Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1524/QĐ-UBND | Tuy Hòa , ngày 07 tháng 7 năm 2005 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH - MỸ QUAN MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG Ở TỈNH PHÚ YÊN”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
- Căn cứ luật “Tổ chức UBND và HĐND”, năm 2003;
- Căn cứ Luật Xây dựng, năm 2003;
- Căn cứ các Nghị định: số 126/ ngày 26-5-2004 V/v “ Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, …..” , số 209/ ngày 16-12-2004 “Về quản lý chất lượng công trình xây dựng”; số 08/ ngày 24-01-2005 V/v “Quy hoạch xây dựng”, số 16/ ngày 07-02-2005 “Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng (tại Tờ trình 07/ ngày 24-01-2005),
QUYẾT ĐỊNH
ĐIỀU I: Nay, ban hành “Quy định Quản lý an toàn vệ sinh - mỹ quan môi trường xây dựng ở tỉnh Phú Yên”;
ĐIỀU II: Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, UBND các huyện và thành phố Tuy Hòa, tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, công khai, rộng rãi cho mọi tổ chức xã hội, công dân có quan hệ để tự giác thực hiện và hướng dẫn tổ chức, kiểm tra thực hiện Quy định này .
ĐIỀU III: Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Xây dựng, Tài nguyên – môi trường, Tài chính, Kế hoạch- Đầu tư; Chủ tịch UBND thành phố Tuy Hòa và các huyện; Thủ trưởng các cơ quan chức năng liên quan chịu trách nhiệm thi hành.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành .
Nơi nhận : | TM. UBND TỈNH PHÚ YÊN |
QUẢN LÝ AN TOÀN - VỆ SINH - MỸ QUAN MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG Ở TỈNH PHÚ YÊN
(ban hành theo Quyết định 1524/2005/QĐ-UB ngày 07/7/2005 của UBND Tỉnh)
Nhằm đảm bảo an toàn - vệ sinh - mỹ quan trong quá trình thi công xây dựng công trình, nâng cao hiệu lực quản lý của các cơ quan Nhà nước liên quan và tạo cơ sở cho mọi đơn vị, tổ chức, công dân hiểu biết và tự giác thực hiện; văn bản này, quy định việc quản lý an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường xây dựng ở tỉnh Phú Yên;
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1- Phạm vi điều chỉnh: Quy định các hành vi thi công, di dời, phá dỡ công trình, vận chuyển, tập kết nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng công trình mới, có thể tác động đến vệ sinh mỹ quan môi trường cảnh quan và an toàn công trình trong khu vực và lân cận vị trí xây dựng (gọi chung là an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường xây dựng);
2- Đối tượng áp dụng: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi công xây dựng công trình với các danh nghĩa (chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công, chủ sở hữu công trình lân cận, cơ quan chức năng liên quan) có các hành vi nêu ở khoản 1, Điều này duới mọi hình thức (xây mới, cải tạo, sửa chữa, tu bổ, phục hồi, bảo hành, bảo trì) không phân biệt quy mô, loại, cấp công trình và sở hữu vốn trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Trong Quy định này, các từ ngữ được hiểu như sau:
1- Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước; được xây dựng theo thiết kế.
2- Công trình mới: là công trình đang thi công (kể cả cải tạo, sửa chữa) hoặc vừa hoàn thành thi công(phân biệt với các công trình lân cận đã có trước).
3- Chủ đầu tư: là người sở hữu vốn hoặc được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.
4- Thi công: các hành vi trong từng công đoạn xây dựng, lắp đặt trang thiết bị các công trình mới dưới các hình thức: cải tạo, sửa chữa, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ công trình, bảo hành, bảo trì, vận chuyển, tập kết nguyên vật liệu phục vụ hình thành công trình theo ý đồ thiết kế.
5- Khởi công: là việc bắt đầu thi công xây dựng.
6- Sự cố công trình: là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, làm cho công trình xây dựng có nguy cơ sụp đổ; đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế.
7- Môi trường xây dựng: là toàn thể môi trường không gian cảnh quan trong khu vực và lân cận vị trí xây dựng công trình mới;
8- Bảo đảm vệ sinh mỹ quan môi trường: là trong quá trình thi công xây dựng công trình phải bảo đảm không được gây tác động xấu đến vệ sinh cảnh quan môi trường như làm ô nhiễm về không khí, nước, chất thải rắn, tiếng ồn, làm xâu cảnh quan và các vấn đề khác về vệ sinh môi trường.
9- Bảo đảm an toàn công trình lân cận: là việc đầu tư, thi công xây dựng công trình mới phải bảo đảm về khoảng cách cho phép, kết cấu, cấp thoát nước, thông gió, chiếu sáng, vệ sinh môi trường, phòng cháy, nổ … cho công trình và khu vực không gian lân cận không bị sự cố hư hỏng, sập đổ, lún, nứt hoặc các dấu hiệu không an toàn mà nguyên nhân do công trình mới gây nên.
10- Đơn vị có tư cách pháp nhân: là đơn vị có giấy Đăng ký kinh doanh và Đăng ký hoạt động xây dựng.
11- Năng lực hành nghề xây dựng (của cá nhân): được xác định theo cấp bậc trên cơ sở: trình độ chuyên môn do một tổ chức chuyên môn đào tạo hợp pháp xác nhận, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp.
12- Năng lực hoạt động xây dựng (của tổ chức): được xác định theo cấp bậc trên cơ sở: năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.
13- UBND cấp huyện được gọi chung cho chính quyền cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh; UBND cấp xã được gọi chung cho chính quyền cấp xã, phường, thị trấn.
14- Cơ quan chức năng: là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực chuyên môn liên quan, bao gồm: sở Xây dựng, phòng Quản lý Đô thị (ở thành phố Tuy Hòa) hoặc phòng Hạ tầng kinh tế (ở các huyện);
15- Ngày làm việc: là ngày làm việc theo quy định thời gian hành chính, không tính ngày nghỉ, ngày lễ.
1- Việc đầu tư, thi công mọi công trình mới đều không được làm tác động, ảnh hưởng xấu đến an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường xây dựng;
2- Mọi hành vi, hoạt động xây dựng của mọi đối tượng, được quy định phải có phép thì chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan chức năng; cơ quan chức năng phải giải quyết đề nghị của đối tượng có yêu cầu trong thời hiệu quy định, nếu không giải quyết được thì phải có văn bản thông báo từ chối và nêu rõ lý do;
3- Trong quá trình thi công xây dựng, nếu phát sinh vấn đề tranh chấp liên quan tới công trình lân cận, thì các bên liên quan tự giải quyết trên cơ sở đồng thuận hoặc đề nghị cơ quan chức năng thẩm quyền giải quyết trên cơ sở luật Xây dựng, quy hoạch xây dựng được duyệt, quy chuẩn xây dựng hiện hành, bản Quy định này và quy định khác có liên quan; bảo đảm minh bạch, công bằng và vì lợi ích chung;
4- Mọi đối tượng liên quan và các cơ quan chức năng phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm hoặc quyết định của mình nếu gây hậu quả không bảo đảm an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường.
1- Phải có người trực thường xuyên;
2- Đối với công trình xây dựng ở đô thị và các thị tứ, phải thực hiện:
a/ Phải có biển báo công trường với các nội dung: Tên công trình, tên chủ đầu tư, tên nhà thầu tư vấn, tên nhà thầu thi công, tên tổ chức giám sát thi công với các thông tin địa chỉ, điện thoại để tiện liên lạc;
b/ Phải có rào ngăn cách biệt khu vực công trường với không gian lân cận; công trình từ 2 tầng trở lên nhất thiết phải có lưới che chắn sát phần kết cấu bao che công trình.
c/ Phải có biển báo, tín hiệu về an toàn, hạn chế lưu thông; ban đêm phải có chiếu sáng bảo vệ và tín hiệu an toàn.
CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN VỆ SINH MỸ QUAN MÔI TRƯỜNG
Mục 1. Chuẩn bị xây dựng và khảo sát-thiết kế
1- Trước khi khởi công, chủ đầu tư phải thực hiện các công việc chuẩn bị:
a/ Hoàn tất công tác khảo sát thiết kế, thủ tục cấp phép xây dựng và các thủ tục chấp thuận khác theo quy định hiện hành;
b/ Thông báo thời điểm khởi công cho UBND cấp xã sở tại và chủ sở hữu công trình lân cận trước 7 ngày làm việc;
c/ Nếu có nhu cầu sử dụng diện tích hoặc đào xới phần diện tích công cộng (nêu ở điều 7, bản Quy định này).
d/ Kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường;
2- Khi có nhu cầu đầu tư, thi công xây dựng, chủ đầu tư phải khảo sát, thiết lập bản vẽ thiết kế, có thể lựa chọn một trong hai cách: thuê nhà thầu tư vấn có đủ năng lực hoặc tự thực hiện nếu đủ năng lực theo quy định hiện hành; đối với nhà ở nông thôn, nhà cấp IV thì không phải thực hiện yêu cầu này;
a/ Nội dung thiết kế phải theo quy định hiện hành, phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, đảm bảo an toàn sự tác động của công trình đến môi trường và công trình lân cận;
b/ Hồ sơ bản vẽ thể hiện, trình bày đúng quy cách và yêu cầu kỹ thuật để có cơ sở xem xét, khắc phục xử lý khi có sự cố xảy ra.
3- Chủ đầu tư có quyền không sử dụng hoặc thay đổi thiết kế cơ sở ban đầu nếu xét thấy phương án thiết kế có thể làm ảnh hưởng xấu đến an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường, nhưng phải tự quyết định trước khi làm thủ tục xin cấp phép xây dựng, nếu sử dụng thiết kế cơ sở khác thì phải xin cấp phép xây dựng lại;
Điều 6. Đối với nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế
1- Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, giải pháp kỹ thuật do mình thiết kế; có trách nhiệm bảo vệ môi trường khu vực khảo sát-thiết kế;
2- Có quyền từ chối thiết kế công trình nếu thấy có thể ảnh hưởng xấu đến an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường;
3- Các giải pháp kỹ thuật đặc biệt:
a/ Khi công trình mới liền kề với công trình khác thì phải lựa chọn giải pháp nền móng và biện pháp thi công hợp lý, không ảnh hưởng đến công trình lân cận.
b/ Đối với công trình mới, cách khu dân cư hiện có dưới 100m, nếu yêu cầu kỹ thuật phải dùng móng cọc, thì chỉ được dùng giải pháp móng cọc ép hoặc cọc khoan nhồi, không được dùng giải pháp móng cọc đóng búa diezen;
4- Có trách nhiệm phát hiện, báo kịp thời cho chủ đầu tư về việc thi công không đúng thiết kế có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn công trình lân cận.
Điều 7. Sử dụng tạm thời diện tích công cộng
1- Chủ đầu tư có đơn đề nghị (kèm bản sao Giấy phép xây dựng), gửi đến cơ quan chức năng; trong đơn nêu rõ: nhu cầu sử dụng, vị trí, diện tích, thời gian sử dụng tạm thời phần diện tích công cộng; cơ quan chức năng sẽ thụ lý đơn (nêu ở khoản 2, Điều 15, bản Quy định này);
2- Hết thời hạn sử dụng, chủ đầu tư phải hoàn trả mặt bằng diện tích công cộng như hiện trạng cũ. Giải pháp kỹ thuật công trình không được đặt các hầm rút nước thải trên diện tích công cộng (vĩa hè, lòng đường).
3- Hàng ngày phải thu dọn gọn gàng phần diện tích công cộng sử dụng tạm thời, trước 17 giờ.
1- Thuê nhà thầu thi công có đủ năng lực hoạt động xây dựng hoặc tự thực hiện thi công xây dựng theo quy định hiện hành; quá trình thi công phải luôn kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường;
2- Quá trình đang thi công, có quyền như khoản 3, Điều 5, bản Quy định này;
3- Có quyền đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công khi giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công có dấu hiệu không đảm bảo an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường, có nguy cơ gây sự cố công trình; có quyền yêu cầu nhà thầu thi công khắc phục hậu quả nếu biện pháp thi công vi phạm các quy định dẫn đến gây sự cố.
4- Khi phá dỡ công trình, có trách nhiệm như khoản 4, Điều 12, bản Quy định này;
Điều 9. Đối với bên tư vấn khảo sát, thiết kế
1- Thực hiện quyền giám sát tác giả, đảm bảo công trình được thi công đúng ý đồ thiết kế được duyệt và giấy phép xây dựng;
2- Có quyền tự thực hiện hoặc theo đề nghị của chủ đầu tư điều chỉnh, sửa đổi thiết kế để kết hợp vừa đảm bảo yêu cầu thiết kế vừa đảm bảo an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường, nhưng nếu sự điều chỉnh, sửa đổi thiết kế làm thay đổi thiết kế cơ sở thì phải được cấp thẩm quyền phê duyệt; có quyền từ chối điều chỉnh, sửa đổi thiết kế nếu thấy có thể ảnh hưởng đến an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường.
3- Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do những vi phạm về bảo đảm an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường, do trách nhiệm trong khâu khảo sát thiết kế gây ra hậu quả trong giai đoạn thi công.
Điều 10. Đối với nhà thầu thi công xây dựng
1- Trong quá trình xây dựng, phải bảo đảm an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường cho mọi biện pháp thi công, kiểm định các thiết bị, máy móc phục vụ thi công trước khi đưa vào sử dụng.
2- Có quyền đề xuất điều chỉnh, sửa đổi thiết kế để kết hợp vừa đảm bảo yêu cầu thiết kế vừa bảo đảm an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường, nhưng chỉ thực hiện khi chủ đầu tư đồng ý và nếu sự điều chỉnh, sửa đổi thiết kế làm thay đổi thiết kế cơ sở thì phải được cấp thẩm quyền đồng ý; trong quá trình thương thảo hợp đồng thi công, nếu nhà thầu xét thấy có khả năng dẫn đến vi phạm an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường thì có quyền từ chối ký hợp đồng;
3- Khi thi công công trình cao từ 2 tầng trở lên nêu ở khoản 2, Điều 4, Quy định này, nhất thiết phải có lưới che chắn toàn bộ sát phần kết cấu bao che công trình, không được để bụi phát tán chất rắn rơi vãi ra ngoài công trình, qua nhà, không gian lân cận và vĩa hè công cộng; nước thải thi công phải xử lý thu gọn trong mặt bằng công trình, không được thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung của đô thị; không được gây tiếng ồn vượt quá mức quy định.
4- Phải có biện thi công (nhất là phần nền móng) hợp lý, không gây ảnh hưởng an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường không gây ra sự cố làm hư hỏng công trình lân cận; trường hợp cần thiết đặt dàn giáo, ván khuôn lên kết cấu nhà liền kề thì phải đề xuất chủ đầu tư thỏa thuận được sự đồng ý của chủ sở hữu nhà liền kề;
5- Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do những vi phạm về bảo đảm an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường, do mình gây ra trong quá trình thi công theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Chuyên chở, tập kết vật liệu và đổ phế thải
1- Việc tập kết vật liệu, đổ phế thải xây dựng đúng nơi quy định; trường hợp xin được sử dụng tạm thời diện tích công cộng và đổ phế thải xây dựng ở nơi công cộng khác ngoài nơi quy định thì phải xin phép (nêu ở các khoản: 2 và 3, Điều 15, bản Quy định này);
2- Xe chuyên chở vật liệu xây dựng (đất, cát, sỏi, đá…) và phế thải xây dựng phải được bao che kín, không để phát tán bụi và rơi vãi ra ngoài đường. Nếu vị trí công trình nằm trong khu vực cấm các phương tiện xe tải, xe thô sơ lưu thông, thì phải xin phép cho xe lưu thông vào khu vực đó (nêu ở Khoản 4, Điều 15, bản Quy định này). Riêng ở Tp. Tuy Hòa, vật liệu xây dựng tập kết ở vị trí sử dụng tạm thời diện tích công cộng, chỉ được tập kết sau 22 giờ đêm và kết thúc công việc trước 4 giờ sáng;
3- Đối tượng nhận thực hiện chuyên chở, tập kết vật liệu và đồ phế thải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do những vi phạm về bảo đảm an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường, do mình gây ra trong quá trình thực hiện.
1- Phá dỡ công trình là một công đoạn thi công, phải được thực hiện trong các trường hợp: giải phóng mặt bằng, tháo dỡ công trình cũ hoặc tạm, công trình bị giải tỏa; công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng cộng đồng;
2- Chủ đầu tư có trách nhiệm lập phương án phá dỡ bảo đảm an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường, trình cho cơ quan chức năng xem xét, phê duyệt (nêu ở Khoản 5, Điều 15, bản Quy định này);
3- Đối tượng nhận thực hiện tháo dỡ phải che chắn toàn bộ công trình; mọi chất thải ra trong quá trình tháo dỡ phải đổ đúng ở những nơi quy định;
4- Chủ đầu tư có trách nhiệm báo trước ít nhất 24 giờ cho các chủ sở hữu công trình lân cận biết để có biện pháp đề phòng, ngăn ngừa sự cố nguy hiểm (sơ tán người, tài sản) và phối hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa;
5- Việc phá dỡ công trình phải bảo đảm an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường. Nếu đối tượng nào (chủ đầu tư, nhà thầu nhận thực hiện, cơ quan chức năng duyệt phương án) gây hậu quả thì phải chịu bồi thường thiệt hại do mình gây ra và những chi phí hợp lý mà các chủ sở hữu công trình lân cận áp dụng các biện pháp phòng ngừa nếu có.
Mục 3. Đối với công trình lân cận
1- Có quyền đề xuất áp dụng các pháp cần thiết xử lý các vấn đề kỹ thuật chung với công trình lân cận (chống thấm tường sát nhau v.v…) hợp lý, hiệu quả cho các bên liên quan và chỉ được thực hiện khi có sự đồng thuận hoặc giải quyết của cơ quan chức năng;
2- Nếu có các bộ phận kết cấu, cấu tạo thuộc sở hữu chung, thì chỉ được thực hiện giải pháp kỹ thuật bổ sung các kết cấu, cấu tạo xây dựng, khi được chủ sở hữu công trình liền kề đồng thuận; nếu hai bên không đồng thuận, thì có quyền yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết;
3- Có quyền đề nghị chủ sở hữu công trình lân cận, phối hợp lập hồ sơ theo dõi hiện trạng công trình lân cận, có sự chứng nhận của UBND cấp xã sở tại trước khi khởi công xây dựng công trình mới; hồ sơ theo dõi hiện trạng là cơ sở pháp lý để đền bù thiệt nếu có sự cố xảy ra;
4- Chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại cho chủ sở hữu công trình lân cận nếu gây ra hậu quả.
Điều 14. Đối với chủ sở hữu công trình lân cận
1- Có quyền đề nghị chủ đầu tư công trình mới, trước khi khởi công xây dựng công trình phối hợp lập hồ sơ theo dõi hiện trạng công trình của mình, có sự chứng nhận của UBND cấp xã sở tại, để làm cơ sở giải quyết nếu xảy ra sự cố, có quyền yêu cầu chủ đầu tư công trình mới đền bù thiệt hại nếu do quá trình thi công xây dựng gây ra sự cố;
2- Khi chủ đầu tư xây dựng mới đề xuất áp dụng các biện pháp cần thiết xử lý các vấn đề kỹ thuật chung cho cả các bên, thì chủ sở hữu nhà liền kề được yêu cầu phải có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó trong trường hợp không thể áp dụng biện pháp nào khác;
3- Trường hợp chủ đầu tư công trình mới có yêu cầu đề nghị biện pháp thi công cần thiết đặt dàn giáo, ván khuôn lên kết cấu nhà liền kề, thì chủ sở hữu nhà liền kề được yêu cầu phải có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó trong trường hợp không thể áp dụng biện pháp nào khác;
4- Khi nhận được thông báo thời điểm và mức độ nguy hiểm do thi công công trình mới thì phải hợp tác đề phòng sự cố (sơ tán người, tài sản);
5- Trường hợp nêu tại các Khoản 1,2,3 của Điều này mà hai bên không có sự đồng thuận thì một trong hai bên có quyền yêu cầu cơ quan chức năng xem xét giải quyết (nêu ở Khoản 6, Điều 15, Quy định này).
Mục 4. Nội dung quản lý và trách nhiệm của các cơ quan chức năng
Điều 15. Quản lý nhà nước về an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường
1- Cấp phép xây dựng;
a/ Thủ tục, trình tự cấp phép xây dựng, theo các quy định hiện hành. Khi làm thủ tục cấp phép xây dựng, chủ đầu tư cần dự liệu các nhu cầu cần thiết cho việc xây dựng (nêu ở các Khoản 2, 3, 4, 5 của Điều này), để kết hợp đề nghị xin được giải quyết lần đầu;
b/ Giấy phép xây dựng phải quy định rõ, cụ thể các điều kiện được phép xây dựng theo chỉ tiêu của Quy hoạch xây dựng được duyệt, các nội dung về an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường phải đáp ứng;
c/ Trường hợp chủ đầu tư có đề nghị giải quyết các nhu cầu (nêu ở các Khoản 2, 3, 4, 5 của Điều này), thì cơ quan cấp phép xây dựng liên hệ với cơ quan chức năng tưng ứng và giải quyết luôn cho chủ đầu tư;
2- Cấp phép sử dụng tạm thời diện tích công cộng.
a/ Thụ lý giải quyết đơn đề nghị của chủ đầu tư, cấp phép trong thời hạn tối đa 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn;
b/ Giấy phép sử dụng tạm thời diện tích công cộng phải quy định rõ, cụ thể các nội dung: nhu cầu sử dụng, vị trí, diện tích, thời gian và các yêu cầu cần thiết khác (nếu có);
3- Quy định nơi đổ phế thải xây dựng.
a/ Cơ quan chức năng phải thông báo công khai, thường xuyên trên các ke6ng thông tin phổ biến các vị trí công cộng được quy định đổ phế thải xây dựng trong từng thời gian;
b/ Trường hợp chủ đầu tư xin được đổ phế thải xây dựng ở nơi công cộng khác ngoài nơi được quy định thì cơ quan chức năng thụ lý cấp giấy phép trong thời hạn tối đa 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn;
4- Cấp phép xe tải, xe thô sơ chở vật liệu xây dựng vào đường cấm:
a/ Thụ lý cấp phép cho xe tải, xe thô sơ vào đường cấn trong thời hạn tối đa 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn;
b/ Giấy phép phải ghi rõ thời điểm được phép, vị trí và thời gian hiệu;
5- Duyệt phương án phá dỡ (giải phóng mặt bằng, tháo bỏ công trình cũ hoặc tạm, công trình bị giải tỏa; công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng cộng đồng);
a/ Thụ lý phương án phá dỡ công trình của chủ đầu tư, cấp văn bản phê duyệt trong thời hạn tối đa 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn;
b/ Văn bản duyệt phương án phá dỡ phải lưu ý các biện pháp phòng ngừa hỗ trợ cần thiết hợp lý.
6- Giải quyết các vấn đề phát sinh giữa chủ đầu tư và chủ sở hữu công trình lân cận khi không có sự đồng thuận;
a/ Chủ trì hòa giải giữa các bên có bất đồng, tranh chấp;
b/ Nếu không có sự đồng thuận thì ra quyết định giải quyết; nếu vẫn không kết thúc, thì báo cáo lên cơ quan thẩm quyền cấp phép xây dựng giải quyết; mọi việc xử lý phải giải quyết trong thời hạn tối đa 5 ngày làm việc, kể từ ngày họp hòa giải không thành gần nhất hoặc ngày nhận báo cáo của cấp giải quyết ban đầu;
7- Các cơ quan chức năng phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình khi thực hiện việc quản lý nhà nước và phán quyết các vấn đề liên quan an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường cho các hoạt động xây dựng công trình mới; nếu quyết định đó không đúng, gây hậu quả thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do những quyết định của mình gây ra.
Điều 16. Phân cấp, ủy quyền trách nhiệm quản lý Nhà nước
1- Giám đốc sở Xây dựng, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Tỉnh về tổ chức thực hiện chức năng quản lý, thanh tra, kiểm tra mọi hoạt động xây dựng về tuân thủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi ảnh hưởng an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường xây dựng ở tỉnh Phú Yên; cấp phép xây dựng và giải quyết các vấn đề có liên quan theo phân cấp; quyết định giải quyết các bất đồng, tranh chấp mà hòa giải không thành thuộc thẩm quyền cấp phép xây dựng của mình; cử đại diện: duyệt phương án phá dỡ các công trình thuộc thẩm quyền cấp phép xây dựng của mình.
2- Chủ tịch UBND cấp huyện, có trách nhiệm: tổ chức thực hiện chức năng quản lý, thanh tra, kiểm tra mọi hoạt động về tuân thủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi ảnh hưởng an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường xây dựng trên địa bàn; cấp phép xây dựng và kết hợp giải quyết các vấn đề có liên quan theo phân cấp; thông báo quy định các vị trí công cộng được quy định đổ phế thải xây dựng trong từng thời gian; quyết định giải quyết các bất đồng, tranh chấp mà hòa giải không thành thuộc thẩm quyền cấp phép xây dựng của mình; ủy quyền cơ quan chuyên môn trực thuộc: cấp phép sử dụng tạm thời diện tích công cộng, cấp phép đổ phế thải xây dựng ở nơi công cộng ngoài nơi được quy định, cấp phép cho xe tải, xe thô sơ vào đường cấm, duyệt phương án phá dỡ các công trình thuộc thẩm quyền cấp phép xây dựng của mình;
3- Trưởng phòng Quản lý đô thị Tp. Tuy Hòa (hoặc phòng Hạ tầng kinh tế ở các huyện), có trách nhiệm thụ lý hồ sơ xin cấp phép xây dựng trình cấp thẩm quyền và thừa ủy quyền Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết các nội dung nêu ở Khoản 2, Điều này; khi thụ lý cấp phép xây dựng, nếu chủ đầu tư có nhu cầu xin giải quyết các nội dung nêu ở các Khoản 2, 3, 4, 5 của Điều 15, thì kết hợp trình cấp thẩm quyền giải quyết luôn trong Giấy phép xây dựng;
4- Chủ tịch UBND cấp xã, có trách nhiệm: tổ chức thực hiện chức năng kiểm tra mọi hoạt động xây dựng về tuân thủ các quy định an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường xây dựng trên địa bàn; chứng nhận hồ sơ theo dõi hiện trạng công trình lân cận, trước khi khởi công xây dựng công trình mới theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu công trình lân cận; cử đại diện chứng kiến sự khởi công công trình; chủ trì hòa giải hoặc quyết định giải quyết các bất đồng, tranh chấp giữa chủ đầu tư và chủ sở hữu công trình lân cận hoặc báo cáo cơ quan thẩm quyền giải quyết.
Những tổ chức, cá nhân có thành tích tốt và xuất sắc trong việc quản lý, giữ gìn an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường xây dựng ở tỉnh Phú Yên sẽ được biểu dương và khen thưởng;
Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
1- Các cơ quan chức năng: có những trách nhiệm về thanh tra, kiểm tra nêu ở Điều 16, Quy định này. Việc xử lý các hành vi vi phạm, theo quy định tại Nghị định 126/ ngày 26-5-2004;
2- Đối với các công trình được miễn cấp phép xây dựng theo Luật định, thì cơ quan giải quyết việc khiếu nại, tố cáo là UBND cấp huyện. Thời gian thụ lý giải quyết không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, tố cáo hoặc báo cáo của cấp giải quyết ban đầu.
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khi có liên quan đến việc đảm bảo về an toàn-vệ sinh-mỹ quan môi trường xây dựng trong quá trình thi công xây dựng ở tỉnh Phú Yên, điều phải tuân thủ luật Xây dựng, quy hoạch xây dựng được duyệt, quy chuẩn xây dựng hiện hành, bản Quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Quy định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây trái với bản Quy định này đều bãi bỏ.
- 1Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật xây dựng 2003
- 4Nghị định 126/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà
- 5Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 6Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 7Chỉ thị 07/2006/CT-UBND tăng cường quản lý vệ sinh môi trường đô thị do tỉnh Gia Lai ban hành
- 8Quyết định 23/2006/QĐ-UBND thành lập Ban Quản lý dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Quyết định 1524/QĐ-UBND năm 2005 ban hành Quy định quản lý an toàn vệ sinh - mỹ quan môi trường xây dựng ở tỉnh Phú Yên do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- Số hiệu: 1524/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/07/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Đào Tấn Lộc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra