thuyền đặc biệt là các hoạt động về sự cố tràn dầu, khai thác thủy sản quá mức... ảnh hưởng đến sự phát triển hệ sinh thái cho vùng biển.
7.2. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển hệ sinh thái vùng biển. Ưu tiên triển khai các nghiên cứu xây dựng các quy trình công nghệ phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản các loài quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế, nghiên cứu các biện pháp phục hồi các hệ sinh thái đặc trưng như: Rạn san hô nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn trong phân khu phục hồi sinh thái.
- Nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển, các tuyến du lịch sinh thái nhằm phát triển loại hình du lịch ít gây hại tới môi trường thông qua việc sớm quy hoạch các hoạt động du lịch và tuyến, điểm du lịch biển phù hợp.
7.3. Giải pháp về chế độ chính sách, quản lý: Xây dựng Quy chế phối hợp hoạt động liên ngành giữa các lực lượng như: Biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Chính quyền địa phương và người dân để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chức năng bảo vệ, bảo tồn các giá trị tự nhiên gắn với nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng khu vực Khu Bảo tồn biển.
7.4. Giải pháp về thu hút nguồn lực: Xây dựng các cơ chế chính sách để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần; có lộ trình phù hợp xã hội hóa công tác bảo tồn. Khuyến khích các dự án đầu tư vào Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần theo nguyên tắc ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên tại chỗ nhất, có công nghệ tiên tiến, không làm ô nhiễm đến môi trường, lấy công tác bảo tồn và sự phát triển hài hòa giữa con người và tự nhiên làm thước đo cho các hoạt động của dự án.
7.5. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo tồn biển
Tăng cường tuyên truyền cho người dân về lợi ích và các giá trị của Khu bảo tồn. Có các hình thức trợ giúp họ chuyển đổi sinh kế, giảm áp lực đến khu vực bảo tồn thông qua các hình thức đào tạo nghề ngắn hạn, cho vay tín dụng thông qua sự bảo lãnh của các hội, đoàn thể như Hội Nghề cá, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh... Đưa người dân địa phương tham gia vào các hoạt động tuần tra, quản lý Khu bảo tồn.
7.6. Hợp tác quốc tế
- Chủ động quảng bá hình ảnh của Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần ra thế giới, thu hút khách du lịch, trao đổi học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin tư liệu, học tập và đào tạo cán bộ nhằm nâng cao nghiệp vụ và năng lực quản lý.
- Ưu tiên các dự án đầu tư có hỗ trợ cộng đồng dân cư ven biển phát triển kinh tế, chuyển đổi ngành nghề hoặc phát triển ngành nghề mới đảm bảo cuộc sống, giảm sức ép tới môi trường và khả năng tổn hại tới Khu bảo tồn.
8. Dự kiến nguồn lực thực hiện Quy hoạch
Tổng nhu cầu vốn đầu tư Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần trong giai đoạn từ năm 2020 - 2025 khoảng: 184.000 triệu đồng (Bằng chữ: Một trăm, tám mươi tư tỷ đồng), trong đó:
- Giai đoạn 1: Năm 2020 - 2021 khoảng: 47.000 triệu đồng.
- Giai đoạn 2: Năm 2022 - 2025 khoảng: 137.000 triệu đồng.
8.1. Ngân sách Trung ương
Hỗ trợ đầu tư thực hiện các nội dung: Điều tra cơ bản; quan trắc giám sát môi trường; các Chương trình phục hồi bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học; hỗ trợ kinh phí để thực hiện cơ chế chính sách chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho cộng đồng dân cư sống trong và lân cận Khu bảo tồn biển...
8.2. Ngân sách địa phương
a) Ngân sách Tỉnh hỗ trợ đầu tư thực hiện các nội dung: Lập dự án thành lập Khu bảo tồn, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, hoạt động của Ban quản lý Khu bảo tồn biển; điều tra cơ bản; quan trắc giám sát môi trường; các chương trình phục hồi bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học; đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ kinh phí để huyện thực hiện cơ chế chính sách chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho cộng đồng dân cư sống trong và lân cận Khu bảo tồn biển...
b) Ngân sách huyện: Tập trung hỗ trợ các nội dung về chính sách chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho cộng đồng dân cư sống trong và lân cận Khu bảo tồn biển...
c) Nguồn kinh phí hợp pháp khác:
- Từ các Nhà tài trợ trong nước và quốc tế như: Các Quỹ Hỗ trợ Phát triển của các tổ chức, quốc gia (ADB, USAID, AUSAID, JICA, DANIDA...) các tổ chức Bảo tồn thiên nhiên, môi trường (IUCN, WWF, Birdlife,...) thông quan các Chương trình dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quỹ bảo vệ nguồn lợi thủy sản sau khi Nhà nước có các chính sách, quy định cụ thể cho phép thành lập...
(Chi tiết nhu cầu nguồn lực theo Phụ lục kèm theo Quyết định này)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban Quản lý, xây dựng Quy chế hoạt động của Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần.
- Trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần theo quy định của pháp luật hiện hành; trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; phối hợp triển khai các dự án phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Khu Bảo tồn biển.
- Tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, triển khai các đề tài, mô hình khai thác, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả tại các khu vực đã quy định để góp phần nâng cao đời sống người dân trong và xung quanh Khu Bảo tồn biển.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách nhằm cải thiện sinh kế cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh Khu Bảo tồn biển.
- Ban hành hướng dẫn, quy định đối với phương tiện và hoạt động trong Khu bảo tồn biển.
- Chủ trì xây dựng Đề án tổng thể phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Khu bảo tồn biển trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Du lịch xây dựng phương án thu, quản lý, sử dụng phí tham quan Khu bảo tồn, báo cáo UBND Tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh quyết định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, hướng dẫn Ban quản lý Khu bảo tồn biển và các cơ quan có liên quan trong việc điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên biển, hải đảo; thu thập, xây dựng dữ liệu về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo liên quan đến phạm vi Khu bảo tồn biển.
- Chủ trì, phối hợp với, địa phương, Ban quản lý Khu bảo tồn biển và các cơ quan tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp vùng biển và hải đảo.
- Phối hợp với Ban quản lý Khu bảo tồn và các cơ quan liên quan thực hiện hoạt động quan trắc, quản lý số liệu quan trắc môi trường và đa dạng sinh học trong Khu bảo tồn biển và khu vực lân cận theo thẩm quyền.
- Hỗ trợ Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường; phối hợp triển khai các dự án bảo vệ môi trường, phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi trong Khu bảo tồn biển.
3. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị liên quan, tổng hợp trình Hội đồng Khoa học và Công nghệ Tỉnh xem xét tham mưu trình UBND Tỉnh quyết định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến Khu bảo tồn, góp phần bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học trong Khu bảo tồn.
4. Sở Du lịch:
- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, đề án, chương trình phát triển du lịch liên quan đến Khu bảo tồn trình UBND Tỉnh phê duyệt;
- Phối hợp với Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển và chính quyền địa phương tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn biển để các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch và du khách chấp hành đúng các quy định khi tham quan và tổ chức các hoạt động du lịch tại khu vực Khu bảo tồn biển.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND Tỉnh cân đối, bố trí nguồn lực đầu tư thực hiện các dự án liên quan đến các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản trong Khu bảo tồn biển theo quy định.
6. Sở Tài chính
- Tham mưu UBND Tỉnh cân đối bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp để thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến phát triển Khu bảo tồn biển.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập phương án thu, quản lý, sử dụng phí tham quan Khu bảo tồn biển trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trên cơ sở dự toán về kinh phí hoạt động hàng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó có kinh phí cho các hoạt động của Khu bảo tồn, thẩm tra và tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
7. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh
- Chỉ đạo và phối hợp thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên biển và các vùng nước trong Khu bảo tồn.
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan duy trì thực hiện các quy định của pháp luật về biên giới, hải đảo và các quy định khác có liên quan; hỗ trợ Ban quản lý trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
8. Ủy ban nhân dân huyện Cô Tô
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp hỗ trợ Ban quản lý Khu Bảo tồn biển tổ chức quản lý và khai thác có hiệu quả Khu bảo tồn biển.
- Chỉ đạo các Phòng, Ban chức năng của huyện, UBND các xã quanh Khu bảo tồn biển phối hợp, hỗ trợ Ban quản lý Khu bảo tồn biển tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhân dân về ý thức, trách nhiệm bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật; Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến nội dung của Quy chế quản lý, bảo vệ Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần để ngư dân địa phương biết và không vi phạm các quy định.
- Chủ động cân đối nguồn lực để phối hợp với các ngành chức năng triển khai thực hiện các chương trình, dự án chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển sinh kế của cộng đồng cư dân trong Khu bảo tồn biển được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9. Hội nghề cá tỉnh
- Tổ chức cộng đồng ngư dân tham gia cùng Ban quản lý Khu bảo tồn biên trong việc quản lý, bảo vệ Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào quá trình lập, thực hiện kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển, trong đó có hoạt động tuần tra, giám sát, bảo vệ.
- Phối hợp với Ban quản lý Khu bảo tồn biển thống nhất với Hội nghề cá huyện Cô Tô, UBND các xã trong Khu Bảo tồn biển quyết định hình thức, nội dung và thành phần cộng đồng dân cư tham gia trong các hoạt động bảo tồn.
10. Ban quản lý Khu bảo tồn biển
- Quản lý, bảo vệ Khu bảo tồn biển theo Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển và quy định của pháp luật có liên quan.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, phòng, trừ dịch bệnh; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong Khu bảo tồn biển.
- Tổ chức nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, tái tạo, phục hồi và phát triển các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển trong Khu bảo tồn biển; cứu hộ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật; quan trắc, thu thập thông tin, số liệu, cập nhật cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học, chất lượng môi trường nước.
- Giám sát hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và dự án thực hiện trong Khu bảo tồn biển.
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh Khu bảo tồn biển.
- Tổ chức, phối hợp với lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển, Cảnh sát môi trường, Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong Khu bảo tồn biển.
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan hỗ trợ triển khai hoạt động sinh kế cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh Khu bảo tồn biển.
- Nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh diện tích của Khu bảo tồn biển; diện tích, vị trí các phân khu chức năng của Khu bảo tồn biển và vùng đệm.
- Lắp đặt, thả phao đánh dấu ranh giới Khu bảo tồn biển, ranh giới các phân khu chức năng và lắp đặt phao cho tàu du lịch buộc neo.
- Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT (qua Tổng cục Thủy sản), UBND Tỉnh, các Sở, ngành liên quan về công tác quản lý Khu bảo tồn biển định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
11. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến Khu bảo tồn biển
a) Đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo tại Khu bảo tồn biển có nghĩa vụ sau đây:
- Gửi kế hoạch điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo tại Khu bảo tồn biên tới Ban quản lý Khu bảo tồn biển trước khi thực hiện 10 ngày.
- Thực hiện điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật, Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển và hướng dẫn, giám sát của Ban quản lý Khu bảo tồn biển.
- Thông báo cho Ban quản lý Khu bảo tồn biển về kết quả điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo; tài liệu công bố trong nước hoặc quốc tế (nếu có).
- Chi trả chi phí dịch vụ cho Ban quản lý Khu bảo tồn biển theo quy định, trừ hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học.
b) Đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái liên quan đến Khu bảo tồn biển có nghĩa vụ sau đây:
- Triển khai hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo Đề án tổng thể phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Khu bảo tồn biển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Tuân thủ Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển, quy định của Ban quản lý Khu bảo tồn biển, giám sát của Ban quản lý Khu bảo tồn biển.
- Bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường; tham gia hoạt động làm sạch môi trường, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh và hệ sinh thái biển trong khu bảo tồn.
- Phổ biến quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học cho khách du lịch.
- Chi trả chi phí dịch vụ cho Ban quản lý Khu bảo tồn biển theo quy định.
c) Đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân sống trong và xung quanh Khu bảo tồn biển có nghĩa vụ:
- Chấp hành quy chế quản lý Khu bảo tồn biển, quy định của Ban quản lý Khu bảo tồn biển và quy định của pháp luật có liên quan.
- Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học trong Khu bảo tồn biển.
- Tham gia hoạt động tái tạo, phục hồi các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển trong Khu bảo tồn biển.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường Du lịch, Xây dựng, Công an, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cô Tô; Chủ tịch Hội nghề cá Tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢNG TỌA ĐỘ CÁC ĐIỂM KHỐNG CHẾ CÁC PHÂN KHU CHỨC NĂNG CỦA KHU BẢO TỒN BIỂN CÔ TÔ, ĐẢO TRẦN, TỈNH QUẢNG NINH
(Kèm theo Quyết định số 1614/QĐ-UBND ngày 19/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
KÝ HIỆU ĐIỂM KHỐNG CHẾ | PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG | TỌA ĐỘ ĐIỂM KHỐNG CHẾ (VN2000) | DIỆN TÍCH (HA) | |
X(m) | Y(m) | |||
PHÂN VÙNG ĐẢO TRẦN (Phân khu và vùng đệm) | 6.951,93 | |||
A1 | Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Đảo Trần | 808558,98 | 2352841,82 | 276,86 |
A2 | 808540,47 | 2352904,06 | ||
A3 | 808239,37 | 2352796,40 | ||
A4 | 807913,03 | 2352727,43 | ||
A5 | 807611,92 | 2352483,52 | ||
A6 | 807147,65 | 2352754,35 | ||
A7 | 807147,65 | 2352900,69 | ||
A8 | 809358,00 | 2353299,36 | ||
A9 | 810257,95 | 2352419,60 | ||
A10 | 810249,54 | 2351872,90 | ||
A11 | 809822,27 | 2351038,55 | ||
A12 | 809452,20 | 2351038,55 | ||
B1 | Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt hòn Bồ Kết | 812074,55 | 2348576,61 | 406,14 |
B2 | 813187,11 | 2348580,93 | ||
B3 | 813963,31 | 2348132,45 | ||
B4 | 813963,31 | 2345795,22 | ||
B5 | 813359,60 | 2345799,54 | ||
B6 | 812074,55 | 2346196,26 | ||
C1 | Phân khu phục hồi sinh thái Đảo Trần | 807320,32 | 2352504,19 | 394,86 |
C2 | 807302,99 | 2352516,57 | ||
C3 | 807118,46 | 2352613,16 | ||
C4 | 807099,89 | 2352614,40 | ||
C5 | 807041,68 | 2352632,98 | ||
C6 | 806899,27 | 2352707,28 | ||
C7 | 806811,34 | 2352813,79 | ||
C8 | 806808,86 | 2353127,10 | ||
C9 | 810027,46 | 2353741,35 | ||
C10 | 810737,07 | 2352977,25 | ||
C11 | 810737,07 | 2351750,00 | ||
C12 | 811102,40 | 2351430,49 | ||
C13 | 811099,92 | 2350650,30 | ||
C14 | 809034,27 | 2350646,59 | ||
D1 | Phân khu phục hồi sinh thái hòn Bồ Kết | 811398,54 | 2349012,70 | 663,76 |
D2 | 814600,59 | 2349019,26 | ||
D3 | 814607,15 | 2345449,77 | ||
D4 | 811398,54 | 2345443,21 | ||
E1 | Phân khu dịch vụ - hành chính | 805336,95 | 2351259,01 | 3290,73 |
E2 | 805336,95 | 2353145,15 | ||
E3 | 810190,45 | 2354166,31 | ||
E4 | 815116,04 | 2349024,47 | ||
E5 | 815104,03 | 2345108,03 | ||
E6 | 810887,24 | 2345120,04 | ||
F1 | Vùng đệm | 804700,22 | 2351114,84 | 1919,58 |
F2 | 804688,21 | 2353589,65 | ||
F3 | 810382,67 | 2354827,06 | ||
F4 | 815740,75 | 2349120,58 | ||
F5 | 815728,74 | 2344543,39 | ||
F6 | 810478,78 | 2344591,44 | ||
PHÂN VÙNG CÔ TÔ (Phân khu và vùng đệm) | 11.462,99 | |||
A1 | Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Cô Tô Con | 788223,76 | 2330130,59 | 1229,61 |
A2 | 786176,63 | 2330811,56 | ||
A3 | 785688,75 | 2330812,25 | ||
A4 | 785694,87 | 2331834,71 | ||
A5 | 787179,31 | 2333381,25 | ||
A6 | 790115,14 | 2333381,20 | ||
A7 | 790113,47 | 2329796,38 | ||
A8 | 788660,80 | 2329786,61 | ||
B1 | Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Thanh Lân | 794862,58 | 2325812,88 | 29,35 |
B2 | 795319,82 | 2325585,70 | ||
B3 | 795561,39 | 2326060,20 | ||
B4 | 795201,92 | 2326229,86 | ||
C1 | Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt hòn Ngựa | 796134,84 | 2342305,71 | 1277,69 |
C2 | 795721,90 | 2342739,62 | ||
C3 | 793553,06 | 2340765,09 | ||
C4 | 796721,08 | 2338308,14 | ||
C5 | 798835,47 | 2340797,62 | ||
C6 | 798524,37 | 2343562,05 | ||
C7 | 798146,05 | 2343847,07 | ||
C8 | 797738,55 | 2343426,02 | ||
D1 | Phân khu phục hồi sinh thái Cô Tô Con | 785186,59 | 2327169,42 | 1963,46 |
D2 | 785203,73 | 2332060,43 | ||
D3 | 786869,11 | 2333783,41 | ||
D4 | 790680,98 | 2333773,90 | ||
D5 | 790694,33 | 2328223,00 | ||
D6 | 788621,43 | 2328223,00 | ||
D7 | 787670,64 | 2327357,86 | ||
D8 | 789277,27 | 2323734,58 | ||
E1 | Phân khu phục hồi sinh thái hòn Khe Trâu | 789405,80 | 2322273,39 | 38,71 |
E2 | 789345,15 | 2322437,65 | ||
E3 | 790053,18 | 2322697,94 | ||
E4 | 790335,78 | 2321992,88 | ||
E5 | 790161,96 | 2321932,34 | ||
F1 | Phân khu phục hồi sinh thái hòn Đặng Vạn Châu | 790343,63 | 2323428,74 | 65,19 |
F2 | 790994,27 | 2323828,66 | ||
F3 | 791543,38 | 2323020,54 | ||
F4 | 790861,66 | 2322589,54 | ||
G1 | Phân khu phục hồi sinh thái Thanh Lân | 795143,34 | 2326250,79 | 27,86 |
G2 | 795244,04 | 2326386,87 | ||
G3 | 795761,18 | 2326133,75 | ||
G4 | 795396,46 | 2325379,82 | ||
G5 | 794737,80 | 2325720,04 | ||
G6 | 794781,34 | 2325798,97 | ||
H1 | Phân khu phục hồi sinh thái hòn Ngựa | 796180,11 | 2342257,65 | 33,77 |
H2 | 795926,79 | 2341918,95 | ||
H3 | 795896,08 | 2341748,59 | ||
H4 | 796016,59 | 2341689,97 | ||
H5 | 796447,35 | 2341777,04 | ||
H6 | 796845,12 | 2341934,93 | ||
H7 | 797028,09 | 2342056,94 | ||
H8 | 797457,98 | 2342652,88 | ||
H9 | 797527,81 | 2342607,12 | ||
H10 | 797632,02 | 2342615,27 | ||
H11 | 797736,75 | 2342860,19 | ||
H12 | 797673,94 | 2343029,91 | ||
H13 | 797706,07 | 2343248,43 | ||
H14 | 797803,71 | 2343354,61 | ||
H15 | 797698,25 | 2343386,12 | ||
H16 | 797167,56 | 2342786,12 | ||
H17 | 797115,96 | 2342713,38 | ||
I1 | Phân khu phục hồi sinh thái hòn Núi Nhọn | 797230,26 | 2341172,78 | 23,73 |
I2 | 797268,89 | 2341322,69 | ||
I3 | 797668,14 | 2341334,84 | ||
I4 | 798047,41 | 2341164,47 | ||
I5 | 798121,85 | 2340855,58 | ||
I6 | 798075,00 | 2340455,62 | ||
I7 | 797868,12 | 2340255,64 | ||
I8 | 797602,63 | 2340372,87 | ||
I9 | 797423,34 | 2340733,60 | ||
I10 | 797340,56 | 2341107,31 | ||
K1 | Phân khu phục hồi sinh thái hòn Đồi Mồi | 796619,95 | 2339430,23 | 10,66 |
K2 | 796687,61 | 2339558,47 | ||
K3 | 796968,25 | 2339559,16 | ||
K4 | 797088,23 | 2339476,41 | ||
K5 | 797088,23 | 2339395,08 | ||
K6 | 797037,18 | 2339341,94 | ||
K7 | 797071,65 | 2339079,90 | ||
K8 | 796816,51 | 2339076,45 | ||
L1 | Phân khu phục hồi sinh thái hòn Khoai Lang | 795421,50 | 2340561,08 | 16,82 |
L2 | 795506,97 | 2340617,67 | ||
L3 | 795671,80 | 2340624,57 | ||
L4 | 795827,69 | 2340529,39 | ||
L5 | 795834,55 | 2340314,98 | ||
L6 | 795995,91 | 2340155,26 | ||
L7 | 796006,25 | 2340018,40 | ||
L8 | 796154,51 | 2339855,68 | ||
L9 | 796153,85 | 2339774,96 | ||
L10 | 795923,47 | 2339695,02 | ||
L11 | 795661,49 | 2339686,70 | ||
L12 | 795347,70 | 2340076,35 | ||
M1 | Phân khu phục hồi sinh thái hòn Ngựa Bé | 794912,09 | 2341250,07 | 7,00 |
M2 | 795090,21 | 2341253,26 | ||
M3 | 795304,76 | 2341357,47 | ||
M4 | 795370,66 | 2341320,20 | ||
M5 | 795385,63 | 2341210,71 | ||
M6 | 795347,70 | 2341098,10 | ||
M7 | 795282,19 | 2341059,00 | ||
M8 | 795106,80 | 2341051,66 | ||
M9 | 794913,26 | 2341117,62 | ||
N1 | Phân khu dịch vụ - hành chính Cô Tô Con | 787135,93 | 2329534,44 | 245,19 |
N2 | 786098,37 | 2329879,32 | ||
N3 | 785201,44 | 2329883,49 | ||
N4 | 785199,40 | 2330813,24 | ||
O1 | Phân khu dịch vụ - hành chính Cô Tô | 790694,33 | 2329319,41 | 2439,30 |
O2 | 793126,14 | 2329328,58 | ||
O3 | 793126,53 | 2329165,04 | ||
O4 | 793100,65 | 2328381,29 | ||
O5 | 793344,79 | 2328072,24 | ||
O6 | 792118,66 | 2323477,13 | ||
O7 | 792040,83 | 2323444,43 | ||
O8 | 791532,18 | 2322256,70 | ||
O9 | 791053,29 | 2321456,77 | ||
O10 | 788819,48 | 2321455,56 | ||
O11 | 788934,48 | 2321615,37 | ||
O12 | 789232,56 | 2322892,48 | ||
P1 | Phân khu dịch vụ - hành chính hòn Ngựa | 796726,94 | 2342627,79 | 789,13 |
P2 | 795962,39 | 2343414,68 | ||
P3 | 792919,22 | 2340734,44 | ||
P4 | 796746,36 | 2337810,86 | ||
P5 | 799225,08 | 2340689,53 | ||
P6 | 798910,17 | 2343894,09 | ||
P7 | 797747,98 | 2344934,20 | ||
P8 | 796695,25 | 2343990,72 | ||
P9 | 797399,36 | 2343276,24 | ||
Q1 | Phân khu dịch vụ - hành chính đảo Cô Tô | 785454,12 | 2326308,78 | 0,68 |
Q2 | 785504,77 | 2326352,92 | ||
Q3 | 785578,31 | 2326279,57 | ||
Q4 | 785531,96 | 2326237,00 | ||
R1 | Vùng đệm Cô Tô | 784650,14 | 2326712,73 | 1765,09 |
R2 | 784650,14 | 2332391,41 | ||
R3 | 786910,41 | 2334633,00 | ||
R4 | 791472,87 | 2334615,43 | ||
R5 | 791471,05 | 2330012,11 | ||
R6 | 793812,63 | 2330000,39 | ||
R7 | 793826,40 | 2328146,80 | ||
R8 | 792822,60 | 2322930,05 | ||
R9 | 791591,03 | 2320818,13 | ||
R10 | 787900,44 | 2320828,56 | ||
S1 | Vùng đệm Thanh Lân | 794475,77 | 2325162,30 | 232,95 |
S2 | 795615,24 | 2324592,56 | ||
S3 | 796470,30 | 2326339,13 | ||
S4 | 795938,82 | 2327110,73 | ||
T1 | Vùng đệm hòn Ngựa | 792095,15 | 2340750,66 | 1266,80 |
T2 | 797637,87 | 2345605,33 | ||
T3 | 799429,00 | 2344146,30 | ||
T4 | 799764,17 | 2340499,52 | ||
T5 | 796877,20 | 2337068,66 | ||
Tổng diện tích là: 18.414,92 ha, trong đó: Diện tích các phân khu Khu bảo tồn là: 13.230,50 ha và diện tích vùng đệm là: 5.184,42 ha. |
DANH MỤC DỰ KIẾN CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU BẢO TỒN BIỂN CÔ TÔ, ĐẢO TRẦN TỈNH QUẢNG NINH
(Kèm theo Quyết định số 1614/QĐ-UBND ngày 19/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT | Các nhiệm vụ, dự án ưu tiên thực hiện | Mục tiêu | Nguồn vốn | Tổng | Giai đoạn 1 (2020-2021) | Giai đoạn 2 (2022-2025) | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | ||||
TW | ĐP | Khác | TW | ĐP | Khác | |||||||
1 | Dự án thành lập KBTB cấp tỉnh khu vực Cô Tô, Đảo Trần, tỉnh Quảng Ninh | Hoàn thiện tư cách pháp lý và cơ cấu tổ chức của BQL KBTB Cô Tô, Đảo Trần nhằm thực hiện được các mục tiêu của quy hoạch đã được phê duyệt | Sự nghiệp | 2.200 | - | 1.000 | - | - | 1.200 | - | Sở Nông nghiệp và PTNT | Sở Nội vụ, Các đơn vị trực thuộc Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Cô Tô, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở TN&MT |
2 | Dự án giao đất, mặt nước, hoàn thiện cơ chế quản lý và phát triển nguồn nhân lực | Xác định được phạm vi gianh giới thuộc thẩm quyền quản lý BQL KBT Cô Tô, Đảo Trần; Hoàn thiện cơ chế tổ chức và quản lý và nâng cao trình độ chuyên môn chuyên trách của từng cán bộ thuộc BQL KBTB Cô Tô, Đảo Trần đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài cho công tác bảo tồn gắn với du lịch sinh thái | Sự nghiệp | 12.350 | - | 8.850 | - | - | 3.500 | - | BQL KBTB | Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Cô Tô, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở TN&MT, Sở GD&ĐT |
3 | Dự án đầu tư xây dựng Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần | Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chuyên môn và điều hành của BQL KBTB Cô Tô-Đảo Trần | Đầu tư | 32.600 | - | 23.200 | - | - | 9.400 | - | Sở Nông nghiệp và PTNT | BQL KBTB Cô Tô - Đảo Trần, UBND huyện Cô Tô, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải |
4 | Dự án phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái biển Cô Tô, Đảo Trần và Đa dạng sinh học | Khôi phục và bảo vệ phục hồi các HST rạn san hô, rừng ngập mặn và các HST khác; Bảo vệ và phục hồi các bãi giống, bãi đẻ của các loài thủy sản có giá trị kinh tế; Các loài động thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn, đặc biệt là các loài di cư như rùa biển, thú biển | Sự nghiệp | 33.300 | - | 4.100 | - | - | 19.200 | 10.000 | BQL KBTB | Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Cô Tô, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở TN&MT |
5 | Dự án hỗ trợ phát triển sinh kế cộng đồng | Đáp ứng nhu cầu sinh kế của cộng đồng nghèo dễ bị tổn thương sống trong và quanh các KBTB, phát triển kinh tế - xã hội nhằm từng bước nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa và nhận thức của người dân, giảm sức ép của các hoạt động kinh tế - xã hội lên KBTB Cô Tô, Đảo Trần | Sự nghiệp | 36.900 | - | 8.400 | - | 20.000 | 8.500 | - | Sở Nông nghiệp và PTNT | BQL KBTB Cô Tô - Đảo Trần, UBND huyện Cô Tô, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở TN&MT, Sở Du lịch, Sở GD&ĐT |
6 | Dự án tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị Khu bảo tồn biển | Tăng cường sự tham gia hiệu quả của cộng đồng vào công tác bảo vệ ĐDSH, các HST quan trọng và môi trường tại KBTB Cô Tô, Đảo Trần; thu hút người dân tham gia hoạt động bảo tồn ĐDSH nhằm tìm kiếm các giải pháp bảo tồn hiệu quả; nâng cao năng lực bảo tồn của cộng đồng | Sự nghiệp | 5.650 | - | 1.450 | - | - | 4.200 | - | BQL KBTB Cô Tô, Đảo Trần | Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Cô Tô, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin Truyền thông, Các trường học tại Cô Tô, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên; các tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế IUCN, WWF ... |
7 | Dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái | Khai thác hợp lý nguồn lợi từ giá trị dịch vụ sinh thái của KBTB Cô Tô - Đảo Trần, tạo nguồn thu bền vững tái đầu tư cho sức khỏe HST của khu bảo tồn và công tác quản lý đạt hiệu quả cao. Tạo ra định hướng đầu tư để thu vốn đầu tư xã hội tham gia vào công tác bảo tồn | Đầu tư | 61.000 | - | - | - | - | 1.000 | 60.000 | Sở Nông nghiệp và PTNT | BQL KBTB Cô Tô - Đảo Trần, UBND huyện Cô Tô, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải |
| TỔNG CỘNG |
|
| 184.000 | - | 47.000 | - | 20.000 | 47.000 | 70.000 |
|
|
- 1Quyết định 6597/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu di dân tái định cư giải phóng mặt bằng khi triển khai dự án thành phần đầu tư bảo tồn, tôn tạo khu di tích Cổ Loa do tỉnh thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 2268/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên khu Tây huyện Ba Tơ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 3Quyết định 2269/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên khu Tây huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) khu đô thị hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế, thuộc Khu A - Đô thị mới An Vân Dương
- 5Quyết định 845/QĐ-UBND năm 2023 về danh mục Quy hoạch hết hiệu lực theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- 1Quyết định 742/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2622/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 218/QĐ-TTg năm 2014 Phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 6597/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu di dân tái định cư giải phóng mặt bằng khi triển khai dự án thành phần đầu tư bảo tồn, tôn tạo khu di tích Cổ Loa do tỉnh thành phố Hà Nội ban hành
- 7Quyết định 2268/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên khu Tây huyện Ba Tơ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 8Quyết định 2269/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên khu Tây huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 9Luật Thủy sản 2017
- 10Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
- 11Quyết định 199/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 12Quyết định 3675/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 13Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 14Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) khu đô thị hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế, thuộc Khu A - Đô thị mới An Vân Dương
Quyết định 1614/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần, tỉnh Quảng Ninh
- Số hiệu: 1614/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/05/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Đặng Huy Hậu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/05/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra