Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1594/QĐ-UBND | Lạng Sơn, ngày 14 tháng 9 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH LẠNG SƠN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 28/02/2024 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc rà soát, đánh giá TTHC trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2024;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2938/TTr-SGDĐT ngày 10/9/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 05 thủ tục hành chính lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn tại phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện sau khi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính được cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung về thủ tục hành chính.
Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH LẠNG SƠN
(Kèm theo Quyết định số 1594/QĐ-UBND ngày 14/9/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn)
1. Thủ tục hành chính: Thành lập trường trung cấp sư phạm công lập, cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục
1.1. Nội dung đơn giản hóa
Đề nghị sửa đổi nội dung liên quan đến cơ quan có thẩm quyền thành lập, trình tự, quyết định thành lập trường trung cấp sư phạm.
Lý do: để đảm bảo thực hiện đúng điểm a, b khoản 1, Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo “Đảm bảo trình độ chuẩn của nhà giáo các cấp học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông “Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non”; “Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông”... Do vậy, mô hình trường trung cấp sư phạm đào tạo hệ trung cấp các ngành sư phạm không còn phù hợp với yêu cầu về trình độ chuẩn được đào tạo nhà giáo.
Hiện nay, tại dự thảo Hồ sơ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Mục tiêu tại hồ sơ quy hoạch, dự kiến sẽ không đào tạo sư phạm tại các trường cao đẳng sư phạm, do đó việc thành lập trường trung cấp sư phạm sẽ không phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm trong tương lai.
1.2. Kiến nghị thực thi
Bãi bỏ các nội dung liên quan đến cơ quan có thẩm quyền thành lập, trình tự thành lập trường trung cấp sư phạm tại khoản 30 Điều 1 Nghị định số 135/2018/NĐ- CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Cụ thể:
“30. Sửa đổi, bổ sung Điều 79 như sau:
Điều 79. Thủ tục thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành trường cao đẳng sư phạm tư thục.
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đối với trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập đối với trường cao đẳng sư phạm tư thục;
2. Hồ sơ gồm:….”
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.800.000 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 1.800.000 đồng/năm
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
2. Thủ tục hành chính: Sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm
2.1. Nội dung đơn giản hóa
Đề nghị sửa đổi nội dung liên quan đến sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm.
Lý do: để đảm bảo thực hiện đúng điểm a, b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019, quy định:
“1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông”.
Tại điểm 2.4 mục 2 Phần VI. Phương án phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự thảo Hồ sơ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 quy định: “Sắp xếp, tổ chức lại các trường cao đẳng sư phạm theo các phương án: i) sáp nhập vào một trường đại học sư phạm hoặc một cơ sở giáo dục đại học có đào tạo giáo viên trong vùng; ii) sáp nhập vào một cơ sở giáo dục đại học tại địa phương. Đến 2030, không còn đào tạo giáo viên tại các trường cao đẳng sư phạm và các trường cao đẳng đa ngành”.
Trên cơ sở đó, mô hình trường trung cấp sư phạm đào tạo hệ trung cấp các ngành sư phạm không còn phù hợp với yêu cầu về trình độ chuẩn được đào tạo nhà giáo theo Luật Giáo dục 2019 và dự thảo Hồ sơ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Do đó, khi thành lập trường trung cấp sư phạm công lập, cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục bị bãi bỏ theo đề xuất nêu trên, thì việc sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm không còn phù hợp.
2.2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi các nội dung liên quan đến việc sáp nhập, chia, tách; người có thẩm quyền sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm; thủ tục sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm được quy định tại Điều 82 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP và khoản 32 Điều 1 Nghị định số 135/2018/NĐ-CP, như sau:
“Điều 82. Sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm
1. Việc sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:….”
“32. Sửa đổi điểm a và điểm b khoản 1 Điều 82 như sau:
“a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm;
b) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên.”
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.800.000 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 1.800.000 đồng/năm
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
3. Thủ tục hành chính: Giải thể trường trung cấp sư phạm (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường trung cấp sư phạm)
3.1. Nội dung đơn giản hóa
Đề nghị sửa đổi nội dung liên quan đến giải thể trường trung cấp sư phạm.
Lý do: để đảm bảo thực hiện đúng điểm a, b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019, quy định:
“1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông”.
Tại điểm 2.4 mục 2 Phần VI. Phương án phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự thảo Hồ sơ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đang quy định: “Sắp xếp, tổ chức lại các trường cao đẳng sư phạm theo các phương án: i) sáp nhập vào một trường đại học sư phạm hoặc một cơ sở giáo dục đại học có đào tạo giáo viên trong vùng; ii) sáp nhập vào một cơ sở giáo dục đại học tại địa phương. Đến 2030, không còn đào tạo giáo viên tại các trường cao đẳng sư phạm và các trường cao đẳng đa ngành”.
Trên cơ sở đó, mô hình trường trung cấp sư phạm đào tạo hệ trung cấp các ngành sư phạm không còn phù hợp với yêu cầu về trình độ chuẩn được đào tạo nhà giáo theo Luật Giáo dục 2019 và dự thảo Hồ sơ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Do đó, khi thành lập trường trung cấp sư phạm công lập, cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục bị bãi bỏ theo đề xuất nêu trên thì việc giải thể trường trung cấp sư phạm không còn phù hợp.
3.2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi, bãi bỏ các nội dung liên quan đến việc giải thể trường trung cấp sư phạm được quy định tại Điều 85 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP, như sau:
“Điều 85. Giải thể trường cao đẳng sư phạm
1. Trường trường cao đẳng sư phạm bị giải thể trong những trường hợp sau đây:
a)…………”
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.700.000 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 2.700.000 đồng/năm
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
4. Thủ tục hành chính: Thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm hoặc cho phép thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm tư thục
4.1. Nội dung đơn giản hóa
Đề nghị sửa đổi nội dung liên quan đến thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm hoặc cho phép thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm tư thục.
Lý do: tại điểm a, b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019, quy định:
“1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông”.
Tại điểm 2.4 mục 2 Phần VI. Phương án phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự thảo Hồ sơ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 quy định:
“Sắp xếp, tổ chức lại các trường cao đẳng sư phạm theo các phương án: i) sáp nhập vào một trường đại học sư phạm hoặc một cơ sở giáo dục đại học có đào tạo giáo viên trong vùng; ii) sáp nhập vào một cơ sở giáo dục đại học tại địa phương. Đến 2030, không còn đào tạo giáo viên tại các trường cao đẳng sư phạm và các trường cao đẳng đa ngành”.
Trên cơ sở đó, mô hình trường trung cấp sư phạm đào tạo hệ trung cấp các ngành sư phạm không còn phù hợp với yêu cầu về trình độ chuẩn được đào tạo nhà giáo theo Luật Giáo dục 2019 và dự thảo Hồ sơ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Do đó, khi thành lập trường trung cấp sư phạm công lập, cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục bị bãi bỏ theo đề xuất, thì việc thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm hoặc cho phép thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm tư thục không còn phù hợp.
4.2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi, bãi bỏ các nội dung liên quan đến điều kiện, thủ tục thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm hoặc cho phép thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm tư thục được quy định tại Điều 86 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP như sau:
“Điều 86. Điều kiện, thủ tục thành lập; giải thể phân hiệu trường cao đẳng sư phạm.
Điều kiện, thủ tục thành lập; giải thể, trường cao đẳng sư phạm được thực hiện như đối với việc thành lập, giải thể trường cao đẳng sư phạm theo quy định tại các Điều 78, 79 và 85 Nghị định này”…
4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.800.000 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 1.800.000 đồng/năm
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
5. Thủ tục hành chính: Giải thể phân hiệu trường trung cấp sư phạm (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm)
5.1. Nội dung đơn giản hóa
Đề nghị sửa đổi nội dung liên quan đến giải thể phân hiệu trường trung cấp sư phạm.
Lý do: việc thành lập trường trung cấp sư phạm không còn phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Do vậy, việc giải thể phân hiệu trường trung cấp sư phạm không còn phù hợp trong tình hình thực tiễn hiện nay.
5.2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi các nội dung liên quan đến điều kiện, thủ tục giải thể phân hiệu trường trung cấp sư phạm được quy định tại Điều 86 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP như sau:
“Điều 86. Điều kiện, thủ tục thành lập; giải thể phân hiệu trường cao đẳng sư phạm
Điều kiện, thủ tục thành lập; giải thể, trường cao đẳng sư phạm được thực hiện như đối với việc thành lập, giải thể trường cao đẳng sư phạm theo quy định tại các Điều 78, 79 và 85 Nghị định này”.
5.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.700.000 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 2.700.000 đồng/năm
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
- 1Quyết định 2227/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội, Giáo dục nghề nghiệp, An toàn lao động - Vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
- 2Quyết định 3579/QĐ-UBND năm 2020 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 713/QĐ-UBND thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình năm 2024
Quyết định 1594/QĐ-UBND năm 2024 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn
- Số hiệu: 1594/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/09/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Dương Xuân Huyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra