- 1Quyết định 28/2011/QĐ-UBND quy định về tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư và kiểm tra về đấu thầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Quyết định 5038/QĐ-UBND năm 2012 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2011 trở về trước
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2004/QĐ-UB | Vinh, ngày 02 tháng 3 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ;
- Căn cứ Thông tư số 03/2003/TT-BKH ngày 19/5/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá đầu tư;
- Theo kết luận Hội nghị UBND tỉnh tại kỳ họp tháng 01/2004.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Quy định chung
Để tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ và Thông tư số 03/2003/TT-BKH ngày 19/5/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh giao các ngành, các cấp thực hiện tốt các nội dung và nhiệm vụ chủ yếu như sau:
Trước hết phải quán triệt ý nghĩa, nội dung công tác giám sát, đánh giá đầu tư:
1. Giám sát đầu tư gồm 2 loại: Giám sát tổng thể đầu tư và giám sát dự án đầu tư.
a) Giám sát tổng thể đầu tư là việc theo dõi, kiểm tra đối với quá trình thực hiện đầu tư của các cấp, các ngành, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, thiếu sót để quản lý đầu tư đúng quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu và đảm bảo hiệu quả.
b) Giám sát dự án đầu tư là việc theo dõi, kiểm tra thường xuyên quá trình đầu tư của dự án nhằm đảm bảo quá trình đầu tư đúng quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của dự án.
2. Đánh giá đầu tư: Là việc đánh giá tình hình thực hiện, xác định rõ mức độ hoàn thành kế hoạch đầu tư, phân tích nguyên nhân tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư và đề xuất các giải pháp khắc phục những sai sót, khuyết điểm trong quá trình đầu tư trên địa bàn hoặc của từng ngành (gọi là đánh giá tổng thể) hoặc từng dự án cụ thể (gọi là đánh giá dự án đầu tư).
Điều 2. Hệ thống giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh
1. Cấp tỉnh:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp UBND tỉnh tổ chức thực hiện giám sát tổng thể đầu tư và giám sát đánh giá các dự án trọng điểm của tỉnh. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ này, Sở bố trí một bộ phận tổng hợp về giám sát, đánh giá đầu tư trong phòng Thẩm định dự án đầu tư và xét thầu.
b) Sở Xây dựng và các Sở có xây dựng chuyên ngành cấp tỉnh (Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công nghiệp, Giao thông Vận tải,...) bố trí một bộ phận tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các dự án thuộc chuyên ngành quản lý theo chức năng quản lý Nhà nước.
2. Cấp huyện:
Bố trí một bộ phận trong Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các dự án thuộc quyền quản lý trên địa bàn.
3. Cấp cơ sở:
UBND cấp xã, doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án, Ban quản lý dự án chuyên ngành bố trí một bộ phận tham mưu thường xuyên về giám sát, đánh giá đầu tư đối với các dự án thuộc quyền quản lý của đơn vị mình.
Điều 3. Phân công giám sát, đánh giá đầu tư:
Các cấp, các ngành thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo nội dung và quy trình đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 03/2003/TT-BKH ngày 19/5/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong giám sát, đánh giá đầu tư như sau:
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Đầu mối tổng hợp và báo cáo với UBND tỉnh về kết quả công tác giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng hợp phân tích đánh giá tình hình kết quả đầu tư và công tác quản lý đầu tư của tỉnh, báo cáo định kỳ 6 tháng một lần cho Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo tiến độ quy định.
- Tiếp thu và nghiên cứu các văn bản của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ về giám sát, đánh giá đầu tư cho các cấp, các ngành và cơ sở. Đôn đốc các Chủ đầu tư dự án báo cáo các nội dung theo biểu mẫu quy định.
- Chủ trì phối hợp với các ngành thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các dự án nhóm A, dự án trọng điểm theo quyết định của UBND tỉnh.
- Tham mưu đề xuất kiến nghị UBND tỉnh các giải pháp sau giám sát, đánh giá dự án đầu tư như: Bổ sung chủ trương đầu tư, bổ sung nội dung dự án, hủy bỏ, tạm dừng đầu tư các dự án trái quy hoạch hoặc không đảm bảo cân đối nguồn vốn và kém hiệu quả; xử lý bổ sung vốn hoặc bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư hàng năm và sau khi có quyết định phê duyệt quyết toán dự án.
2. Sở Xây dựng, các Sở có xây dựng chuyên ngành và UBND cấp huyện:
a) Chủ trì thực hiện giám sát dự án và đánh giá dự án đầu tư từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, sau đầu tư đối với các dự án do địa phương quản lý và theo ngành quản lý.
Phân công như sau:
- Sở Xây dựng: Các dự án kiến trúc dân dụng đô thị và quốc phòng, an ninh, hạ tầng phúc lợi công cộng, văn hóa - xã hội.
- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Các dự án thủy lợi, nông lâm ngư nghiệp.
- Sở Công nghiệp: Các dự án công nghiệp, điện, tin học.
- Sở Giao thông Vận tải: Các dự án giao thông vận tải.
- UBND cấp huyện: Tổng hợp giám sát, đánh giá đầu tư các dự án trên địa bàn và thực hiện giám sát các dự án do mình trực tiếp quản lý và ra quyết định đầu tư.
b) Chỉ đạo, đôn đốc các Chủ đầu tư, dự án báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư theo tiến độ hàng quý. Tổng hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư tổng thể cho UBND tỉnh qua Sở Kế hoạch và Đầu tư mỗi năm hai lần vào ngày 30/6 và 30/12.
c) Tập hợp các kiến nghị của các Chủ đầu tư và ý kiến của các cơ quan liên quan, phản ánh với UBND tỉnh và đề xuất giải pháp xử lý đối với từng dự án cụ thể sau khi giám sát, đánh giá đầu tư.
3. Các cơ quan tham gia giám sát, đánh giá đầu tư gồm các ngành kinh tế - kỹ thuật (Sở Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học - Công nghệ, Quỹ hỗ trợ và phát triển, Kho bạc Nhà nước...); các ngành nội chính (Thanh tra Nhà nước, Sở Tư pháp, Công an tỉnh...); các tổ chức tư vấn có đủ năng lực và tư cách pháp nhân có nhiệm vụ:
a) Phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở Xây dựng chuyên ngành tham gia thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các dự án (khoản 2, điều 3) về các nội dung theo nhiệm vụ chức năng quản lý Nhà nước được giao. Tham gia cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư giám sát, đánh giá đầu tư các dự án nhóm A và dự án trọng điểm theo quyết định của UBND tỉnh.
b) Cung cấp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành chức năng số liệu thực hiện đầu tư hàng quý và lũy kế vốn đầu tư của từng dự án và các yêu cầu khác liên quan đến công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư.
c) Các tổ chức có đủ tư cách pháp nhân được UBND tỉnh giao nhiệm vụ giám sát, đánh giá dự án đầu tư phải theo đúng trình tự các công đoạn của quá trình đầu tư của dự án, đúng quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và đảm bảo hiệu quả đầu tư.
4. Doanh nghiệp, chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chuyên ngành, UBND cấp xã có nhiệm vụ quyền hạn:
a) Tự giám sát, đánh giá dự án mình quyết định đầu tư hoặc thuộc quyền quản lý trực tiếp và phải báo cáo định kỳ mỗi quý một lần vào ngày 25 tháng cuối quý cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan giám sát (UBND cấp huyện hoặc Sở Xây dựng, các Sở có xây dựng chuyên ngành), Bộ Kế hoạch và Đầu tư nếu là dự án nhóm A theo các nội dung, biểu mẫu quy định tại Thông tư 03/2003/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan giám sát đầu tư.
c) Phát hiện và báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền các phát sinh, sai sót và vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. Kiến nghị với cấp quyết định đầu tư về điều chỉnh, bổ sung các nội dung dự án và kế hoạch đầu tư hàng năm hoặc bố trí vốn thanh toán sau khi có quyết định phê duyệt quyết toán dự án.
d) Được quyền kiến nghị lên cấp cao hơn nếu quá 15 ngày mà cơ quan giám sát đầu tư và Sở Kế hoạch và Đầu tư không có văn bản xử lý các kiến nghị.
Điều 4. Quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm:
1. Khen thưởng:
Giám sát đánh giá đầu tư là một trong những tiêu chuẩn để bình xét thi đua hàng năm. Các cấp, các ngành, các đơn vị thực hiện tốt công tác giám sát, đánh giá đầu tư sẽ được khen thưởng. Những cấp, ngành, đơn vị không thực hiện nghiêm túc thì tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật.
2. Xử lý vi phạm:
a) Vi phạm các quy định của công tác giám sát, đánh giá đầu tư:
- Nghiêm cấm việc báo cáo sai sự thật về các nội dung theo yêu cầu báo cáo của Thông tư 03/2003/TT-BKH ngày 19/5/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Nếu báo cáo chậm tiến độ thời gian quy định thì tùy mức độ sẽ bị phê bình, cảnh cáo, trừ điểm thi đua và không giải quyết các yêu cầu về bổ sung và điều chỉnh dự án.
- Các dự án đầu tư từ 2 năm trở lên sẽ không bố trí vốn kế hoạch năm sau nếu Chủ đầu tư không thực hiện nghiêm túc và không có đầy đủ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư năm trước. Dự án chỉ được quyết toán vốn đầu tư khi thực hiện đầy đủ các quy định giám sát, đánh giá đầu tư.
- Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư bao che các hành vi vi phạm về quản lý đầu tư và xây dựng của Chủ đầu tư để xẩy ra thất thoát lãng phí và công trình kém hiệu quả sẽ phải chịu các hình thức kỷ luật.
b) Xử lý các vi phạm theo kết luận của giám sát, đánh giá đầu tư:
Sau khi có các kết luận về vi phạm trong giám sát, đánh giá đầu tư thì tùy theo mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải bị xử lý kỷ luật từ phê bình, cảnh cáo đến cách chức. Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư chuyển hồ sơ cho cơ quan pháp luật xử lý.
Điều 5. Điều khoản thi hành:
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
2. Các ông: Chánh Văn phòng HĐND - UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các cấp, các ngành, các chủ đầu tư cần phản ánh kịp thời cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý.
| TM. UBND TỈNH NGHỆ AN |
- 1Quyết định 28/2011/QĐ-UBND quy định về tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư và kiểm tra về đấu thầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Quyết định 5038/QĐ-UBND năm 2012 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2011 trở về trước
- 3Quyết định 48/2008/QĐ-UBND quy định cụ thể một số nội dung trong thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 4Nghị quyết 37/NQ-HĐND năm 2016 về điều chỉnh chuyên đề giám sát năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định
- 1Quyết định 28/2011/QĐ-UBND quy định về tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư và kiểm tra về đấu thầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Quyết định 5038/QĐ-UBND năm 2012 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2011 trở về trước
- 1Nghị định 07/2003/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm Nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP
- 2Thông tư 03/2003/TT-BKH hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 48/2008/QĐ-UBND quy định cụ thể một số nội dung trong thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 5Nghị quyết 37/NQ-HĐND năm 2016 về điều chỉnh chuyên đề giám sát năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định
Quyết định 16/2004/QĐ-UB phân công thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- Số hiệu: 16/2004/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/03/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Nguyễn Thế Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/03/2004
- Ngày hết hiệu lực: 18/06/2011
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực