- 1Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 2Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 3Luật an toàn thực phẩm 2010
- 4Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 5Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương ban hành
- 6Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 1Quyết định 03/2020/QĐ-UBND quy định về phân cấp cơ quan thẩm định, quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2Quyết định 155/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần, ngưng hiệu lực trong năm 2020 và văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021
- 3Quyết định 260/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2016/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 27 tháng 04 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của liên Bộ: Y tế - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 772/TTr-SNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2016 và của Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 276/BC-STP ngày 18 tháng 12 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp, phân công cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, thực phẩm nông lâm thủy sản và cơ quan quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Y tế, Công an tỉnh; thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ PHÂN CẤP, PHÂN CÔNG CƠ QUAN KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP, THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ SỞ SẢN XUẤT BAN ĐẦU NHỎ LẺ THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
1. Quy định này phân cấp cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; cơ quan kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và cơ quan quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Phân công trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
1. Các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn được giao nhiệm vụ kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phân cấp, phân công.
2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến hoạt động trong các lĩnh vực sau:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón hữu cơ và phân bón khác; thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật; thuốc thú y; hóa chất; chế phẩm sinh học; chất xử lý, cải tạo môi trường trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản và một số nhóm vật tư nông nghiệp khác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn.
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản (trừ cơ sở được cấp giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt - VietGap):
- Cơ sở sản xuất ban đầu nông lâm thủy sản có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại; Tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên;
- Cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm thực phẩm;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thực phẩm;
- Cơ sở kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng sản phẩm thực phẩm gắn liền cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản;
- Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương.
- Một số thực phẩm nông lâm thủy sản khác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
d) Cơ sở sản xuất thực phẩm nông lâm thủy sản ban đầu nhỏ lẻ cung cấp sản phẩm ra thị trường không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, gồm: Cơ sở trồng trọt; chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản; sản xuất muối; cơ sở thu hái, đánh bắt; tàu cá có tổng công suất máy chính nhỏ hơn 90 CV và một số cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ khác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Phân cấp, phân công các cơ quan kiểm tra, quản lý đảm bảo yêu cầu rõ ràng, đồng bộ, tránh bỏ sót hoặc chồng chéo nhiệm vụ khi tổ chức thực hiện Quy định này, đảm bảo nguyên tắc một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự kiểm tra, quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước.
2. Đối với một cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhiều nhóm ngành hàng vật tư nông nghiệp và thực phẩm nông lâm thủy sản, thuộc phạm vi kiểm tra, quản lý của nhiều cơ quan, để tránh chồng lấn nhiệm vụ, tạo thuận lợi cho cơ sở sản xuất, cơ quan kiểm tra cấp tỉnh, cấp huyện phân công một cơ quan chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, thành lập các đoàn kiểm tra liên cơ quan hoặc liên ngành để kiểm tra, thanh tra. Cơ quan chủ trì phải thông báo bằng văn bản kết quả phối hợp kiểm tra, thanh tra cho cơ quan tham gia phối hợp.
PHÂN CẤP CƠ QUAN KIỂM TRA, QUẢN LÝ
1. Kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp các cơ sở sản xuất, kinh doanh được quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 2 của Quy định này, do cơ quan chức năng cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt nông thôn, được quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 2 của Quy định này, do cơ quan cấp tỉnh quản lý và vận hành.
3. Kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 2 của Quy định này.
Điều 5. Cơ quan kiểm tra cấp huyện là Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế (trong trường hợp không có Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố là cơ quan chủ trì, phối hợp với các phòng, ban và các ngành có liên quan, tham mưu cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện:
1. Kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, được quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 2 của Quy định này, do cơ quan cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
2. Kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn, có địa điểm trên địa bàn huyện, thành phố được quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 2 của Quy định này (trừ các cơ sở do cơ quan kiểm tra cấp tỉnh quản lý).
Điều 6. Cơ quan quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thực phẩm nông lâm thủy sản
Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, tổ chức ký Bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn và kiểm tra việc thực hiện nội dung Bản cam kết với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn, được quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 2 của Quy định này.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐỊA PHƯƠNG
Điều 7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tham mưu, giúp cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện thống nhất công tác kiểm tra, quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo sự phân cấp, phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh về đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, bao gồm nội dung của các văn bản: Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 và Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nội dung Quy định này và các văn bản có liên quan.
3. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, năng lực và điều kiện thực tế của các Chi cục quản lý chuyên ngành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng Chi cục thực hiện việc kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm ngành hàng vật tư nông nghiệp và thực phẩm nông lâm thủy sản, đã được phân cấp tại Điều 4 của Quy định này.
4. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thu thập thông tin đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh mà pháp luật quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, để xây dựng cơ sở dữ liệu cho công tác kiểm tra, quản lý chuyên ngành.
5. Chỉ đạo các Chi cục quản lý chuyên ngành thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ động, thường xuyên tăng cường công tác thống kê, tổ chức kiểm tra tất cả cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm ngành hàng vật tư nông nghiệp và thực phẩm nông lâm thủy sản theo nhiệm vụ được phân công.
6. Tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm về điều kiện đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo quy định.
7. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các cơ quan kiểm tra, quản lý cấp tỉnh, huyện, xã.
8. Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn và cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục và Cục Quản lý chuyên ngành tổ chức; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ của cơ quan kiểm tra, quản lý cấp tỉnh, huyện, xã.
9. Cùng với thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, xác định nhu cầu kinh phí đối với nhiệm vụ chi (do ngân sách tỉnh đảm bảo) cho các hoạt động liên quan đến công tác kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và thực phẩm nông lâm thủy sản như: công tác thống kê, kiểm tra, thanh tra, giám sát, lấy mẫu; nhu cầu trang thiết bị, năng lực kiểm nghiệm; đào tạo, tập huấn, tuyên truyền,… gửi Sở Tài chính tổng hợp dự toán chi ngân sách địa phương.
10. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện nội dung Quy định này; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) để theo dõi, chỉ đạo.
Cung cấp thông tin việc đăng ký doanh nghiệp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và thực phẩm nông lâm thủy sản cho các cơ quan kiểm tra cấp tỉnh và phối hợp trong việc xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định.
Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu kinh phí của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với nhiệm vụ chi do ngân sách tỉnh đảm bảo, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp chung dự toán ngân sách địa phương hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Chỉ đạo các phòng chức năng thuộc Công an tỉnh, Công an các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, chủ động thực hiện công tác phòng ngừa, phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các hành vi vi phạm về chất lượng vật tư nông nghiệp và đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Điều 11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, thực phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm.
2. Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.
3. Hàng năm, phê duyệt kế hoạch và bố trí kinh phí cho các hoạt động liên quan đến công tác kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp; kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thực phẩm nông lâm thủy sản như: tuyên truyền, tập huấn, thống kê, kiểm tra, ký Bản cam kết, phân tích mẫu, test nhanh…, trên cơ sở đề xuất của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
4. Chủ động tổ chức kiểm tra và xử lý vi phạm về điều kiện đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp đã được phân cấp theo quy định này.
5. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thực phẩm nông lâm thủy sản.
6. Cung cấp thông tin việc đăng ký hộ kinh doanh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và thực phẩm nông lâm thủy sản cho các cơ quan kiểm tra cấp tỉnh; phối hợp với cơ quan kiểm tra cấp tỉnh, xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh không đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả thực hiện công tác kiểm tra, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn huyện, thành phố (qua Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản), để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 12. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
1. Hàng năm, lập kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện công tác quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt, cấp kinh phí thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 11 của Quy định này.
2. Thường xuyên giám sát, kiểm tra việc thực hiện ký Bản cam kết của các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thực phẩm nông lâm thủy sản và xử lý vi phạm theo thẩm quyền về chất lượng an toàn thực phẩm đã được phân cấp theo quy định.
3. Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ do các cơ quan chức năng tổ chức.
4. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định về kết quả thực hiện việc quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, để tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 13. Các sở, ngành khác có liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ theo Quy định này; tham gia đoàn công tác kiểm tra liên ngành khi cơ quan kiểm tra cấp tỉnh có yêu cầu.
Điều 14. Các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, thực phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm.
Điều 15. Tổ chức triển khai thực hiện
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, tham mưu, đề xuất giải pháp triển khai có hiệu quả, tổng hợp giúp cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư số 45/2014/TT- BNNPTNT, Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT và Quy định này.
2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn căn cứ nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện; tổ chức quán triệt Quy định này nhằm nâng cao nhận thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm.
3. Các sở, ngành, địa phương thường xuyên trao đổi cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm; phát huy tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của từng cơ quan để công tác kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đạt hiệu quả cao nhất.
Thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, báo cáo bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
- 1Quyết định 47/2014/QĐ-UBND về phân cấp, phân công trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 2Quyết định 03/2015/QĐ-UBND về việc phân cấp, phân công nhiệm vụ thực hiện Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 3Quyết định 07/2016/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
- 4Kế hoạch 47/KH-UBND về quản lý chất lượng hàng hóa vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản năm 2016 tỉnh Hà Tĩnh
- 5Quyết định 3912/2016/QĐ-UBND Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 6Quyết định 18/2016/QĐ-UBND về quy định cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; cơ quan quản lý cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản ban đầu nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 7Kế hoạch 16/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 07-NQ/BCSĐ về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử trở thành ngành kinh tế chủ lực, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh Ninh Bình
- 8Quyết định 03/2020/QĐ-UBND quy định về phân cấp cơ quan thẩm định, quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 9Quyết định 155/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần, ngưng hiệu lực trong năm 2020 và văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021
- 10Quyết định 260/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 03/2020/QĐ-UBND quy định về phân cấp cơ quan thẩm định, quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2Quyết định 155/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần, ngưng hiệu lực trong năm 2020 và văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021
- 3Quyết định 260/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 2Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 3Luật an toàn thực phẩm 2010
- 4Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 5Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương ban hành
- 6Quyết định 47/2014/QĐ-UBND về phân cấp, phân công trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 7Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Quyết định 03/2015/QĐ-UBND về việc phân cấp, phân công nhiệm vụ thực hiện Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 11Quyết định 07/2016/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
- 12Kế hoạch 47/KH-UBND về quản lý chất lượng hàng hóa vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản năm 2016 tỉnh Hà Tĩnh
- 13Quyết định 3912/2016/QĐ-UBND Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 14Quyết định 18/2016/QĐ-UBND về quy định cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; cơ quan quản lý cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản ban đầu nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 15Kế hoạch 16/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 07-NQ/BCSĐ về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử trở thành ngành kinh tế chủ lực, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh Ninh Bình
Quyết định 16/2016/QĐ-UBND Quy định về phân cấp, phân công cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, thực phẩm nông lâm thủy sản và cơ quan quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 16/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/04/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Trần Ngọc Căng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/05/2016
- Ngày hết hiệu lực: 01/02/2020
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực