Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1576/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 6 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KHUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1529/SGD&ĐT-GDTrH ngày 15/6/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt khung Chương trình giáo dục địa phương cấp trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế (có khung Chương trình giáo dục địa phương cấp trung học cơ sở kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương từng lớp theo khung Chương trình Giáo dục địa phương cấp trung học cơ sở Thừa Thiên Huế đã được phê duyệt tại Quyết định này. Việc biên soạn thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa và Thể thao; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ GD&ĐT (báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- Các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, GD.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bình

 

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1576/QĐ-UBND ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế).

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Triển khai tổ chức biên soạn Chương trình giáo dục địa phương (CTGDĐP), đưa vào giảng dạy trong các cơ sở giáo dục phổ thông toàn tỉnh nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, thiên nhiên và con người Thừa Thiên Huế; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng tri thức để góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn của địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

- Trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về lịch sử, văn hóa truyền thống, các vấn đề về địa lí, kinh tế, chính trị - xã hội, môi trường, con người của Thừa Thiên Huế. Thông qua đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa Huế, xây dựng văn hóa, kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển giàu mạnh.

- Chương trình GDĐP tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với các môn học khác trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 góp phần tạo điều kiện để học sinh được phát triển hài hòa cả thể chất và tinh thần, hình thành các năng lực, phẩm chất học sinh được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh đó, phát triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực tổ chức các hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; vận dụng kiến thức (tự nhiên, văn hóa, xã hội) vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường tại địa phương. Hỗ trợ những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, cách thức đánh giá những kiến thức về địa phương.

- Triển khai thực hiện nội dung GDĐP theo đúng tiến độ triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Phấn đấu đẩy nhanh tiến độ hoàn thành bộ tài liệu vào tháng 6/2024.

II. CÁC YÊU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

1. Quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới chương trình, sách giáo khoa nói riêng

- Quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam.

- Quán triệt quan điểm định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) năm 2013 và Kết luận 51.

- Cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của chương trình giáo dục địa phương; bảo đảm tính liên thông giữa các cấp học, lớp học, môn học và hoạt động giáo dục.

- Căn cứ chương trình phổ thông 2018 cả về mạch kiến thức và phương pháp tiếp cận, gắn với thực tiễn địa phương và phù hợp với xu thế giáo dục tiên tiến trên thế giới, bảo đảm tốt nhất lợi ích của người học.

2. Phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”, “dạy người” và tiếp cận nghề nghiệp

a) Thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, tài liệu giáo dục địa phương được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, xác định các mức độ khác nhau của mỗi năng lực tương thích với từng cấp học và từng môn học.

b) Cùng với các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông, tài liệu giáo dục địa phương góp phần tạo điều kiện để học sinh được phát triển hài hòa cả thể chất và tinh thần. Học sinh được giáo dục toàn diện đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; được rèn luyện, phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết và tiếp cận nghề nghiệp. Đặc biệt coi trọng giáo dục truyền thống cách mạng, lịch sử, văn hóa, địa lý địa phương, các giá trị văn hóa truyền thống cũng như tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.

3. Cấu trúc, nội dung tài liệu phải đảm bảo chuẩn hóa, hiện đại hóa, trình bày những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, ... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, đảm bảo tính chỉnh thể, linh hoạt, thống nhất trong và giữa các cấp học

a) Đảm bảo kế thừa và phát triển những tài liệu giáo dục địa phương hiện hành.

b) Nội dung giáo dục theo hướng hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nội dung giáo dục được lựa chọn là những tri thức cơ bản, đảm bảo vừa phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông vừa gắn với thực tiễn địa phương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đề cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

c) Chương trình được xây dựng theo một chỉnh thể, nhất quán theo các cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông, làm theo từng lớp và đảm bảo theo đúng thời lượng đã quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d) Bám sát Định hướng nội dung giáo dục địa phương theo Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 và Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại các Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 15/02/2019 về Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 15/02/2019 về Biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông của UBND tỉnh và các Thông báo số 55/TB-UBND ngày 9/3/2019 và Công văn số 7598/UBND-GD ngày 16/10/2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong các phiên làm việc với Ngành Giáo dục và Đào tạo về các vấn đề giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, con người Huế.

III. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

Đối với cấp THCS: Xây dựng đủ 35 tiết/khối lớp tương đương 1 tiết/1 tuần, được giảng dạy từ lớp 6 - lớp 9, là một môn học bắt buộc.

Phương án biên soạn: Biên soạn theo lớp (từ lớp 6 đến lớp 9), mỗi khối lớp có 01 cuốn tài liệu (nội dung bao hàm các lĩnh vực về văn hóa, lịch sử truyền thống địa phương; các vấn đề về địa lý, kinh tế của địa phương; các vấn đề chính trị - xã hội, môi trường của địa phương gồm các mạch kiến thức về Lịch sử - Văn hóa, Địa lý- Môi trường, Kinh tế - Chính trị - Xã hội.

Chương trình địa phương cấp THCS

Chương trình địa phương cấp THCS được thiết kế theo các chủ đề và dựa trên các mạch kiến thức Lịch sử - Văn hóa, Địa lý- Môi trường, Kinh tế - Chính trị - Xã hội, gồm các nội dung về lịch sử, văn hóa truyền thống địa phương; các vấn đề về địa lý, môi trường của địa phương; các vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương và được tích hợp trong tài liệu Giáo dục địa phương các lớp (từ lớp 6 - lớp 9).

Mạch nội dung chương trình giáo dục địa phương cấp THCS:

 

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 6 (35 tiết)

Mạch nội dung

 

Lịch sử - Văn hóa

Địa lý - Môi trường

Kinh tế - Chính trị - Xã hội

 

Lịch sử

Văn học - Nghệ thuật

Nội dung cơ bản

Chủ đề: Thừa Thiên Huế - Một vùng đất cổ xưa

Bài 1: Dấu tích thời nguyên thủy tại Thừa Thiên Huế.

Bài 2: Dấu tích của văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa Huỳnh ở Thừa Thiên Huế

Bài 3: Thừa Thiên Huế thời kì Champa.

Bài 4: Thừa Thiên Huế thời Trần - Hồ - Lê sơ

Chủ đề: Phương ngữ, Âm nhạc truyền thống Thừa Thiên Huế

Bài 1: Phương ngữ trong ca dao Thừa Thiên Huế.

Bài 2: Phương ngữ trong truyện kể dân gian Thừa Thiên Huế.

Bài 3: Phương ngữ Thừa Thiên Huế trong đời sống.

Bài 4: Âm nhạc truyền thống Thừa Thiên Huế.

Chủ đề: Vị trí địa lý và địa giới hành chính Thừa Thiên Huế

Bài 1: Vị trí địa lý và địa giới hành chính Thừa Thiên Huế.

Bài 2: Các đơn vị hành chính Thừa Thiên Huế.

Chủ đề: Quá trình hình thành cộng đồng dân cư Thừa Thiên Huế.

Thời lượng (tiết)

10

13

6

6

Yêu cầu cần đạt

- Nêu các di tích/di chỉ tiêu biểu gắn với thời kì đá mới và văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh ở Thừa Thiên Huế thời tiền sử, từ đó khẳng định nguồn gốc lâu đời của vùng đất Thừa Thiên Huế.

- Trình bày những nét chính của Thừa Thiên Huế thời Champa và thời Trần - Hồ - Lê sơ.

- Liên hệ được các di tích cổ xưa trên địa bàn tỉnh gắn với địa danh hành chính hiện nay.

- Hiểu được đặc điểm phương ngữ Thừa Thiên Huế (ngữ âm, từ vựng...) trong tương quan với ngôn ngữ toàn dân.

- Sử dụng/ hạn chế sử dụng phương ngữ Thừa Thiên Huế một cách phù hợp, đúng đắn trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.

- Có tình cảm, thái độ trân trọng, kế thừa và phát huy những ưu điểm của phương ngữ Thừa Thiên Huế.

- Trình bày được các hoạt động chính của âm nhạc truyền thống Thừa Thiên Huế trong đời sống hiện đại.

- Trình bày được những nét chính về các thể loại âm nhạc truyền thống Thừa Thiên Huế.

- Tự hào về nền âm nhạc truyền thống của quê hương.

- Xác định được vị trí, phạm vi lãnh thổ của tỉnh trên bản đồ, nhận biết các tỉnh, quốc gia tiếp giáp.

- Kể tên được các đơn vị hành chính của tỉnh.

- Nêu được ý nghĩa về vị trí địa lí của tỉnh.

- Nắm được đặc điểm cơ bản của một cộng đồng dân cư.

- Nhận biết sơ lược về quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của một cộng đồng dân cư.

- Liên hệ thực tế địa phương.

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 7 (35 tiết)

Mạch nội dung

 

Lịch sử - Văn hóa

Địa lý - Môi trường

Kinh tế - Chính trị - Xã hội

 

Lịch sử

Văn học - Nghệ thuật

Nội dung cơ bản

Chủ đề: Thừa Thiên Huế trong diễn trình lịch sử của các vương triều (từ đầu thế kỉ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX)

Bài 1: Dấu ấn về các đô thị ở Thừa Thiên Huế thời chúa Nguyễn.

Bài 2: Dấu ấn Phú Xuân thời Tây Sơn.

Bài 3: Kinh đô Huế dưới triều Nguyễn.

Chủ đề: Văn học trung đại Thừa Thiên Huế và Mĩ thuật thời Nguyễn

Bài 1: Thơ ca trung đại Thừa Thiên Huế.

Bài 2: Văn xuôi trung đại Thừa Thiên Huế.

Bài 3: Tranh dân gian Làng Sình.

Bài 4: Kiến trúc thời Nguyễn ở Huế.

Bài 5: Điêu khắc, chạm khắc trang trí thời Nguyễn ở Huế.

Chủ đề: Thiên nhiên Thừa Thiên Huế

Bài 1: Địa chất, khoáng sản và địa hình Thừa Thiên Huế.

Bài 2: Khí hậu và thủy văn Thừa Thiên Huế.

Bài 3: Sinh vật Thừa Thiên Huế.

Chủ đề:

Chính sách an sinh xã hội Thừa Thiên Huế

Thời lượng (tiết)

11

12

8

4

Yêu cầu cần đạt

- Xác định được các tên gọi chính và địa giới hành chính của Thừa Thiên Huế qua các thời kì (từ đầu thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX).

- Nhận biết một số nhân vật, địa danh, di tích lịch sử tiêu biểu của Thừa Thiên Huế thời Nguyễn (từ chúa Nguyễn đến các vua triều Nguyễn)

- Biết được một số nét cơ bản về các đô thị ở Thừa Thiên Huế thời chúa Nguyễn (các thủ phủ và phố Thanh Hà).

- Liên hệ các sự kiện, địa danh, nhân vật tiêu biểu gắn liền với địa danh, tên đường, trường học, công trình văn hóa, ...ở hiện tại.

- Nêu được một số tác giả, tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu của Thừa Thiên Huế.

- Nắm sơ lược đặc điểm, giá trị nội dung, nghệ thuật nổi bật của thơ ca, văn xuôi trung đại Thừa Thiên Huế.

- Có tình cảm, thái độ tích cực với di sản văn học trung đại của địa phương.

- Nhận biết được những yếu tố đặc trưng và giá trị của tranh dân gian Làng Sình trong đời sống.

- Nhận biết được các mô típ trang trí thời Nguyễn.

- Nhận biết được giá trị thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật thời Nguyễn trên di sản kiến trúc và văn hóa nghệ thuật.

- Biết liên hệ giá trị thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật với thực hành sáng tạo

- Trình bày được đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Thừa Thiên Huế

- Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất của tỉnh Thừa Thiên Huế

- Liên hệ thực tế nơi em ở.

- Phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên ở tỉnh.

- Hiểu được vai trò của an sinh xã hội.

- Biết được những chính sách an sinh xã hội của Thừa Thiên Huế.

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 8 (35 tiết)

Mạch nội dung

 

Lịch sử - Văn hóa

Địa lý - Môi trường

Kinh tế - Chính trị - Xã hội

 

Lịch sử

Văn học - Nghệ thuật

Nội dung cơ bản

Chủ đề: Thừa Thiên Huế với phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược

Bài 1: Cuộc tấn công quân Pháp của quân đội triều đình Huế và thất thủ Kinh đô năm 1885

Bài 2: Phong trào yêu nước và đấu tranh giành độc lập của nhân dân Thừa Thiên Huế (1885-1945)

Bài 3: Bác Hồ với Thừa Thiên Huế

Chủ đề: Sơ lược Văn học từ 1900 đến 1945 và Âm nhạc hiện đại ở Thừa Thiên Huế

Bài 1: Thơ ca Thừa Thiên Huế từ 1900 đến 1945.

Bài 2: Văn xuôi Thừa Thiên Huế từ 1900 đến 1945.

Bài 3: Khái quát về âm nhạc hiện đại ở Thừa Thiên - Huế.

Chủ đề: Dân cư Thừa Thiên Huế

Bài 1: Dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số.

Bài 2: Phân bố dân cư, dân tộc.

Bài 3: Lao động và việc làm.

Chủ đề:

Hệ thống chính trị địa phương

Thời lượng (tiết)

10

12

8

5

Yêu cầu cần đạt

- Trình bày những dấu mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử Thừa Thiên Huế từ cuối thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX.

- Trình bày những nét chính về Bác Hồ và gia đình Người trong khoảng 10 năm sống, học tập và đấu tranh tại Huế cùng những di tích lịch sử liên quan.

- Trình bày những nét cơ bản về một số nhân vật tiêu biểu và phong trào đấu tranh của nhân dân Thừa Thiên Huế trong cuộc đấu tranh giành độc lập.

- Liên hệ các sự kiện, nhân vật tiêu biểu gắn với địa danh, tên đường, trường học, ...ở hiện tại.

- Nhận biết được một số tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu của Thừa Thiên Huế từ 1900 - 1945.

- Nêu được đặc điểm, giá trị nội dung, nghệ thuật nổi bật của thơ, văn xuôi Thừa Thiên Huế từ 1900- 1945.

- Có tình cảm, thái độ tích cực với di sản văn học Thừa Thiên Huế từ 1900 - 1945.

- Trình bày được những nét chính về các hoạt động âm nhạc hiện đại ở Thừa Thiên Huế.

- Trình bày được các đặc điểm cơ bản về dân cư địa phương.

- Biết được chiến lược và giải pháp phát triển dân số Thừa Thiên Huế, liên hệ một số vấn đề dân số ở địa phương.

- Biết được đặc điểm nguồn lao động; trình bày được mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm ở Thừa Thiên Huế.

- Liên hệ thực tế địa phương về vấn đề lao động, việc làm.

- Biết được cơ cấu tổ chức, vai trò của hệ thống chính trị ở địa phương từ phường xã (mở rộng đến quận, huyện,...)

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 9 (35 tiết)

Mạch nội dung

 

Lịch sử - Văn hóa

Địa lý - Môi trường

Kinh tế - Chính trị - Xã hội

 

Lịch sử

Văn học - Nghệ thuật

Nội dung cơ bản

Chủ đề: Thừa Thiên Huế từ năm 1945 đến nay

Bài 1: Thừa Thiên Huế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945-1975).

Bài 2: Thừa Thiên Huế trong công cuộc xây dựng, đổi mới và hội nhập (1975 - 2020).

Chủ đề: Sơ lược Văn học và Nghệ thuật Thừa Thiên Huế từ 1945 đến nay

Bài 1: Thơ ca Thừa Thiên Huế từ 1945 đến nay.

Bài 2: Văn xuôi, kịch Thừa Thiên Huế từ 1945 đến nay.

Bài 3: Những nhạc sĩ tiêu biểu và các ca khúc về Huế.

Bài 4: Khái quát về mĩ thuật hiện đại ở Thừa Thiên Huế.

Bài 5: Các họa sĩ tiêu biểu của Huế từ 1945 đến nay.

Chủ đề:

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chủ đề: Các ngành kinh tế của Thừa Thiên Huế

Bài 1: Dịch vụ.

Bài 2: Công nghiệp và xây dựng.

Bài 3: Nông - lâm - thủy sản.

Thời lượng (tiết)

10

12

5

8

Yêu cầu cần đạt

- Trình bày được những dấu mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử Thừa Thiên Huế từ sau năm 1945 đến nay.

- Trình bày được một số nét cơ bản về Trường Thanh niên Tiền tuyến ở Thừa Thiên Huế.

- Biết được nguyên nhân thất bại/thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm.

- Nhận biết sự thay đổi về mọi mặt của vùng đất Thừa Thiên Huế thời kì đổi mới.

- Nhận diện được những vấn đề tồn tại và rút ra bài học kinh nghiệm về sự phát triển bền vững của địa phương trong tương lai.

- Biết được một số tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu của Thừa Thiên Huế từ 1945 đến nay.

- Trình bày sơ lược đặc điểm, giá trị nội dung, nghệ thuật nổi bật của thơ, văn xuôi, kịch Thừa Thiên Huế từ 1945 đến nay.

- Có tình cảm, thái độ tích cực với di sản văn học Thừa Thiên Huế từ 1945 đến nay.

- Thu thập và trình bày được một số thông tin về tác giả, tác phẩm.

- Nêu được một số tác giả, tác phẩm âm nhạc tiêu biểu của Thừa Thiên Huế từ 1945 đến nay.

- Trình bày được những nét chính về các hoạt động mĩ thuật ở Thừa Thiên Huế từ 1945 đến nay.

- Tự hào về nghệ sĩ tài năng cũng như sự phát triển mĩ thuật, âm nhạc của quê hương.

- Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật trong đời sống.

- Biết được vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Biết được những biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Kể tên hoạt động bảo vệ môi trường mà em tham gia ở địa phương.

- Trình bày được những đặc điểm chính về kinh tế của tỉnh.

- Phân tích được lĩnh vực/ngành kinh tế chủ đạo hoặc xu hướng chuyển dịch kinh tế của địa phương.

- Nhận xét, phân tích được một số dạng biểu đồ và bảng số liệu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ, công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp...

- Nêu dự đoán của bản thân về nền kinh tế của tỉnh.

IV. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

Giáo dục địa phương áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.

Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống địa phương), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học đặc biệt là công nghệ thông tin.

Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, trải nghiệm, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

Tùy theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1576/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt khung Chương trình giáo dục địa phương cấp trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế

  • Số hiệu: 1576/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/06/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Thanh Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/06/2021
  • Ngày hết hiệu lực: 14/04/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản