- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 21/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giao thông đường thủy nội địa
- 5Thông tư 23/2011/TT-BGTVT quy định về quản lý đường thuỷ nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Thông tư 36/2012/TT-BGTVT quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2013/QĐ-UBND | Vị Thanh, ngày 13 tháng 6 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI HÀNH LANG BẢO VỆ SÔNG, KÊNH, RẠCH; HÀNH LANG BẢO VỆ LUỒNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 23/2011/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 36/2012/TT-BGTVT ngày 13 tháng 9 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hoạt động trong phạm vi hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch; bảo vệ hành lang luồng giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI HÀNH LANG BẢO VỆ SÔNG, KÊNH, RẠCH; HÀNH LANG BẢO VỆ LUỒNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 16/2013/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định cụ thể các hoạt động trong hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch; hành lang bảo vệ luồng nhằm bảo đảm giao thông đường thủy nội địa thông suốt, trật tự, an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân và các đơn vị có liên quan đến các hoạt động trong hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch; hành lang bảo vệ luồng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch: là phần giới hạn dải đất dọc hai bên bờ sông, kênh, rạch và được tính từ mép bờ của sông, kênh, rạch (theo dạng tự nhiên hoặc được xây dựng, cải tạo vào bên trong phía đất liền) không được đào bới, san lấp, xây dựng, làm ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên của sông, kênh, rạch.
2. Mép bờ của sông, kênh, rạch theo dạng tự nhiên hoặc được xây dựng, cải tạo:
a) Mép bờ tự nhiên: là đường ranh giới giữa mái dốc tự nhiên của bờ sông, kênh, rạch với mặt đất tự nhiên theo phương ngang.
b) Mép bờ cải tạo: là đỉnh bờ kè sông, kênh, rạch hoặc các công trình bảo vệ bờ sông, kênh, rạch khác hiện có.
3. Luồng chạy tàu thuyền: là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn.
4. Hành lang bảo vệ luồng: là phần giới hạn của vùng nước hoặc dải đất dọc hai bên luồng để lắp đặt báo hiệu, bảo vệ luồng và bảo đảm an toàn giao thông.
5. Thanh thải là việc loại bỏ các vật chướng ngại trên sông, kênh, rạch.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Trong hành lang bảo vệ sông, kênh rạch không được thực hiện các hành vi
1. Xây dựng trái phép nhà, lều quán hoặc các công trình khác trong phạm vi hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch.
2. Để vật liệu, phương tiện, thiết bị, hàng hóa hoặc các chất thải khác gây sạt lở bờ.
Điều 5. Trong hành lang bảo vệ luồng, ngoài phần dành cho việc lắp đặt báo hiệu cho phép thực hiện các hoạt động sau đây, nhưng không làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động giao thông đường thủy nội địa
1. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
2. Họp chợ, làng chài, làng nghề.
3. Các hoạt động khác theo quy định pháp luật.
Điều 6. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác
1. Các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ luồng phải có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Quy định này và phải thực hiện đầy đủ nội dung ghi trong văn bản chấp thuận.
2. Các phương tiện đánh bắt thủy sản lưu động, các hoạt động không được gây trở ngại cho giao thông đường thủy nội địa, không làm hư hại đến công trình giao thông.
3. Khi luồng chạy tàu, thuyền thay đổi vào các khu vực đánh bắt, nuôi trồng thủy sản thì chủ các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thủy sản phải di chuyển, thu hẹp hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường thủy nội địa có thẩm quyền. Trường hợp nuôi trồng thủy sản có Giấy phép thì do cơ quan cấp Giấy phép đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ thiệt hại theo quy định.
4. Khi chấm dứt khai thác, chủ các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thủy sản phải thanh thải hết các chướng ngại vật.
Điều 7. Họp chợ, làng chài, làng nghề
1. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu triển khai thực hiện việc họp chợ, làng chài, làng nghề trong hành lang bảo vệ luồng phải có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Quy định này và phải thực hiện đầy đủ nội dung ghi trong Giấy phép.
2. Khi triển khai thực hiện việc họp chợ, làng chài, làng nghề không được gây trở ngại cho giao thông đường thủy nội địa, không làm hư hại đến công trình giao thông.
3. Khi chấm dứt hoạt động các tổ chức, cá nhân phải thanh thải hết các chướng ngại vật.
Chương III
QUY ĐỊNH VÀ NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH HÀNH LANG BẢO VỆ SÔNG, KÊNH, RẠCH; PHẠM VI HÀNH LANG BẢO VỆ LUỒNG
Điều 8. Quy định phạm vi luồng chạy tàu thuyền và hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch
STT | Chiều rộng của lòng sông, kênh, rạch (m) | Chiều rộng luồng (m) | Chiều rộng phạm vi hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch |
1 | > 100 | 85 | 25m/mỗi bên |
2 | 70 < a ≤ 100 | 75 | 25m/mỗi bên |
3 | 50 < a ≤ 70 | 50 | 20m/mỗi bên |
4 | 30 < a ≤ 50 | 30 | 15m/mỗi bên |
5 | 10 < a ≤ 30 | 15 | 10m/mỗi bên |
6 | Từ 10 mét trở xuống | 10 | 05m/mỗi bên |
1. Chiều rộng lòng sông, kênh, rạch là khoảng cách của 02 điểm ranh giới giữa mái dốc tự nhiên của bờ sông, kênh, rạch với mặt đất tự nhiên theo phương ngang.
2. Đối với những tuyến sông, kênh, rạch (hoặc đoạn sông, kênh, rạch) thường xuyên bị ngập nước thì chiều rộng lòng sông, kênh, rạch là đường biên có cao trình bằng mực nước lũ cao nhất (được xác định theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn và kết hợp điều tra thực tế).
Điều 9. Nguyên tắc xác định hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch trong một số trường hợp khác
1. Đối với các quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
a) Trường hợp các quy hoạch chi tiết xây dựng đã được xác định hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch lớn hơn hoặc bằng chiều rộng hành lang được quy định tại Điều 8 Quy định này thì tiếp tục quản lý xây dựng phù hợp theo đồ án quy hoạch chi tiết sử dụng đất đã được phê duyệt.
b) Trường hợp trong các quy hoạch chi tiết xây dựng có ranh giới hành lang nhỏ hơn quy định tại Điều 8 Quy định này thì UBND cấp huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh.
2. Đối với các sông, kênh, rạch hiện có tuyến đường bộ chạy song hành hai bên bờ hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch được xác định như sau:
a) Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch trùng phạm vi bảo vệ các công trình phòng, chống lụt bão, bảo vệ đê thì thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống lụt bão, pháp luật về đê điều.
b) Trường hợp phạm vi bảo vệ sông, kênh, rạch trùng với hành lang an toàn cầu, đường bộ thì thực hiện theo quy định của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3. Đối với những đoạn sông, kênh, rạch có bờ tự nhiên khúc khuỷu, lồi lõm và không đảm bảo yêu cầu tiêu thoát nước hoặc yêu cầu tổ chức đường giao thông đường bộ dọc sông, kênh, rạch đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định thì cho phép điều chỉnh hướng tuyến dòng chảy. Phương án điều chỉnh do đơn vị quản lý trực tiếp lập và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (sau khi có ý kiến của Sở Xây dựng và các Sở quản lý chuyên ngành xem xét, thỏa thuận) là cơ sở áp dụng theo quy định Điều 8 của Quy định này.
4. Đối với những đoạn sông, kênh, rạch luôn luôn trong tình trạng bị sạt lở, không đảm bảo an toàn, giao đơn vị quản lý trực tiếp lập phương án chống sạt lở và bảo vệ mép bờ cao và mốc hành lang bờ sông, kênh, rạch được xác định theo Điều 8 của Quy định này theo nguyên tắc được tính toán trên cơ sở ranh giới mép bờ cao đã thiết lập trước.
Trường hợp cần thiết cần có sự thay đổi về ranh giới mép bờ cao sông, kênh, rạch dẫn đến việc thay đổi phạm vi hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, phải được Sở Xây dựng và các Sở quản lý chuyên ngành xem xét, thỏa thuận.
Điều 10. Bảo vệ luồng
1. Phạm vi bảo vệ luồng bao gồm hành lang bảo vệ luồng và phần đất liên quan đến an toàn của luồng và an toàn giao thông vận tải đường thủy nội địa.
2. Mọi vật chướng ngại trong phạm vi bảo vệ luồng phải được thanh thải hoặc xử lý theo quy định tại Điều 12 của Quy định này.
3. Chủ đầu tư công trình hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ luồng phải tuân theo các quy định sau đây:
a) Khi lập dự án xây dựng công trình, khai thác khoáng sản phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa.
b) Khi xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình cầu đường bộ hoặc công trình khác qua luồng phải bảo đảm chiều cao, chiều rộng khoang thông thuyền, độ sâu an toàn của đáy luồng theo tiêu chuẩn cấp kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa được xác định tại Thông tư số 36/2012/TT-BGTVT ngày 13 tháng 9 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải.
c) Trước khi thi công công trình hoặc khai thác khoáng sản phải có phương án bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa chấp thuận bằng văn bản.
d) Khi hoàn thành công trình hoặc kết thúc việc khai thác khoáng sản phải thanh thải vật chướng ngại do xây dựng công trình, khai thác khoáng sản gây ra và được đơn vị quản lý đường thủy nội địa phụ trách khu vực xác nhận giao thông trên luồng được bảo đảm như trước khi thi công công trình, khai thác khoáng sản; bàn giao hồ sơ công trình liên quan đến phạm vi bảo vệ luồng cho đơn vị quản lý đường thủy nội địa.
đ) Bồi thường thiệt hại phát sinh liên quan đến phạm vi bảo vệ luồng do thi công công trình hoặc khai thác khoáng sản gây ra.
Điều 11. Phạm vi hành lang bảo vệ luồng
1. Phạm vi hành lang bảo vệ luồng thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ cụ thể:
a) Trường hợp luồng chạy tàu, thuyền không sát bờ, từ mép luồng trở ra mỗi phía:
- 20 m (hai mươi mét) đối với sông, kênh cấp I, II.
- 15m (mười lăm mét) đối với sông, kênh cấp III, IV.
- l0m (mười mét) đối với sông, kênh cấp V, VI.
b) Trường hợp luồng chạy tàu, thuyền sát bờ không có đê hoặc đường giao thông trên bờ: 5m (năm mét) tính từ mép bờ cao trở vào.
c) Trường hợp luồng chạy tàu, thuyền sát bờ có đê mà hành lang bảo vệ luồng chạy tàu, thuyền trùng với phạm vi bảo vệ đê thì phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ đê.
d) Trường hợp luồng chạy tàu, thuyền sát bờ có đường bộ, đường sắt thì hành lang bảo vệ luồng chạy tàu, thuyền tính từ mép bờ cao trở ra phía sông.
3. Phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước, phần dưới đáy sông: Theo cấp kỹ thuật đường thủy nội địa hiện hành.
2. Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng, hoạt động thủy sản và các hoạt động khác không được làm che khuất báo hiệu, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người trực tiếp điều khiển phương tiện và phải theo hướng dẫn của đơn vị quản lý đường thủy nội địa.
Khi hành lang bảo vệ luồng thay đổi, đơn vị quản lý đường thủy nội địa phải thông báo và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hoạt động thủy sản hoặc các hoạt động khác phải di chuyển, thu hẹp hoặc thanh thải vật chướng ngại do họ gây ra trên luồng mới.
3. Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng không được xây dựng nhà, các công trình khác, khai thác khoáng sản trái phép.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể việc họp chợ, làng chài, làng nghề và các hoạt động khác trên hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm giao thông đường thủy nội địa thông suốt, trật tự, an toàn và bảo vệ môi trường.
5. Đối với những tuyến đường thủy nội địa đã được phê duyệt quy hoạch, việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ luồng căn cứ vào cấp kỹ thuật đường thủy nội địa theo quy hoạch để thực hiện.
6. Các dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường thủy nội địa đang khai thác hoặc dự án mở tuyến đường thủy nội địa mới phải căn cứ vào quy hoạch xác định rõ cấp kỹ thuật của tuyến đường thủy nội địa sau khi hoàn thành dự án, xác định phạm vi hành lang bảo vệ luồng, xây dựng phương án và thực hiện cắm mốc chỉ giới.
Việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ luồng, xây dựng phương án và thực hiện cắm mốc chỉ giới được coi là một hạng mục của dự án.
Điều 12. Thanh thải vật chướng ngại
Đơn vị quản lý đường thủy nội địa (các tuyến sông, kênh, rạch) được phân cấp quản lý có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan và địa phương lập hồ sơ theo dõi vật chướng ngại có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa cụ thể:
1. Vật chướng ngại trái phép trên luồng, hành lang bảo vệ luồng phải được thanh thải để bảo đảm an toàn giao thông.
2. Tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại có trách nhiệm thanh thải vật chướng ngại trong thời hạn do đơn vị quản lý đường thủy nội địa quy định; nếu không thực hiện thanh thải trong thời hạn quy định thì đơn vị quản lý đường thủy nội địa thực hiện thanh thải vật chướng ngại đó và tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại phải chịu mọi chi phí.
3. Đơn vị quản lý đường thủy nội địa có trách nhiệm thanh thải vật chướng ngại tự nhiên hoặc vật chướng ngại không xác định được tổ chức, cá nhân gây ra.
Điều 13. Thủ tục chấp thuận phương án đảm bảo an toàn giao thông cho phép sử dụng hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch; hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa
1. Văn bản đề nghị chấp thuận phương án cho phép sử dụng hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch; hành lang bảo vệ luồng và bản cam kết bảo vệ môi trường.
2. Phương án sử dụng hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch; hành lang bảo vệ luồng, bao gồm:
a) Thuyết minh chung về phương án thi công công trình.
b) Bản vẽ mặt bằng vị trí sử dụng.
c) Thời gian sử dụng hành lang bảo vệ luồng.
3. Phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa tại khu vực sử dụng, bao gồm:
a) Thuyết minh biện pháp đảm bảo an toàn giao thông công trình.
b) Bản vẽ tổng thể mặt bằng có ghi rõ phương án bố trí báo hiệu.
4. Số lượng hồ sơ: 1 bộ
Điều 14. Thẩm quyền của cơ quan chấp thuận phương án
1. Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu triển khai thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch; hành lang bảo vệ luồng trên đường thủy nội địa do Sở quản lý.
2. UBND cấp huyện tiếp nhận và chấp thuận đối với các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và thực hiện việc họp chợ, làng chài, làng nghề trong hành lang bảo vệ luồng do UBND cấp huyện quản lý.
3. Chậm nhất là 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện có ý kiến trả lời bằng văn bản. Trường hợp không giải quyết được phải nêu rõ lý do và trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu hoạt động trong hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch; hành lang bảo vệ luồng.
4. Văn bản chấp thuận phương án đảm bảo an toàn giao thông cho phép sử dụng hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch; hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa có giá trị trong thời gian 6 tháng kể từ ngày ban hành; nếu quá 6 tháng, phải gia hạn. hủ tục gia hạn được quy định như sau:
a. Văn bản đề nghị gia hạn chấp thuận phương án cho phép sử dụng hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch; hành lang bảo vệ luồng.
b. Thời gia giải quyết trong 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận văn bản đề nghị gia hạn.
Điều 15. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sử dụng hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch; hành lang bảo vệ luồng
1. Nộp đủ lệ phí và các khoản thu khác (nếu có) theo quy định.
2. Trong quá trình thi công, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công các công trình phải thực hiện đầy đủ phương án đảm bảo an toàn giao thông. Trường hợp phải thay đổi phương án thi công có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình phải lập lại hồ sơ trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý về giao thông đường thủy nội địa xem xét chấp thuận điều chỉnh phương án.
3. Trước khi sử dụng phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết để thực hiện việc quản lý, kiểm tra, giám sát trong quá trình sử dụng hành lang bảo vệ luồng.
Điều 16. Giám đốc Sở Giao thông vận tải chỉ đạo Thanh tra Giao thông vận tải phối hợp với các ngành có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, xử lý những hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong suốt thời gian sử dụng hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, hành lang bảo vệ luồng.
Điều 17. Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo Phòng Cảnh sát đường thủy trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị có trách nhiệm kiểm tra, xử lý kiên quyết những hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch; hành lang bảo vệ luồng.
Điều 18. Chủ tịch UBND cấp huyện chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, xử lý những hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch; hành lang bảo vệ luồng.
Chương IV
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 19. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy định này thì được khen thưởng theo quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Điều 20. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Giám đốc Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm triển khai thực hiện và hướng dẫn thi hành Quy định này đến các cơ quan, đơn vị có liên quan; định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm báo cáo UBND tỉnh tiến độ thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Giao thông vận tải tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 22/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về hoạt động trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 102/2003/QĐ-UB về bảng quy định (tạm thời) hành lang bảo vệ kênh, rạch thoát nước (không có lưu công thủy) và hành lang bảo vệ các công trình tưới trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3Chỉ thị 13/CT.UB năm 1995 về tăng cường công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị do tỉnh Lào Cai ban hành
- 4Quyết định 46/2013/QĐ-UBND về Quy định hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên tuyến đường thủy nội địa địa phương, tỉnh Hà Nam
- 5Quyết định 869/2002/QĐ-UBND quy định hành lang bảo vệ luồng, giới hạn trọng tải tàu, thuyền đối với các tuyến đường sông địa phương của tỉnh Hà Nam
- 6Quyết định 942/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương dự toán dự án: khảo sát, quy hoạch và công bố tuyến luồng đường thủy nội địa tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 7Quyết định 10/2008/QĐ-UBND công bố giới hạn hành lang đường bộ, hành lang bảo vệ luồng đường thủy trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 8Quyết định 25/2015/QĐ-UBND quy định cấp kỹ thuật và phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa trên sông, kênh thuộc tỉnh Kiên Giang quản lý
- 9Quyết định 42/2018/QĐ-UBND quy định về hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên tuyến đường thủy nội địa địa phương, tỉnh Hà Nam
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 21/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giao thông đường thủy nội địa
- 5Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 6Quyết định 22/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về hoạt động trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 7Thông tư 23/2011/TT-BGTVT quy định về quản lý đường thuỷ nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Thông tư 36/2012/TT-BGTVT quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Quyết định 102/2003/QĐ-UB về bảng quy định (tạm thời) hành lang bảo vệ kênh, rạch thoát nước (không có lưu công thủy) và hành lang bảo vệ các công trình tưới trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 10Chỉ thị 13/CT.UB năm 1995 về tăng cường công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị do tỉnh Lào Cai ban hành
- 11Quyết định 46/2013/QĐ-UBND về Quy định hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên tuyến đường thủy nội địa địa phương, tỉnh Hà Nam
- 12Quyết định 869/2002/QĐ-UBND quy định hành lang bảo vệ luồng, giới hạn trọng tải tàu, thuyền đối với các tuyến đường sông địa phương của tỉnh Hà Nam
- 13Quyết định 942/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương dự toán dự án: khảo sát, quy hoạch và công bố tuyến luồng đường thủy nội địa tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 14Quyết định 10/2008/QĐ-UBND công bố giới hạn hành lang đường bộ, hành lang bảo vệ luồng đường thủy trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 15Quyết định 25/2015/QĐ-UBND quy định cấp kỹ thuật và phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa trên sông, kênh thuộc tỉnh Kiên Giang quản lý
- 16Quyết định 42/2018/QĐ-UBND quy định về hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên tuyến đường thủy nội địa địa phương, tỉnh Hà Nam
Quyết định 16/2013/QĐ-UBND ban hành Quy định hoạt động trong phạm vi hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch; bảo vệ hành lang luồng giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- Số hiệu: 16/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/06/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang
- Người ký: Trần Công Chánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/06/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực