Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1589/QÐ-UBND

Bình Thuận, ngày 12 tháng 5 năm 2014

 

QUYẾT ÐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐẤT LÚA VÀ SỐ HÓA BẢN ĐỒ QUY HOẠCH ĐẤT LÚA CẤP XÃ ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch sử dụng đất năm năm thời kỳ đầu 2010 - 2015, tỉnh Bình Thuận;

Căn cứ Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2012/NQ-HĐND ngày 02 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch sử dụng đất năm năm thời kỳ đầu 2010 - 2015, tỉnh Bình Thuận; trong đó, phân bổ đất lúa đến năm 2015 là 48.898 ha (đất chuyên lúa: 41.014 ha), đến năm 2020 là 46.000 ha (chuyên lúa: 40.000 ha);

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 52/TTr-SNN ngày 17 tháng 4 năm 2014,

QUYẾT ÐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch đất lúa và số hóa bản đồ quy hoạch đất lúa cấp xã đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, với các nội dung như sau:

I. Phạm vi thực hiện.

Trên phạm vi toàn tỉnh Bình Thuận; chi tiết đến cấp xã (99 xã, phường, thị trấn có diện tích đất lúa), theo bản đồ giải thửa 1/2.000 và Quy hoạch này ổn định đất lúa đến năm 2015; năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

II. Quan điểm, mục tiêu.

1. Quan điểm:

- Quy hoạch và số hóa đất lúa cấp xã nhằm xác định cụ thể diện tích đất lúa và là công cụ quan trọng để quản lý Nhà nước về đất lúa;

- Quy hoạch sử dụng đất lúa tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đảm bảo phù hợp với quy hoạch đất lúa toàn quốc; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt;

- Quy hoạch sử dụng đất lúa gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; gắn với thực hiện chính sách bảo vệ, quản lý và phát triển đất lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ; gắn với chính sách hỗ trợ cho người sản xuất lúa, nâng cao đời sống của người trực tiếp trồng lúa và đảm bảo lợi ích cho các địa phương sản xuất lúa tập trung. Bảo vệ nghiêm ngặt, hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa sang mục đích khác, nhưng đảm bảo hài hòa, linh hoạt nhu cầu sử dụng đất lúa cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Việc sử dụng đất lúa linh hoạt (cây ngắn ngày) không chỉ ruộng 1 vụ mà cả 2, 3 vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa.

2. Mục tiêu:

* Mục tiêu chung:

- Quy hoạch sử dụng đất lúa đến năm 2020, định hướng năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất lúa đến năm 2015 nhằm quản lý chặt chẽ và bảo vệ đất lúa hiện có của tỉnh, đảm bảo an ninh lương thực gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh;

- Xác định diện tích quy hoạch đất sản xuất lúa gắn với mục tiêu duy trì, ổn định đến năm 2020, nhằm xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp đầu tư hạ tầng thiết yếu, đồng bộ; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa, địa phương có vùng lúa, gắn các mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020;

- Quy hoạch sử dụng đất lúa là cơ sở để thực hiện các giải pháp, chính sách nhằm quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt đất lúa như: số hóa bản đồ, cắm mốc bảo vệ đất lúa, xác định ranh giới đất trồng lúa đến từng xã; xây dựng cơ sở dữ liệu; thẩm tra, kiểm tra việc quản lý đất lúa và công bố đất trồng lúa hàng năm, thời kỳ quy hoạch theo quy định pháp luật.

* Mục tiêu cụ thể:

- Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất lúa tầm nhìn đến năm 2030 là 45.424 ha, đến năm 2020 là 46.000 ha, kế hoạch sử dụng đất lúa đến năm 2015 là 48.898 ha và chỉ tiêu phân bổ diện tích đất lúa của từng địa phương theo Đề án quy hoạch;

- Tập trung thực hiện các chính sách giữ ổn định diện tích đất trồng lúa; tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi; đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, chế biến; cải tiến về giống và đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, phòng trừ sâu bệnh, giảm tổn thất trong và sau thu hoạch; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ; nâng cao thu nhập cho người trồng lúa gắn với xây dựng nông thôn mới ngày càng văn minh, hiện đại;

- Về xây dựng bản đồ số hóa đất lúa: phải xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ quy hoạch đất lúa đến từng thửa; các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quản lý, sử dụng đất lúa đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng thanh long; xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa đảm bảo tính pháp lý về đất đai, ổn định lâu dài có hệ thống, đặc biệt là cấp xã trong toàn tỉnh.

III. Bố trí quy hoạch.

1. Quy hoạch tổng thể trên địa bàn toàn tỉnh:

Bố trí quy hoạch đất lúa trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2015 là 48.898 ha, đến năm 2020 là 46.000 ha, đến năm 2030 là 45.424 ha. Phân bổ như sau:

Đơn vị tính: ha

Huyện, thị xã

H.trạng 01/01/2013

Quy hoạch ổn định đất lúa

Thống kê

Thực tế

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2030

1. Tuy Phong

1.728

1.728

1.398

1.350

1.565

2. Bắc Bình

10.677

10.576

10.850

10.000

10.201

3. Hàm Thuận Bắc

11.995

10.794

11.300

10.700

10.213

4. Hàm Thuận Nam

4.633

3.979

4.200

4.000

3.595

5. Hàm Tân

984

984

790

600

500

6. La Gi

1.727

1.727

640

350

350

7. Tánh Linh

11.410

11.380

11.000

10.400

10.400

8. Đức Linh

8.923

8.923

8.720

8.600

8.600

Toàn tỉnh

52.077

50.091

48.898

46.000

45.424

(Quy hoạch chi tiết đến cấp xã theo biểu đính kèm)

2. Quy hoạch sản xuất:

Năng suất lúa bình quân toàn tỉnh năm 2013 đạt 54 tạ/ha. Mức độ gia tăng năng suất lúa giai đoạn 2005 - 2011 đạt trung bình 1,5%/năm.

Căn cứ xu thế gia tăng năng suất trong những năm qua, cơ cấu các loại hình sử dụng đất lúa, các điều kiện tiềm năng về tưới tiêu, quá trình cải tạo giống, kỹ thuật canh tác; quy hoạch diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng lúa theo địa bàn toàn tỉnh như sau:

Đơn vị tính: ha

Huyện, thị xã

Đến năm 2015

Đến năm 2020

Đến năm 2030

D.tích (ha)

N.suất (tạ/ha)

S.lượng (tấn)

D.tích (ha)

N.suất (tạ/ha)

S.lượng (tấn)

D.tích (ha)

N.suất (tạ/ha)

S.lượng (tấn)

1. Tuy Phong

3.369

64

21.562

3.300

65

21.450

4.014

68

27.295

2. Bắc Bình

24.500

58

142.100

23.501

62

145.706

24.945

66

164.637

3. H.T.Bắc

26.960

57

153.672

25.550

61

155.855

24.993

65

162.455

4. H.T.Nam

6.511

46

29.951

5.664

50

28.320

5.260

59

31.034

5. Hàm Tân

1.690

43

7.267

1.350

48

6.480

1.350

57

7.695

6. TX.La Gi

1.030

42

4.326

740

46

3.404

740

55

4.070

8. Tánh Linh

27.024

58

156.739

25.711

60

154.266

25.711

66

169.693

7. Đức Linh

20.006

52

104.031

20.653

57

117.722

20.653

65

134.245

Toàn tỉnh

111.090

56

619.648

106.469

59

633.203

107.666

65

701.123

IV. Giải pháp thực hiện.

1. Tổ chức quản lý quy hoạch:

Tổ chức quản lý quy hoạch: các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp triển khai thực hiện công bố công khai rộng rãi và quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa tại từng địa phương đã được xét duyệt. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tiến hành xác định ranh giới diện tích đất trồng lúa, đặc biệt đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt của địa phương trên cơ sở bản đồ tỷ lệ 1/2.000 đã được phê duyệt. Tăng cường nhiệm vụ bảo vệ diện tích, chỉ giới, chất lượng đất trồng lúa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được phê duyệt. Hàng năm, xây dựng và thực hiện đầy đủ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý và sử dụng đất trồng lúa của địa phương.

2. Đẩy mạnh cơ giới hóa:

Tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa gạo từ gieo trồng đến thu hoạch chế biến và bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh sản phẩm lúa gạo của tỉnh.

3. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật:

Tập trung xây dựng các mô hình khuyến nông, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa gạo; trong đó, đặc biệt chú trọng các biện pháp như: giống; canh tác theo hướng VietGAP; sản xuất lúa theo các mô hình “3 tăng - 3 giảm”; “1 phải, 5 giảm”, “4 đúng”; tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật …) để bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác nghiên cứu, sản xuất các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, phẩm chất tốt chuyển giao rộng rãi vào sản xuất đại trà. Đẩy mạnh thực hiện chương trình xã hội hóa công tác sản xuất giống lúa xác nhận và chính sách hỗ trợ giá giống lúa nguyên chủng cho các đơn vị sản xuất lúa giống.

4. Hình thành các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung:

Trong tổng diện tích đất trồng lúa đã được quy hoạch:

- Đối với các địa phương trọng điểm quy hoạch đất chuyên canh lúa nước cần tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, đặc biệt chú ý đầu tư thủy lợi, xây dựng những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cánh đồng mẫu lớn có năng suất cao, chất lượng tốt; tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt việc liên kết tiêu thụ hết sản lượng lúa hàng hóa được sản xuất ra; triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người sản xuất lúa, đồng thời kiến nghị với Nhà nước có những chính sách phù hợp để động viên vùng trồng lúa, người trồng lúa sản xuất đạt hiệu quả cao;

- Đối với các địa phương có quy mô diện tích đất lúa nhỏ lẻ, năng suất thấp, yếu tố chủ động tưới tiêu kém cần vận dụng chủ trương sử dụng linh hoạt đất trồng lúa để trồng cây có hiệu quả kinh tế cao hơn theo đúng sự chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương.

5. Đổi mới tổ chức sản xuất:

Tiếp tục hoàn thiện các loại hình tổ chức sản xuất lúa gạo theo hướng khuyến khích, hỗ trợ xây dựng, hình thành liên doanh liên kết như tổ chức hợp tác, hợp tác xã, liên kết 4 nhà theo địa bàn hoặc sản phẩm; tạo điều kiện gắn kết sản xuất với thu mua, chế biến, tiêu thụ lúa gạo; phát triển kinh tế trang trại, doanh nghiệp sản xuất lương thực … Từ đó, tạo cơ sở hình thành nền sản xuất lúa gạo hàng hóa bền vững, ổn định đầu ra sản phẩm, chất lượng cao, sức cạnh tranh lớn.

6. Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo:

Thực hiện hỗ trợ vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo trong đầu tư bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo có các hoạt động liên doanh, liên kết, bao tiêu sản phẩm cho nông dân; tổ chức liên kết xây dựng thương hiệu lúa gạo của tỉnh; đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật vào bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch.

V. Tổ chức thực hiện.

1. Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân giữ vững và phát triển ổn định đất lúa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Nghiên cứu, đề xuất kế hoạch, kinh phí để tổ chức cắm mốc trên thực địa diện tích đất lúa đã được quy hoạch và số hóa bản đồ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; xác định ranh giới đất lúa đến từng xã, phường, thị trấn để làm cơ sở quản lý chặt chẽ quỹ đất lúa. Bàn giao hồ sơ, bản đồ quy hoạch sử dụng đất lúa và tập huấn nghiệp vụ quản lý cho cơ sở để làm tốt công tác quản lý đất lúa đến cấp xã và thôn; trong đó, chú ý tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý đất trồng lúa của địa phương;

- Thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia như: chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình khuyến nông quốc gia để xây dựng một số mô hình về sản xuất lúa gạo, như: mô hình về giống, cơ cấu mùa vụ, kỹ thuật canh tác theo hướng VietGAP, cơ giới hóa nông nghiệp;

- Triển khai xây dựng các mô hình khuyến nông, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa gạo; công tác nghiên cứu, lai tạo, sản xuất giống lúa mới, chất lượng cao. Thực hiện chương trình xã hội hóa sản xuất giống lúa xác nhận và các chính sách hỗ trợ phát triển lúa gạo;

- Hướng dẫn xây dựng cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất lúa tập trung chất lượng có ứng dụng công nghệ cao để đưa ngành lúa gạo của tỉnh phát triển theo hướng bền vững, sạch, an toàn; bảo vệ môi trường sinh thái;

- Triển khai công tác hỗ trợ xây dựng, hình thành các tổ chức liên doanh liên kết trong sản xuất lúa gạo nhằm xây dựng nền sản xuất lúa gạo hàng hóa bền vững, ổn định, nâng cao sức cạnh tranh;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt chủ trương khuyến khích, vận động doanh nghiệp đầu tư khu vực nông thôn để thực hiện liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản theo quy định tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách và các nguồn vốn khác trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của tỉnh cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về giống lúa, tổ chức sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến lúa gạo chất lượng cao;

 - Chủ trì chuyển giao các đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về lúa gạo trong sản xuất giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến và cơ giới hóa.

3. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn để thực hiện các chính sách và giải pháp, như: chính sách hỗ trợ vốn ưu đãi đầu tư cho cơ giới hóa; hỗ trợ sản xuất giống; hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh; giải pháp xây dựng mô hình. Hướng dẫn việc sử dụng, quản lý nguồn vốn theo đúng quy định; tính toán mức phí bảo hiểm cây lúa cho các đối tượng tham gia;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương xác định giá trị các loại máy móc thiết bị để hỗ trợ vốn vay cho các tổ chức, hộ gia đình, hợp tác xã phục vụ cơ giới hóa trong sản xuất.

4. Sở Công thương:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình lựa chọn công nghệ, thiết bị tiên tiến để đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa gạo nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch;

- Thực hiện công tác khuyến công để giới thiệu, hướng dẫn các loại máy móc, thiết bị phục vụ công tác cơ giới hóa từ khâu sản xuất, thu hoạch và bảo quản, chế biến lúa gạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng lúa gạo của tỉnh;

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm để nâng cao thương hiệu của lúa gạo Bình Thuận.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố công tác quản lý đất lúa quy hoạch đã được phê duyệt; tổ chức quản lý nghiêm ngặt diện tích đất lúa theo ranh giới hành chính từng địa phương, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất lúa khác theo quy định tại Nghị định số 42/2012/NĐ-CP và các quy định hiện hành khác;

- Chủ trì, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, trong đó đặc biệt tập trung công tác bảo vệ và xử lý các vi phạm về sử dụng sai mục đích đất lúa trên địa bàn tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương theo dõi, giám sát vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa;

- Cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tổ chức quản lý, theo dõi việc khai thác, sử dụng đất lúa đảm bảo có hiệu quả, đúng pháp luật. Tham mưu việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi, giao đất phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lúa đã phê duyệt, gắn với việc rà soát lại các loại cây trồng khác, nhất là cây thanh long, hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang mục đích phi nông nghiệp. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lúa, phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

 Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các địa phương bố trí kinh phí và lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn, kiên cố hóa kênh mương nội đồng, phát triển kết cấu hạ tầng vùng sản xuất lúa tập trung; tạo điều kiện và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cơ giới hóa phát triển sản xuất lúa gạo.

7. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận:

Chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư cơ giới hóa được tiếp cận vay vốn và hỗ trợ ưu đãi đầu tư theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, củng cố hợp tác xã, giảm nghèo bền vững.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Tổ chức công bố công khai, rộng rãi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa của địa phương đã được phê duyệt cho toàn thể nhân dân biết, chấp hành; quản lý chặt chẽ quỹ đất lúa nước của địa phương bao gồm đất lúa trong và ngoài quy hoạch; xác định ranh giới diện tích đất trồng lúa, đặc biệt đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt tại địa phương đến cấp xã. Đồng thời, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý và sử dụng đất trồng lúa của địa phương;

- Triển khai thực hiện Nghị định số 105/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, trong đó đặc biệt tập trung công tác bảo vệ và xử lý các vi phạm về sử dụng sai mục đích đất lúa trên địa bàn toàn tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Công thương, Cục trưởng Cục Thống kê Bình Thuận, Cục trưởng Cục Thuế Bình Thuận, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Bình Thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Tiến Phương

 

QUY HOẠCH

ĐẤT LÚA TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2014 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Đơn vị tính: ha

Huyện, thị xã

Hiện trạng 1/1/2013

Quy hoạch ổn định đất lúa

Thống kê

Thực tế

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2030

1. Tuy Phong

1,728

1,728

1,398

1,350

1,565

2. Bắc Bình

10,677

10,576

10,850

10,000

10,201

3. Hàm Thuận Bắc

11,995

10,794

11,300

10,700

10,213

4. Hàm Thuận Nam

4,633

3,979

4,200

4,000

3,595

5. Hàm Tân

984

984

790.00

600.00

500.00

6. La Gi

1,727

1,727

640.00

350.00

350.00

7. Tánh Linh

11,410

11,380

11,000

10,400

10,400

8. Đức Linh

8,923

8,923

8,720

8,600

8,600

Toàn tỉnh

52,077

50,091

48,898

46,000

45,424

 


QUY HOẠCH

ĐẤT LÚA HUYỆN ĐỨC LINH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2014 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Đơn vị tính: ha

Xã, phường

Quy hoạch đến 2015

Quy hoạch đến 2020

Định hướng đến 2030

 

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

1. TT.Võ Su

964.63

921.00

43.63

924.63

922.63

2.00

924.63

922.63

2.00

2. Vũ Hòa

178.76

153.36

25.40

173.63

161.27

12.36

173.63

161.27

12.36

3. Tân Hà

176.90

35.58

141.32

176.90

35.58

141.32

176.90

35.58

141.32

4. Đức Hạnh

61.54

8.50

53.04

58.44

6.00

52.44

58.44

6.00

52.44

5. Sùng Nhơn

1,116.87

1,044.63

72.24

1,105.62

1,100.84

4.78

1,105.62

1,100.84

4.78

6. Đức Tín

476.09

375.14

100.95

474.86

424.86

50.00

474.86

424.86

50.00

7. Mê Pu

1,128.65

1,050.82

77.83

1,112.56

1,104.83

7.73

1,112.56

1,104.83

7.73

8. Đông Hà

109.66

 

109.66

109.66

 

109.66

109.66

 

109.66

9. Trà Tân

251.04

63.65

187.39

251.04

63.65

187.39

251.04

63.65

187.39

10. Nam Chính

1,118.37

1,020.98

97.39

1,113.31

1,113.31

0.00

1,113.31

1,113.31

0.00

11. Đức Chính

729.03

711.13

17.90

723.40

716.50

6.90

723.40

716.50

6.90

12. TT. Đức Tài

1,378.28

1,322.29

55.99

1,374.26

1,373.76

0.50

1,374.26

1,373.76

0.50

13. Đa Kai

1,030.18

792.92

237.26

1,001.69

976.77

24.92

1,001.69

976.77

24.92

Cộng

8,720.00

7,500.00

1,220.00

8,600.00

8,000.00

600.00

8,600.00

8,000.00

600.00

 

QUY HOẠCH

ĐẤT LÚA HUYỆN HÀM THUẬN BẮC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2014 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Đơn vị tính: ha

Xã, thị trấn

Quy hoạch đến 2015

Quy hoạch đến 2020

Định hướng đến 2030

 

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

1. Hồng Sơn

1,105.16

1,105.16

0.00

1,068.00

1,068.00

0.00

1,068.00

1,068.00

0.00

2.TT.Phú Long

473.02

473.02

0.00

350.00

350.00

0.00

350.00

350.00

0.00

3. TT. Ma Lâm

527.80

447.80

80.00

435.00

310.00

125.00

390.00

310.00

80.00

4. Hồng Liêm

870.00

655.55

214.45

1,000.00

770.00

230.00

1,000.00

770.00

230.00

5. Thuận Minh

1,126.51

817.00

309.51

1,091.50

1,041.50

50.00

1,091.50

1,041.50

50.00

6. Hàm Phú

1,697.02

1,645.00

52.02

1,645.00

1,645.00

0.00

1,645.00

1,645.00

0.00

7. Hàm Trí

1,004.14

1,004.14

0.00

980.00

980.00

0.00

980.00

980.00

0.00

8. Hàm Liêm

508.57

508.57

0.00

378.00

378.00

0.00

378.00

378.00

0.00

9. Hàm Thắng

351.26

351.26

0.00

310.00

310.00

0.00

310.00

310.00

0.00

10. Hàm Chính

1,543.31

1,495.00

48.31

1,495.00

1,100.00

395.00

1,100.00

1,100.00

0.00

11. La Dạ

80.00

80.00

0.00

120.00

120.00

0.00

120.00

120.00

0.00

12. Đông Giang

87.50

87.50

0.00

87.50

87.50

0.00

87.50

87.50

0.00

13. Đồng Tiến

50.00

50.00

0.00

50.00

50.00

0.00

50.00

50.00

0.00

14. Thuận Hòa

756.51

710.00

46.51

710.00

710.00

0.00

710.00

710.00

0.00

15. Hàm Đức

870.02

830.00

40.02

830.00

830.00

0.00

783.00

783.00

0.00

16. Hàm Hiệp

249.18

180

69.18

150.00

150

0

150.00

150

0

Cộng

11,300.00

10,440.00

860.00

10,700.00

9,900.00

800.00

10,213.00

9,853.00

360.00

 

QUY HOẠCH

ĐẤT LÚA HUYỆN TÁNH LINH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2014 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Đơn vị tính: ha

Xã, thị trấn

Quy hoạch đến 2015

Quy hoạch đến 2020

Định hướng đến 2030

 

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

1. TT Lạc Tánh

1,306.17

1,264.93

41.24

1,240.93

1,240.93

 

1,240.93

1,240.93

 

2. Đức Phú

653.10

634.87

18.23

617.87

617.87

 

617.87

617.87

 

3. Nghi Đức

897.32

832.68

64.64

884.88

798.11

86.77

884.88

798.11

86.77

4. Đức Tân

874.27

804.90

69.37

835.30

798.90

36.40

835.30

798.90

36.40

5. Măng Tố

152.54

152.22

0.32

142.02

142.02

 

142.02

142.02

 

6. Bắc ruộng

1,165.65

885.40

280.25

1,099.97

869.70

230.27

1,099.97

869.70

230.27

7. Huy Khiêm

1,063.62

1,023.58

40.04

1,019.15

1,011.88

7.27

1,019.15

1,011.88

7.27

8. Đồng kho

633.00

580.32

52.68

570.61

566.32

4.29

570.61

566.32

4.29

9. La Ngâu

90.00

55.68

34.32

40.35

40.35

 

40.35

40.35

 

10. Đức Bình

610.00

588.56

21.44

579.56

579.56

 

579.56

579.56

 

11. Đức Thuận

500.00

491.01

8.99

486.01

486.01

 

486.01

486.01

 

12. Gia An

2,993.50

2,945.85

47.65

2,848.35

2,848.35

 

2,848.35

2,848.35

 

13. Gia Huynh

47.21

0.00

47.21

30.00

0.00

30.00

30.00

0.00

30.00

14. Suối Kiết

13.62

0.00

13.62

5.00

0.00

5.00

5.00

0.00

5.00

Cộng

11,000.00

10,260.00

740.00

10,400.00

10,000.00

400.00

10,400.00

10,000.00

400.00

 

QUY HOẠCH

ĐẤT LÚA THỊ XÃ LA GI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2014 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Đơn vị tính: ha

Xã, phường

Quy hoạch đến 2015

Quy hoạch đến 2020

Định hướng đến 2030

 

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

1. P. Tân An

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

3. P. Phước Hội

27.66

0.00

27.66

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

3. P. Phước Lộc

20.93

0.00

20.93

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

4. P. Tân Thiện

49.97

0.00

49.97

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

5. P. Bình Tân

12.34

0.00

12.34

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

6. Xã Tân Bình

103.56

64.00

39.56

86.00

64.00

22.00

86.00

64.00

22.00

7. Xã Tân Tiến

200.21

126.00

74.21

170.00

126.00

44.00

170.00

126.00

44.00

8. Xã Tân Hải

119.00

52.00

67.00

69.00

52.00

17.00

69.00

52.00

17.00

9. X. Tân Phước

106.33

18.00

88.33

25.00

18.00

7.00

25.00

18.00

7.00

Cộng

640.00

260.00

380.00

350.00

260.00

90.00

350.00

260.00

90.00

 

QUY HOẠCH

ĐẤT LÚA HUYỆN HÀM TÂN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2014 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Đơn vị tính: ha

Xã, thị trấn

Quy hoạch đến 2015

Quy hoạch đến 2020

Định hướng đến 2030

 

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

1. TT Tân Nghĩa

215.00

179.00

36.00

170.00

140.00

30.00

120.00

120.00

0.00

2. Xã Tân Phúc

55.00

0.00

55.00

20.00

0.00

20.00

20.00

0.00

20.00

3. Xã Tân Đức

8.00

0.00

8.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

4. Xã Thắng Hải

6.00

6.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

5. Xã Tân Hà

98.00

40.00

58.00

90.00

40.00

50.00

80.00

40.00

40.00

6. Xã Tân Thắng

225.00

220.00

5.00

170.00

170.00

0.00

140.00

140.00

0.00

7. Xã Sông Phan

35.00

35.00

0.00

40.00

40.00

0.00

40.00

40.00

0.00

8. Xã Tân Xuân

133.00

120.00

13.00

110.00

110.00

0.00

100.00

100.00

0.00

9. Xã Sơn Mỹ

15.00

0.00

15.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

Cộng

790.00

600.00

190.00

600.00

500.00

100.00

500.00

440.00

60.00

 

QUY HOẠCH

ĐẤT LÚA HUYỆN HÀM THUẬN NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2014 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Đơn vị tính: ha

Xã, thị trấn

Quy hoạch đến 2015

Quy hoạch đến 2020

Định hướng đến 2030

 

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

1. Mỹ Thạnh

15.00

0.00

15.00

15.00

0.00

15.00

15.00

0.00

15.00

2. Hàm Thạnh

731.00

331.00

400.00

813.00

210.81

602.19

647.33

291.10

356.23

3. TT. Thuận Nam

160.56

0.00

160.56

160.56

0.00

160.56

160.56

0.00

160.56

4. Hàm cần

240.00

110.00

130.00

240.00

110.00

130.00

240.00

110.00

130.00

5. Mường Mán

120.25

60.25

60.00

90.25

20.00

70.25

90.00

70.00

20.00

6. Thuận quý

19.19

19.19

0.00

19.19

19.19

0.00

19.20

19.19

0.01

7. Hàm Minh

310.00

82.92

227.08

300.00

70.00

230.00

181.00

75.20

105.80

8. Tân Lập

320.00

0.00

320.00

250.00

0.00

250.00

130.00

0.00

130.00

9. Tân Thuận

920.00

490.00

430.00

827.00

450.00

377.00

827.00

450.00

377.00

10. Hàm Cường

450.00

100.00

350.00

450.00

40.00

410.00

450.00

200.00

250.00

11. Tân Thành

200.00

68.12

131.88

135.00

20.00

115.00

135.00

40.00

95.00

12. Hàm Mỹ

314.00

178.52

135.48

300.00

60.00

240.00

300.00

178.52

121.48

13. Hàm Kiệm

400.00

100.00

300.00

400.00

40.00

360.00

400.00

100.00

300.00

Cộng

4,200.00

1,540.00

2,660.00

4,000.00

1,040.00

2,960.00

3,595.09

1,534.01

2,061.08

 

QUY HOẠCH

ĐẤT LÚA HUYỆN TUY PHONG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2014 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Đơn vị tính: ha

Xã, thị trấn

Quy hoạch đến 2015

Quy hoạch đến 2020

Định hướng đến 2030

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

1. Phước Thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Vĩnh Tân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Vĩnh Hảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. T.T.L.Hương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Phan Dũng

60.00

60.00

0.00

60.00

60.00

0.00

100.00

100.00

0.00

6. Phú Lạc

815.00

731.00

84.00

815.00

815.00

0.00

815.00

815.00

0.00

7. Phong Phú

523.00

523.00

0.00

475.00

475.00

0.00

650.00

650.00

0.00

8. Hòa Minh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

1,398.00

1,314.00

84.00

1,350.00

1,350.00

0.00

1,565.00

1,565.00

0.00

 

QUY HOẠCH

ĐẤT LÚA HUYỆN BẮC BÌNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2014 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Đơn vị tính: ha

Xã, thị trấn

Quy hoạch đến 2015

Quy hoạch đến 2020

Định hướng đến 2030

 

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

Cộng

Chuyên lúa

Lúa khác

1. Phan Sơn

296.57

256.97

39.60

264.57

224.97

39.60

200.00

160.4

39.6

2. Phan Lâm

53.00

24.82

28.18

53.00

24.82

28.18

81.82

81.82

0

3. Phan Hòa

1,273.16

970.81

302.35

1,108.52

1,007.43

101.09

1,293.21

1293.21

0

4. Hải Ninh

1,816.01

1,456.10

359.91

1,779.35

1,474.69

304.66

1,779.35

1779.35

0

5. Bình An

846.44

682.69

163.75

662.69

662.69

 

829.72

829.72

0

6. Sông Bình

1,379.00

745.23

633.77

1,132.22

718.31

413.91

1,350.21

936.3

413.91

7. Thị trấn Lương Sơn

556.83

556.83

0.00

550.85

550.85

0.00

420.00

420

0

8. Phan Tiến

80.10

68.50

11.60

40.42

40.42

 

80.10

80.1

0

9. Bình Tân

129.66

79.66

50.00

79.66

79.66

0.00

88.90

88.9

0

10.Phan Thanh

683.83

635.75

48.08

630.75

630.75

0.00

634.75

634.75

0

11. Sông Lũy

442.33

370.39

71.94

442.03

370.09

71.94

500.04

428.1

71.94

12. Phan Hiệp

1,210.20

1,210.20

0.00

1,206.85

1,206.85

0.00

1,000.00

1000

0

13.Thị trấn Chợ Lầu

550.07

550.07

0.00

529.83

529.83

0.00

529.83

529.83

0

14. Hòa Thắng

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0

0

15. Phan Điền

183.73

143.01

40.72

183.73

143.01

40.72

183.73

183.73

0

16. Hồng Thái

867.34

867.34

0.00

858.93

858.93

0.00

752.00

752

0

17. Phan Rí Thành

481.70

481.70

0.00

476.87

476.87

0.00

476.91

476.91

0

Cộng

10,849.97

9,100.07

1,749.90

10,000.27

9,000.17

1,000.10

10,200.57

9,675.12

525.45

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1589/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch đất lúa và số hóa bản đồ quy hoạch đất lúa cấp xã đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

  • Số hiệu: 1589/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/05/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
  • Người ký: Lê Tiến Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 12/05/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản