- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Nghị quyết 29/NQ-CP năm 2024 Chương trình hành động thực hiện Kết luận 61-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 327/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1594/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 14 tháng 8 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29/NQ-CP NGÀY 08/3/2024 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 61-KL/TW CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TW VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08/3/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
Theo đề nghị của Giám đốc Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 152/TTr-SNN&PTNT ngày 02/8/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08/3/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, tổ chức thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29/NQ-CP NGÀY 08/3/2024 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 61-KL/TW CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TW VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1594/QĐ-UBND ngày 14/8/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Nhằm tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08/3/2024 của Chính phủ về việc thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13 - CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cụ thể hóa nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29/NQ-CP, về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, nhất là công tác quản lý, bảo vệ và phát triển lâm sản.
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, về vai trò, tầm quan trọng của rừng và lâm sản từ rừng. Từ đó thay đổi hành vi, thói quen trong sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng, tạo động lực phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục đích, đa giá trị đa dạng hóa các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp theo hướng sản xuất xanh, bền vững, tuần hoàn.
2. Yêu cầu
- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, người đứng đầu trong cấp ủy, Đảng, chính quyền và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.
- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt các nội dung phù hợp với từng đối tượng, thành phần, từng cấp, ngành nhằm giúp cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân nắm vững, hiểu rõ những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08/3/2024 của Chính phủ.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Đổi mới, đa dạng hóa, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, lâm sản bền vững
- Triển khai, phổ biến, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân về mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08/3/2024 của Chính phủ;
- Đổi mới, đa dạng hoá, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, xây dựng các tài liệu, tin bài, phóng sự chuyên đề về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, tài nguyên rừng và phát triển lâm nghiệp với cách làm mới, sáng tạo, hình thức và nội dung phù hợp; biểu dương gương người tốt, việc tốt trong bảo vệ rừng, lâm sản; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp của các tổ chức, cá nhân để giáo dục phòng ngừa.
- Tăng cường nâng cao nhận thức, tuyên truyền, phổ biến về công tác bảo vệ và phát triển rừng, lâm sản từ rừng; lồng ghép tuyên truyền trong các hoạt động của các cấp Ủy đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể;
- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền về bảo vệ rừng, tài nguyên rừng vào giờ học cho trẻ em, học sinh các cấp và giáo dục thường xuyên, như: vai trò, tác dụng của rừng trong nền kinh tế và môi trường sống của con người; các quy định của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng; tác hại của việc khai thác, chặt phá rừng trái pháp luật;
- Tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển cây xanh phân tán; trong đó, phát huy vai trò, nhân lực có sẵn tại địa phương như trưởng ấp, các tổ chức đoàn thể.
- Các cơ quan truyền thông tăng thời lượng đưa tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về lâm nghiệp.
2. Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về lâm nghiệp
- Tiếp tục triển khai các chính sách để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững tại địa phương.
- Nghiên cứu, đề xuất tăng cường chế tài, đơn giản hóa thủ tục để xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, nhất là hành vi phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trái pháp luật.
3. Phát triển kinh tế lâm nghiệp
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các kế hoạch trọng điểm của ngành lâm nghiệp như: Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 09/11/2021 về việc trồng 500.000 xanh phân tán trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch Phát động phong trào trồng cây xanh phòng, chống sạt lở bờ sông, kênh, rạch thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2024-2030. Chủ động nghiên cứu, lựa chọn đề xuất nội dung quản lý, bảo vệ và phát triển lâm sản phù hợp với tình hình thực tế của địa phương đưa vào kế hoạch, phát triển lâm nghiệp đảm bảo hài hòa với phát triển nền nông nghiệp của tỉnh không để xảy ra ảnh hưởng, xung đột đến phát triển nông nghiệp và ảnh hưởng đến môi trường. Trong đó tập trung phát triển cây xanh phân tán phủ xanh đô thị, nông thôn; phát triển trồng các loại cây thích hợp, phù hợp đối với việc bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, sạt lở bờ sông, bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh học và tái tạo nguồn lợi thủy sản,… do tác động của biến đổi khí hậu và các loài động vật hoang dã có hiệu quả kinh tế.
- Phát triển các hình thức liên kết, hợp tác, phát triển chuỗi sản xuất, kinh doanh, chế biến lâm sản gỗ, các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã, các mô hình sản xuất nông - lâm - thủy sản kết hợp đạt hiệu quả kinh tế cao phù hợp với đặc thù của tỉnh;
- Khuyến khích phát triển các mô hình hình nuôi động vật hoang dã có hiệu quả kinh tế cao nhằm cải thiện và nâng cao thu nhập, đời sống của người dân gắn với việc quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo phát triển bền vững, lâu dài. Có cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, đồng thời tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh tham gia thực hiện Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030 để đẩy mạnh liên kết, mở rộng quy mô, phát huy năng lực cạnh tranh, liên kết sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ không những ở trong nước và xuất khẩu;
- Thu hút sự tham gia của người dân và huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển lâm nghiệp và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững ở địa phương.
4. Sắp xếp tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp
- Tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo quy định; kiện toàn, củng cố cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp tại địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu quả phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh đảm bảo đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; nghiên cứu, đề xuất bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách lâm nghiệp, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi và đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của kiểm lâm; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành lâm nghiệp, đặc biệt đội ngũ làm công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và phòng, chống tội phạm liên quan đến lâm sản từ rừng;
- Quản lý chặt chẽ việc tuân thủ các quy định của pháp luật đối với các cơ sở nuôi, gây nuôi, mua bán động vật hoang dã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến lâm nghiệp, nhất là các trường hợp nuôi nhốt, săn bắt trái phép các loại động vật hoang dã và các hoạt động liên quan đến mua bán, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh.
5. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp
Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, thường xuyên rà soát thủ tục hành chính để bổ sung, chỉnh sửa phù hợp với quy định và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo nhanh, chính xác đảm bảo quyền lợi cho người dân.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, giúp UBND tỉnh đôn đốc, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, việc thực hiện Kế hoạch này; xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình thực hiện kế hoạch.
2. Các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này; căn cứ nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể tổ chức thực hiện; định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
3. Đề nghị các cấp ủy Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các tổ chức đoàn thể có chương trình, kế hoạch cụ thể đẩy mạnh các hoạt động tham gia công tác quản lý, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên gương mẫu chấp hành các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tài nguyên rừng; phối hợp với cơ quan chức năng giám sát việc thực hiện.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung nội dung cụ thể thuộc kế hoạch; các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động, đề xuất gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29/NQ-CP NGÀY 08/3/2024 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 61-KL/TW CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TW VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1594/QĐ-UBND ngày 14/8/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT | Nội dung công việc | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Dự kiến kết quả | Thời gian thực hiện, hoàn thành |
1 | Đổi mới, đa dạng hoá, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững | ||||
1.1 | Tổ chức quán triệt, phổ biến, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, cộng đồng, tổ chức và nhân dân về mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 29/NQ-CP. | Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện/thị xã/thành phố (cấp huyện) | Các sở, ngành, địa phương | Báo cáo kết quả thực hiện | Hàng năm |
1.2 | Xây dựng các tài liệu, tin bài, phóng sự chuyên đề về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững. Biểu dương gương người tốt, việc tốt trong bảo vệ lâm sản từ rừng, phê phán các hành vi thiếu trách nhiệm, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển lâm sản từ rừng | Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện | Các sở, ngành, địa phương; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Đài Truyền thanh huyện, xã | Số lượng tài liệu, tin bài, phóng sự | Hàng năm |
1.3 | Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp với cách làm mới, sáng tạo, hình thức và nội dung phù hợp | Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện | Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Đài Truyền thanh huyện, xã; các sở, ngành, cơ quan liên quan. | Các đợt tuyên truyền được triển khai | Hàng năm |
1.4 | Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lâm nghiệp; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể Nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững | Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện | Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Đài Truyền thanh huyện, xã; các sở, ngành, cơ quan liên quan. | Các đợt tuyên truyền được triển khai | Hàng năm |
1.5 | Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp vào sinh hoạt định kỳ. | Các sở, ngành, UBND cấp huyện, Mặt trận, hội đoàn thể |
| Thể hiện trong Nghị quyết, Kế hoạch hàng năm của đơn vị | Hàng năm |
2 | Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về lâm nghiệp | ||||
2.1 | Rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng và phát triển tài nguyên rừng bền vững. | Sở Nông nghiệp và PTNT | Sở Tư pháp, các sở, ngành liên quan và địa phương | Xác định nội dung chưa phù hợp để kiến nghị điều chỉnh, bổ sung | Hàng năm |
2.2 | Xây dựng, triển khai các chương trình, đề án, giải pháp phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục đích, đa giá trị, phù hợp với đặc thù của tỉnh. | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các sở, ngành, địa phương | Các Chương trình, đề án, giải pháp được ban hành | Hàng năm |
3 | Phát triển kinh tế Lâm nghiệp | ||||
3.1 | Xây dựng, phát triển chuỗi sản xuất, kinh doanh, chế biến lâm sản gỗ, các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã, các mô hình sản xuất nông - lâm - thủy sản kết hợp đạt hiệu quả kinh tế cao phù hợp với đặc thù của tỉnh; | Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND cấp huyện | Các sở, ngành, địa phương | Các mô hình được triển khai trên thực tế | Hàng năm |
3.2 | Quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp. | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các địa phương, các cơ sở sản xuất giống | Quyết định chứng nhận cơ sở giống | Hàng năm |
3.3 | Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa trồng cây xanh, phát huy giá trị môi trường gắn với phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái theo quy định của pháp luật | Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND cấp huyện | Các sở, ban, ngành liên quan | Quyết định của cấp có thẩm quyền | Hàng năm |
3.4 | Tổ chức xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, thí điểm phát triển tiềm năng cây đặc sản, cây dược liệu. | Sở Nông nghiệp và PTNT | Sở Khoa học và Công nghệ, các địa phương | Các mô hình được triển khai | Hàng năm |
4 | Sắp xếp tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp | ||||
4.1 | Rà soát, sắp xếp tổ chức, bộ máy, ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức hành chính, sự nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp. Đảm bảo điều kiện cần thiết cho lực lượng Kiểm lâm. | Sở Nông nghiệp và PTNT | Sở Nội vụ | Quyết định ban hành | Hàng năm |
4.2 | Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp, đội ngũ làm công tác phòng, chống tội phạm liên quan đến rừng. | Sở Nông nghiệp và PTNT/UBND cấp huyện | Các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực lâm nghiệp | Kế hoạch | Hàng năm |
5 | Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp | ||||
5.1 | Thường xuyên rà soát thủ tục hành chính; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo nhanh, chính xác đảm bảo quyền lợi cho người dân. | Sở Nông nghiệp và PTNT; | UBND cấp huyện | Quyết định ban hành | Hàng năm |
- 1Kế hoạch 1414/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị quyết 29/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 61-KL/TW tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Gia Lai ban hành
- 2Quyết định 25/2024/QĐ-UBND quy định về mức trợ cấp từng lần và số lần trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3Kế hoạch 7651/KH-UBND năm 2024 thực hiện Kế hoạch 201-KH/TU về thực hiện Kết luận 61-KL/TW và Nghị quyết 29/NQ-CP về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Khánh Hòa ban hành
Quyết định 1594/QĐ-UBND năm 2024 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 29/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 61-KL/TW tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- Số hiệu: 1594/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/08/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Nguyễn Văn Liệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/08/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết