- 1Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 5 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 146/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 5 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 146/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1521/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 18 tháng 6 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2019;
Căn cứ Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Căn cứ các Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo: số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; số 20/2021/TT-BGDĐT ngày 07/7/2021 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/8/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1278/TTr-SGD&ĐT ngày 14/6/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Giao Sở Tài chính và Trung tâm hỗ trợ, tư vấn Tài chính Nghệ An căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai việc mua sắm tập trung theo đúng quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Trung tâm hỗ trợ, tư vấn Tài chính Nghệ An; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NÂNG CAO NĂNG LỰC TIN HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TỈNH NGHỆ AN THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN QUỐC TẾ, GIAI ĐOẠN 2024 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 1521/QĐ-UBND ngày 18/06/2024 của UBND tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã yêu cầu “dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học”.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã khẳng định mục tiêu xây dựng tỉnh Nghệ An “phấn đấu đến năm 2025, Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc, năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước”. Nghị quyết cũng xác định mục tiêu của Ngành Giáo dục và Đào tạo: “Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp. Phát triển các trường đại học, cao đẳng và cơ sở đào tạo theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, hội nhập quốc tế, trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực vùng Bắc Trung Bộ”. Tỉnh Nghệ An đang khẩn trương hoàn thành những mục tiêu của Đề án “Thí điểm xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 - 2025, định hướng 2030”, trong đó nêu cao vai trò của những công dân trẻ trong tương lai, thành thạo trong việc sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin, sẵn sàng tham gia chủ động, tích cực trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ngành Giáo dục và Đào tạo phải quan tâm để chuẩn bị mọi điều kiện, đặc biệt về chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các yêu cầu và bắt kịp xu thế. Để hội nhập quốc tế thành công và không tụt hậu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì kỹ năng sử dụng Tin học của nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An phải đạt trình độ tương đương khu vực và quốc tế.
Bên cạnh đó, trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Tin học đã trở thành bộ môn chính thức đưa vào giảng dạy ở cấp Tiểu học, Trung học cơ sở. Vì vậy, việc đầu tư phòng máy, máy vi tính và đội ngũ đạt chuẩn nhằm đảm bảo 100% các trường phổ thông dạy môn Tin học là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện. Thực tế cho thấy, vai trò của giáo dục tin học trong nhà trường phổ thông hiện nay là rất lớn: “Giáo dục tin học đóng vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư toàn cầu hóa; hỗ trợ đắc lực cho việc tự học của học sinh; tạo cơ sở vững chắc cho ứng dụng công nghệ kĩ thuật số, phục vụ phát triển nội dung kiến thức mới, triển khai phương thức giáo dục mới và hiện đại cho tất cả các môn học và hoạt động giáo dục” (theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Tỉnh Nghệ An luôn đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nhằm tận dụng tốt công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác quản lý, điều hành công việc và cuộc sống. Các bậc phụ huynh hiện có nhu cầu lớn trong việc cho các em học sinh kỹ năng ứng dụng Tin học thành thạo, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam cần nguồn nhân lực số rất lớn nhằm đáp ứng Đề án “Nâng cao nhận thức, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022.
Ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và những điều kiện cơ bản trong quá trình thí điểm thành công Kế hoạch số 306/KH-UBND ngày 23/5/2019 của UBND tỉnh Nghệ An về việc triển khai thí điểm xây dựng các trường trung học trọng điểm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giao đoạn 2019-2023. Theo đó đã đem vào giảng dạy Tin học tại 9 trường trung học cơ sở, 5 trường trung học phổ thông theo chuẩn quốc tế IC3 và MOS (những chứng chỉ quốc tế của Tổ chức Certiport đã được Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận).
Từ những yêu cầu nêu trên, việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực Tin học cho học sinh phổ thông tỉnh Nghệ An theo định hướng chuẩn quốc tế, giai đoạn 2024 - 2030”, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu hội nhập, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX “Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp. Phát triển các trường đại học, cao đẳng và cơ sở đào tạo theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, hội nhập quốc tế, trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực vùng Bắc Trung Bộ” và góp phần tham gia: “Xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 - 2025, định hướng 2030” là hết sức cấp thiết.
- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019;
- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;
- Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
- Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW;
- Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý hỗ trợ các hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”;
- Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (bắt đầu áp dụng từ tháng 7/2020);
- Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học;
- Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học cơ sở;
- Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học phổ thông;
- Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XIX, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 19/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/8/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 23/2/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về kế hoạch chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Thực trạng dạy và học Tin học trong các trường phổ thông ở tỉnh Nghệ An
2.1. Tình hình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An
a) Khái quát chung
Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, là địa phương có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, giàu truyền thống cách mạng và tinh thần hiếu học; có diện tích tự nhiên 16.490,25 km2 với 21 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: 01 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện; có 460 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 411 xã, 32 phường và 17 thị trấn. Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An luôn phát triển không ngừng với truyền thống năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, tích cực đổi mới. Nhờ vậy, luôn là ngọn cờ đầu của cả nước, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đảm bảo các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cung cấp cho quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh cũng như cả nước.
Ngành giáo dục và đào tạo Nghệ An tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025; triển khai hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch, giải pháp hiện thực hóa các nội dung của Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
b) Quy mô trường, lớp, học sinh năm học 2023 - 2024
STT | Quy mô | Tổng số | Trong đó | |
Công lập | Ngoài công lập | |||
I | Trường |
|
|
|
1 | Tiểu học | 480 | 479 | 1 |
2 | Trung học cơ sở | 397 | 394 | 3 |
3 | Trung học phổ thông | 89 | 71 | 18 |
II | Lớp |
|
|
|
1 | Tiểu học | 10.225 | 10.159 | 66 |
2 | Trung học cơ sở | 5.818 | 5.778 | 40 |
3 | Trung học phổ thông | 2.568 | 2.293 | 273 |
III | Học sinh |
|
|
|
1 | Tiểu học | 333.937 | 332.097 | 1.840 |
2 | Trung học cơ sở | 230.435 | 229.242 | 1.193 |
3 | Trung học phổ thông | 107.534 | 95.860 | 11.674 |
2.2. Tình hình dạy và học tin học trong các trường phổ thông tỉnh Nghệ An
a) Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Thực hiện Kế hoạch số 305/KH-UBND ngày 23/5/2019 của UBND tỉnh về việc Thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông đến năm 2025, từ năm 2019 đến năm 2023, UBND tỉnh đã cung cấp kinh phí mua sắm máy tính cho các trường với số lượng như sau:
Năm | Tổng số bộ máy vi tính đã mua | Tổng số tiền (triệu đồng) | Ghi chú |
2019 | 863 | 9.449,8 |
|
2020 | 450 | 4.891,5 |
|
2021 | 613 | 7.108,3 |
|
2022 | 0 | 0 |
|
2023 | 2.580 | 29.729,5 |
|
2024 | 0 | 0 |
|
Tổng | 4.506 | 51.179,1 |
|
Đến nay cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại các nhà trường ngày một nâng cao. Hầu hết các đơn vị, cơ sở giáo dục đã được kết nối internet băng thông rộng và kết nối cáp quang, có máy tính phục vụ công tác quản lý và hoạt động chuyên môn; các trường trung học đều có phòng tin học và máy vi tính để giảng dạy chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó:
- Cấp Tiểu học:
Hiện nay toàn tỉnh đang có 580 phòng máy tính với 8.533 máy/510 trường có học sinh tiểu học (16,77 máy/trường); số phòng máy tính cần thiết để đáp ứng tối thiểu cho hoạt động dạy học Tin học là 607 phòng. Theo quy định của Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học thì 1 bộ máy tính /3 HS là tối thiểu. Vì vậy mỗi phòng máy tính cần tối thiểu 16 máy/phòng.
(Phụ lục 1: Thực trạng và nhu cầu máy tính cấp Tiểu học).
- Cấp trung học cơ sở:
Hiện nay toàn tỉnh đang có 465 phòng máy với 9.614 máy/400 trường có học sinh THCS (24,03 máy/trường); số phòng máy tính cần thiết để đáp ứng tối thiểu cho hoạt động dạy học Tin học là 494 phòng. Theo quy định của Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học cơ sở thì 1 bộ máy tính /2 HS là tối thiểu. Vì vậy mỗi phòng máy tính cần tối thiểu 23 máy/phòng.
(Phụ lục 2: Thực trạng và nhu cầu máy tính cấp THCS).
- Cấp trung học phổ thông:
Hiện nay toàn tỉnh đang có 188 phòng máy với 4.164 máy/89 trường (46,78 máy/trường); số phòng máy tính cần thiết để đáp ứng tối thiểu cho hoạt động dạy học Tin học là 213 phòng. Theo quy định của Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học phổ thông thì 1 bộ máy tính /1 HS là tối thiểu. Vì vậy mỗi phòng máy tính cần tối thiểu 45 máy/phòng.
(Phụ lục 3: Thực trạng và nhu cầu máy tính cấp THPT).
Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư thiết bị máy tính cho các trường, tỉnh đã dành ra một khoản kinh phí lớn để trang bị phòng học thông minh, phần mềm, thiết bị thực hành, thí nghiệm ảo, thiết bị thực hành, thiết bị tích hợp với máy tính để phục vụ công tác dạy và học. Một số trường, thông qua hình thức xã hội hóa giáo dục đã trang bị bảng tương tác... Việc trang bị các thiết bị dạy học hiện đại là cơ sở quan trọng giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, tiếp cận các nước tiên tiến trên thế giới; giúp các bài giảng sinh động hơn, dễ hiểu, gần gũi hơn với học sinh; giúp các em có thêm điều kiện thực hành, thực nghiệm. Đây là yêu cầu quan trọng cho việc xây dựng giáo dục thông minh trong các trường phổ thông. Tuy nhiên có các trường Tiểu học, THCS, THPT sử dụng máy vi tính dùng cho thực hành được mua sắm từ nguồn nguồn kinh phí xã hội hóa tại nhiều thời điểm khác nhau, dẫn đến không đồng bộ, khó triển khai các chương trình giảng dạy theo chuẩn quốc tế.
Về nhu cầu máy tính từ năm 2025 đến năm 2030 (trừ năm 2024 đã được phân khai và trừ khấu hao máy tính hằng năm) cần cho cấp Tiểu học: 10.217 máy, cấp THCS: 6.947 máy, cấp THPT: 7.344 máy.
b) Giáo viên
Về số lượng, cơ cấu
Đội ngũ giáo viên Tin học cấp trung học phổ thông do được tuyển dụng và bổ sung hàng năm nên đáp ứng đủ để triển khai việc giảng dạy theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; riêng bậc tiểu học và trung học cơ sở, việc dạy học môn Tin học từ dạy học tự chọn theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên công tác tuyển dụng còn gặp khó khăn. Từ năm học 2021-2022, thực hiện dạy học môn Tin học theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Nghệ An hiện có 365 giáo viên dạy Tin học cấp tiểu học; 235 giáo viên dạy Tin học cấp THCS.
- Cấp tiểu học: Có 365 giáo viên, còn thiếu 80 giáo viên.
- Cấp THCS: Có 235 giáo viên, còn thiếu 71 giáo viên.
- Cấp THPT: Có 320 giáo viên, đủ để dạy học.
(Phụ lục 4: Thực trạng và nhu cầu giáo viên Tin học).
Công tác bồi dưỡng, tập huấn
- Bồi dưỡng để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Các giáo viên đã được bồi dưỡng theo chương trình ETEP của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra Ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp kinh phí để bồi dưỡng trực tiếp cho 100% giáo viên phổ thông từ năm học 2020-2021 đến năm học 2022-2023.
- Tập huấn chuyên môn để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông: Sở Giáo dục và Đào tạo đã mở các lớp tập huấn bổ trợ chuyên môn cho giáo viên theo đặc thù từng cấp học (các chuyên đề về phương pháp, kỹ thuật dạy học, kỹ thuật đánh giá học sinh, kỹ thuật xây dựng ma trận, đặc tả để kiểm tra, tập huấn ngôn ngữ trình Scratch cho giáo viên tiểu học và THCS, tập huấn ngôn ngữ lập trình C++ cho giáo viên THCS, THPT, tập huấn ngôn ngữ Python cho giáo viên THPT…).
Đến thời điểm hiện nay, 100% giáo viên phổ thông đảm bảo năng lực để dạy học Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
- Bồi dưỡng, tập huấn giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học tăng cường Tin học theo chuẩn quốc tế: Từ năm học 2020-2021, một số giáo viên đã được tập huấn, bồi dưỡng theo các chương trình giảng dạy chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu giảng dạy tin học theo theo các chứng chỉ quốc tế của Certiport. Tuy nhiên, số lượng còn ít, chưa đồng đều, chưa có chuẩn giáo viên Tin học đáp ứng nhu cầu giảng dạy các chương trình theo chuẩn quốc tế.
Nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, phấn đấu 100% cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ứng dụng được công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Hàng năm, tỉnh đã tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý, dạy và học, như:
- Phần mềm thiết kế bài giảng trực tuyến E-Leaming đóng gói bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM: Producer for PowerPoint 2013, Adobe Presenter.
- Phần mềm “Sơ đồ tư duy - Mind Manager” hỗ trợ công tác quản lý và điều hành cho cán bộ quản lý giáo dục.
- Phương pháp dạy học tiên tiến: dạy học theo dự án (PBL - Project Based Learning), dạy học hướng cá thể có tích hợp công nghệ thông tin.
- Phương pháp dạy học định hướng STEM.
Việc tích hợp công nghệ thông tin trong dạy - học và quản lý đã trở thành nhu cầu cấp thiết, thành hoạt động thực tế trong tất cả các nhà trường. Giáo viên Nghệ An đã tích cực tham gia các Cuộc thi tích hợp công nghệ thông tin trong dạy - học như: Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử, Cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ nhất,… do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động; nhiều giáo viên của tỉnh Nghệ An đã đạt các giải thưởng cao, qua đó khẳng định tính năng động, sáng tạo trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.
c) Tổ chức dạy học
- Đến năm học 2023-2024, các cơ sở giáo dục phổ thông đang tổ chức dạy học theo Chương trình Giáo dục phổ thông bắt buộc (đối với lớp 9, 12 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2006, đối với các lớp 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018), một số cơ sở giáo dục tiểu học có điều kiện thuận lợi đã tổ chức cho học sinh lớp 1, 2; một số cơ sở giáo dục thực hiện chương trình Tin học tăng cường.
+ Có 100% trường tiểu học, trường phổ thông nhiều cấp học có học sinh tiểu học (510 trường) đã tổ chức dạy học Tin học lớp 3, 4 cho 187.005 học sinh; riêng dạy học Tin học cho lớp 1 gồm 321 lớp với 11.026 học sinh; lớp 2 gồm 656 lớp với 22.801 học sinh.
+ Đối với cấp trung học cơ sở: 100% học sinh lớp 6, 7, 8 được học Tin học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
+ Đối với cấp trung học phổ thông thuận lợi hơn là môn Tin học đã học bắt buộc từ năm học 2006-2007, vì vậy hiện nay 100% học sinh lớp 10, 11 học Tin học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
- Về chương trình Tin học tăng cường: Trên cơ sở đồng thuận của phụ huynh học sinh, một số cơ sở giáo dục đã triển khai chương trình dạy học Tin học theo chuẩn quốc tế theo Kế hoạch số 306/KH-UBND ngày 23/5/2019 của UBND tỉnh về triển khai thí điểm xây dựng các trường trung học trọng điểm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019-2023 và Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 18/01/2022 của UBND tỉnh về thí điểm xây dựng trường mầm non, phổ thông tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2030.
- Các trường Tiểu học sử dụng tài liệu Lập trình với Kodu để dạy học cho lớp 1, 2 và sử dụng sách giáo khoa dạy học cho lớp 3, 4, 5. Các Trường Trung học cơ sở, bên cạnh sử dụng sách giáo khoa, đã triển khai cho học sinh học và thi chứng chỉ quốc tế Internet and Computing Core Certification (IC3) gồm IC3 GS6 Level 1- Lớp 6, IC3 GS6 Level 2 - Lớp 7 và IC3 GS6 Level 3 – Lớp 8. Ở bậc Trung học phổ thông, bên cạnh thực hiện môn Tin học theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2 tiết/tuần), một số trường xây dựng chương trình nhà trường và dạy Tin học cho học sinh lớp 10 và 11 theo các chứng chỉ quốc tế của Microsoft Office Specialist (MOS) (gồm: MOS Word, MOS PowerPoint, MOS Excel) do tổ chức quốc tế Certiport chứng nhận.
- Nhiều học sinh Nghệ An đã đạt các giải cấp quốc gia, quốc tế về Tin học. Nhiều trường đã tổ chức dạy Tin học cho học sinh theo các chứng chỉ quốc tế là IC3, MOS. Số lượng học sinh đăng ký học và thi các chứng chỉ quốc tế ngày càng tăng, cho thấy nhu cầu rất lớn của học sinh phổ thông tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên việc triển khai các chương trình Tin học quốc tế mới chỉ dừng ở mức thí điểm, với số lượng trường, lớp và học sinh tham gia còn ít, trên cơ sở có sự tự nguyện của phụ huynh, sự tham gia của các doanh nghiệp (phương thức xã hội hóa), chưa có cơ chế đầy đủ và khó mở rộng.
d) Chất lượng dạy học
- Theo Chương trình giáo dục phổ thông
Kết quả đánh giá chất lượng học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông đến học kỳ 1 năm học 2023-2024:
- Cấp Tiểu học:
TT | Năm học | Tổng số học sinh | Hoàn thành tốt | Hoàn thành | ||
SL | TL (%) | SL | TL (%) | |||
1 | 2022-2023 Lớp 3 | 64.890 | 36.805 | 56,72 | 28.032 | 43,20 |
2 | 2023-2024 (Lớp 3, 4) | 130.187 | 52.330 | 40,20 | 76.470 | 58,74 |
- Cấp THCS:
TT | Năm học | Tổng số học sinh | Tốt | Khá | ||
SL | TL (%) | SL | TL (%) | |||
1 | 2022-2023 Lớp 6, 7 | 104.259 | 20.384 | 19,55 | 39.742 | 38,12 |
2 | 2023-2024 (Lớp 6, 7, 8) | 142.356 | 32.330 | 22,71 | 55.125 | 38,72 |
- Cấp THPT:
TT | Năm học | Tổng số học sinh | Tốt | Khá | ||
SL | TL (%) | SL | TL (%) | |||
1 | 2022-2023 (Lớp 10) | 36.081 | 8.517 | 23,61 | 18.358 | 50,88 |
2 | 2023-2024 (Lớp 10, 11) | 78.838 | 19.102 | 24,23 | 41.153 | 52,20 |
- Kết quả thí điểm dạy Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế trong trường phổ thông ở tỉnh Nghệ An
Căn cứ các văn bản pháp lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Nghệ An đã triển khai thí điểm việc đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông chương trình Tin học theo các chuẩn quốc tế IC3 và MOS từ năm học 2019 - 2020. Đến năm học 2023-2024 có 3 trường tiểu học, 12 trường THCS, 9 trường THPT đã triển khai chương trình Tin học tăng cường theo chuẩn quốc tế theo lộ trình. Nhờ vậy, số học sinh được học và đạt chứng chỉ Tin học quốc tế tăng dần, nhưng tỉ lệ chung toàn tỉnh chưa cao.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với IIG Việt Nam tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực và phương pháp giảng dạy Tin học theo chuẩn quốc tế cho tất cả giáo viên các trường tham gia dạy chương trình tin học quốc tế và một số giáo viên của các trường phổ thông có nhu cầu được học tập. Sau 4 năm triển khai đã đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy theo chuẩn quốc tế cho 70 giáo viên Tin học cấp Tiểu học, THCS, THPT. Tuy nhiên các giáo viên này được tập huấn bồi dưỡng trên các phiên bản chưa được cập nhật mới.
Sau 4 năm triển khai thí điểm, đã có 1.634 học sinh THCS đạt chứng chỉ IC3; học sinh THPT đạt chứng chỉ MOS: MOS Word: 1.057, MOS Excel: 497, MOS Power Point: 465. Nhiều em đã đạt giải cao trong các kì thi cấp quốc gia, một số học sinh được tuyển thẳng vào đại học ở Việt Nam.
e) Đánh giá chung
Trong bối cảnh môi trường giáo dục ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế, việc áp dụng dạy học Tin học theo chuẩn quốc tế tại các trường phổ thông trên địa bàn Nghệ An đang trở thành một thách thức đối với cả giáo viên và học sinh. Để rõ hơn về các thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai dạy học Tin học theo chuẩn quốc tế như sau:
- Thuận lợi:
Hiện nay theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, môn Tin học được tổ chức dạy học từ lớp 3 đến lớp 12, vì vậy 100% trường phổ thông đều được đầu tư phòng máy tính và máy vi tính để đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình phổ thông; đội ngũ giáo viên dạy Tin học trong nhà trường từng bước được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ.
Đội ngũ giáo viên được huy động từ nhiều nguồn, được bồi dưỡng thường xuyên nên đa số đáp ứng tốt yêu cầu dạy học tin học theo chương trình. Việc áp dụng Chương trình phổ thông mới tạo điều kiện để các trường Tiểu học, THCS đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ một cách đồng bộ hơn.
Việc thí điểm dạy học Tin học theo chuẩn quốc tế ở các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh có sự phát triển tốt cả về số lượng và chất lượng; phần nào đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh.
- Khó khăn:
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đưa môn Tin học trở thành môn chính thức trong trường Tiểu học cho các lớp 3, 4, 5. Tuy nhiên hiện nay chưa đủ phòng máy tính, số lượng máy tính và thiếu giáo viên dạy Tin học.
Chương trình bộ môn Tin học trong trường phổ thông chậm cập nhật theo sự phát triển trong thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh, phụ huynh và xã hội.
Việc mở rộng dạy - học Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế trong các trường phổ thông gặp nhiều khó khăn; thiếu cơ chế để xây dựng chương trình, kêu gọi xã hội hóa; thiếu sự đầu tư đồng bộ, đạt chuẩn về cơ sở vật chất; trình độ đội ngũ giáo viên Tin học còn chưa đồng đều, chưa đủ về số lượng và không đảm bảo cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1.1. Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng dạy và học Tin học trong nhà trường phổ thông ở từng cấp học theo CT GDPT 2018, trang bị cho học sinh kỹ năng sử dụng máy vi tính theo định hướng chuẩn quốc tế; giúp các em trở thành những công dân toàn cầu, sẵn sàng gia nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khai thác tốt kho tàng tri thức khổng lồ, cập nhật không ngừng của nhân loại.
Góp phần giáo dục toàn diện, phát triển nhân cách đạo đức, tính sáng tạo của học sinh. giáo dục toàn diện; phát triển cân đối, hài hòa về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản; hình hành và phát triển những phẩm chất; năng lực cần thiết của con người Việt Nam đáp đúng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018
- 100% cơ sở giáo dục được trang bị đủ máy tính, được bố trí giáo viên đủ về số lượng, được bồi dưỡng theo CT GDPT 2018 và theo chuẩn quốc tế.
- 100% cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả CT GDPT 2018 môn Tin học, có 30% cơ sở giáo dục thực hiện chương trình tăng cường môn Tin học theo chuẩn quốc tế.
- Tạo điều kiện thực hiện phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học.
- Đảm bảo tính thống nhất của chương trình qua từng cấp học, vận dụng phù hợp với đặc điểm nhà trường và các nhóm đối tượng học sinh.
- Tiếp cận trình độ Tin học của học sinh các nước có nền giáo dục phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Song song với việc thực hiện Chương trình, Kế hoạch dạy học hiện hành và Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với môn Tin học, việc triển khai thực hiện Đề án nhằm đạt các mục tiêu cụ thể như sau:
a) Giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2026
- Đối với các trường thực hiện mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế: 100% học sinh được học và 75% học sinh lớp 5, 9, 12 đạt chứng chỉ Tin học quốc tế.
- Đối với các trường phổ thông khác: đáp ứng 20% nhu cầu học sinh và 30% học sinh lớp 5, 9, 12 đạt chứng chỉ Tin học quốc tế.
- Về đội ngũ giáo viên: 80% giáo viên dạy Tin học được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu dạy Chương trình Tin học quốc tế theo cấp học.
- Về cơ sở vật chất: Rà soát, tiến hành trang bị, đảm bảo 100% các trường phổ thông có phòng máy vi tính và 50% đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, cấu hình máy đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình chuẩn quốc tế.
b) Giai đoạn từ năm 2027 đến năm 2030:
- Đối với các trường thực hiện mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế: 100% học sinh được học và 90% đạt chứng chỉ Tin học quốc tế.
- Đối với các trường phổ thông khác: đáp ứng 70% nhu cầu học sinh và 50% học sinh lớp 5, 9, 12 đạt chứng chỉ Tin học quốc tế.
- Về đội ngũ giáo viên: 100% giáo viên dạy Tin học được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu dạy Chương trình Tin học quốc tế theo cấp học.
- Về cơ sở vật chất: Tiếp tục đầu tư nâng cấp, đảm bảo 100% nhà trường có đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, cấu hình máy vi tính đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình chuẩn quốc tế.
Tổ chức tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, học sinh, toàn xã hội, nhất là các bậc phụ huynh về vai trò của kỹ năng sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin của nguồn nhân lực trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong quá trình hội nhập và thực hiện các mục tiêu của Trung ương, của tỉnh và của Ngành Giáo dục. Cập nhật những xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới. Sự cần thiết và những lợi ích thiết thực trong việc nâng cao kỹ năng ứng dụng tin học khi học sinh được học một cách hệ thống và đạt các Chứng chỉ Tin học quốc tế. Từ đó, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội, là cơ sở để triển khai xã hội hóa, tạo nguồn lực cho việc thực hiện Đề án.
- Từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông của Ngành Giáo dục và Đào tạo theo kiến trúc tổng thể về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông của ngành, đồng bộ và đảm bảo tính kết nối, nhất là về cơ sở dữ liệu đối với hệ thống của tỉnh.
- Rà soát tổng thể, nâng cấp đồng bộ hệ thống đường truyền internet cáp quang tốc độ cao, đáp ứng được yêu cầu quản lí, điều hành của ngành và đảm bảo điều kiện dạy học Tin học trong nhà trường.
- Rà soát, tăng cường đầu tư theo lộ trình để đảm bảo 100% cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh có đủ về số lượng phòng máy, máy vi tính với cấu hình đáp ứng được yêu cầu dạy - học tin học theo chuẩn quốc tế (có Phụ lục kèm theo).
2.3. Phát triển đội ngũ giáo viên Tin học
- Tổ chức tuyển dụng giáo viên Tin học cho trường phổ thông; nhất là ở cấp Tiểu học, THCS để sẵn sàng triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đúng tiến độ (Phụ lục 4 kèm theo).
- Đưa vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên và hợp tác với các đơn vị, tổ chức về giáo dục phù hợp để tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tin học đủ năng lực dạy Tin học theo các chuẩn quốc tế.
a) Tổ chức dạy học Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
Tổ chức dạy học có hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 từ lớp 3 đến lớp 12 theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Trên nền tảng đó, các địa phương, cơ sở giáo dục rà soát, có các giải pháp để triển khai dạy học chương trình Tin học tăng cường cho các học sinh vừa đáp ứng nguyện vọng học sinh vừa đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học tin học theo chuẩn quốc tế.
b) Đẩy mạnh việc đưa các chương trình dạy học Tin học theo các chuẩn quốc tế vào nhà trường phổ thông; định hướng, khuyến khích học sinh học và thi đạt các chứng chỉ Tin học quốc tế
- Các Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế
Song song với việc triển khai thực hiện việc dạy môn Tin học theo chương trình hiện hành và theo lộ trình Chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018, ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu, khuyến khích đưa vào trường phổ thông các chương trình theo chuẩn quốc tế đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, đưa vào giảng dạy tại trường phổ thông các chương trình để học sinh đạt các chứng chỉ quốc tế của Certiport[1] và ICDL[2]. Cụ thể:
- Các chương trình Tin học quốc tế theo chuẩn của Certiport
+ Cấp Tiểu học: Tổ chức dạy học chương trình tin học quốc tế IC3 Spark. IC3 Spark GS6 Level 1 (lớp 3), IC3 Spark GS6 Level 2 (lớp 4), IC3 Spark GS6 Level 3 (lớp 5) và sử dụng phần mềm ôn luyện GMetrix IC3 Spark GS6 nhằm giúp học sinh đạt chứng chỉ IC3 Spark.
+ Cấp Trung học cơ sở: Tổ chức dạy học chương trình tin học quốc tế IC3. IC3 GS6 Level 1 (lớp 6), IC3 GS6 Level 2 (lớp 7), IC3 GS6 Level 3 (lớp 8) và sử dụng phần mềm ôn luyện GMetrix IC3 GS6 nhằm giúp học sinh đạt chứng chỉ IC3.
+ Cấp Trung học phổ thông: Tổ chức dạy học tích hợp chương trình tin học hiện hành với Chương trình Tin học quốc tế MOS, MOS Word và MOS PowerPoint (lớp 10) và MOS Excel và ACA Photoshop (lớp 11) và sử dụng phần mềm ôn luyện GMetrix MOS nhằm giúp học sinh đạt chứng chỉ MOS.
- Các chương trình Tin học quốc tế theo chuẩn của ICDL
+ Cấp Tiểu học: Tổ chức dạy học các nội dung: Làm quen với Thế giới số (lớp 3); Làm quen với các ứng dụng máy tính (lớp 4) và Làm quen với mạng trực tuyến (lớp 5); nhằm giúp học sinh đạt chứng chỉ “Digital explorer” của ICDL.
+ Cấp Trung học cơ sở: Tổ chức dạy học các nội dung: Cơ bản về CNTT và TT và mạng trực tuyến (lớp 6); Xử lý văn bản (lớp 7); Sử dụng bảng tính, Làm quen với điện toán và lập trình I (lớp 8) và Sử dụng trình chiếu, làm quen với điện toán và lập trình II (lớp 9); nhằm giúp học sinh đạt chứng chỉ “Smart digital” của ICDL.
+ Cấp Trung học phổ thông: Tổ chức dạy học các nội dung: An toàn và bảo mật CNTT và truyền thông, cộng tác trên mạng trực tuyến (lớp 10); Điện toán và lập trình (lớp 11) và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu (lớp 12); nhằm giúp học sinh đạt chứng chỉ “Computer and code” của ICDL.
- Triển khai đại trà các Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế trong nhà trường phổ thông, tạo điều kiện cho học sinh phổ thông tham gia thi và đạt các Chứng chỉ Tin học quốc tế
+ Song song với việc áp dụng các Chương trình Tin học của Certiport và ICDL; tổ chức nghiên cứu, thẩm định tính pháp lý các chương trình giảng dạy tin học theo các chuẩn quốc tế khác để có phương án, lộ trình triển khai thích hợp, đa dạng hóa sự lựa chọn cho các nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh, phù hợp với định hướng phát triển cũng như nghề nghiệp trong tương lai của học sinh.
+ Tiếp tục mở rộng triển khai các Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế trong nhà trường phổ thông theo hình thức dạy học tăng cường, ngoại khóa, dạy buổi 2 trên cơ sở tự nguyện và đồng thuận của phụ huynh. Khuyến khích câu lạc bộ Tin học trong trường phổ thông theo mô hình câu lạc bộ học thuật, gắn với định hướng nghề nghiệp của học sinh.
+ Nghiên cứu, đưa Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế tích hợp trong giảng dạy Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm nâng chất lượng dạy - học Tin học trong nhà trường. Khuyến khích kiểm tra, đánh giá kết quả dạy - học Tin học ở Tiểu học, THCS, THPT và chương trình tin học nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo bằng các chứng chỉ quốc tế.
+ Phối hợp với các đơn vị được ủy quyền để tổ chức thi nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phổ thông của tỉnh tham gia các kỳ thi chứng chỉ Tin học quốc tế. Nghiên cứu chế độ khuyến khích trong tuyển sinh cho các em học sinh đạt các chứng chỉ Tin học quốc tế.
2.5. Tăng cường công tác quản lý dạy học Tin học
- Tăng cường quản lý, giám sát và đánh giá hoạt động dạy, học Tin học trong nhà trường phổ thông. Hàng năm tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh nội dung và phương pháp tổ chức dạy học đáp ứng mục tiêu của Đề án.
- Xây dựng Chuẩn kiến thức, kỹ năng Tin học của giáo viên và học sinh phổ thông trong tỉnh phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
- Quản lý việc thực hiện giảng dạy Tin học trong nhà trường theo đúng các quy định hiện hành; xây dựng các hướng dẫn, quy định nhằm đảm bảo công tác quản lý chuyên môn đối với việc thực hiện các chương trình Tin học quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng nhà trường.
- Tăng cường phối hợp nhằm quản lý việc kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học, tổ chức ôn luyện và tổ chức thi, đảm bảo cho học sinh phổ thông có kiến thức, kỹ năng đáp ứng các tiêu chuẩn của Chứng chỉ quốc tế.
2.6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong dạy học Tin học
Trên cơ sở nâng cao nhận thức của xã hội, của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh các cơ sở giáo dục, tạo cơ chế để các trường phổ thông đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm triển khai các Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế một cách căn bản và có hệ thống từ Tiểu học đến Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Mục tiêu hoạt động xã hội hóa như sau:
- Vận động sự đồng hành của các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng giáo viên Tin học (bên cạnh nguồn kinh phí ngân sách dành cho hoạt động bồi dưỡng thường xuyên theo quy định) và hỗ trợ “học bổng”, tạo điều kiện cho học sinh tham gia học và thi đạt các kỳ thi chứng chỉ Tin học quốc tế.
- Từng bước nâng cấp hệ thống phòng máy, máy vi tính của các nhà trường, đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình chuẩn quốc tế.
- Phát triển các mô hình dạy buổi 2, ngoại khóa và câu lạc bộ về Tin học theo chuẩn quốc tế, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của học sinh trong các nhà trường phổ thông.
- Vận động để phụ huynh tham gia, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các kỳ thi chứng chỉ Tin học quốc tế.
- Khen thưởng các đơn vị, cơ sở giáo dục và cán bộ, giáo viên trong việc triển khai Chương trình Tin học quốc tế và học sinh có thành tích cao khi tham dự các cuộc thi Tin học quốc gia, khu vực và quốc tế.
1.1. Nguồn kinh phí thực hiện đề án
- Nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ; nguồn ngân sách nhà nước bố trí hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước, theo quy định; kinh phí lồng ghép trong các chương trình, dự án, đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nguồn thu ngân sách địa phương; nguồn thu của các cơ sở giáo dục, nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa khác.
- Nguồn thu học phí từ việc thực hiện chương trình nhà trường.
1.2. Tổng nhu cầu kinh phí từ năm 2025 đến năm 2030
299.601.050.000 đồng (Hai trăm chín mươi chín tỷ, sáu trăm linh một triệu, không trăm năm mươi nghìn đồng).
Trong đó:
a) Kinh phí từ nguồn ngân sách để bồi dưỡng giáo viên: 10.406.650.000 đồng (Mười tỷ, bốn trăm linh sáu triệu, sáu trăm năm mươi nghìn đồng).
b) Kinh phí từ nguồn phân bổ sau mua sắm máy vi tính: 216.895.800.000 đồng (Hai trăm mười sáu tỷ, tám trăm chín mươi lăm triệu, tám trăm nghìn đồng).
c) Kinh phí từ nguồn xã hội hóa mua sắm máy vi tính: 72.298.600.000 đồng (Bảy mươi hai tỷ, hai trăm chín mươi tám triệu, sáu trăm nghìn đồng).
(Phụ lục 1, 2, 3, 5 kèm theo)
- Đề án thực hiện từ năm 2024 đến hết năm 2030.
- Căn cứ các nội dung đề án, hàng năm, các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể đối với từng nhiệm vụ đảm bảo đúng thời gian thực hiện được quy định trong Đề án.
3. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
3.1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Cơ quan thường trực, chỉ đạo triển khai Đề án.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành các chính sách, xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể cho từng năm chỉ đạo; tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đề án. Tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Đề án để bổ sung, điều chỉnh, nhằm đề ra giải pháp, chính sách đồng bộ, đảm bảo thực hiện tốt Đề án. Định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện Đề án báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh triển khai xây dựng và thực hiện chương trình môn Tin học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, lựa chọn đơn vị, chỉ đạo và hướng dẫn để các nhà trường triển khai Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế nhằm đạt mục tiêu của Đề án.
- Kiểm tra, giám sát việc triển khai dạy - học, kiểm tra - đánh giá và chỉ đạo các trường tạo điều kiện, khuyến khích học sinh tham gia các kỳ thi Chứng chỉ Tin học quốc tế theo nhu cầu.
- Chủ trì xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng Tin học của giáo viên, học sinh và cấu hình máy tính, các trang thiết bị phòng Tin học đảm bảo phù hợp với yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực.
- Báo cáo đề xuất các cấp có thẩm quyền kịp thời điều chỉnh, bổ sung các chính sách nhằm đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ Đề án, đặc biệt là chính sách hỗ trợ giáo viên Tin học để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đáp ứng chuẩn giáo viên Tin học quốc tế; chế độ khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích cao trong triển khai Chương trình Tin học quốc tế và tham dự các cuộc thi Tin học quốc gia, khu vực và quốc tế.
- Nghiên cứu đề xuất chính sách trong tuyển sinh vào các lớp đầu cấp đối với những học sinh đạt chứng chỉ Tin học quốc tế.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về kinh phí (phần ngân sách) để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.
- Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn việc thu, chi phần kinh phí xã hội hóa khi triển khai các chương trình dạy học Tin học theo chuẩn quốc tế.
3.2. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí số lượng người làm việc đáp ứng yêu cầu dạy và học Tin học trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập theo quy định pháp luật.
- Nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành hoặc bổ sung, điều chỉnh quy định về các cơ chế, chính sách đối với đội ngũ giáo viên Tin học phù hợp với tình hình thực tiễn và điều kiện của tỉnh.
- Triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên Tin học đạt chuẩn và đáp ứng được yêu cầu giảng dạy các chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có chính sách khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích cao trong triển khai Chương trình Tin học quốc tế và tham dự các cuộc thi Tin học quốc gia, khu vực và quốc tế.
3.3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường công tác truyền thông cho xã hội, phụ huynh và học sinh đồng hành cùng thực hiện mục tiêu của Đề án.
3.4. Sở Tài chính
Phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã bố trí nguồn kinh phí ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và theo khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.
3.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính và các ngành có liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lồng ghép các nguồn vốn để bố trí kinh phí cho Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
3.6. Ủy ban nhân các huyện, thành phố, thị xã
- Xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đề án tại địa phương.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn triển khai xây dựng và thực hiện Chương trình dạy học Tin học theo chuẩn quốc tế tại các trường trực thuộc theo mục tiêu của Đề án. Kiểm tra, giám sát về chất lượng tổ chức thực hiện Đề án. Tổ chức tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng giáo viên dạy Tin học theo lộ trình thực hiện mục tiêu của Đề án.
- Chỉ đạo việc bố trí kinh phí, đảm bảo đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phòng máy, máy vi tính, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
Trên đây là Đề án “Nâng cao năng lực Tin học cho học sinh phổ thông tỉnh Nghệ An theo định hướng chuẩn quốc tế, giai đoạn 2024 - 2030”. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, thi xã nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ được giao. Trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án nếu có những vấn đề khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) để xem xét, giải quyết./.
[1] Certiport là tổ chức quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực đánh giá và chứng nhận kỹ năng tin học, là đơn vị sáng lập và phân phối toàn cầu các chương trình đánh giá kỹ năng sử dụng các sản phẩm của Microsoft Offìce, chịu trách nhiệm cho những chương trình đánh giá được công nhận trên toàn cầu như MOS, MCAS, ACA, IC3,... Có trụ sở tại American Fork, Utah, ngày nay Certiport có mạng lưới gồm 12,000 trung tâm, tổ chức thi trên 142 quốc gia, các bài thi của Certiport được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ. Công ty HG Việt Nam chính thức trở thành đại diện quốc gia của tổ chức Certiport kể từ tháng 3 năm 2010.
[2] ICDL là từ viết tắt của “International Computer Driving Licence” - Bộ chứng chỉ kỹ năng sứ dụng công nghệ thông tin (CNTT) quốc tế - tên gọi trên phạm vi quốc tế của bộ chứng chỉ chuẩn châu Ẩu ECDL (European Computer Driving Licence), sau khi ECDL được phổ biến và công nhận rộng rãi ở các nước châu Âu. ICDL là chứng chỉ tin học phổ cập nhất thế giới, được công nhận và đã sử dụng tại: 170 quốc gia, 41 ngôn ngữ, 24.000 trung tâm kháo thí (ATC), và trên 15 triệu thí sinh tham dự. ICDL Việt Nam là một thành viên trực thuộc Tổ chức ECDL có chức năng kiểm định, quản lý và tổ chức các Trung tâm khảo thí ICDL tại Việt Nam.
- 1Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 5 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 146/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 1521/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực Tin học cho học sinh phổ thông tỉnh Nghệ An theo định hướng chuẩn quốc tế, giai đoạn 2024-2030
- Số hiệu: 1521/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/06/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Bùi Đình Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/06/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết