Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1520/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 02 tháng 7 năm 2020 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH LUẬT LÝ LỊCH TƯ PHÁP
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật Lý lịch tư pháp năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Sau khi thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và một số Bộ, ngành, địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH LUẬT LÝ LỊCH TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1520/QĐ-BTP ngày 02 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Luật Lý lịch tư pháp được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17/6/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010. Luật Lý lịch tư pháp (LLTP) được ban hành đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, đầy đủ để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP tùng bước vững chắc; đáp ứng yêu cầu thực tiễn trước mắt và lâu dài; gắn việc quản lý cơ sở dữ liệu LLTP với cấp Phiếu LLTP; bước đầu góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và cải cách tư pháp. Sau 10 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, một số quy định của Luật LLTP đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn. Hiến pháp năm 2013 và một số văn bản luật mới được ban hành như Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Thi hành án hình sự năm 2019 với nhiều chế định mới, trong đó có những quy định liên quan trực tiếp đến pháp luật về LLTP. Vì vậy, cần phải tiến hành tổng kết, đánh giá toàn diện 10 năm thi hành Luật này để kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.
Để đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, chỉ rõ nguyên nhân, tìm ra các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác LLTP, đặc biệt có cơ sở thực tiễn nhằm phục vụ nghiên cứu, sửa đổi Luật LLTP cũng như đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp giữa Luật LLTP với Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật mới được ban hành, Bộ Tư pháp xây dựng Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật LLTP, gồm các nội dung sau đây:
1. Mục đích
a) Tổng kết, đánh giá khách quan, toàn diện kết quả đạt được trong 10 năm thi hành Luật LLTP.
b) Đánh giá sự phù hợp của Luật LLTP với Hiến pháp năm 2013, sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật LLTP với Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Thi hành án hình sự năm 2019, các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam gia nhập hoặc là thành viên và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
c) Làm rõ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập trong việc thực hiện Luật LLTP; tìm ra nguyên nhân, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác LLTP; trên cơ sở đó báo cáo Chính phủ về việc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật LLTP.
d) Tuyên dương, khen thưởng, khích lệ những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác LLTP.
2. Yêu cầu
a) Việc tổng kết phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan, toàn diện trên phạm vi toàn quốc cũng như trong phạm vi từng Bộ, ngành có liên quan và các địa phương; bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu đặt ra và triển khai đúng tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm.
b) Nội dung tổng kết phải bám sát những quy định của Luật LLTP và những yêu cầu đặt ra trong việc triển khai thi hành Luật LLTP; phản ánh đúng tình hình thực tế, phân tích, đánh giá, kèm theo số liệu chứng minh cụ thể.
c) Phân công nhiệm vụ hợp lý, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, đảm bảo có sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các nội dung tổng kết, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.
II. PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔNG KẾT
- Thời gian tổng kết: Từ ngày 01/7/2010 (thời điểm Luật LLTP có hiệu lực) đến ngày 30/6/2020 (thời điểm báo cáo 06 tháng năm 2020).
- Thực hiện tổng kết, đánh giá toàn diện công tác triển khai thi hành Luật LLTP trên phạm vi toàn quốc.
2.1. Kết quả thi hành Luật LLTP:
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về LLTP: Việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật, văn bản chỉ đạo triển khai thi hành Luật; Tình hình quán triệt, phổ biến việc tổ chức triển khai Luật; Tình hình kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân lực làm công tác LLTP, đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động quản lý LLTP; Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ LLTP; Công tác kiểm tra, kiểm tra liên ngành về LLTP; Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác LLTP...
- Kết quả công tác xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu LLTP: Công tác phối hợp cung cấp thông tin để xây dựng Cơ sở dữ liệu LLTP; Tình hình tiếp nhận, xử lý, cập nhật, cung cấp, lưu trữ, khai thác và sử dụng thông tin LLTP tại Trung tâm LLTP quốc gia và Sở Tư pháp.
- Kết quả công tác cấp Phiếu LLTP: Tình hình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP; Các giải pháp được áp dụng nhằm cải cách thủ tục hành chính; Công tác phối hợp tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu LLTP.
2.2. Đánh giá chung về kết quả đạt được; Những hạn chế, bất cập (về thể chế, hạn chế bất cập trong tổ chức thi hành Luật, hạn chế bất cập trong xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu LLTP) và nguyên nhân hạn chế, bất cập.
2.3. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp để hoàn thiện thể chế, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về LLTP và các giải pháp khác (nếu có).
2.4. Xem xét, đề xuất khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thi hành Luật LLTP.
- Tổng hợp, xây dựng Báo cáo tổng kết;
- Tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật LLTP;
- Tổ chức khảo sát tình hình thi hành pháp luật về LLTP.
Bộ Tư pháp là cơ quan chủ trì, phối hợp tổ chức hoạt động tổng kết toàn quốc về thi hành Luật LLTP, cụ thể:
- Xây dựng mẫu báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật LLTP; các biểu mẫu thống kê về các nội dung tổng kết, đánh giá để bảo đảm tính thống nhất trong thực hiện cũng như bảo đảm được đúng mục đích, yêu cầu của việc tổng kết thi hành Luật LLTP. Thời gian hoàn thành: tháng 6/2020;
- Hướng dẫn, đôn đốc hoạt động tổng kết thi hành Luật LLTP ở các Bộ, ngành và địa phương. Thời gian thực hiện: thường xuyên, trong thời gian tổng kết.
- Thực hiện khảo sát tình hình thi hành pháp luật về Luật LLTP tại một số địa phương (dự kiến khảo sát tại các tỉnh Thái Bình, Nghệ An, Khánh Hòa, thời gian theo Kế hoạch hoạt động của Dự án Eu Jule năm 2020). Thời gian hoàn thành: tháng 7-9/2020.
- Xây dựng Báo cáo tổng kết thi hành Luật LLTP (trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực LLTP; tổng hợp kết quả của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; kết quả Hội nghị tổng kết toàn quốc). Thời gian hoàn thành: tháng 11/2020.
- Xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết toàn quốc 10 năm thi hành Luật LLTP (có Kế hoạch riêng, dự kiến tháng 10/2020).
- Xem xét, quyết định khen thưởng đối với tập thể, cá nhân thuộc Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành có liên quan và địa phương có thành tích xuất sắc trong triển khai thi hành Luật LLTP theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng. Thời gian hoàn thành: tháng 10/2020.
Trung tâm LLTP quốc gia có nhiệm vụ chủ trì giúp Lãnh đạo Bộ Tư pháp thực hiện các nội dung nêu trên.
Cục Công nghệ thông tin có nhiệm vụ xây dựng Báo cáo tình hình xây dựng, triển khai sử dụng Phần mềm quản lý LLTP; Phần mềm Đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến và những hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực LLTP (nếu có); tập trung đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập và nguyên nhân, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực LLTP, gửi cho Trung tâm LLTP quốc gia trước ngày 15/8/2020 để xây dựng Báo cáo tổng kết của Bộ Tư pháp.
Tổng cục Thi hành án dân sự có nhiệm vụ xây dựng Báo cáo tổng kết tình hình 10 năm thi hành Luật LLTP trong các cơ quan Thi hành án dân sự, gửi cho Trung tâm LLTP quốc gia trước ngày 15/8/2020 để xây dựng Báo cáo tổng kết của Bộ Tư pháp.
Văn phòng Bộ, Vụ Thi đua - Khen thưởng có nhiệm vụ phối hợp với Trung tâm LLTP quốc gia thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.
- Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tiến hành tổng kết 10 năm thi hành Luật LLTP trong phạm vi ngành, lĩnh vực Bộ, ngành quản lý, tùy tình hình thực tế có thể tổ chức Hội nghị tổng kết hoặc tổng kết bằng hình thức báo cáo.
- Xem xét, quyết định khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thi hành Luật LLTP trong phạm vi thẩm quyền của Bộ, ngành; lựa chọn, giới thiệu, đề xuất Bộ trưởng Bộ Tư pháp khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thi hành Luật LLTP.
3. Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì tiến hành tổng kết 10 năm thi hành Luật LLTP trên địa bàn với hình thức phù hợp; hướng dẫn các Sở, ngành có liên quan tổng kết thi hành Luật LLTP; xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật LLTP gửi về Bộ Tư pháp.
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật LLTP tại địa phương.
- Xem xét, quyết định khen thưởng theo thẩm quyền cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thi hành Luật LLTP tại địa phương; lựa chọn, giới thiệu, đề xuất Bộ trưởng Bộ Tư pháp khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thi hành Luật LLTP.
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc khen thưởng này.
4. Về việc lấy số liệu và thời hạn gửi Báo cáo tổng kết, hồ sơ khen thưởng
4.1. Số liệu phục vụ tổng kết 10 năm thi hành Luật LLTP tính từ ngày 01/7/2010 đến ngày 30/6/2020.
4.2. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp chủ động thực, hiện tổng kết, xây dựng báo cáo và gửi Báo cáo bằng văn bản và hồ sơ khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thi hành Luật LLTP đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp khen thưởng về Bộ Tư pháp (Trung tâm LLTP quốc gia) trước ngày 15/8/2020 (gửi kèm theo file điện tử về địa chỉ: ttlltp@moj.gov.vn).
1. Kinh phí thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật LLTP của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được bảo đảm từ ngân sách của Bộ, ngành, địa phương.
2. Kinh phí tổ chức thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật LLTP đối với các hoạt động thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp lấy từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Trung tâm LLTP quốc gia. Riêng hoạt động khảo sát tình hình thi hành Luật LLTP lấy từ nguồn kinh phí Dự án Eu Jule cấp cho Trung tâm LLTP quốc gia năm 2020./.
BỘ TƯ PHÁP
- 1Nghị định 111/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp
- 2Quyết định 2071/QĐ-BTP năm 2016 Kế hoạch thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đối với Đề mục Lý lịch tư pháp (Đề mục số 4 thuộc Chủ đề số 15) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Công văn 2956/BTP-TTLLTPQG năm 2017 về kiểm tra liên ngành tình hình thực hiện Luật Lý lịch tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 1Luật Lý lịch tư pháp 2009
- 2Nghị định 111/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp
- 3Hiến pháp 2013
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Bộ luật hình sự 2015
- 6Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 7Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 8Nghị định 96/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 9Quyết định 2071/QĐ-BTP năm 2016 Kế hoạch thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đối với Đề mục Lý lịch tư pháp (Đề mục số 4 thuộc Chủ đề số 15) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 10Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- 11Công văn 2956/BTP-TTLLTPQG năm 2017 về kiểm tra liên ngành tình hình thực hiện Luật Lý lịch tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 12Luật Thi hành án hình sự 2019
Quyết định 1520/QĐ-BTP năm 2020 về Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 1520/QĐ-BTP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/07/2020
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Lê Thành Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/07/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra