Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 
******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
*********

Số: 115/1999/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 7  năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 155/1999/QĐ-TTG NGÀY 16 THÁNG 7 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý chất thải nguy hại.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 60 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này đều bãi bỏ.

Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Phạm Gia Khiêm  

(Đã ký)

 

QUY CHẾ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ)

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

Quy chế này quy định việc quản lý chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là CTNH) nhằm ngăn ngừa và giảm tối đa việc phát sinh các tác động nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.

Điều 2.

Quy chế này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có các hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam liên quan tới việc phát sinh, thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH.

Quy chế này cũng được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có các hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam liên quan tới việc phát sinh, thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Điều 3.

Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chất thải được hiểu như quy định tại Khoản 2, Điều 2 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993;

2. Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người. Danh mục các CTNH được ghi trong Phụ lục 1 kèm theo Quy chế này. Danh mục này do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trung ương quy định;

3. Quản lý CTNH là các hoạt động kiểm soát CTNH trong suốt quá trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH; 

4. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là CQQLNNMT) ở trung ương là Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ở địa phương là ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

5. Chủ nguồn thải CTNH là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở có phát sinh CTNH;

6. Chủ thu gom và vận chuyển CTNH là tổ chức, cá nhân có đăng ký  thực hiện việc thu gom, vận chuyển CTNH;

7. Chủ lưu giữ CTNH là tổ chức, cá nhân được phép thực hiện việc lưu giữ CTNH;

8. Chủ xử lý, tiêu hủy CTNH là tổ chức, cá nhân được phép thực hiện việc xử lý, tiêu hủy CTNH;

9. Thu gom CTNH là việc thu gom, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời CTNH tại các địa điểm hoặc cơ sở được chấp thuận;

10. Lưu giữ CTNH là việc lưu và bảo quản CTNH trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện cần thiết bảo đảm không rò rỉ, phát tán, thất thoát ra môi trường cho đến khi CTNH được vận chuyển đến các địa điểm hoặc cơ sở xử lý, tiêu hủy được chấp thuận;

11. Vận chuyển CTNH là quá trình chuyên chở CTNH từ nơi phát sinh tới nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy;

12. Xử lý CTNH là quá trình sử dụng công nghệ hoặc biện pháp kỹ thuật (kể cả việc thu hồi, tái chế, tái sử dụng, thiêu đốt chất thải) làm thay đổi các tính chất và thành phần của chất thải nguy hại, nhằm làm mất hoặc giảm mức độ gây nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ con người;

13. Tiêu hủy CTNH là qúa trình sử dụng công nghệ nhằm cô lập (bao gồm cả chôn lấp) CTNH, làm mất khả năng gây nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ con người;

14. Sổ đăng ký quản lý CTNH do CQQLNNMT cấp cho các chủ nguồn thải CTNH.

15. Giấy phép hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH (sau đây gọi là giấy phép môi trường) do CQQLNNMT cấp, trong đó quy định cụ thể các yêu cầu, trách nhiệm và điều kiện về môi trường đối với việc thực hiện các hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH;

16. Địa điểm, cơ sở được chấp thuận là nơi dùng để lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH được CQQLNNMT phê duyệt;

17. Chứng từ CTNH là hồ sơ đi kèm CTNH từ nguồn thải được thu gom, vận chuyển tới các địa điểm, cơ sở lưu giữ, xử lý, tiêu hủy.

Điều 4.

Việc quản lý CTNH phát sinh từ các hoạt động có liên quan tới lĩnh vực dầu khí, y tế, sử dụng chất phóng xạ, bức xạ, chất cháy - nổ, ngoài việc phải tuân thủ các quy định của Quy chế này, còn phải tuân thủ các quy định riêng về hoạt động thuộc các lĩnh vực đó.

Điều 5.

Tranh chấp giữa các bên mà một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc áp dụng các quy định của Quy chế này được giải quyết theo pháp luật Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với các quy định của Quy chế này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 6.

1. Chủ nguồn thải CTNH phải đăng ký hoạt động với CQQLNNMT để được cấp sổ đăng ký quản lý CTNH;

2. Chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH phải xin cấp giấy phép hoạt động. Địa điểm, phương tiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH do CQQLNNMT quy định.

Điều 7.

Các chủ nguồn thải, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về quản lý CTNH cho CQQLNNMT (Phụ lục 4 kèm theo Quy chế này), lưu giữ nhật ký quản lý hồ sơ CTNH tại cơ sở (Phụ lục 5 kèm theo Quy chế này) và chịu sự thanh tra của thanh tra chuyên ngành về môi trường và sự kiểm tra của CQQLNNMT.

Điều 8.

Thủ tục cấp sổ đăng ký quản lý CTNH và giấy phép thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH:

1. Các chủ nguồn thải CTNH phải xin cấp sổ đăng ký quản lý CTNH tại CQQLNNMT trung ương hoặc tại CQQLNNMT địa phương (Phụ lục 2A kèm theo Quy chế này);

2. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin đăng ký, CQQLNNMT phải tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp sổ đăng ký quản lý CTNH; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

3. Các chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH phải xin cấp giấy phép tại CQQLNNMT trung ương hoặc CQQLNNMT địa phương (Phụ lục 2B kèm theo Quy chế này);

4. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp giấy phép, CQQLNNMT phải tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

CHƯƠNG II

TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI

Điều 9.

Trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH tại cơ sở sản xuất, kinh doanh:

1. Giảm thiểu và phân loại CTNH ngay từ nguồn thải;

2. Đóng gói CTNH theo chủng loại trong các bao bì thích hợp, đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, ký hiệu phải rõ ràng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

3. Lưu giữ an toàn các CTNH trong khu vực sản xuất, kinh doanh trước khi chuyển giao CTNH cho các chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy; việc lưu giữ CTNH phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a. Đáp ứng các yêu cầu về quản lý CTNH do CQQLNNMT quy định (rào ngăn, biển báo và các biện pháp bảo đảm khác) tại các khu vực lưu giữ;

b. Không để lẫn với chất thải không nguy hại (kể cả chất thải rắn, lỏng) và cách ly với các CTNH khác;

c. Có phương án phòng chống sự cố, bảo đảm an toàn trong khu vực lưu giữ.

Điều 10.

Chủ nguồn thải CTNH phải tuân thủ các điểm sau đây:

1. Khi không có đủ năng lực tự thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH phát sinh tại cơ sở của mình thì phải ký hợp đồng với các chủ thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH;

2. Chỉ chuyển giao CTNH cho các chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy được cấp giấy phép hoạt động;

3. Điền và ký tên vào phần I chứng từ CTNH và yêu cầu các chủ thu gom, vận chuyển điền và ký tên vào phần II của chứng từ CTNH (Phụ lục 3 kèm theo Quy chế này). Chứng từ CTNH được làm thành 05 bản. Chủ nguồn thải CTNH lưu giữ 01 bản, 04 bản còn lại giao cho các chủ thu gom, vận chuyển;

4. Kiểm tra, xác nhận CTNH trong quá trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy đến đúng địa điểm, cơ sở theo quy định của hợp đồng;

5. Giải trình và cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được kiểm tra;

6. Trong trường hợp chủ nguồn thải CTNH tự thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH cũng phải xin phép và tuân thủ đầy đủ các quy định tại chương III và chương IV của Quy chế này.

CHƯƠNG III

TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI

Điều 11.

Các chủ thu gom, vận chuyển CTNH phải có các phương tiện chuyên dụng bảo đảm các yêu cầu an toàn kỹ thuật sau đây:

1. Bền vững cơ học và hoá học khi vận hành;

2. Không gây rò rỉ, phát tán, thất thoát CTNH vào môi trường, không làm lẫn các loại CTNH với nhau, không chế tạo từ các vật liệu có khả năng tương tác với CTNH;

3. Có thiết bị báo động và các phương tiện xử lý sự cố khi vận hành;

4. Có biển báo theo quy định.

Điều 12.

Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển CTNH:

1. Thu gom, vận chuyển đúng số lượng và chủng loại CTNH ghi trong chứng từ CTNH kèm theo;

2. Hoàn tất các thủ tục liên quan về chứng từ CTNH: điền và ký tên vào phần II chứng từ CTNH, yêu cầu các chủ lưu giữ, xử lý, tiêu hủy ký tên vào phần III của chứng từ CTNH; chủ thu gom, vận chuyển CTNH giữ 01 bản và gửi 03 bản cho chủ lưu giữ, xử lý, tiêu hủy;

3. Chuyển giao CTNH cho các chủ lưu giữ và chủ xử lý, tiêu hủy ghi trong chứng từ CTNH;

4. Báo cáo cho CQQLNNMT theo đúng thời hạn và mẫu quy định (Phụ lục 4 kèm theo Quy chế này).

Điều 13.

Trong trường hợp xảy ra sự cố, các chủ thu gom, vận chuyển có nghĩa vụ:

1. Tiến hành các biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế thiệt hại đối với môi trường và sức khoẻ con người;

2. Thông báo ngay cho CQQLNNMT và ủy ban nhân dân địa phương nơi xảy ra sự cố để chỉ đạo và phối hợp xử lý; đồng thời cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin cần thiết về sự cố cho CQQLNNMT và ủy ban nhân dân địa phương nơi xảy ra sự cố và thực hiện các hướng dẫn của họ để khắc phục sự cố;

3. Khẩn trương tiến hành khắc phục sự cố do CTNH gây ra, nếu gây thiệt hại về sức khỏe con người, tài sản và môi trường thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;

4. Trường hợp phải vận chuyển CTNH ra khỏi khu vực sự cố thì phải được CQQLNNMT tại địa phương cho phép.

Điều 14.

Việc vận chuyển CTNH qua biên giới phải tuân thủ các quy định của Công ước về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng (Công ước Basel 1989) cụ thể sau đây:

1. Việc vận chuyển quá cảnh CTNH qua lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả nội thủy và lãnh hải phải có sự đồng ý bằng văn bản của CQQLNNMT trung ương và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan hữu quan theo đúng pháp luật Việt Nam về hàng hoá quá cảnh. Việc vận chuyển CTNH qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam phải được thông báo trước cho CQQLNNMT trung ương Việt Nam;

2. Tổ chức, cá nhân muốn vận chuyển quá cảnh CTNH qua lãnh thổ Việt Nam phải nộp đơn xin phép CQQLNNMT trung ương. Đơn xin phép phải gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a. Nơi xuất phát và nơi chuyển đến cuối cùng của CTNH;

b. Ngày, giờ, số lượng và chủng loại CTNH hoặc các chất thải khác dự kiến vận chuyển quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam;

c. Chứng nhận của quốc gia nhập khẩu về việc nhập khẩu số lượng và chủng loại CTNH đó không vi phạm luật pháp quốc gia hoặc các Công ước quốc tế mà quốc gia đó ký kết hoặc tham gia;

d. Thông tin liên quan đến các bên xuất khẩu, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy cũng như các phương tiện hoạt động đã được cấp phép của họ;

đ. Thông tin liên quan đến các thủ tục xử lý sự cố khẩn cấp khi vận chuyển quá cảnh;

e. Thông tin về bảo hiểm và các thông tin khác có liên quan;

g. Trong vòng 60 ngày kể từ khi nhận đơn, CQQLNNMT trung ương phải cấp giấy phép, trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

3. Trong trường hợp được phép quá cảnh, tổ chức, cá nhân vận chuyển CTNH phải tuân thủ theo các quy định sau đây:

a. Đóng gói CTNH trong các thùng chứa thích hợp và dán ký hiệu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế;

b. Bảo đảm CTNH không bị thất thoát tại cửa khẩu và trong quá trình vận chuyển;

4. Mọi hành vi vận chuyển quá cảnh CTNH không tuân thủ các quy định trong giấy phép hoặc không có giấy phép đều bị coi là hành vi vận chuyển bất hợp pháp CTNH và sẽ bị xử lý theo pháp luật;

5. Trong trường hợp vận chuyển quá cảnh mà xảy ra sự cố gây rò rỉ, phát tán, thất thoát CTNH thì tổ chức, cá nhân vận chuyển quá cảnh phải lập tức báo cáo CQQLNNMT trung ương, địa phương và phải thực hiện các quy định tại Điều 13 của Quy chế này.

CHƯƠNG IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ LƯU GIỮ, XỬ LÝ, TIÊU HỦY CHẤT THẢI NGUY HẠI  

Điều 15.

Trách nhiệm của chủ lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH:

1. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và trình CQQLNNMT có thẩm quyền. Sử dụng các phương tiện, thiết bị lưu giữ, công nghệ xử lý, tiêu hủy CTNH theo đúng quy định trong giấy phép hoạt động do CQQLNNMT cấp;

2. Tiếp nhận CTNH từ các chủ nguồn thải, thu gom, vận chuyển trên cơ sở hợp đồng ký giữa hai bên, kèm theo đầy đủ chứng từ CTNH;

3. Có phương án và thiết bị phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa và ứng cứu sự cố;

4. Hoàn thiện chứng từ CTNH: lưu 01 bản và gửi 01 bản cho chủ nguồn thải, 01 bản cho chủ thu gom, vận chuyển CTNH;

5. Báo cáo cho CQQLNNMT có thẩm quyền các thông tin có liên quan đến quản lý CTNH (Phụ lục 4 kèm theo Quy chế này);

6. Đào tạo cán bộ, nhân viên kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH.

Điều 16.

Chủ xử lý, tiêu hủy CTNH phải tuân thủ các quy định sau đây:

1. Không được chôn lẫn CTNH với chất thải không nguy hại;

2. Chỉ được phép chôn CTNH tại các khu vực đã được quy định;

3. Bãi chôn lấp CTNH phải đáp ứng các chỉ tiêu môi trường và các yêu cầu kỹ thuật do CQQLNNMT hướng dẫn và thẩm định;

4. Không được chôn CTNH quá công suất của bãi chôn lấp CTNH đã được quy định trong giấy phép;

5. Cấm thải CTNH vào các thành phần của môi trường như: không khí, đất, nước.

Điều 17.

Trong quá trình xử lý, tiêu hủy CTNH, các chủ xử lý, tiêu hủy phải tuân thủ đầy đủ các quy định trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các loại khí thải, nước thải, bùn, tro, xỉ phải được quan trắc, phân tích thành phần và có sổ nhật ký ghi chép, theo dõi và xử lý đạt Tiêu chuẩn Việt Nam (sau đây viết tắt là TCVN). Trường hợp không đạt TCVN, chủ xử lý phải:

1. Có biện pháp nâng cấp hệ thống xử lý khí, nước thải, bùn, tro và xỉ trong thời hạn CQQLNNMT cho phép;

2. Chôn lấp các chất thải không xử lý đạt TCVN theo đúng quy trình chôn lấp CTNH tại bãi chôn lấp được quy định;

3. Chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH không được pha loãng CTNH hoặc trộn lẫn CTNH với chất thải không nguy hại.

Điều 18.

Trường hợp xảy ra sự cố, chủ lưu giữ, xử lý, tiêu hủy có nghĩa vụ:

1. Tiến hành các biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế thiệt hại đối với môi trường và sức khoẻ con người;

2. Thông báo ngay cho CQQLNNMT và ủy ban nhân dân địa phương để chỉ đạo và phối hợp xử lý; đồng thời cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin cần thiết về sự cố cho CQQLNNMT và ủy ban nhân dân địa phương nơi xảy ra sự cố và thực hiện các hướng dẫn của họ để khắc phục sự cố;

3. Khẩn trương tiến hành khắc phục sự cố do CTNH gây ra, nếu gây thiệt hại về sức khoẻ con người, tài sản và môi trường thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;

4. Trường hợp phải vận chuyển CTNH ra khỏi khu vực sự cố thì phải được CQQLNNMT tại địa phương cho phép.

Điều 19. 

Trong trường hợp ngừng hoạt động, chủ lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH có nghĩa vụ:

1. Thông báo ngay cho CQQLNNMT trung ương, địa phương và ủy ban nhân dân các cấp về lý do và thời gian ngừng hoạt động;

2. Nộp đề án bảo vệ môi trường sau khi cơ sở lưu giữ, xử lý, tiêu hủy ngừng hoạt động cho CQQLNNMT và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đề án bảo vệ môi trường gồm các nội dung sau đây:

a. Các giải pháp công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường;

b. Các giải pháp cải tạo và sử dụng đất sau khi ngừng hoạt động;

c. Các yêu cầu và giải pháp quan trắc sau khi ngừng hoạt động;

3. Giải quyết các hậu quả phát sinh khác;

4. CQQLNNMT ở trung ương hoặc địa phương trong phạm vi thẩm quyền được giao phải thẩm định và tư vấn cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quyết định ngừng hoạt động của các cơ sở lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH.

Điều 20.

Các vị trí ô nhiễm tồn lưu được phát hiện tại địa phương nào thì địa phương đó có trách nhiệm xử lý, tiêu hủy theo thẩm quyền của mình; nếu vượt quá khả năng giải quyết của địa phương thì báo cáo với CQQLNNMT trung ương và các cơ quan chức năng có liên quan để phối hợp giải quyết.

Các vị trí ô nhiễm tồn lưu có liên quan đến an ninh, quốc phòng do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền; nếu vượt quá khả năng giải quyết của Bộ thì báo cáo với CQQLNNMT trung ương và các cơ quan chức năng có liên quan để phối hợp giải quyết.

CHƯƠNG VỀ VIỆC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Điều 21.

Trách nhiệm của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:

1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về chất thải nguy hại trong phạm vi toàn quốc; chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các hoạt động quản lý CTNH;

2. Xây dựng trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CTNH;

3. Cấp sổ đăng ký quản lý CTNH hoặc giấy phép môi trường theo thẩm quyền được giao cho các chủ nguồn thải, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH (theo Phụ lục 2A, 2B của Quy chế này);

4. Ban hành các chỉ tiêu môi trường cho việc lựa chọn bãi chôn lấp CTNH, các chỉ tiêu kỹ thuật cho việc thiết kế, xây dựng và vận hành các khu lưu giữ, các bãi chôn lấp CTNH bảo đảm vệ sinh môi trường; lựa chọn và tư vấn các công nghệ xử lý CTNH; phối hợp với Bộ Tài chính ban hành mức thu phí, lệ phí quản lý CTNH;

5. Hướng dẫn nội dung và thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy và các bãi chôn lấp CTNH;

6. Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực quản lý CTNH;

7. Tổ chức điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các khu lưu giữ, cơ sở xử lý, tiêu hủy, các bãi chôn lấp CTNH; thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất các các hoạt động quản lý CTNH theo Quy chế này;

8. Tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức về quản lý CTNH:

a. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương tổ chức phổ biến Quy chế Quản lý CTNH trên phạm vi cả nước;

b. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng làm công tác quản lý CTNH;

c. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo và nhân dân về quản lý CTNH;

9. Hàng năm phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương tiến hành thống kê CTNH, tổng hợp tình hình quản lý CTNH trong phạm vi cả nước để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 22.

Trách nhiệm của Bộ Xây dựng:

1. Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quy hoạch xây dựng các khu xử lý CTNH hợp vệ sinh, các bãi chôn lấp CTNH phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

2. Phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc chỉ đạo các Sở Xây dựng lập quy hoạch và kế hoạch xây dựng các khu lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu hủy, các bãi chôn lấp CTNH hợp vệ sinh trình ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt;

3. Phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc chỉ đạo các Sở Giao thông Công chính lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất thải (bao gồm cả chất thải nguy hại) của địa phương;

4. Phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc giám sát quản lý đô thị, đặc biệt chú ý tới vấn đề thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy, chôn lấp CTNH của các đô thị và khu công nghiệp;

5. Ban hành các quy trình, quy phạm hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH của các công trình xây dựng đặc biệt tại các đô thị và khu công nghiệp;

6. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường nghiên cứu, sản xuất, hướng dẫn sử dụng thống nhất trên toàn quốc các loại kiểu dáng công nghiệp của các trang thiết bị chuyên dụng phục vụ cho công tác quản lý CTNH.

Điều 23. 

Trách nhiệm của Bộ Công nghiệp:

1. Giám sát, kiểm tra và triển khai các biện pháp hữu hiệu buộc các chủ nguồn thải phải tuân thủ các quy định của Quy chế này. Trường hợp các chủ nguồn thải không có khả năng tự thực hiện được việc thu gom, xử lý, tiêu hủy CTNH, thì yêu cầu các chủ nguồn thải phải ký hợp đồng với các chủ thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH;

2. Huy động các nguồn vốn để đầu tư cho các công trình xử lý CTNH và thay thế, đổi mới công nghệ, thiết bị lạc hậu bằng công nghệ và thiết bị tiên tiến; tổ chức thống kê, đáng giá các loại CTNH của ngành công nghiệp;

3. Phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do CTNH gây ra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc Bộ Công nghiệp quản lý.

Điều 24.

Trách nhiệm của Bộ Y tế:

1. Giám sát, kiểm tra và có các biện pháp hữu hiệu buộc các bệnh viện, trạm y tế, cơ sở dịch vụ y tế tuân thủ các quy định của Quy chế này;

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng trong việc quy hoạch, lựa chọn công nghệ, thiết bị, đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống lò thiêu đốt chất thải y tế đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam;

3. Ban hành quy chế quản lý chất thải y tế.

Điều 25.

Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:

1. Giám sát, kiểm tra và triển khai thực hiện các biện pháp hữu hiệu buộc các chủ nguồn thải thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tuân thủ các quy định của Quy chế này; 

2. Cấp các loại giấy phép môi trường liên quan đến Quy chế Quản lý chất thải nguy hại cho các chủ nguồn thải, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH thuộc lĩnh vực bí mật an ninh, quốc phòng; 

3. Phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các cơ quan có liên quan trong việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác quản lý CTNH và tuyên truyền nâng cao nhận thức về CTNH trong phạm vi ngành mình;

4. Phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành có liên quan trong việc khắc phục sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng do CTNH gây ra;

5. Các chủ nguồn thải CTNH được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác nhận là các chủ nguồn thải hoạt động thuần túy trong lĩnh vực kinh tế phải chấp hành đầy đủ các quy định của Quy chế này.

Điều 26.

Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại:

1. Căn cứ vào kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn của các Bộ, ngành và địa phương về quản lý CTNH, cân đối các nguồn vốn, kể cả các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để bảo đảm điều kiện cần thiết cho các Bộ, ngành và địa phương thực hiện kế hoạch quản lý CTNH;

2. Phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường nghiên cứu, đề xuất các chế độ, chính sách, biện pháp tạo điều kiện thuận lợi về vốn, thuế nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ đối với các công trình xử lý CTNH;

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành các quy định về mức thu phí CTNH, lệ phí cấp các loại giấy phép môi trường.

Điều 27.

Trách nhiệm của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

1. Chỉ đạo Sở Xây dựng lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu hủy và các bãi chôn lấp CTNH hợp vệ sinh thuộc địa bàn quản lý của địa phương;

2. Chỉ đạo Sở Giao thông Công chính lập kế hoạch khả thi (phương án tổ chức, phương tiện, thiết bị, công nghệ, vốn...) và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch quản lý chất thải bao gồm cả thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH trên địa bàn quản lý của địa phương.

3. Chỉ đạo Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong việc:

a. Cấp sổ đăng ký quản lý CTNH hoặc các loại giấy phép môi trường cho các chủ nguồn thải, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH (theo Phụ lục 2A, 2B của Quy chế này);

b. Hướng dẫn nội dung, yêu cầu xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các chủ cơ sở lưu giữ, xử lý, tiêu hủy, các bãi chôn lấp CTNH để trình CQQLNNMT có thẩm quyền phê duyệt;

c. Tổ chức điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các khu lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu hủy, các bãi chôn lấp CTNH trong phạm vi địa phương;

d. Tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức về quản lý CTNH trong phạm vi địa phương;

đ. Hàng năm tiến hành thống kê CTNH, tổng hợp tình hình quản lý CTNH trong phạm vi địa phương để báo cáo Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ;

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng quyết định những vấn đề về quy hoạch đất đai cho các khu xử lý CTNH và các bãi chôn lấp chất thải. Tổ chức theo thẩm quyền các loại hình tổ chức dịch vụ quản lý CTNH ở địa phương; chủ động cân đối và khai thác các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác nhau trong tỉnh, thành phố, các loại phí CTNH, lệ phí cấp các loại giấy phép môi trường, các nguồn hỗ trợ từ Trung ương và nước ngoài (viện trợ không hoàn lại, vốn vay với lãi suất ưu đãi hoặc liên doanh với nước ngoài) nhằm thực hiện tốt kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại địa phương;

5. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động quản lý CTNH;

6. Tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các yêu cầu,  kiến nghị về quản lý CTNH trong phạm vi quyền hạn của mình hoặc chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.

CHƯƠNG VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 28. 

Các Bộ, ngành và địa phương có các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát sinh chất thải nguy hại phải chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc quyền quản lý của Bộ, ngành và địa phương mình thực hiện nghiêm chỉnh các quy định có liên quan trong Quy chế này. Tiếp nhận, xem xét và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị về quản lý CTNH trong phạm vi thẩm quyền của Bộ, ngành và địa phương theo quy định của pháp luật.

Điều 29.

Thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý CTNH.

Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý CTNH.

Điều 30.

Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý CTNH thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Cá nhân có hành vi phạm tội, vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý CTNH thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 31.

Trong quá trình thực hiện Quy chế Quản lý chất thải nguy hại, nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành và địa phương cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ để kịp thời giải quyết.

PHỤ LỤC 1:

DANH MỤC CÁC CHẤT THẢI NGUY HẠI (DANH MỤC A)

[A1] Kim loại và chất thải chứa kim loại

Mã số

Mã số Basel*

Mô tả chất thải

Chú thích

Giới hạn nguy hại

Tận thu

 

Xử lý vật lý/hoá học**

 

Đốt bằng lò

 

Chôn lấp

 

 

 

 

 

 

Dầu/
dung môi

Kim loại

Redox

pH adj.

Stab.

Sep.

Xi măng

Đặc biệt

Vệ sinh

Đặc biệt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

[A1010]

 

Các chất thải kim loại và chất thải chứa hợp kim của một trong những kim loại sau:

Loại trừ các chất thải cho trong danh mục B

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y27

- Antimony

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y24

- Arscnic

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y20

- Beryllium

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y26

- Cadmium

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y31

- Chì

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y29

- Thuỷ ngân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y25

- Selenium

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y28

- Tellurium

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y30

- Thallium

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A1020]

 

Chất thải có hay lẫn một trong các chất sau đây:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y27

- An ti moan; hợp chất có an ti moan

 

> 0.1%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y20

- Be rin; hợp chất berili

 

> 0.1%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y26

- Ca di mi; hợp chất ca di mi

 

> 0.1%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y31

- Chì; hợp chất chì

 

> 2%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y25

- Se len; hợp chất se len

 

> 0.1%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y28

- Tellurium; hợp chất tellurium

 

> 0.1%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A1030]

 

Chất thải có hay lẫn một trong những chất sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y24

- A xen; hợp chất a xen

 

> 0.1%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y29

- Thủy ngân; hợp chất thuỷ ngân

 

> 0.2%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y30

- Thallium; hợp chất thallium

 

> 0.1%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A1040]

 

Chất thải có một trong các chất sau đây:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y19

- Carbonyls kim loại

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y21

- Hợp chất crom hoá trị 6

 

> 1%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A1050]

 

Bùn điện phân

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

[A1060]

Y34

Chất thải từ quá trình ăn mòn kim loại

 

pH<2

 

 

 

 

 

 

 

 

[A1070]

 

Dư lượng rò rỉ từ rửa trôi cặn dư từ chế biến kẽm, bụi và bùn như jarosite, bematite v.v...

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A1080]

 

Không dùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A1090]

Y22

Tro từ đốt dây đồng

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

[A1100]

Y22

Bụi và cặn dư từ các hệ thống làm sạch khí cửa lò nấu đồng

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

[A1110]

Y22

Các dụng dịch điện phân đã dùng từ các hoạt động tinh chế và thu hồi đồng bằng điện phân

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

[A1120]

 

Bùn thải, không kể mùn anod, từ các hệ thống tinh chế bằng điện phân trong các hoạt động tinh chế và thu hồi đồng

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

[A1130]

Y34

Dung dịch ăn mòn kim loại đã dùng

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

[A1140]

Y22

Chất xúc tác đồng clorua và đồng xyanua thải

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

[A1150]

 

Tro chứa kim loại quý trong quá trình đốt các bảng mạch in kể cả có trong danh mục B (xem danh mục B liên quan [B1160])

Hiện tại xử lý tất cả như là chất thải nguy hại

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A1160]

 

Ac quy a xít chì thải, nguyên vẹn hoặc bẹp vỡ

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

[A1170]

 

ắc qui thải, đã được phân loại và không được phân loại, trừ hỗn hợp các ắc qui trong danh mục B (xem danh mục B liên quan [B1090])

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

[A1180]

 

Thiết bị hay chi tiết điện và điện tử thải chứa những bộ phận như aquy, pin, nằm ở Danh mục A, công tắc thuỷ ngân, thuỷ tinh của đèn catod và thuỷ tinh hoạt hoá khác, tụ điện có PCB hoặc bị lẫn với những chất nằm trong Phụ lục I ở một mức độ mà chất thải thể hiện những tính chất nêu trong Phụ lục III (1), (2)

Y10 nếu PCB, PBB, PCT có tạp chất

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

(1) Bao gồm các chi tiết bỏ đi của máy phát điện

(2) PCBs có nồng độ 50mg/kg hoặc hơn trong bất kỳ thành phần nào của chất thải.

 

 

[A2] Các chất thải chủ yếu chứa hợp chất vô cơ nhưng có thể chứa kim loại hay vật liệu hữu cơ

 

 

Mã số

Mã số Basel*

Mô tả chất thải

Chú thích

Giới hạn nguy hại

Tận thu

 

Xử lý vật lý/hoá học**

 

Đốt bằng lò

 

Chôn lấp

 

 

 

 

 

 

Dầu/
dung môi

Kim loại

Redox

pH adj.

Stab.

Sep.

Xi măng

Đặc biệt

Vệ sinh

Đặc biệt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

[A2010]

 

Chất thải thủy tinh từ các đèn cathode và thuỷ tinh hoạt tính khác

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

[A2020]

 

Các hợp chất flo vô cơ thải dưới dạng chất lỏng hoặc bùn trừ các chất thải cùng dạng cho trong danh mục B

Việc loại trừ này có được áp dụng một cách tự động không? Cần phải đưa các chất rắn vào

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A2030]

 

Các chất xúc tác thải, trừ các chất thải cùng dạng cho trong danh mục B

Như trên

Tất cả

 

 

 

 

 

 

[A2040]

 

Thạch cao thải từ các quá trình công nghiệp hoá chất, khi chứa các chất của Phụ lục I ở nồng độ đủ để thể hiện các đặc trưng của Phụ lục III (Xem mục liên quan trong danh mục B [B2050])

 

Như là chỉ tiêu đối với tạp chất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A2050]

Y36

A mi ăng thải (bụi & sợi)

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mã số

Mã số Basel*

Mô tả chất thải

Chú thích

Giới hạn nguy hại

Tận thu

 

Xử lý vật lý/hoá học**

 

Đốt bằng lò

 

Chôn lấp

 

 

 

 

 

 

Dầu/
dung môi

Kim loại

Redox

pH adj.

Stab.

Sep.

Xi măng

Đặc biệt

Vệ sinh

Đặc biệt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

[A3010]

Y11

Chất thải từ quá trình sản xuất hoặc chế biến than cốc hay nhựa đường từ dầu mỏ

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

[A3020]

Y8

Dầu khoáng thải không phù hợp với mục đích sử dụng ban đầu

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

[A3030]

 

Các chất thải có chứa, cấu tạo từ chì hoặc bị lẫn với các hợp chất chống kích nổ trên cơ sở chì

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A3040]

 

Các chất lỏng truyền nhiệt (chất truyền nhiệt) thải

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

[A3050]

Y13

Các chất thải từ sản xuất, đóng gói và sử dụng nhựa, mủ, chất hoá dẻo, keo và chất kết dính không kể những chất nêu trong Danh mục B (xem mục liên quan trong danh mục B [B4020])

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

[A3060]

 

Nitrocellulose thải

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A3070]

Y39

Phenol, hợp chất có phenol bao gồm chlorophenol thải

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

[A3080]

Y42

Chất thải Ête không bao gồm những chất có ete nằm trong danh mục B

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

[A3090]

Y21

Chất thải bụi da, tro, bùn và bột thải khi chứa các hợp chất crom 6 hoặc chất diệt sinh vật (Xem mục liên quan trong danh mục B [B3100])

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A3100]

Y21

Vụn da thải và các chất thải khác của da hoặc hỗn hợp da không hợp để chế biến các sản phẩm về da có chứa các hợp chất Cr 6 hoặc chất diệt sinh vật (Xem mục liên quan trong danh mục B [B3090])

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A3110]

Y21

Da thú thải bỏ có chứa các hợp chất Crom 6 hoặc chất  diệt sinh vật hoặc chất truyền nhiễm (Xem mục liên quan trong danh mục B [B3110])

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A3120]

 

Không dùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A3130]

Y37

Các hợp chất phot pho hữu cơ thải

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

[A3140]

Y41

Dung môi hữu cơ không halogen hoá thải không kể những chất như vậy nêu trong danh mục B

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

[A3150]

Y45

Các hợp chất halogen hữu cơ thải

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

[A3160]

Y45

Cặn chưng cất những chất halogen hay không halogen không chứa nước từ quá trình thu hồi dung môi hữu cơ thải

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

[A3170]

Y45

Các chất thải từ quá trình sản xuất các hydrocarbon mạch thẳng được halogen hoá

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

[A3180]

Y45

Các chất thải, chất và vật chất có chứa, bao gồm hoặc lẫn với Polichlorinated biphenyls (PCB), Polichlorinated terphenyls (PCT), Polichlorinated naphthalene (PCN), Polibrominated biphenyl (PBB) hoặc bất kỳ tương tự nào của hợp chất Polibrominat ở nồng độ 50mg/kg hoặc hơn

 

³50 mg/kg

 

 

 

 

 

 

 

 

[A3190]

Y11

Cặn nhựa thải (loại trừ bê tông nhựa) từ các quá trình tinh chế, chưng cất và xử lý nhiệt phân các vật liệu hữu cơ

 

Tất cả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(3) Giới hạn 50mg/kg được xem xét như là mức độ thực hành quốc tế cho tất cả chất thải. Tuy nhiên, nhiều quốc gia riêng biệt đã quy định mức thấp hơn (ví dụ 20 mg/kg) cho các chất thải đặc biệt

 

 

[A4] Các chất thải có thể chứa cả chất hữu cơ và vô cơ

 

Mã số

Mã số Basel*

Mô tả chất thải

Chú thích

Giới hạn nguy hại

Tận thu

 

Xử lý vật lý/hoá học**

 

Đốt bằng lò

 

Chôn lấp

 

 

 

 

 

 

Dầu/
dung môi

Kim loại

Redox

pH adj.

Stab.

Sep.

Xi măng

Đặc biệt

Vệ sinh

Đặc biệt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

[A4010]

Y2/Y3

Các chất thải từ quá trình sản xuất, chuẩn bị và sử dụng dược phẩm nhưng loại trừ các chất thải cho trong danh mục B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A4020]

Y1

Các chất thải phòng khám bệnh và liên quan; phát sinh từ thực tế y khoa, nha khoa, thú y hoặc tương tự, và các chất thải phát sinh trong các bệnh viện hoặc các cơ sở khác trong quá trình nghiên cứu hoặc chữa chạy cho bệnh nhân, hoặc các dự án nghiên cứu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A4030]

Y4

Các chất thải từ quá trình sản xuất, hình thành và sử dụng các chất diệt sinh vật và hoá chất bảo vệ thực vật, gồm cả chất thải thuốc trừ sâu cỏ không còn tác dụng, quá hạn (4), hoặc không hợp với ý định sử dụng ban đầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A4040]

Y5

Các chất thải từ quá trình sản xuất, đóng gói và sử dụng các hoá chất bảo quản gỗ (5)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A4050]

 

Chất thải cấu thành từ, chứa hoặc lẫn với một trong những chất sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y33

- Xyanua vô cơ, loại trừ các cặn dư chứa kim loại quý dưới dạng rắn có vết xyanua vô cơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y38

- Các Xyanua hữu cơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A4060]

Y9

Nhũ tương và hỗn hợp dầu/nước và hydrocarbon/nước thải

 

 

 

 

 

 

 

 

[A4070]

Y12

Các chất thải từ quá trình sản xuất, đóng gói và sử dụng mực, phẩm nhuộm, chất màu, sơn, quang dầu, véc ni loại trừ bất kỳ chất thải nào cho trong danh mục B (xem mục liên quan trong danh mục B [B4010]

 

 

 

 

 

 

 

 

[A4080]

Y15

Các chất thải có tính nổ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A4090]

Y34/Y35

Các dung dịch a xít hoặc dung dịch kiềm thải, khác với những chất cho trong mục tương ứng ở danh mục B (Xem mục liên quan trong danh mục B [B2120]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A4100]

 

Các chất thải từ các thiết bị kiểm soát ô nhiễm công nghiệp dùng để làm sạch các loại khí thải công nghiệp - nhưng trừ ra các chất thải cho trong danh mục B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A4110]

 

Chất thải cấu thành từ, chứa hoặc lẫn với một trong những chất sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y43

- Bất kỳ đồng phân nào của polychlorinated dibenzo-furan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y44

- Bất kỳ đồng phân nào của polychlorinated dibenzo-dioxin

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A4120]

 

Chất thải cấu thành từ, chứa hoặc lẫn với các peroxides.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A4130]

 

Các bao bì và thùng chứa chất thải chứa vật liệu mà vật liệu đó rơi vào một trong bảng phân loại ở danh mục này

Xử lý theo từng nội dung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A4140]

 

Chất thải chứa hay được hợp thành từ những hoá chất không được biết tên hay hoá chất quá hạn có tên một trong những loại trong danh mục này

Xử lý theo từng nội dung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A4150]

Y14

Các hợp chất hoá học thải mà chúng chưa được xác định và/hay là những hoá chất mới mà những tác động của chúng tới sức khoẻ và/hay tới môi trường chưa được xác định

Cần được xác định đủ để quyết định phương án xử lý.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[A4160]

 

Than hoạt tính đã qua sử dụng không có trong danh mục B (Xem mục liên quan trong danh mục B [B2060])

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(4) "Quá hạn" ngụ ý là chưa dùng trong thời gian quy định bởi nhà sản xuất hoặc người dùng.

(5) Mục này không bao gồm gỗ được xử lý bằng các hoá chất bảo quản gỗ.

 

Chú thích:

* Mã số đánh theo Phụ lục I của Công ước Basel

** Các phương pháp xử lý vật lý/hoá học:

Redox: ô-xy hoá - khử

pH.adj: Hiệu chỉnh độ pH

Stab.: Stabilisation (ổn định hoá)

Sep.: Separation (phân tách)

Các phụ lục I, II, III, IV được nêu trong Danh mục này là các phụ lục I, II, III, IV trong Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và tiêu hủy chúng.

 

 

 

 

PHỤ LỤC 1:

DANH MỤC CÁC CHẤT THẢI KHÔNG PHẢI LÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI (DANH MỤC B)

 

[B1] Kim loại và chất thải chứa kim loại

 

Mã số

Mã số Basel*

Mô tả chất thải

Chú thích

Giới hạn nguy hại

Tận thu

 

Xử lý vật lý/hoá học**

 

Đốt bằng lò

 

Chôn lấp

 

 

 

 

 

 

Dầu/
dung môi

Kim loại

Redox

pH adj.

Stab.

Sep.

Xi măng

Đặc biệt

Vệ sinh

Đặc biệt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

[B1010]

 

Các chất thải kim loại và hợp kim ở dạng không phân tán:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các kim loại quý (vàng, bạc, nhóm platin loại trừ thuỷ ngân)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn sắt và thép

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn nickel

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn Nhôm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn Kẽm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn Thiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn Volfram

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn molybden

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn Tantalum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn Magic

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn Cobalt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn Bismuth

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn Titan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn Zirconium

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn Mangan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn Germani

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn Vanadi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn Hafnium, Indium, Niobium, Rhenium và Gallium

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn Thori

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nguyên tố đất hiếm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1020]

 

Vụn kim loại sạch, không bị lẫn, gồm cả hợp kim, ở dạng khối thành phẩm (lá, tấm, xà rầm, que,v.v...), thuộc loại:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y27

- Vụn Antimon

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y20

- Vụn Beryli

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y26

- Vụn Cadimi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y31

- Vụn chì (nhưng loại trừ ắc quy a xít chì)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y25

- Vụn Seleni

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y28

- Vụn Tellurium

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1030]

 

Các kim loại bền nhiệt có chứa chất bẩn khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1040]

 

Các chi tiết thải từ thiết bị phát điện không bị bẩn bởi dầu bôi trơn, PCB hoặc PCT ở mức độ làm cho chúng trở thành nguy hại

Các nồng độ PCB/PCT nhỏ hơn 50 mg/kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1050]

 

Hỗn hợp các kim loại mầu, các vụn thải hợp phần nặng, không chứa các vật liệu của Phụ lục I ở các nồng độ đủ để biểu thị đặc tính của Phụ lục III (8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1060]

Y25/
Y28

Selenium và tellurium kim loại, kể cả bột kim loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1070]

 

Chất thải đồng và hợp kim đồng ở dạng phân tán, trừ khi chúng chứa những chất trong Phụ lục I ở mức độ biểu thị các đặc tính của Phụ lục III

Vẫn đòi hỏi đánh giá tính nguy hại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1080]

Y23

Tro và cặn  kẽm kể cả cặn dư hợp kim kẽm ở dạng phân tán, trừ khi chúng chứa những chất trong Phụ lục I ở mức độ biểu thị các đặc tính của Phụ lục III (9)

Vẫn đòi hỏi đánh giá tính nguy hại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1090]

 

ắc qui thải đảm bảo những đặc tính đã thoả thuận, trừ những acquy làm từ chì, cadimi hoặc thuỷ ngân (Xem mục liên quan trong danh mục A [A1170]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1100]

 

Chất thải kim loại từ nấu, luyện và tinh chế kim loại:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y23

- Que hàn kẽm cứng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y23

- Xỉ nấu chảy chứa kẽm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cặn xỉ kẽm điện phân dạng khối trên bề mặt (>90%Zn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cặn xỉ kẽm điện phân dạng khối ở đáy (>92%Zn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xỉ đúc kẽm dạng vảy (>85%Zn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xỉ kẽm nấu bằng điện phân nóng chảy ở dạng khối (nấu không liên tục) (>92%Zn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Kẽm hớt trên bề mặt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhôm hớt trên bề mặt trừ xỉ lò muối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y22

- Xỉ từ quá trình chế biến đồng dùng để tiếp tục chế biến hoặc tinh chế không chứa asen, chì hoặc cadimi ở mức độ mà chúng biểu thị các đặc tính của Phụ lục III

Vẫn đòi hỏi đánh giá tính nguy hại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chất thải từ vật liệu chịu lửa để lát lò, bao gồm lò nấu chảy kim loại có nguồn gốc là lò nấu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xỉ từ quá trình chế biến kim loại quí để tinh chế tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xỉ thiếc có chứa Tantalum nhỏ hơn 0,5% thiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1110]

 

Các chi tiết điện và điện từ bỏ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các chi tiết điện tử chỉ chứa kim loại hay hợp kim

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các chi tiết hay mảnh vụn từ thiết bị điện hay điện tử (10), kể cả mạch in, không có các chi tiết như pin và acquy nằm trong danh mục A, công tắc thuỷ ngân, thủy tinh từ đèn cathode và thuỷ tinh hoạt tính khác và các tụ điện có PCB, hoặc không lẫn với các chất trong Phụ lục I (tức là cadimi, thuỷ ngân, chì, PCB) hoặc từ đó mà chúng bị thải đi, đến một mức độ mà chúng không mang đặc tính gì có trong Phụ lục III (Xem mục liên quan trong danh mục A [A1180]

Vẫn đòi hỏi đánh giá tính nguy hại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các chi tiết điện và điện tử (kể cả bo mạch in, linh kiện và dây dẫn) nhằm trực tiếp sử dụng lại (11) và không phải để tái chế  hoặc đổ đi (12)

(Xử lý?)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1120]

 

Các chất xúc tác đã dùng, loại trừ chất lỏng được dùng như là chất xúc tác, có chứa một trong các:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Kim loại chuyển tiếp, không kể các chất xúc tác đã thải (Các chất xúc tác đã dùng, chất lỏng được dùng như là chất xúc tác hoặc các chất xúc tác khác) ở danh mục A như:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Scandium

Titanium

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vanadium

Chromium

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mangan

Sắt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cobalt

Nickel

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đồng

Kẽm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Yttrium

Zirconium

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Niobium

Molybdeum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hafnium

Tantalum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Volfram

Rhenium

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lanthanides (đất hiếm):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lanthanum

Cerium

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Praeseodymium

Neody

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Samarium

Europium

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gadolinium

Terbium

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dysprosium

Holmium

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Erbium

Thulium

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ytterbium

Lutetium

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1130]

 

Các chất xúc tác chứa kim loại quý đã được làm sạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1140]

 

Cặn dư chứa kim loại quý ở thể rắn mà có chứa các vết xyanua vô cơ

Định nghĩa về "các vết"?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1150]

 

Các chất thải kim loại quý và hợp kim (vàng, bạc, nhóm gốc platin trừ thuỷ ngân) ở thể phân tán, không ở thể lỏng với bao bì, nhãn phù hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1160]

 

Tro kim loại quý từ việc đốt các bo mạch in (Xem mục liên quan trong danh mục A [A1150])

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1170]

Y16

Tro kim loại quý từ việc đốt phim ảnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1180]

Y16

Phim ảnh thải có chứa hợp chất của bạc hlogenua và bạc kim loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1190]

Y16

Giấy ảnh thải có chứa hợp chất của bạc halogenua và bạc kim loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1200]

 

Xỉ từ sản xuất sắt và thép dạng cục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1210]

 

Xỉ từ sản xuất sắt và thép kể cả xỉ như là nguồn ô xít titan (TiO2) và Vanadi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1220]

 

Xỉ từ sản xuất kem, được ổn định bằng phương pháp hoá học, có hàm lượng sắt cao (trên 20%) và được chế biến theo các yêu cầu kỹ thuật công nghiệp (thí dụ: DIN 4301) chủ yếu cho xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1230]

 

Vảy đúc cán từ sản xuất sắt và thép

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B1240]

Y22

Vảy đồng oxyt từ công nghệ đúc cán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(8) Chú ý là thậm chí khi những vật liệu bị nhiễm bẩn ở mức độ thấp theo Phụ lục I lúc đầu tồn taị, nhưng sau đó có những quá trình khác kể cả các quá trình tái chế có thể lại tạo ra những hợp phần riêng biệt của Phụ lục I có nồng độ cao hơn.

(9) Về tro kẽm hiện đang được xem xét và đã có khuyến nghị với Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển là tro kẽm không nên coi là hàng hoá nguy hại.

(10) Mục này không gồm mảnh vụn thừa từ quá trình sản xuất điện năng

(11) Việc sử dụng lại có thể gồm sửa chữa, tân trang lại hoặc nâng cấp, nhưng cơ bản không phải là lắp ráp lại.

(12) Ở một số nước các vật liệu này dùng cho sử dụng lại trực tiếp nên không được coi là chất thải.


[B2] Các chất thải chủ yếu chứa chất vô cơ, có thể chứa các kim loại hoặc các chất hữu cơ.

 

Mã số

Mã số Basel*

Mô tả chất thải

Chú thích

Giới hạn nguy hại

Tận thu

 

Xử lý vật lý/hoá học**

 

Đốt bằng lò

 

Chôn lấp

 

 

 

 

 

 

Dầu/
dung môi

Kim loại

Redox

pH adj.

Stab.

Sep.

Xi măng

Đặc biệt

Vệ sinh

Đặc biệt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

 

 

- Chất thải graphit tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đá phiến thải, bào nhẵn hay không, hay là chỉ đơn thuần cắt bằng cưa hay cái gì khác

Tại sao từ hạn định lại bao gồm tất cả mọi thứ!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chất thải mica

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chất thải từ Leucite, nepheline, and nepheline syenite (?)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chất thải Feldspar

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Fluorspar

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các chất thải Silicat ở thể rắn loại trừ silica dùng trong các hoạt động đúc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B2020]

 

Chất thải thuỷ tinh ở thể không phân tán như:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuỷ tinh vụn và chất thải khác và mạnh vụn thuỷ tinh thừa trừ thuỷ tinh từ đèn cathode và thuỷ tinh hoạt tính khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B2030]

 

Chất thải gốm sứ ở dạng không phân tán như:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chất thải Cermet và vụn (vật liệu composit gốm kim loại)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các sởi trên cơ sở gốm chưa được phân loại ở những phần khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B2040]

 

Các chất thải khác chủ yếu chứa chất vô cơ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sulphate calci được tinh chế một phần từ quá trình khử SO2 khí lò (FGD)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phấn viết bảng bằng thạch cao và thạch cao thải từ việc phá dỡ các công trình xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xỉ từ quá trình sản xuất đồng, được ổn định bằng hoá chất, có thành phần sắt cao (trên 20%) và được chế biến theo yêu cầu kỹ thuật công nghiệp (thí dụ: DIN 4301 và DIN 8201) chủ yếu cho xây dựng và vật liệu ma sát

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lưu huỳnh ở thể rắn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đá vôi từ quá trình sản xuất Cyanamide calci (có độ pH nhỏ hơn 9)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- NaCl, KCl và CaCl2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Carborundum (Silicon Carbide)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bê tông vỡ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn thuỷ tinh chứa Lithium-Tantalum và Lithium-Niobium

Chưa có sẵn ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B2050]

 

Tro nhà máy điện chạy bằng than không nằm trong danh mục A (xem A4160 trong danh mục A)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B2060]

 

Than hoạt tính đã dùng từ quá trình xử lý nước uống và các quá trình công nghiệp thực phẩm và sản xuất Vitamin (Xem mục liên quan trong danh mục A [A4160])

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B2070]

 

Bùn Calcium fluoride

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B2080]

 

Thạch cao trắng từ các quá trình công nghiệp hoá chất không có trong danh mục A (Xem mục liên quan trong danh mục A [A2040])

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B2090]

 

Các mẩu anod thải bằng than cốc dầu mỏ hay bitum trong quá trình sản xuất thép và nhôm được làm sạch theo yêu cầu công nghiệp thông thường, trừ anod thải từ quá trình điện phân xut-clo và ngành luyện kim.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B2100]

 

Hydrat nhôm thải và oxyt nhôm thải và cặn trong quá trình sản xuất oxyt nhôm trừ những vật liệu tương tự dùng trong các quá trình làm sạch khí, keo tụ và lọc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B2110]

 

Cặn bô xít ("bùn đỏ") (độ pH từ trung bình đến nhỏ hơn 11.5)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B2120]

 

Dung dịch a xít hoặc dung dịch kiềm thải có độ pH lớn hơn 2 và nhỏ hơn 11,5, mà chúng không ăn mòn hoặc không nguy hại (Xem mục liên quan trong danh mục A [A4090])

Vẫn đòi hỏi đánh giá tính nguy hại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B3] Các chất thải chủ yếu chứa chất hữu cơ, có thể chứa các kim loại hoặc các chất vô cơ

 

Mã số

Mã số Basel*

Mô tả chất thải

Chú thích

Giới hạn nguy hại

Tận thu

 

Xử lý vật lý/hoá học**

 

Đốt bằng lò

 

Chôn lấp

 

 

 

 

 

 

Dầu/dung môi

Kim loại

Redox

pH adj.

Stab.

Sep.

Xi măng

Đặc biệt

Vệ sinh

Đặc biệt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

 

 

Các vật liệu nhựa hay hỗn hợp nhựa sau đây, miễn là chúng không lẫn với các chất thải khác và được chuẩn bị theo một đặc tính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vụn nhựa của các polyme và co-polimer không chứa halogen, bao gồm nhưng không hạn chế với (13):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ethylene

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Styrene

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Polypropylene

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Polyethylene terephthalate

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Acrylonitrile

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Butadiene

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Polyacetals

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Polyamides

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Polybutylene terephthalate

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Polycarbonates

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Polyethers

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Polyphenylene sulphides

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Acrylic polymers

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Alkanes C10-C13 (chất hoá dẻo)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Polyruethane (không chứa CFCs)

Làm sao các chất không halogen hoá có thể làm được như vậy?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Polysiloxanes

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Polymethylene methacrylate

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Polyvinyl butyral

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Polyvinyl acetate

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cao su đã lưu hoá hoặc sản phẩm ngưng tụ bao gồm:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Urea formaldehyde

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phenol formaldehyde

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Melamine formaldehyde

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Epoxy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Alkyd

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Polyamides

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các chất thải polymer được flo hoá sau đây (14):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Perfluoroethylene/propylene (FEP)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Perfluoroalkoxy alkane (PFA)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Monofluoroalkoxy alkane (MFA)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Polyvinylfluoride (PVF)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Polyvinyllidenefluoride (PVDF)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B3020]

 

Giấy bìa và sản phẩm giấy thải, miễn là chúng không trộn lẫn với các chất thải nguy hại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B3030]

 

Vải sợi thải, miễn là chúng không lẫn với các chất thải nguy hại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B3040]

 

Chất thải cao su, miễn là chúng không lẫn với các chất thải nguy hại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B3050]

 

Chất thải từ bấc li e và gỗ, miễn là chúng không lẫn với các chất thải nguy hại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B3060]

 

Chất thải từ công nghiệp chế biến nông phẩm, miễn là chúng không trộn lẫn với các chất thải nguy hại và không lây nhiễm:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B3070]

 

Chất thải là tóc người, rơm rạ và nấm mốc từ quá trình sản xuất penicillin dùng làm thức ăn gia súc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B3080]

 

Mùn mạt và vụn cao su thải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B3090]

 

Mùn mạt và các chất thải khác từ da thuộc hoặc có da không hợp cho sản xuất các sản phẩm da, trừ bùn thuộc da, không chứa các hợp chất Cr6 và chất diệt sinh vật (Xem mục liên quan trong danh mục A [A3100])

Cái này khác với các mục khác về da như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B3100]

 

Da, bụi, tro, bùn hoặc bột không chứa các hợp chất Cr6 hoặc chất diệt sinh vật (Xem mục liên quan trong danh mục A [A3090])

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B3110]

 

Da thú thải bỏ không chứa hợp chất Cr6, chất diệt sinh vật hoặc chất lây nhiễm (Xem mục liên quan trong danh mục A [A3110])

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B3120]

 

Các chất thải chứa phẩm màu thực phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B3130]

 

Các ete polymer thải và các etemonomer không nguy hại không có khả năng hình thành peroxides thải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B3140]

 

Săm lốp chịu khí nén thải, trừ loại thuộc các hoạt động của Phụ lục IV.A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(13) Được hiểu là những vụn thải này đã được polimer hoá hoàn toàn

(14) - Các chất thải dùng rồi không tính vào loại này

     - Các chất thải không được trộn lẫn

     - Các vấn đề do quá trình đốt hở phải được xem xét


[B4] Các chất thải, có thể chứa cả các thành phần vô cơ và hữu cơ

 

Mã số

Mã số Basel*

Mô tả chất thải

Chú thích

Giới hạn nguy hại

Tận thu

 

Xử lý vật lý/hoá học**

 

Đốt bằng lò

 

Chôn lấp

 

 

 

 

 

 

Dầu/
dung môi

Kim loại

Redox

pH adj.

Stab.

Sep.

Xi măng

Đặc biệt

Vệ sinh

Đặc biệt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

[B4020]

Y13

Các chất thải từ quá trình sản xuất, đóng gói và sử dụng nhựa, mủ, chất hoá dẻo, nhựa/keo dán, không nằm trong danh mục A, không có dung môi và các chất bẩn khác, ở một mức mà chúng không thể hiện đặc tính nêu trong phụ lục III, thí dụ keo dung môi nước

Vẫn đòi hỏi đánh giá tính nguy hại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[B4030]

 

Các máy ảnh chụp một lần đã dùng, với pin không thuộc danh  mục A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích:

* Mã số đánh theo Phụ lục I của Công ước Basel

** Các phương pháp xử lý vật lý/hoá học:

Redox: Ô - xy hoá - khử

pH adj.: Hiệu chỉnh độ pH

Stab.: Stabilisation (ổn định hoá)

Sep.: Separation (phân tách)

Các Phụ lục I, II, III, IV được nêu trong Danh mục này là các Phụ lục I, II, III, IV trong Công ước Basel.

PHỤ LỤC 2A:

- ĐĂNG KÝ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CỦA CHỦ NGUỒN THẢI.

- SỔ ĐĂNG KÝ QUẢN LÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI.

ĐƠN VỊ, CƠ SỞ...              CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐĂNG KÝ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CỦA CHỦ NGUỒN THẢI

1. Phần khai chung:

Tên cơ sở hoặc cá nhân:......................................................................................   

Tỉnh, thành phố.............................. Quận (huyện):.............................................

Tên của chủ sở hữu hoặc người điều hành (khoanh tròn chữ chủ sở hữu hoặc người điều hành):................................................................................................

Địa chỉ của chủ sở hữu hoặc người điều hành (khoanh tròn chữ chủ sở hữu hoặc người điều hành):........................................................................................         

Số điện thoại: ............................Fax: ............................Telex: ........................

2. Dữ liệu sản xuất:

(i) Danh mục nguyên liệu thô/ hoá chất và số lượng dùng trong 1 tháng.

Nguyên liệu thô (các hoá chất):                    Số lượng (tính bằng tấn hoặc các đ/vị

                                                             khác tương đương):

..................................................                    ................................................................

..................................................          .................................................................

..................................................                    .................................................................

(ii) Danh mục tên hàng và số lượng được sản xuất trong 1 tháng:

Hạng mục sản phẩm:                           Số lượng:

..................................................           .................................................................

..................................................           ................................................................

..................................................                     ................................................................

3. Dữ liệu về chất thải:

(i) Chất thải nguy hại sản sinh trong 1 tháng

Mã hạng mục  Tên chất thải   Thành phần chất thải   Số lượng (tấn)

(theo Phụ lục 1)

........................            .....................   .................................   ...............................

........................            ......................  .................................   ................................

........................            ......................  ................................    ................................

(ii) Chất thải khác sản sinh trong 1 tháng

Tên chất thải                Rắn/Lỏng/Nhão             Số lượng (tấn)

...............................     ...................................    ...........................................

...............................     ...................................    .........................................

...............................     ...................................     ...............................................

Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật.

............, ngày ......... tháng .........năm .............

Chữ ký của người báo cáo:..............................

Tên:  ................................................................

Chức vụ: ..........................................................


PHỤ LỤC 2A:

CQQLNNMT                   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số:........../                                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                           ........, ngày......tháng.......năm.....

SỔ ĐĂNG KÝ QUẢN LÝ
CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI

I. Phần khai chung:

Tên cơ sở được cấp:..............................................................................................

Loại hình cơ sở:....................................................................................................

Địa điểm:..............................................................................................................

Điện thoại:.......................... Fax:.......................... Telex:...................................

Họ tên người chịu trách nhiệm.................................... Chức vụ: .........................

Tài khoản số:..............................tại......................................................................

Số CMT nhân dân (nếu là cá nhân):...................... do .............cấp ngày:............

Số đăng ký kinh doanh (nếu có):..........................................................................

Số giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm (nếu có):.....................................................

Số Quyết định phê chuẩn ĐTM (nếu có):.............................................................

II. Đã đăng ký Danh mục chất thải nguy hại sản sinh tại cơ sở; đã đăng ký Danh mục chất thải khác sản sinh tại cơ sở (phụ lục kèm theo).

III. Nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ nguồn thải:

1. Bảo vệ môi trường, phòng, chống ô nhiễm và suy thoái môi trường.

2. Thực hiện Quy chế quản lý CTNH, các văn bản pháp luật liên quan và hoạt động theo đúng sổ đăng ký và hướng dẫn của CQQLNNMT nơi đăng ký.

3. Có trách nhiệm quản lý CTNH cho đến khi chúng được tiêu huỷ.

4. Thực hiện đúng chế độ báo cáo định kỳ và chịu sự kiểm tra, thanh tra của CQQLNNMT nơi đăng ký khi cần thiết.

5. Có trách nhiệm áp dụng những biện pháp cần thiết, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra sự cố và thực hiện nghiêm chỉnh các hướng dẫn của cơ quan này.

IV. Sổ đăng ký Quản lý CTNH này có giá trị trong thời hạn là: ........tháng.

Thay mặt CQQLNNMT

(Thủ trưởng ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 2A:

Phụ lục kèm theo sổ đăng ký quản lý chủ nguồn thải CTNH

1. Danh mục chất thải nguy hại sản sinh tại cơ sở đã đăng ký:

Mã hạng mục  Tên chất thải   Thành phần chất thải   Số lượng/tháng (tấn)

........................            .....................   .................................   .................................

........................            ......................  .................................   .................................

........................            ......................  .................................   .................................

2. Danh mục chất thải khác sản sinh tại cơ sở đã đăng ký:

Tên chất thải               Rắn/Lỏng/Nhão            Số lượng/tháng (tấn)

...............................     ...................................   ............................................

...............................     ...................................   ............................................

...............................        ...................................   ...........................................


PHỤ LỤC 2B:

- ĐƠN XIN PHÉP HOẠT ĐỘNG THU GOM, VẬN CHUYỂN, LƯU GIỮ, XỬ LÝ, TIÊU HỦY CHẤT THẢI NGUY HẠI.

- GIẤY PHÉP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI (THU GOM, VẬN CHUYỂN, LƯU GIỮ, XỬ LÝ, TIÊU HỦY).

_______________________________________________________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN PHÉP HOẠT ĐỘNG
THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ, TIÊU HỦY
CHẤT THẢI NGUY HẠI

Phần khai chung:

Họ và tên:

Ngày sinh:

Nguyên quán:

Trú quán:

Số CMT nhân dân:

Ngày cấp:

Cơ quan cấp:

Số tài khoản:

Địa chỉ (dự định) đăng ký trụ sở:

Tel/Fax/E-mail

Chi nhánh:

Họ tên người chịu trách nhiệm:

Số CMT nhân dân:

Ngày cấp:

Cơ quan cấp:

Danh mục các địa điểm xin phép (thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy) CTNH:

...............................................................................................................................

(Hồ sơ liên quan kèm theo)

Danh mục các trang thiết bị, phương tiện (thu gom/vận chuyển/lưu giữ/xử lý/tiêu hủy) CTNH1:

Trang thiết bị,
phương tiện

Chủ sở hữu

Người điều hành

 

Địa chỉ

Giấy phép ĐKKD

Địa chỉ

Giấy phép ĐKKD

........................

........................

 

..............

..............

...............

...............

...............

...............

................

................

(Hồ sơ liên quan kèm theo)

____________________________

1. Thủ tục xin phép được áp dụng ngay cả khi doanh nghiệp bổ sung thêm địa điểm hoặc phương tiện (thu gom/vận chuyển/lưu giữ/xử lý/tiêu hủy) chất thải nguy hại mới.

PHỤ LỤC 2B:

Danh mục CTNH xin phép (thu gom/vận chuyển/lưu giữ/xử lý/tiêu hủy):

...............................................................................................................................

Mã hạng mục

Tên chất thải 

Thành phần chất thải

Sốlượng/tháng(tấn) dự tính

........................  

.......................

..............................

.......................................

........................  

.......................

..............................

.......................................

........................  

.......................

..............................

.......................................

........................  

.......................

..............................

........................................

Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật.

Tôi có nhu cầu được tham gia vào việc quản lý (thu gom/vận chuyển/lưu giữ/xử lý/tiêu hủy) CTNH.

Nếu được chấp nhận tôi xin cam đoan thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quản lý CTNH, chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền.

........, ngày ...tháng.........năm ..........

Chữ ký của người làm đơn:

..........................................................

Tên:....................................................

Chức vụ:..............................................

Chứng thực của UBND quận, huyện

Ý kiến của cơ quan môi trường                                              

Tên: ................................................  

Tên : ........................................             

Chức vụ: ..........................................

Chức vụ: ..................................

Ngày............ tháng............. năm .......

Ngày..... tháng...... năm..........

PHỤ LỤC 2B:

CQQLNNMT                   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Số:........../                                      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

........, ngày......tháng.......năm......

GIẤY PHÉP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
(THU GOM, VẬN CHUYỂN, LƯU GIỮ/XỬ LÝ/TIÊU HỦY)

I. Phần khai chung:

Tên cơ sở được cấp:..........................................................................................

Loại hình cơ sở:................................................................................................

Địa điểm:.........................................................................................................

Điện thoại:..................... Fax: ......................... Telex: .....................................

Họ tên người chịu trách nhiệm:............................... Chức vụ: .........................

Tài khoản số:..............................tại ..................................................................

Số CMT nhân dân (nếu là cá nhân):.................. do .............cấp ngày: .............

Số đăng ký kinh doanh (nếu có): .......................................................................

Số giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm (nếu có): .....................................................

Mã số Quyết định phê chuẩn ĐTM (nếu có): .......................................................

II. Đã đăng ký Danh mục các trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH; đã đăng ký Danh mục các địa điểm thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH; đã đăng ký Danh mục các CTNH được phép thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy (phụ lục kèm theo).

III. Nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH:

1. Bảo vệ môi trường, phòng, chống ô nhiễm và suy thoái môi trường.

2. Thực hiện Quy chế quản lý CTNH, các văn bản pháp luật liên quan và hoạt động theo đúng sổ đăng ký và hướng dẫn của CQQLNNMT nơi đăng ký.

3. Chỉ thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH theo chứng từ CTNH hợp lệ.

4. Thực hiện đúng chế độ báo cáo định kỳ và chịu sự kiểm tra, thanh tra của CQQLNNMT nơi đăng ký khi cần thiết.

5. Có trách nhiệm áp dụng những biện pháp cần thiết, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra sự cố và thực hiện nghiêm chỉnh các hướng dẫn của cơ quan này.

IV. Sổ đăng ký Quản lý CTNH này có giá trị trong thời hạn là: ....... tháng.

 Thay mặt CQQLNNMT

(Thủ trưởng ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 2B:

Phụ lục kèm theo Giấy phép Quản lý Chất thải nguy hại
(thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy)

1. Danh mục các trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH đã đăng ký:

Trang thiết bị, phương tiện

Chủ sở hữu

Người điều hành

 

Địa chỉ

Giấy phép ĐKKD

Địa chỉ

Giấy phép ĐKKD

........................

........................

 

..............

..............

...............

...............

...............

...............

................

................

2. Danh mục các địa điểm được phép thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH: 

.........................................................................................................

...........................................................................................................

3. Danh mục CTNH được phép thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy:

Mã hạng mục

Tên chất thải

Thành phần

chất thải

Số lượng/tháng(tấn) dự tính

.................................

..............................

............................

 

.............................

..................................

 

..............................

............................

..............................


PHỤ LỤC 3:

CHỨNG TỪ CHẤT THẢI NGUY HẠI

_______________________________________________________________

I. Chủ nguồn thải:

Số đăng ký do CQQLNNMT  cấp:........................................................................

Tỉnh, thành phố: ...................................Quận, huyện: ..........................................

Tên của chủ thải:  .................................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................

Tên người chịu trách nhiệm: ................................................................................

Số điện thoại:......................Số Fax:..............................Số Telex:..........................

Tên chất thải: ............................................ Mã hạng mục chất thải:.....................

Thành phần chất thải:.................................Mã gốc chất thải: ..............................

Loại chất thải (đánh dấu X vào ):........ rắn....... lỏng....... nhão.........

Số lượng chất thải đã đóng gói:

- Thùng chứa hàng có đệm rơm:

- Thùng nhỏ

- Thùng phuy 55 lít

- Khác (xác định rõ):..........................

Số lượng (tấn): ........................ Số lượng tính bằng m3 ( nếu có thể):..................

Chi phí xử lý và tiêu huỷ (Đồng/Tấn): .................................................................

Tên và địa chỉ của nơi giao CTNH:

...............................................................................................................................

Ngày giao nhận: ......................................

Đại diện bên giao CTNH                                  Đại diện bên nhận CTNH

    (ký tên, đóng dấu)                                             (ký tên, đóng dấu)


PHỤ LỤC 3:

II. Chủ thu gom, vận chuyển CTNH:

Số đăng ký do CQQLNNMT  cấp:........................................................................

Tỉnh, thành phố: ...................................Quận, huyện: ..........................................

Tên chủ thu gom, vận chuyển: .............................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................

Tên người chịu trách nhiệm: ................................................................................

Số điện thoại:......................Số Fax:..............................Số Telex:..........................

Tên chất thải: ............................................ Mã hạng mục chất thải:.....................

Thành phần chất thải:.................................Mã gốc chất thải: ..............................

Loại chất thải (đánh dấu X vào ____):           rắn_____ lỏng_____ nhão_____

Số lượng chất thải đã đóng gói:

- Thùng chứa hàng có đệm rơm:

- Thùng nhỏ

- Thùng phuy 55 lít

- Khác (xác định rõ):.................................................

Số lượng (tấn): ........................ Số lượng tính bằng m3 ( nếu có thể):..................

Số đăng ký phương tiện thu gom, vận chuyển: ....................................................

Tên và địa chỉ của địa điểm thu gom CTNH:

...............................................................................................................................

Tên và địa chỉ của nơi giao CTNH:

...............................................................................................................................

Ngày giao nhận: ......................................

Đại diện bên thu gom, vận chuyển CTNH     Đại diện bên nhận CTNH

              (ký tên, đóng dấu)                                    (ký tên, đóng dấu)


PHỤ LỤC 3:

III. Chủ lưu trữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH:

Số đăng ký do CQQLNNMT  cấp:........................................................................

Tỉnh, thành phố: ...................................Quận, huyện: ..........................................

Tên chủ lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ: ..........................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................

Tên người chịu trách nhiệm: ................................................................................

Số điện thoại:......................Số Fax:..............................Số Telex:..........................

Tên chất thải: ............................................ Mã hạng mục chất thải:.....................

Thành phần chất thải:.................................Mã gốc chất thải: ..............................

Loại chất thải (đánh dấu X vào ____):           rắn_____ lỏng_____ nhão_____

Số lượng chất thải đã đóng gói:

- Thùng chứa hàng có đệm rơm:

- Thùng nhỏ

- Thùng phuy 55 lít

- Khác (xác định rõ):.................................................

Số lượng (tấn): ........................ Số lượng tính bằng m3 ( nếu có thể):..................

Công nghệ xử lý, tiêu huỷ: (đánh dấu X vào chỗ---- )

..... Tái chế, sử dụng lại...... phục hồi...... chôn lấp..... chôn lấp an toàn

...... Xử lý hoá học / vật lý..... đốt

..... Khác (ghi rõ):....................................................................................

Số đăng ký phương tiện lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ: .................................................

Tên và địa chỉ của bên giao CTNH để lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ:

...............................................................................................................

Địa điểm cuối cùng tập kết CTNH (đối với tiêu huỷ):

...............................................................................................................

Ngày giao nhận: ......................................

Đại diện bên lưu giữ, xử lý CTNH          Đại diện nơi CTNH tập kết cuối cùng

           (ký tên, đóng dấu)                                       (ký tên, đóng dấu)


PHỤ LỤC 4:

BÁO CÁO VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

____________________________________________________

ĐƠN VỊ, CƠ SỞ          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

..............                                            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

1. Phần khai chung:

Họ và tên:

Địa chỉ đăng ký trụ sở:

Tel/Fax/E-mail:

Giấy phép đăng ký kinh doanh:

Ngày cấp:

Cơ quan cấp:

Mã số đăng ký chủ nguồn thải, thu gom, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH:

Ngày cấp:

Cơ quan cấp:

Có hiệu lực đến ngày:

2. Tình hình chung về quản lý CTNH tại đơn vị, cơ sở:

3. Thống kê về CTNH (theo biểu dưới đây):

(Năm)

Ngày tháng

Mã hạng mục

chất thải

 

Tên chất

   Thải

Số lượng phát sinh

(Tấn)

Phương

pháp*

Quản lý chất thải

Số lượng

(Tấn)

Vị trí**

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú ý:   * Xử lý, lưu giữ, tái chế, khôi phục, đốt, chôn lấp hay phương pháp khác (ghi rõ).

** Cho biết tên và địa chỉ của cơ sở/phương tiện.

4. Các vấn đề khác:

Thay mặt đơn vị, cơ sở

 (Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 5:

NHẬT KÝ QUẢN LÝ HỒ SƠ CHẤT THẢI NGUY HẠI

_______________________________________________________________

ĐƠN VỊ, CƠ SỞ

........................

Năm

(Ngày/Tháng)

Mã loại

chất thải

 

Tên chất

thải

Số lượng

(Tấn)

 

Phương pháp*

Quản lý chất thải

số lượng

(Tấn)

Vị trí**

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú ý:  *  Xử lý, lưu trữ, tái chế, khôi phục, đốt, chôn lấp hay phương pháp khác (ghi rõ).

               ** Nêu tên và địa chỉ của cơ sở/phương tiện.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 155/1999/QĐ-TTg về Quy chế quản lý chất thải nguy hại do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 155/1999/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/07/1999
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Phạm Gia Khiêm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 32
  • Ngày hiệu lực: 14/09/1999
  • Ngày hết hiệu lực: 01/12/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản