Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1580/QĐ-BNN-KHCN | Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2008 |
BAN HÀNH QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO CHĂN NUÔI ONG AN TOÀN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong an toàn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO CHĂN NUÔI ONG AN TOÀN TẠI VIỆT NAM (VIETGAHP)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1580/QĐ-BNN-KHCN ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.1. Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này khuyến khích áp dụng để nuôi ong an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm mật ong, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động.
1.2. Đối tượng áp dụng: Quy trình này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận nuôi ong, sản xuất mật trên lãnh thổ Việt Nam nhằm:
1.2.1. Đảm bảo sản xuất mật ong đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm: không tồn dư chất độc hại và vi sinh vật quá ngưỡng cho phép.
1.2.2. Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong sản xuất và quản lý an toàn thực phẩm.
1.2.3. Tạo điều kiện để các trại nuôi ong thực hiện sản xuất và được chứng nhận GAHP.
1.2.4. Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.
1.2.5. Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất ngành ong tại Việt Nam.
2.1. Thực hành chăn nuôi tốt (gọi tắt là VietGAHP: Vietnamse Good Animal Husbandry Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo nuôi ong đạt được các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
2.2. An toàn sinh học trong chăn nuôi là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái.
2.3. Chất thải trong nuôi ong bao gồm chất thải rắn và chất thải lỏng. Chất thải rắn bao gồm chuồng tổ, cầu, tầng chân loại thải, xác ong chết. Chất thải lỏng là nước rửa chuồng tổ, nước rửa dụng cụ chăn nuôi.
2.4. Tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất, kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận chăn nuôi ong an toàn theo VietGAHP.
NỘI DUNG QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO CHĂN NUÔI ONG AN TOÀN TẠI VIỆT NAM
1.1. Lựa chọn địa điểm: Địa điểm đặt ong phải được khảo sát kỹ trước khi làm trại, phù hợp với vùng nuôi ong, an toàn cho nhân dân xung quanh khu vực trại, không bị dịch bệnh ong trước đó 6 tháng.
1.1.1. Thuận tiện giao thông, cách xa các trại nuôi ong khác; khu công nghiệp, công sở, trường học, khu chế biến sản phẩm chăn nuôi, bệnh viện, và xa hệ thống kênh mương thoát nước thải của khu vực theo quy định hiện hành.
1.1.2. Gần nguồn thức ăn, nước sạch, bóng râm và xa nguồn ô nhiễm về chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp, khu vực phun thuốc trừ sâu hay các kho chứa thuốc trừ sâu. Đảm bảo không bị phá hoại hay tấn công của súc vật, không nguy hiểm do hỏa hoạn, lũ lụt.
1.2. Bố trí đàn ong:
1.2.1. Đàn ong phải được đặt ở nơi thoáng, thuận lợi cho việc chia đàn. Tổ phải cao hơn mặt đất theo đúng kỹ thuật nuôi ong.
1.2.2. Tổ ong phải được đặt đảm bảo giảm tối đa ong vào nhầm tổ. Tổ ong phải được đặt thành hàng hoặc quanh gốc cây.
1.2.3. Cửa tổ quay về nhiều hướng. Mùa hè tránh hướng Tây, mùa đông tránh hướng Bắc. Phía trước cửa tổ phải quang đãng.
1.2.4. Tạo cho các tổ có bề mặt ngoài dễ phân biệt bằng cách sử dụng các loại sơn có màu khác nhau (đen, trắng, nâu và xanh) để tạo thành các sọc hoặc các kiểu trang trí gần cửa tổ. Tránh sự lặp lại các màu trang trí gần cửa tổ của 2 thùng có cùng vị trí và cùng hướng cửa tổ
2.1. Nguồn gốc con giống: Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nơi cung cấp, thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
2.2. Chất lượng con giống: Ong chúa có sức đẻ trứng cao, tuổi thọ ong thợ dài. Đàn ong đông quân, có năng suất mật cao và có sức kháng cao đối với dịch bệnh và thời tiết khắc nghiệt.
2.3. Quản lý con giống: Quản lý con giống phù hợp theo quy trình kỹ thuật hiện hành.
Lập hồ sơ theo dõi, ghi chép về năng suất mật và các sản phẩm khác của toàn bộ các đàn ong trong trại để phân loại và chọn lọc đại trà hoặc chọn lọc cá thể để nhân giống. Đối với đàn ong năng suất kém hoặc bị bệnh có thể loại thải hoặc thay chúa có năng suất cao.
3. Quản lý thức ăn và nước uống
3.1. Thức ăn
3.1.1. Cây nguồn mật phải đảm bảo xa nguồn ô nhiễm về chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp, khu vực phun thuốc trừ sâu hay các kho chứa thuốc trừ sâu.
3.1.2. Thức ăn bổ sung phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ghi rõ thành phần, đảm bảo không có tồn dư kim loại nặng, thuốc kháng sinh, aflatoxin, các loại hoocmon, các loại kích tố tăng trưởng. Cho ong ăn bổ sung khi thiếu nguồn mật, phấn trong tự nhiên nhằm giúp cho đàn ong duy trì được thế đàn.
3.1.3. Cho ong ăn kích thích khi ngoài tự nhiên có các cây nguồn mật nở hoa để kích thích chúa đẻ, ong thợ đi làm nhiều, xây tổ nhanh, đàn ong sẽ phát triển.
3.1.4. Thức ăn tự trộn phải đảm bảo cân đối thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đàn ong.
3.2. Nước uống
3.2.1. Nguồn nước và nước uống phải đạt được các tiêu chuẩn đã được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
3.2.2. Máng nước đặt trong trại ong nên có kích thước tương xứng với tổ và đảm bảo an toàn cho ong.
4.1. Nhập đàn ong
4.1.1. Nguyên tắc nhập: Để nhập được ong cần làm cho chúng đồng mùi vì mỗi một đàn ong có mùi khác nhau do có ong chúa, phấn mật khác nhau. Nhập đàn không chúa hoặc bộ phận không có chúa vào đàn có chúa. Nhập đàn yếu vào đàn mạnh.
4.1.2. Nhập vào buổi tối và thao tác phải thật nhẹ nhàng.
4.1.3. Mang toàn bộ đàn ong hoặc một vài cầu ong (gồm cả bánh tổ và ong trưởng thành) sáp nhập với đàn ong khác. Nhập đàn khi đàn ong bị mất chúa mà không có chúa hoặc mũ chúa giới thiệu. Nhập để tạo các đàn lớn để lấy mật.
4.1.4. Nhập các đàn yếu với nhau khi thiếu nguồn phấn hoa, mật tự nhiên.
4.2. Di chuyển đàn ong
4.2.1. Chuẩn bị thùng và ong: Trước khi chuyển phải tiến hành cố định cầu ong đảm bảo cầu ong không bị rơi, vỡ trong quá trình vận chuyển. Nên vận chuyển vào ban đêm để ong về hết tổ và nhiệt độ thích hợp.
4.2.2. Khi vận chuyển xa hay gần, các khung cầu trong thùng ong phải vững chắc và mọi bộ phận của thùng phải ghép chặt với nhau.
4.2.3. Đối với những đàn ong có nhiều mật, cần quay bớt mật trước khi vận chuyển để tránh ong bị vỡ bánh tổ, chết chúa và ong thợ.
4.2.4. Khi di chuyển thùng ong để thùng ong đứng (nếu cần chồng 5 thùng lên nhau), giữa các lớp thùng để các khe hở từ 5-8cm. Những đàn ong nhỏ hơn có thể đặt vào giữa. Các khung cầu cần đặt song song với chiều dài của xe.
4.2.5. Trong quá trình vận chuyển nên mở cửa sổ thùng ong để ong không bị chết ngạt và nóng. Nếu trời nắng nóng, dừng xe lâu phải phun nước cho ong mát. Kiểm tra thùng ong thường xuyên để phát hiện kịp thời những đàn bị sập cầu.
4.3. Tạo chúa
4.3.1. Tạo chúa nhằm thay thế chúa già hoặc chúa trẻ nhưng đẻ kém, bị dị tật và để có chúa chia thêm đàn mới.
4.3.2. Chia đàn vào tháng 4-5 ở miền Bắc và tháng 9-10 ở miền Nam là phù hợp.
4.3.3. Chỉ tạo ong chúa khi có nguồn phấn hoa, mật tự nhiên dồi dào.
4.3.4. Ấu trùng tạo chúa phải được lấy từ các đàn mẹ có chất lượng làm giống tốt. Tuổi của ấu trùng tạo chúa phải dưới 1 ngày tuổi. Trong trường hợp thiếu đàn mẹ có thể lấy ấu trùng ong thợ dưới 1 ngày tuổi để tạo chúa.
4.3.5. Ong chúa tơ phải được giao phối với các ong đực được tạo từ các đàn tốt, đủ tiêu chuẩn làm giống.
4.3.6. Tạo chúa di trùng khi có trên 15 đàn ong trở lên. Tạo chúa di trùng sẽ chủ động được về thời gian có chúa, số lượng mũ chúa và ong chúa có chất lượng tốt. Thời điểm di trùng phù hợp vào buổi sáng, khi trời mát, tránh ánh nắng mặt trời. Nơi di trùng phải sạch sẽ.
4.3.7. Giới thiệu chúa, giới thiệu mũ chúa, giới thiệu chúa đẻ, giới thiệu chúa tơ… theo hướng dẫn kỹ thuật hiện hành.
4.4. Ong bốc bay: Nếu phát hiện thấy ong bốc bay thì nhanh chóng tìm cách ngăn lại. Kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân, ứng dụng phương pháp xử lý thích hợp.
4.5. Ong chia đàn tự nhiên: Nên xử lý kịp thời khi phát hiện có hiện tượng ong chia đàn bằng các kỹ thuật hợp lý. Nên chủ động chia đàn trước khi ong có biểu hiện chia đàn.
5.1. Giám sát dịch bệnh: Lập hồ sơ theo dõi đàn ong về dịch bệnh, các loại thuốc phòng và điều trị sử dụng nhằm hạn chế sự lây lan bệnh tật.
5.2. Khi phát hiện có dịch bệnh, ấu trùng, nhộng, ong chết phải báo với cán bộ kỹ thuật để có biện pháp sử lý.
5.3. Khi điều trị bệnh, phải ghi chép thông tin đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, người trị bệnh, thời điểm ngưng sử dụng thuốc. Không khai thác mật và các sản phẩm ong khác trong thời gian điều trị hoặc cách ly thuốc.
6. Bảo quản và sử dụng thuốc thú y
6.1. Thuốc thú y phải được bảo quản lạnh theo hướng dẫn, chỉ lấy ra khi sử dụng.
6.2. Mỗi loại thuốc để riêng một khu vực và không để lẫn vào nhau, đặc biệt là đối với các loại thuốc có tính đối kháng nhau.
6.3. Việc sử dụng thuốc thú y phải tuân theo hướng dẫn của cơ quan thú y và nhà sản xuất.
6.4. Lập hồ sơ ghi chép từng loại thuốc, chủng loại thuốc, thời hạn sử dụng, thời gian ngưng thuốc… Chỉ sử dụng các loại thuốc thú y có trong danh mục quy định.
6.5. Lưu lại mẫu bao bì, nhãn hiệu thuốc, phiếu kết qủa xét nghiệm để tra cứu lại khi cần.
7. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường
7.1. Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi tập trung để xử lý, tránh gây gây mùi khó chịu cho dân cư sống lân cận và sinh ruồi nhặng.
7.2. Chất thải lỏng phải được thải trực tiếp vào khu xử lý chất thải, không được cho chảy ngang qua các khu chăn nuôi khác hay trực tiếp ra môi trường. Nước thải sau khi xử lý phải đạt được tiêu chuẩn hiện hành trước khi thải ra môi trường.
8. Kiểm soát côn trùng và dịch hại
8.1. Kiểm soát côn trùng, động vật hoang dã nhằm làm giảm nguy cơ phát tán bệnh tật hại ong.
8.2. Có biện pháp phòng trừ các loại dịch hại như chim xanh, thạch sùng, ong bò vẽ, kiến, nhện làm hại ong, mối ăn thùng ong, sâu ăn sáp phá hoại bánh tổ.
9.1. An toàn lao động
9.1.1. Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hoá chất phải có kiến thức, kỹ năng về hóa chất và kỹ năng ghi chép.
9.1.2. Tổ chức và cá nhân sản xuất phải cung cấp trang thiết bị cho người lao động. Khi có tai nạn lao động do hoá chất phải thực hiện các biện pháp sơ cứu cần thiết và đưa đến bệnh viện gần nhất.
9.1.3. Khi tiếp xúc với ong tránh gây sốc cho đàn ong; không sử dụng các hóa chất, hương liệu, mỹ phẩm trên quần áo hoặc thân thể; phải dùng bình khói và các dụng cụ bảo hộ cần thiết như lưới che mặt, găng tay...
9.1.4. Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và dán tại kho chứa hoá chất.
9.2. Điều kiện làm việc
9.2.1. Nhà làm việc thoáng mát, mật độ người làm việc hợp lý.
9.2.2. Điều kiện làm việc phải đảm bảo và phù hợp với sức khỏe người lao động.
9.2.3. Người lao động phải được cung cấp quần áo bảo hộ.
9.2.4. Các phương tiện, trang thiết bị, công cụ (các thiết bị điện và cơ khí) phải thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro gây tai nạn cho người sử dụng.
9.2.5. Phải có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro do di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng.
9.3. Phúc lợi xã hội của người lao động:
9.3.1. Tuổi lao động phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.
9.3.2. Khu nhà ở cho người lao động phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt và có những thiết bị, dịch vụ cơ bản.
9.3.3. Lương, thù lao cho người lao động phải hợp lý, phù hợp với pháp luật về lao động Việt Nam.
9.4. Đào tạo và tập huấn
9.4.1. Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những nguy cơ liên quan đến sức khoẻ và điều kiện an toàn.
9.4.2. Người lao động phải hiểu rõ và tuân thủ nội quy của trại và được tập huấn về các kỹ năng chăn nuôi ong, các quy định về vệ sinh an toàn, những hướng dẫn mới cần triển khai áp dụng. Phải có tài liệu và ghi chép các chương trình tập huấn.
10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
10.1. Tổ chức và cá nhân nuôi ong phải ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, tiếp nhận và sử dụng hoá chất, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và thu hoạch, vận chuyển và mua bán sản phẩm.
10.2. Hệ thống sổ sách ghi chép của trại phải thể hiện được: số tổ ong bán ra, nhập vào; tình hình sức khỏe đàn ong; ghi chép năng suất, sản lượng mật ong và các sản phẩm mật ong khác của cả trại ong, bệnh tật, nguyên nhân; tất cả các kết quả kiểm tra, xét nghiệm của phòng thí nghiệm; giấy chứng nhận nguồn gốc của ong nhập vào trại các kết quả thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm; nơi mua ong; tình hình sử dụng thức ăn nhân tạo, thuốc điều trị bệnh.
10.3. Sổ ghi chép phải được lưu lại ít nhất 1 năm kể từ ngày đàn ong được bán hay chuyển đi nơi khác, hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý.
10.4. Tổ chức và cá nhân sản xuất theo GAHP phải tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa. Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ sơ.
10.5. Sản phẩm sản xuất theo GAHP phải được ghi rõ vị trí và mã số của trại và tổ ong.
Vị trí và mã số của trại, tổ ong phải được lập hồ sơ và lưu trữ để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng.
10.6. Mỗi khi xuất mật hoặc các sản phẩm mật ong khác, phải ghi chép rõ thời gian, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng vòng quay mật.
10.7. Khi phát hiện ong bị bệnh, phải cách ly và ngừng xuất đàn ong và sản phẩm. Nếu đã bán, phải thông báo ngay tới người mua.
10.8. Phát hiện đàn ong có bệnh phải điều tra nguyên nhân gây bệnh và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm bệnh, đồng thời có hồ sơ ghi chép nguyên nhân gây bệnh và biện pháp xử lý.
11.1. Trang trại phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần.
11.2. Việc kiểm tra phải được thực hiện bằng bảng kiểm tra đánh giá; sau khi kiểm tra xong tổ chức, cá nhân nuôi ong hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký vào bảng kiểm tra đánh giá. Bảng tự kiểm tra đánh giá, bảng kiểm tra (đột xuất, định kỳ) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ.
11.3. Tổ chức, cá nhân sản xuất ong mật phải tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu.
12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
12.1. Tổ chức, cá nhân nuôi ong mật phải có mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng yêu cầu.
12.2. Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức, cá nhân nuôi ong phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật và lưu đơn thư khiếu nại cũng như kết quả giải quyết vào trong hồ sơ.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1580 QĐ/BNN-KHCN ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Mức độ A= Bắt buộc thực hiện; B= Khuyến khích thực hiện
| Thực hành | Mức độ | Có | Không | Yêu cầu điều chỉnh |
| 1. Địa điểm | ||||
1 | Vị trí đặt trại có phù hợp với vùng nuôi ong không? | A |
|
|
|
2 | Khoảng cách từ trại ong đến khu dân cư, các công trình xây dựng khác, đến nguồn nước có đúng với các quy định hiện hành và thuận lợi cho việc nuôi ong không? | B |
|
|
|
3 | Thùng ong trong trại có được bố trí đúng quy cách về hướng, độ cao, khu vực khác nhau không? | B |
|
|
|
4 | Vùng nuôi ong có bị dịch bệnh ong trước đó 6 tháng không? | A |
|
|
|
| 2. Con giống và quản lý giống | ||||
5 | Con giống có nguồn gốc rõ ràng không? Lúc mua có đầy đủ hồ sơ không? | A |
|
|
|
6 | Chất lượng con giống có bảo đảm đúng quy định hiện hành không? | A |
|
|
|
7 | Quản lý con giống có phù hợp theo quy định hiện hành không? | B |
|
|
|
8 | Trang trại có lập hồ sơ sổ sách theo dõi về tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng, dịch bệnh và năng suất của đàn ong hay không? | A |
|
|
|
| 3. Quản lý về thức ăn và nước uống | ||||
9 | Có kiểm tra nguồn thức ăn của ong không? | A |
|
|
|
10 | Có kiểm tra nguồn gốc, thành phần thức ăn và ghi chép các thông tin về thức ăn bổ sung vào sổ nhật ký không? | A |
|
|
|
11 | Có kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất nguồn nước dùng cho nuôi ong theo quy định hiện hành không? | A |
|
|
|
| 4. Quản lý đàn | ||||
12 | Có lưu trữ hồ sơ về con giống, nhật ký nuôi các đàn ong không? | A |
|
|
|
13 | Có tuân thủ đúng các phương pháp về nhập đàn và di chuyển đàn không? | B |
|
|
|
14 | Có tuân thủ đúng các nguyên tắc về tạo chúa, thay chúa không, chia đàn không? | B |
|
|
|
| 5. Quản lý dịch bệnh | ||||
15 | Có lập hồ sơ theo dõi tình hình dịch bệnh của đàn ong không? | A |
|
|
|
16 | Khi đàn ong bị bệnh có báo ngay cho cán bộ kỹ thuật không? | A |
|
|
|
17 | Khi điều trị bệnh, có ghi chép đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, người trị bệnh, thời điểm ngưng thuốc không? | A |
|
|
|
| 6. Bảo quản và sử dụng thuốc thú y | ||||
18 | Thuốc thú y có được bảo quản tốt không? Có ghi chép việc nhập kho từng loại thuốc không? | A |
|
|
|
19 | Có sử dụng thuốc thú y theo đúng quy định của Bộ nông nghiệp & PTNT và hướng dẫn của nhà sản xuất không? Có tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất không? | A |
|
|
|
20 | Có ngừng bán ong, mật và các sản phẩm mật ong khác khi đang điều trị bệnh không? | A |
|
|
|
21 | Thời gian sử dụng thuốc có trùng với thời gian khai thác sản phẩm ong hay di chuyển không? | A |
|
|
|
22 | Có lưu lại mẫu bao bì, nhãn hiệu thuốc, phiếu kết quả xét nghiệm để tra cứu lại khi cần không? | A |
|
|
|
| 7. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường | ||||
23 | Chất thải rắn của trại và tổ ong có được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý không? | B |
|
|
|
24 | Chất thải lỏng có chảy trực tiếp vào khu xử lý và không qua khu chăn nuôi khác không? | B |
|
|
|
| 8. Kiểm soát côn trùng và dịch hại | ||||
25 | Có biện pháp phòng trừ các loại dịch hại như chim xanh, thạch sùng, ong bò vẽ, kiến, nhện làm hại ong, mối ăn thùng ong, sâu ăn sáp phá hoại bánh tổ không? | A |
|
|
|
| 9. Quản lý nhân sự | ||||
26 | Người lao động làm việc trong trang trại có được hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại và tập huấn về kỹ năng chăn nuôi không? | A |
|
|
|
27 | Có tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu và phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu đến tất cả nhân viên của trại không? | A |
|
|
|
28 | Có cung cấp đầy đủ đồ bảo hộ lao động và hướng dẫn an toàn lao động khi thao tác, khuân vác các vật nặng cho tất cả nhân viên của trại không? | A |
|
|
|
29 | Khi tiếp xúc với ong có gây sốc cho đàn ong; có sử dụng các hóa chất, hương liệu, mỹ phẩm trên quần áo hoặc thân thể; có dùng bình khói và các dụng cụ bảo hộ cần thiết như lưới che mặt, găng tay không? | A |
|
|
|
| 10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm | ||||
30 | Có ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về hoá chất, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thu hoạch sản phẩm, mua bán sản phẩm và lưu trữ hồ sơ để việc truy xuất được dễ dàng khi cần thiết không? | A |
|
|
|
31 | Có ghi rõ vị trí và mã số của trại ong, nơi sản xuất và lô sản phẩm không? Vị trí và mã số của trại ong, lô sản phẩm có được lập hồ sơ và lưu trữ không? | A |
|
|
|
32 | Nhãn mác, bao bì có ghi đầy đủ các thông tin và nguồn gốc sản phẩm không? | A |
|
|
|
33 | Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, có cách ly và ngừng tiêu thụ và thông báo cho khách hàng không? | A |
|
|
|
| 11. Kiểm tra nội bộ | ||||
34 | Có tiến hành kiểm tra nội bộ định kỳ mỗi năm ít nhất một lần không? | A |
|
|
|
35 | Bảng kiểm tra đánh giá nội bộ đã được các bên ký; có lưu trong hồ sơ không? | A |
|
|
|
| 12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại | ||||
36 | Trang trại có sẵn mẫu đơn khiếu nại không? và có lưu giữ hồ sơ khiếu nại của khách hàng và phương pháp giải quyết không? | A |
|
|
|
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1579 /QĐ-BNN-KHCN ngày 26 tháng 5 năm
Cơ sở sản nuôi ong :
|
Phần thứ nhất
THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên tổ chức/cá nhân sản xuất:
2. Địa chỉ: Ấp Xã:
Huyện
Tỉnh
3. Diện tích trại ong:
4. Giống ong:
5. Quy mô (số đàn ong):
6. Các địa điểm đặt ong và thời gian ở từng địa điểm
7. Năm sản xuất:
8. Bản đồ trại (Đính kèm):
Phần thứ hai
MỘT SỐ BIỂU MẪU
Biểu 1: Nhật ký chăn nuôi ong
Giống ong hiện đang sử dụng:..................................Số đàn:.......................................
Nội dung | Ngày…. tháng….. năm | Ghi chú |
Tình hình chung | - Những biến đổi khác thường của đàn ong - Nguồn mật, phấn hoa |
|
Thức ăn | Loại thức ăn/ số lượng |
|
Tình hình dịch bệnh | - Loại bệnh (nếu có): - Biện pháp sinh học áp dụng: - Kết quả: - Biện pháp điều trị bằng thuốc: - Kết quả: |
|
Quản lý đàn | - Đàn bị nhập: - Đàn nhập: - Nguyên nhân nhập: |
|
Thay chúa | - Nguyên nhân |
|
Tạo chúa | - Nguyên nhân |
|
Thêm cầu | - Số lượng: - Loại cầu (trứng, trùng, nhộng, quân, phấn, mật....): - Nguyên nhân: |
|
Bớt cầu | - Số lượng: - Loại cầu (trứng, trùng, nhộng, quân, phấn, mật....): - Nguyên nhân: |
|
Di chuyển đàn | - Từ nơi ........ - Đến nơi....... - Thời gian: |
|
Khai thác mật | - Số đàn ong: - Sản lượng cầu hoặc sản lượng đàn: |
|
Nhân giống | - Tên giống ong: - Biện pháp áp dụng: |
|
Biểu 2: Mua con giống
STT | Ngày, tháng, năm | Số lượng (đàn) | Giống ong | Cơ sở bán giống | Địa chỉ | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
Biểu 3: Bán con giống
STT | Ngày, tháng, năm | Số lượng (đàn) | Giống ong | Cơ sở mua giống | Địa chỉ | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
Biểu 4: Nhập nguyên liệu, thức ăn
Ngày tháng năm | Tên người nhập | Tên hàng | Số lượng (kg) | Cơ sở sản xuất | Ngày sản xuất | Hạn sử dụng | Đánh giá cảm quan |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 5: Sử dụng thức ăn
Ngày, tháng, năm | Loại thức ăn | Số lượng (kg) | Người phụ trách cho ăn |
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 6: Xuất bán mật ong và các sản phẩm mật ong
Ngày, tháng, năm | Loại sản phẩm | Số lượng (kg, lít) | Cơ sở thu mua | Đơn giá (đồng/lít, kg) | Tổng giá trị (đồng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 7: Kiểm soát, khống chế côn trùng và các loại dịch hại
Giống ong hiện đang sử dụng:................................Số đàn:.......................................
Ngày, tháng, năm: | .................. |
Loài côn trùng/dịch hại được phát hiện |
|
Số lượng đàn ong bị ảnh hưởng |
|
Biện pháp xử lý |
|
Các biện pháp khắc phục tiếp theo |
|
Kết quả |
|
Người thực hiện/ Ký tên |
|
Biểu 8: Tình hình dịch bệnh và các loại thuốc sử dụng
Giống ong hiện đang sử dụng:..................................Số đàn:.......................................
Ngày, tháng, năm |
|
Vị trí xảy ra bệnh/số thùng ong bị bệnh |
|
Triệu chứng |
|
Chẩn đoán |
|
Loại thuốc sử dụng |
|
Liều dùng |
|
Liệu trình điều trị |
|
Kết quả |
|
Các biện pháp sinh học đã áp dụng |
|
Kết quả |
|
Người điều trị/ Ký tên |
|
Biểu 9: Quản lý nhân sự
STT | Họ và tên | Tuổi | Giới tính | Bằng cấp | Nhiệm vụ được giao |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
Ngày tháng năm
Biểu 10: Đơn khiếu nại
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------------
................, Ngày tháng năm 200
Kính gửi:
1. Họ và tên người khiếu nại: ................................................................................
2. Địa chỉ: ................................................................................................................
3. Điện thoại/Fax: ...................................................................................................
4. Nội dung khiếu nại:
4.1. Chất lượng, vệ sinh an toàn sản phẩm không đảm bảo □
4.2. Số lượng sản phẩm không đúng □
4.3. Nhãn sản phẩm không đúng với sản phẩm □
4.4. Thái độ phục vụ □
4.5. Nội dung khác □
5. Yêu cầu giải quyết
5.1. Xác minh lại nguồn gốc sản phẩm □
5.2. Thông báo để rút kinh nghiệm □
5.3. Đổi sản phẩm khác □
5.4. Bồi thường thiệt hại □
5.4. Các nội dung khác □
| Người khiếu nại |
Biểu 11: Biên bản họp giải quyết đơn khiếu nại
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------------
Hôm nay ngày.......tháng........năm 200.. , chúng tôi gồm:
1. Bên khiếu nại:
1. Ông/bà:...............................................Địa chỉ:........................................................
2. Ông/bà:...............................................Địa chỉ.........................................................
2. Đại diện cơ sở chăn nuôi ong:
1. Ông/bà:..................................Chức vụ:..............................Địa chỉ.........................
2. Ông/bà:..................................Chức vụ...............................Địa chỉ...........................
3. Nội dung khiếu nại và yêu cầu của khách hàng ngày......tháng........năm 200.....:
4. Biện pháp giải quyết khiếu nại:
4.1. Giải thích cho khách hàng □
4.2. Tiến hành kiểm tra, truy nguyên nguồn gốc; đổi sản phẩm khác cho khách hàng □
4.3. Xin lỗi khách hàng □
4.4. Bồi thường thiệt hại □
4.5. Các biện pháp khác □
5. Ý kiến của người khiếu nại
Thỏa mãn yêu cầu □ Không thỏa mãn yêu cầu □
Biên bản này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản.
Người khiếu nại | Ngày tháng năm Chủ cơ sở |
- 1Nghị định 163/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm
- 2Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Quyết định 2970/QĐ-BNN-CN năm 2012 chứng nhận sản phẩm chăn nuôi được sản xuất theo Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ thuộc vùng dự án LIFSAP tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 1580/QĐ-BNN-KHCN năm 2008 ban hành Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong an toàn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 1580/QĐ-BNN-KHCN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/05/2008
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Bùi Bá Bổng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/05/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra