Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1548/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 21 tháng 11 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN GỖ RỪNG TRỒNG TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2011-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1154/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ- CP, ngày 11 tháng 01 năm 2008, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ- CP, ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1120/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020;

Xét đề nghị của Sở Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển chế biến gỗ rừng trồng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển:

- Thị trường và dự báo nhu cầu thị trường là căn cứ để xác định mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng, đồng thời là động lực để từng bước đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị phù hợp, tiên tiến gắn với khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu và công tác quản lý, phát triển rừng, khai thác rừng bền vững.

- Phát triển công nghiệp chế biến gỗ theo hướng đầu tư chiều sâu, có bước đột phá trong đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị nhằm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ, nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên liệu, trên cơ sở đầu tư chế biến tổng hợp của một hoặc nhiều doanh nghiệp, bao gồm sản xuất ván nhân tạo, viên nén nhiên liệu, sản xuất giấy. Tập trung thu hút đầu tư có trọng điểm đầu tư các sản phẩm có giá trị cao, có lợi thế cạnh tranh.

- Cơ cấu sản phẩm gỗ phải được đặt trong tổng thể Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh, đảm bảo nâng cao khả năng cạnh tranh và duy trì tốc độ tăng trưởng của công nghiệp chế biến gỗ, lấy đổi mới công nghệ là nền tảng căn bản để phát triển.

- Cơ cấu lại ngành sản xuất gỗ rừng trồng, hạn chế và tiến tới không cấp phép đầu tư mới các cơ sở nhỏ lẻ, thiết bị lạc hậu, sản xuất các sản phẩm sơ chế; khuyến khích các hình thức hợp tác kinh doanh theo mô hình các cơ sở nhỏ làm vệ tinh cho các doanh nghiệp vừa và lớn, cung cấp các sản phẩm là bán thành phẩm, sản phẩm sơ chế để các doanh nghiệp mạnh trong tỉnh đầu tư chế biến đến sản phẩm cuối cùng, dần tiến tới không bán sản phẩm thô ra ngoài tỉnh.

2. Mục tiêu phát triển:

a). Mục tiêu tổng quát:

- Tổ chức lại và xây dựng công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.

- Đến năm 2015, hình thành và phát triển một số nhà máy sản xuất sản phẩm có quy mô lớn và phân phối sản phẩm gỗ cả thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế.

- Đến năm 2025, công nghiệp chế biến sản phẩm gỗ tỉnh Yên Bái đạt trình độ tiên tiến, hiện đại cả về công nghệ thiết bị và khả năng cạnh tranh.

b). Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp ngành chế biến gỗ rừng trồng đạt: 870 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,95%/năm. Sản lượng sản phẩm chủ yếu gồm: ván ghép thanh 30.000m3; ván dán ép 40.000m3; ván MDF 55.000m3; đũa gỗ 500 triệu đôi; bột giấy 40.000 tấn; viên nén nhiên liệu 30.000 tấn; đồ gỗ nội thất gia dụng + văn phòng 100.000 sản phẩm; ván xẻ thanh 16.000m3.

- Đến năm 2025 giá trị sản xuất công nghiệp ngành chế biến gỗ rừng trồng đạt: 1.375 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm đạt 4,7%/năm; sản lượng sản phẩm chủ yếu: ván ghép thanh 60.000m3; ván dán ép 60.000m3; ván MDF 80.000m3; đũa gỗ 800 triệu đôi; bột giấy 50.000 tấn; viên nén năng lượng 50.000 tấn; đồ gỗ nội thất gia dụng + văn phòng 400.000 sản phẩm; ván xẻ thanh 10.000m3.

- Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ chế biến gỗ năm 2015 đạt 15 triệu USD; đến 2025 đạt 50 triệu USD.

- Đóng góp cho ngân sách tỉnh năm 2015 đạt từ 30 tỷ đồng trở lên; năm 2025 đạt 60 tỷ đồng.

(chi tiết tại phụ biểu số 03 kèm theo).

3. Vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch:

Tổng vốn đầu tư để thực hiện theo Quy hoạch là 2.205 tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn đầu tư giai đoạn đến năm 2015: 1.945 tỷ đồng;

- Vốn đầu tư giai đoạn 2015 đến năm 2025: 260 tỷ đồng.

Tổng vốn đầu tư trên bao gồm các dự án đang triển khai đầu tư (02 dự án sản xuất ván ép, dự án sản xuất bột giấy, dự án sản xuất viên nén nhiên liệu, dự án sản xuất ván MDF, ván ghép thanh), vốn đầu tư 1.615 tỷ đồng;

- Vốn đầu tư các dự án mới: 290 tỷ đồng;

- Vốn đầu tư cải tạo đổi mới, mở rộng nâng công suất dây chuyền công nghệ thiết bị của các cơ sở: 300 tỷ đồng.

(Chi tiết tại Phụ biểu số 04 kèm theo).

Nguồn vốn đầu tư gồm: vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay đầu tư phát triển của nhà nước và vay thương mại, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, các nguồn vốn hợp pháp khác ...

4. Thời gian thực hiện quy hoạch: Từ năm 2011 đến năm 2025.

5. Các giải pháp và chính sách chủ yếu:

a). Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền. Nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công nghiệp. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường giáo dục nâng cao tinh thần phục vụ của đội ngũ công chức; xây dựng hoàn chỉnh chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, nhanh gọn để thu hút mời gọi đầu tư các doanh nghiệp có năng lực vào đầu tư chế biến gỗ.

b). Tập trung các nguồn lực mà tỉnh có lợi thế cho các tập đoàn doanh nghiệp lớn có đủ tiềm lực vào đầu tư chế biến gỗ, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh nhanh chóng vươn lên. Chú trọng khuyến khích kinh tế tư nhân, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.

c). Đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp. Ưu tiên tập trung nguồn vốn xây dựng nhanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp ở thành phố Yên Bái và các huyện vùng thấp. Đầu tư phát triển lưới điện truyền tải phục vụ sản xuất công nghiệp

d). Giải pháp huy động vốn: Để đảm bảo nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng, cần thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ các nguồn sau: Vốn tự có của doanh nghiệp; vốn liên doanh liên kết hợp tác đầu tư; vốn cổ phần; vốn tín dụng vay từ các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước; vốn đầu tư nước ngoài; vốn ngân sách.

đ). Chính sách về đất đai và ưu đãi đầu tư: Dành quỹ đất phù hợp đảm bảo cho phát triển chế biến gỗ được thuận lợi, tiếp tục thực hiện miễn giảm tiền thuê đất, bố trí kinh phí thích hợp nhằm hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng theo chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh, tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để có mặt bằng sạch cho nhà đầu tư.

Các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng được ưu tiên về mặt bằng sản xuất tại các khu cụm, công nghiệp của tỉnh được hưởng các chính sách ưu đãi về tiền thuê đất và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng theo Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quy định chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

e). Chính sách ưu tiên đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến: Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, sản xuất sản phẩm mới; hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất của mỗi doanh nghiệp hiện có, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ; tranh thủ tối đa công nghệ tiên tiến từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; khuyến khích sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch; tập trung các nguồn lực đầu tư công nghệ, thiết bị tiên tiến tạo ra sản phẩm có chất lượng, hiệu quả và thân thiện, bền vững với môi trường; tư vấn, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng chất lượng, hiệu quả, bền vững, hỗ trợ sử dụng năng lượng mới, năng lượng sạch, tiết kiệm năng lượng trong đời sống xã hội.

f). Chính sách xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường, hỗ trợ xuất khẩu: Tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường. Hỗ trợ về nghiên cứu chiến lược sản phẩm, chính sách phát triển, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư và liên kết trong hợp tác sản xuất. Tập trung hỗ trợ có trọng điểm các doanh nghiệp chế biến gỗ có khả năng về quản lý và sản xuất để làm đầu tàu phát triển toàn ngành;

Các doanh nghiệp chế biến gỗ rừng trồng có sản phẩm tham dự hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước sẽ được hỗ trợ kinh phí thuê gian hàng và các chi phí khác. Nhà nước hỗ trợ tư vấn để giao lưu, tìm đối tác nước ngoài phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; cơ sở chế biến gỗ rừng trồng sản xuất sản phẩm xuất khẩu trực tiếp sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về xuất khẩu của tỉnh.

g). Chính sách khuyến công: mỗi năm bình quân giành ngân sách địa phương từ 2 tỷ đồng trở lên để hỗ trợ các doanh nghiệp nông thôn qua chương trình khuyến công địa phương; đề nghị hỗ trợ từ nguồn khuyến công quốc gia mỗi năm 2 tỷ đồng trở lên.

h). Chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực: Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực căn cứ vào quy hoạch phát triển công nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ. Đa dạng hóa phương thức và loại hình đào tạo. Tiếp tục xã hội hóa đào tạo nghề, đặc biệt ưu đãi cho các tổ chức đào tạo nghề ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các khu, cụm công nghiệp;

Tiếp tục nghiên cứu đổi mới chính sách thu hút nhân tài, các kỹ sư trẻ, các cán bộ kỹ thuật lành nghề, các nghệ nhân chế tác gỗ về các doanh nghiệp của tỉnh; chú trọng đào tạo nghề để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng nắm bắt và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Hỗ trợ tổ chức đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý, nâng dần chất lượng đào tạo lên ngang tầm các nước trong khu vực; Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và các địa phương tổ chức đào tạo nguồn nhân lực bằng các hình thức đào tạo theo địa chỉ, đào tạo tại chỗ, tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn.

i). Chính sách về đầu tư phát triển vùng nguyên liệu: Hoàn thành công tác giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn bản quản lý để sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; xây dựng và hoàn thiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật về trồng rừng; lựa chọn những cây trồng thích hợp có năng suất, giá trị kinh tế cao, chu kỳ khai thác ngắn (keo lai, bạch đàn mô…), thay thế dần những loại cây trồng kém chất lượng năng suất thấp, sinh trưởng chậm;

Coi trọng và đẩy mạnh công tác khuyến lâm, xây dựng lực lượng khuyến lâm cơ sở vững mạnh; khuyến khích người dân nhận rừng hợp tác, liên kết với nhau theo hình thức dồn rừng thành ô thửa lớn. Ðây chính là đầu mối để các doanh nghiệp chế biến có thể ký hợp đồng đầu tư vùng nguyên liệu, hay cung cấp gỗ nguyên liệu qua các tổ nhóm hợp tác này. Tiến hành quy hoạch vùng nguyên liệu một cách rõ ràng để thuận tiện cho quá trình khai thác. Ðây cũng là điều kiện để các tổ chức này có thể đầu tư thâm canh áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến.

k). Chính sách bảo vệ môi trường: Chú trọng phát triển chế biến gỗ theo hướng tập trung thành từng khu vực, các cụm công nghiệp chuyên chế biến gỗ hoặc các cụm có tỷ lệ chế biến gỗ chiếm đa số để thuận tiện cho việc sử dụng nguyên liệu và dễ xử lý môi trường tập trung; ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các cơ sở chế biến gỗ xây dựng hệ thống xử lý thu gom chất thải qua việc thực hiện kế hoạch sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

6. Tổ chức thực hiện:

- Sở Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan công bố và tổ chức thực hiện Quy hoạch; đề xuất cơ chế, chính sách thực hiện Quy hoạch; định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương về tình hình thực hiện Quy hoạch. Có kế hoạch hàng năm tiến hành kiểm tra rà soát, bố trí sắp xếp lại các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh kiên quyết đình chỉ các cơ sở chế biến không đủ căn cứ pháp lý, không đủ năng lực, gây ô nhiễm ô trường, nhằm mục đích cơ cấu lại các cơ sở chế biến.

- Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương tổ chức thực hiện Quy hoạch; chỉ đạo việc cải tạo và thâm canh ổn định các vùng nguyên liệu hiện có và đầu tư trồng mới; tổ chức hỗ trợ kỹ thuật để phát triển các vùng nguyên liệu bằng các giống mới có chất lượng cao vào trồng thay thế cho các giống cũ năng suất thấp; hỗ trợ người dân tại các vùng nguyên liệu về chuyển giao khoa học kỹ thuật canh tác bền vững nhằm nâng cao sản lượng gỗ trên một đơn vị diện tích, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến;

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh, Phó VP UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Phòng CNTT-CB;
- Lưu VT, CN, TH, NLN.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Duy Cường

 


Phụ biểu số 01: BIỂU TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG CƠ SỞ CHẾ BIẾN VÀ SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT NĂM 2011

Kèm theo Quyết định số 1548/QĐ-UBND, ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái

TT

Chỉ tiêu

Số lượng cơ sở

Năng lực sản xuất theo thiết kế

Sản lượng sản phẩm sản xuất năm 2011

Nộp ngân sách (tr.đồng) 2011

Số lượng lao động (người)

Ván ghép thanh (m3)

Ván ép (m3)

Ván bóc (m3)

Viên nén năng lượng (tấn)

Gỗ xẻ thanh, bao bì (m3)

Đũa gỗ (Tr.đôi)

Ván ghép + xẻ thanh (m3)

Ván ép (m3)

Ván bóc (m3)

Viên nén năng lượng (tấn)

Đũa gỗ (Tr.đôi)

1

 Yên Bái

33

50.000

29.000

32.500

64.000

9.000

100

18.700

6.100

23.370

1.200

275

3.450

740

2

 Nghĩa Lộ

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 Trấn Yên

150

1.000

11.000

52.400

 

15.000

100

12.500

3.100

33.500

 

146

3.810

1.480

4

 Yên Bình

46

10.000

25.000

12.000

 

10.000

 

4.650

4.800

21.500

 

 

2.650

810

5

 Văn Yên

61

 

4.000

25.900

 

12.600

 

3.500

800

19.500

 

 

1.820

486

6

 Văn Chấn

22

1.500

0

25.000

 

 

50

 

 

9.750

 

35

1.250

215

7

 Lục Yên

80

19.550

 

28.400

 

 

2

4.350

1.700

15.500

 

5

2.250

419

8

 Mù CC

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 Trạm Tấu

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

392

82.050

69.000

176.200

64.000

46.600

252

43.700

16.500

123.120

1.200

461

15.230

4.150


 

Phụ biểu số 02: BIỂU CHI TIẾT SỐ LƯỢNG CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN GỖ RỪNG TRỒNG HIỆN CÓ

 Kèm theo Quyết định số 1548/QĐ-UBND, ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái

TT

Đơn vị - Loại hình doanh nghiệp

Tổng số

Thành phố Yên Bái

Thị xã Nghĩa Lộ

Huyện Trấn Yên

Huyện Yên Bình

Huyện Văn Yên

Huyện Văn Chấn

Huyện Lục Yên

Huyện Mù Cang Chải

Huyện Trạm Tấu

I

 Doanh nghiệp Nhà nước

2

1

 

 

 

 

1

 

 

 

1

 Công ty CP Kinh doanh và chế biến lâm sản xuất khẩu Yên Bái

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 Công ty TNHH 1 thành viên Lâm nghiệp Ngòi Lao

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

II

 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 Công ty TNHH 1 thành viên Tập đoàn Fubus

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

III

 Công ty Trách nhiệm hữu hạn

26

5

 

6

10

2

3

 

 

 

1

 Công ty TNHH Xây dựng TH Phúc Lộc

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 Công ty TNHH Tân Thành An

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 Công ty TNHH Hoàng Liên Sơn

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 Công ty TNHH Thanh Hương

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 Công ty TNHH Chiến Thắng

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 Công ty TNHH Tuấn Hưng

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

7

 Công ty TNHH Hùng Linh

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

8

 Công ty TNHH Hồng Phong

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

9

 Công ty TNHH Sơn Tú

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

10

 Công ty TNHH Chiến Thắng

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

11

 Công ty TNHH Hối Thành

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

12

 Công ty TNHH Tâm Phúc

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

13

 Công ty TNHH Sơn Hải

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

14

 Công ty TNHH Tuấn Sáu

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

15

 Công ty TNHH Việt Dũng

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

16

 Công ty TNHH H&P

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

17

 Công ty TNHH Việt Hà

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

18

 Công ty TNHH Minh Thiện

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

19

 Công ty TNHH Phượng Anh

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

20

 Công ty TNHH Doanh Mùi

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

21

 Công ty TNHH Quý Hòa

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

22

 Công ty TNHH An Kim

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

23

 Công ty TNHH Dũng Bình

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

24

 Công ty TNHH Mạnh Cường

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

25

 Công ty TNHH Lũng Lô

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

26

 Công ty TNHH Doanh Mùi

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

IV

 Công ty cổ phần

15

7

 

3

4

1

 

 

 

 

1

 Công ty cổ phần Hồng Quân

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 Công ty cổ phần Thành Đạt

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 Công ty CP Hoàng Lâm

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 Công ty CP Giấy Công nghiệp miền Bắc

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 Công ty CP Nhân Lực và TM Vinaconex

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 Công ty CP Xuất nhập khẩu Lâm nghiệp Yên Bái

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 Công ty CP Đầu tư Ngọc Lĩnh

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 Công ty cổ phần Yên Thành

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

9

 Công ty cổ phần Toàn Phát

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

10

 Công ty CP Chế biến Lâm sản Thành Lâm

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

11

 Công ty CP Đầu tư &CB gỗ An Phú

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

12

 Công ty cổ phần Phát triển Quy Mông

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

13

 Công ty cổ phần Thủy sản Yên Bái

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

14

 Công ty cổ phần Tuấn Ngọc

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

15

 Công ty CP XD TM Long Phú Cường

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

V

 Doanh nghiệp tư nhân

21

2

 

4

3

1

10

1

 

 

1

 Doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

2

 Doanh nghiệp tư nhân Nam Sơn

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

3

 Doanh nghiệp tư nhân Hải Hòa

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

4

 Doanh nghiệp tư nhân Hằng Quát

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

5

 Doanh nghiệp tư nhân Mạnh Cường

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

6

 Doanh nghiệp tư nhân Hằng Giang

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

7

 Doanh nghiệp tư nhân Hải Yến

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

8

 Doanh nghiệp tư nhân Hiền Thắng

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

9

 Doanh nghiệp tư nhân Trường Tiến

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

10

 Doanh nghiệp tư nhân Bình Hiền

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

11

 Doanh nghiệp tư nhân Thanh Bình

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

12

 Doanh nghiệp tư nhân Đức Hoàng

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

13

 Doanh nghiệp tư nhân Thắng Hiền

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

14

 Doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

15

 Doanh nghiệp tư nhân Quang Din

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

16

 Doanh nghiệp tư nhân Nam Phú Hưng

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

17

 Doanh nghiệp tư nhân Phúc Yên

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

18

 Doanh nghiệp tư nhân Hải Cường

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

19

 Doanh nghiệp tư nhân Yên Hồng

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

20

 Doanh nghiệp tư nhân Hiệp Thanh

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

21

 Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Thực

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

VI

 Hợp tác xã

32

 

 

2

4

14

5

7

 

 

VII

 Hộ cá thể

295

18

 

135

24

44

3

71

 

 

 

Tổng cộng

392

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ biểu số 03: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

 

Kèm theo Quyết định số 1548/QĐ-UBND, ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giá CĐ 94

Năm 2011

Giá trị sản xuất

Kim ngạch xuất khẩu

Sản lượng

Giá trị (tr.đồng)

Mục tiêu đến 2015

Mục tiêu đến 2025

Đơn giá XK

Mục tiêu đến 2015

Mục tiêu đến 2025

Sản lượng

Giá trị (tr.đồng)

Sản lượng

Giá trị (tr.đồng)

Sản lượng

Giá trị

Sản
lượng

Giá trị

A

B

C

1

 3

5

6

7

8

9

10

11

12

13

I

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá CĐ 94)

Triệu đồng

 

 

470.910

 

870.000

 

1.375.000

 

 

 

 

 

II

 Sản phẩm chủ yếu

 

 

 

458.640

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 Sản xuất ván MDF

M3 sản phẩm/năm

3,800

0

 

55.000

209.000

80.000

304.000

0,35

10.000

3.500

20.000

7.000

2

 Viên nén năng lượng

Tấn/năm

1,760

1.200

2.112

30.000

52.800

50.000

88.000

0,11

15.000

1.600

40.000

4.400

3

 Sản xuất ván bóc

M3 sản phẩm/năm

1,440

85.500

123.120

0

0

0

0

 

 

0

 

0

4

 Ván ghép thanh

M3 sản phẩm/năm

4,140

15.200

62.928

30.000

124.200

60.000

248.400

0,35

10.000

3.500

50.000

17.500

5

 Đũa gỗ

Triệu đôi/năm

285,000

461

131.385

500

142.500

800

228.000

 

 

0

 

0

6

 Ván ép xuất khẩu

M3 sản phẩm/năm

3,110

16.500

51.315

40.000

124.400

60.000

186.600

0,32

20.000

6.400

60.000

19.100

7

 Ván xẻ thanh

M3 sản phẩm/năm

3,080

28.500

87.780

16.000

49.280

10.000

30.800

 

 

 

 

 

8

 Bột giấy

Tấn/năm

3,500

0

0

40.000

140.000

50.000

175.000

 

 

0

 

0

9

 Sản phẩm nội thất, gia đình+văn phòng

Cái/năm

0,287

0

0

100.000

28.700

400.000

114.800

0,01

0

0

200.000

2.000

III

 Kim ngạch xuất khẩu

1.000USD

 

 

2.825

 

 

 

 

 

 

15.000

 

50.000

 


Phụ biểu số 04:

 

VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN GỖ RỪNG TRỒNG

PHÂN KỲ QUY HOẠCH VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN

Kèm theo Quyết định số 1548/QĐ-UBND, ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái

TT

Tên dự án

Vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 (triệu đồng)

Vốn đầu tư giai đoạn 2016-2025 (triệu đồng)

1

 Nhà máy sản xuất ván MDF 80.000m3/năm, ván ghép thanh 20.000m3/năm

410.000

 

2

 Nhà máy sản xuất bột giấy 50.000 tấn/năm

1.032.000

 

3

 Nhà máy sản xuất ván ép xuất khẩu. Công suất 15.000m3/năm.

66.000

 

4

 Nhà máy sản xuất ván ép xuất khẩu. Công suất 12.000m3/năm.

20.000

 

5

 Nhà máy chế biến ván ghép từ quế, công suất 2.000m3/năm

5.000

 

6

 Nhà máy sản xuất viên nén năng lượng, công suất 49.000 tấn/năm

82.000

 

7

 Đầu tư xây dựng mới 02 nhà máy chế biến đồ gỗ xuất khẩu, công suất từ 250.000-300.000 sản phẩm/năm.

 

150.000

8

 Đầu tư xây dựng mới nhà máy sản xuất keo

30.000

 

9

 Đầu tư xây dựng mới nhà máy sản xuất sơn phủ

 

30.000

10

 Đầu tư xây dựng mới nhà máy chế biến phụ kiện kim loại

 

30.000

11

 Đầu tư xây dựng mới nhà máy sản xuất chế biến nhựa và sản phẩm giả da

 

50.000

12

 Vốn đầu tư cải tạo máy móc, thiết bị, công nghệ của các cơ sở

300.000

 

 

Tổng cộng

1.945.000

260.000

 


Phụ biểu số 05: NHU CẦU NGUYÊN LIỆU GỖ CHO SẢN XUẤT ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Kèm theo Quyết định số 1548/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Định mức tiêu hao trên 1 ĐVSP

Mục tiêu đến 2015

Mục tiêu đến 2025

Sản lượng sản phẩm

Nhu cầu nguyên liệu

Trong đó

Sản lượng sản phẩm

Nhu cầu nguyên liệu

Trong đó

Gỗ chính phẩm

Gỗ phế liệu tận thu

Khác

Gỗ chính phẩm

Gỗ phế liệu tận thu

Khác

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

Tổng nhu cầu nguyên liệu gỗ

M3

 

 

473.000

363.000

55.000

55.000

710.800

707.000

517.000

80.000

110.000

 

Nhu cầu tre nứa cho SP bột giấy

Tấn

 

 

48.000

 

 

 

 

60.000

 

 

 

1

 Ván ghép thanh

M3 sản phẩm/năm

1,5

30.000

45.000

45.000

 

 

60.000

90.000

90.000

 

 

2

 Ván xẻ thanh

M3 sản phẩm/năm

1,5

16.000

24.000

24.000

 

 

10.000

15.000

15.000

 

 

3

 Đũa gỗ

Triệu đôi/năm

25.000 đôi/m3

500

20.000

20.000

 

 

800

32.000

32.000

 

 

4

 Sản xuất ván bóc

M3 sản phẩm/năm

1,5

50000

75.000

75.000

 

 

60000

90.000

90.000

 

 

5

 Ván dán ép (từ SP ván bóc)

M3 sản phẩm/năm

 

40.000

40.000

 

 

40.000

 

50.000

 

 

50.000

6

 Sản xuất ván MDF

M3 sản phẩm/năm

2,0

55.000

110.000

90.000

20.000

 

80.000

160.000

130.000

30.000

 

7

 Sản xuất viên nén năng lượng

Tấn/năm

1,3

30.000

39.000

24.000

15.000

 

50.000

65.000

40.000

25.000

 

8

 Bột giấy 70% nguyên liệu gỗ

Tấn/năm

2,5

40.000

100.000

80.000

20.000

 

50.000

125.000

100.000

25.000

 

 

 30% nguyên liệu tre nứa

Tấn/năm

1,2

40.000

48.000

48.000

 

 

 

60.000

60.000

 

 

9

 Sản phẩm nội thất, gia đình+văn phòng

Cái/năm

5 SP/m3

100.000

20.000

5.000

 

15.000

400.000

80.000

20.000

 

60.000


 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1548/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển chế biến gỗ rừng trồng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025

  • Số hiệu: 1548/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 21/11/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
  • Người ký: Phạm Duy Cường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/11/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản