- 1Luật Công nghệ cao 2008
- 2Quyết định 69/2010/QĐ-TTg quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 339/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 575/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Quyết định 1636/QĐ-TTg năm 2015 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 66/2015/QĐ-TTg quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1537/QĐ-UBND | Lào Cai, ngày 26 tháng 5 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
Căn cứ Quyết định số 69/2010/QĐ-TTg ngày 03/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
Căn cứ Quyết định số 1895/2012/QĐ-TTg ngày 12/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
Căn cứ Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
Căn cứ Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số 98/TTr-SNN ngày 14/4/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Lào Cai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Khai thác lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, nguồn lực và kinh tế, xã hội của từng vùng sinh thái để phát triển ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, góp phần thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của từng vùng và sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
2. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hạt nhân công nghệ để nhân rộng ra các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
3. Xã hội hóa tối đa đầu tư xây dựng các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp và các tổ chức khoa học công nghệ, thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài. Tạo mối liên kết sản xuất, gắn với quy hoạch cánh đồng mẫu lớn và xây dựng nông thôn mới.
1. Mục tiêu chung
- Góp phần đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao.
- Xây dựng cơ sở pháp lý, mô hình tổ chức, nguồn nhân lực phục vụ quản lý và điều hành các hoạt động của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Xây dựng được một số giải pháp, chính sách để thực hiện quy hoạch và phát triển các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Góp phần thực hiện các mục tiêu Chương trình quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2020:
- Xây dựng 02 khu nông nghiệp ứng dụng CNC cấp tỉnh tại huyện Bắc Hà và huyện Sa Pa.
- Hình thành 6 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các loại cây trồng, vật nuôi (rau, hoa, chè, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi lợn, gia cầm, gia súc) có thế mạnh và phù hợp với điều kiện của từng khu vực.
b) Định hướng đến năm 2030:
- Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng CNC cấp quốc gia tại huyện Sa Pa.
- Phát triển ổn định 6 vùng ứng dụng công nghệ cao.
1. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải đáp ứng các quy định tại Điều 32 Luật Công nghệ cao và các quy định sau đây:
a) Tiêu chí, chức năng và hoạt động của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
- Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là “hạt nhân công nghệ” của tỉnh và của khu vực.
- Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ tiếp nhận các công nghệ tiên tiến trong sản xuất của trong nước, của thế giới đưa vào trình diễn, nhân rộng.
- Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tồn tại và phát triển phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của khu vực.
- Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải phù hợp với các đặc trưng về điều kiện sản xuất và có tính khả thi cao.
b) Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bao gồm các phân khu chức năng chủ yếu:
- Khu trung tâm hành chính;
- Khu nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm và trình diễn mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Khu đào tạo, chuyển giao công nghệ, trình diễn và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Khu đầu tư sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Khu xử lý chất thải.
c) Hoạt động của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
- Hoạt động khoa học và công nghệ:
+ Tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;
+ Nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
+ Chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Hoạt động đào tạo nhân lực công nghệ cao: Đào tạo và huấn luyện công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
- Hoạt động sản xuất, dịch vụ:
+ Sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
+ Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
+ Thực hiện dịch vụ tư vấn công nghệ cao trong nông nghiệp; dịch vụ cung ứng vật tư, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm.
2. Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáp ứng các quy định sau đây:
a) Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nơi sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất một hoặc một số sản phẩm nông sản hàng hóa có lợi thế của vùng bảo đảm đạt năng suất, chất lượng cao, giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường.
b) Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc cần đáp ứng các quy định:
- Có điều kiện tự nhiên thích hợp, thuộc vùng chuyên canh sản xuất tập trung một hoặc một số sản phẩm hàng hóa; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành, sản phẩm của tỉnh;
- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh về giao thông, thủy lợi, điện; thuận lợi cho các doanh nghiệp, trang trại, hộ nông dân tổ chức sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao;
- Sản phẩm sản xuất trong vùng là sản phẩm có lợi thế của vùng, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao;
- Có các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.
3. Quy hoạch, xây dựng vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
3.1. Giai đoạn 2016-2020:
a) Quy hoạch xây dựng 02 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh:
+ Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện Bắc Hà: Diện tích 93,4 ha, địa điểm thôn Tà Chải, xã Lùng Phình, lĩnh vực ứng dụng: rau, quả ôn đới, hoa, cây dược liệu).
+ Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện Sa Pa: Diện tích 500 ha, địa điểm Séo Mý Tỷ, xã Tả Van, huyện Sa Pa, lĩnh vực ứng dụng: Rau, hoa ôn đới các loại.
b) Quy hoạch 6 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
(1) Vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao: Diện tích 700 ha; bố trí trên địa bàn các huyện: Sa Pa 220 ha, Bát Xát 65 ha, Bắc Hà 130 ha, Mường Khương 50 ha, Bảo Thắng 80 ha, Văn Bàn 50 ha, Bảo Yên 50 ha, thành phố Lào Cai 55 ha.
(2) Vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao: Diện tích 200 ha; bố trí trên địa bàn huyện: Sa Pa 150 ha, Bắc Hà 50 ha.
(3) Vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao: Diện tích 1.000 ha; bố trí trên địa bàn các huyện: Bảo Thắng 255 ha, Bảo Yên 240 ha, Mường Khương 180 ha, Bát Xát 205 ha, Bắc Hà 70 ha, Sa Pa 50 ha.
(4) Vùng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao:
- Cây ăn quả ôn đới ứng dụng công nghệ cao: Diện tích 250 ha; bố trí trên địa bàn các huyện: Sa Pa 80 ha, Bát Xát 50 ha, Bắc Hà 75 ha, Văn Bàn 30 ha và thành phố Lào Cai 15 ha.
- Cây ăn quả nhiệt đới ứng dụng công nghệ cao: Diện tích 2.000 ha, bao gồm: Mường Khương 800 ha, Bát Xát 600 ha, Bảo Thắng 450 ha, Bảo Yên 100 ha và thành phố Lào Cai 50 ha.
+ Cây Chuối: Diện tích 1.500 ha, bố trí trên địa bàn các huyện: Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng, thành phố Lào Cai.
+ Cây ăn quả nhiệt đới các loại: Diện tích 500 ha, bố trí tại các huyện: Bảo Thắng 220 ha, Mường Khương 200 ha, Bảo Yên 80 ha.
(5) Vùng cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao: Diện tích 350 ha, bố trí trên địa bàn các huyện: Bát Xát 80 ha, Sa Pa 65 ha, Mường Khương 65 ha, Bắc Hà 50 ha, Si Ma Cai 45 ha, Văn Bàn 45 ha.
(6) Vùng chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao: Phát triển vùng chăn nuôi gia cầm, lợn tập trung tại huyện Bảo Thắng (Xuân Quang, Gia Phú, Xuân Giao, Phú Nhuận, Sơn Hải, Sơn Hà), Mường Khương (Bản Lầu, Bản Xen), Bắc Hà (Bảo Nhai, Thị trấn), Văn Bàn (Tân Thượng, Làng Giàng); gia súc tại huyện Bảo Yên (tập trung ở xã Cam Cọn, Kim Sơn, Bảo Hà).
3.2. Định hướng đến năm 2030:
a) Quy hoạch xây dựng 01 khu nông nghiệp ứng dụng CNC cấp Quốc gia với diện tích 200 ha, vị trí trên địa bàn thôn Cửa Cải, xã Tả Giang Phình, huyện Sa Pa.
b) Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Tiếp tục phát triển ổn định 6 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tầm nhìn đến năm 2030 với quy mô như sau:
(1) Vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao: Diện tích 1.150 ha; bố trí trên địa bàn các huyện: Sa Pa 400 ha, Bắc Hà 150 ha, Bảo Yên 100 ha, Bát Xát 100 ha, Mường Khương 100 ha, Bảo Thắng 100 ha, Văn Bàn 100 ha và thành phố Lào Cai 100 ha.
(2) Vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao: Diện tích 400 ha; bố trí trên địa bàn các huyện: Sa Pa 150 ha, Bắc Hà 50 ha, Bảo Yên 50 ha, Bảo Thắng 50 ha, Mường Khương 50 ha và thành phố Lào Cai 50 ha.
(3) Vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao: Diện tích 3.700 ha; bố trí trên địa bàn các huyện: Mường Khương 2.000 ha, Bảo Yên 500 ha, Bắc Hà 400 ha, Bát Xát 400 ha, Bảo Thắng 300 ha, Sa Pa 100 ha.
(4) Vùng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao:
- Cây ăn quả ôn đới ứng dụng công nghệ cao: Diện tích 1.600 ha; bố trí trên địa bàn các huyện: Bắc Hà 500 ha, Sa Pa 300 ha, Bát Xát 300 ha, Mường Khương 150 ha, Si Ma Cai 150 ha, Văn Bàn 100 ha và thành phố Lào Cai 100 ha.
- Cây ăn quả nhiệt đới ứng dụng công nghệ cao: Diện tích 2.550 ha, bao gồm:
+ Cây Chuối: Diện tích 1.550 ha, bố trí trên địa bàn các huyện: Mường Khương 600 ha, Bát Xát 600 ha, Bảo Thắng 300 ha và thành phố Lào Cai 50 ha.
+ Cây ăn quả nhiệt đới các loại: Diện tích 1.000 ha, bố trí tại các huyện: Mường Khương 400 ha, Bảo Yên 300 ha, Bảo Thắng 300 ha.
(5) Vùng cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao: Diện tích 700 ha bố trí trên địa bàn các huyện: Bát Xát 200 ha, Sa Pa 150 ha, Bắc Hà 150 ha, Mường Khương 100 ha, Si Ma Cai 100 ha.
(6) Vùng chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao: Phát triển vùng chăn nuôi lợn, gia cầm, lợn tập trung tại huyện Bảo Thắng, Bảo Yên và một số xã thuộc Bắc Hà, Văn Bàn, Bát Xát và TP Lào Cai; gia súc tập trung tại huyện Bảo Yên, Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà và các địa phương có điều kiện sinh thái và quỹ đất phù hợp.
1. Giải pháp về quy hoạch, sử dụng đất đai
a) Các địa phương trong quy hoạch: Dành đất cho xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 33 Luật Công nghệ cao.
b) Xây dựng quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng miền, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất.
2. Giải pháp về chính sách
Vận dụng các chính sách của nhà nước, của tỉnh đã ban hành; nghiên cứu các chính sách hỗ trợ đầu tư, khuyến khích đầu tư từ các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn.
3. Giải pháp về nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực
Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để đủ sức triển khai nhiệm vụ xây dựng quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
4. Giải pháp về vốn đầu tư thực hiện quy hoạch
a) Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng chủ yếu là trục giao thông chính, điện, nước sạch cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt trong khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
b) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở nghiên cứu ứng dụng, đào tạo, sản xuất, dịch vụ trong khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
c) Các nguồn vốn khác theo quy định.
5. Giải pháp về khoa học và công nghệ
a) Triển khai các hoạt động phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp phục vụ phát triển các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
b) Triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp, bền vững môi trường tại khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
c) Xây dựng thương hiệu với các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.
d) Hoạt động khoa học công nghệ phục vụ phát triển các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi về huy động nguồn vốn đầu tư, chính sách ưu đãi tín dụng theo quy định hiện hành.
6. Giải pháp về thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thay đổi tư duy từ sản xuất theo khả năng sang sản xuất theo nhu cầu thị trường, có nghĩa là cần lựa chọn những loại sản phẩm đang có nhu cầu lớn để tổ chức sản xuất. Thị trường cho các sản phẩm đầu ra mà vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hướng đến được chia làm ba mảng chính: (i) cung cấp cho nội bộ tỉnh; (ii) cung cấp hàng hóa cho thị trường tiêu thụ trong nước và (iii) mở rộng hơn thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản.
7. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền
Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu về nông nghiệp công nghệ cao, kết quả ứng dụng, mô hình phát triển và sản phẩm nông nghiệp ứng dụng nông nghiệp.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chủ đầu tư dự án vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) có trách nhiệm:
1. Tổ chức công bố nội dung quy hoạch để nhân dân biết, kiểm tra giám sát việc thực hiện.
2. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ tài liệu Quy hoạch vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Lào Cai để quản lý và tổ chức thực hiện theo quy hoạch được duyệt.
3. Thành lập Ban Quản lý vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Lào Cai để quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC QUY HOẠCH CÁC KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1537/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai)
TT | Hạng mục | Diện tích (ha) | Địa điểm | Lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao | Giai đoạn đầu tư |
I | CẤP QUỐC GIA | 200,0 |
|
|
|
1. | Khu NNƯDCNC Lào Cai | 200,0 | Thôn Cửa Cải, xã Tả Giàng Phình, huyện Sa Pa | - Trồng trọt ứng dụng CNC (giống và sản phẩm rau, hoa, chè, cây dược liệu); - Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp. | 2021-2030 |
II | CẤP TỈNH | 593,4 |
|
|
|
1. | Khu NNƯDCNC huyện Bắc Hà | 93,4 | Thôn Tà Chải, xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà | -Trồng trọt ƯDCNC (rau ôn đới, cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu, khoai tây giống); - Bảo quản, sơ chế sản phẩm nông nghiệp. | 2016-2020 |
2. | Khu NNƯDCNC huyện Sa Pa | 500 | Séo Mý Tỷ, xã Tả Van, huyện Sa Pa | - Trồng trọt ƯDCNC (Rau, quả ôn đới các loại, hoa dược liệu); - Bảo quản, đóng gói, công nghệ sau thu hoạch sản phẩm rau các loại. - Chủ đầu tư: tập đoàn Vingroup | 2016-2020 |
- 1Quyết định 30/2017/QĐ-UBND về Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên đến năm 2030
- 2Quyết định 62/2017/QĐ-UBND về Quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên
- 3Quyết định 4409/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch do tỉnh Lào Cai ban hành
- 4Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND về khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; khuyến khích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030
- 1Luật Công nghệ cao 2008
- 2Quyết định 69/2010/QĐ-TTg quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 339/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 575/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Quyết định 1636/QĐ-TTg năm 2015 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 66/2015/QĐ-TTg quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 30/2017/QĐ-UBND về Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên đến năm 2030
- 11Quyết định 62/2017/QĐ-UBND về Quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên
- 12Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND về khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; khuyến khích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định 1537/QĐ-UBND năm 2016 về phê duyệt quy hoạch tổng thể vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Lào Cai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 1537/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/05/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Đặng Xuân Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/05/2016
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực