Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 152/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 29 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ DƯỚI 3 THÁNG CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2016

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật t chức HĐND và UBND các cấp ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động -TBXH về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đ án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Thông tư số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09/8/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động-TBXH về sửa đổi, b sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH; Thông tư số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNNPTNT-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012 của Bộ Lao động-TBXH, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn trách nhiệm t chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 03/12/2015 của UBND tỉnh Hà Giang v việc ban hành định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

Xét đề nghị của Giám đốc S Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2016 (có kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - TB&XH, Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Công thương, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động-TB&XH;
- Tổng cục Dạy nghề;
- TTr Tỉnh ủy;
- TTr HĐND tỉnh;
- CT, Các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3 (TH);
- Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh;
- CVP, PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Đức Quý

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ ĐÀO TẠO DƯỚI 3 THÁNG CHO LAO ĐỘNG NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 152/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 ca UBND tỉnh)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định 1956/QĐ-TTg, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và thị trường lao động, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm tại chỗ và chuyển dịch cơ cấu lao động; không tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn khi chưa dự báo được nơi làm việc, mức thu nhập và việc làm sau đào tạo nghề.

- Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tạo được sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, ngành trên địa bàn toàn Tỉnh trong triển khai thực hiện.

II. CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH

1. Đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng

Tổng số: 11.000 lao động, trong đó:

- Thực hiện bằng Ngân sách tỉnh

: 2.500 người

- Thực hiện bằng chương trình Nghị quyết 30a

: 3.800 người

- Thực hiện bằng CTMTQG xây dựng nông thôn mới

: 3.000 người

- Thực hiện xã hội hóa và các nguồn khác

: 1.700 người

(Chi tiết tại phụ lục số 01 kèm theo)

2. Tỷ lệ có việc làm: Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề từ 75% trở lên.

III. NỘI DUNG

1. Đối tượng, chính sách, điều kiện được hỗ trợ học nghề

1.1. Đối tượng được hỗ trợ chi phí đào tạo:

Người học là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng, trong đó ưu tiên người khuyết tật và các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ mất việc làm.

1.2. Đối tượng được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại:

- Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ mất việc làm.

- Hỗ trợ tiền ăn với mức 30.000 đồng/học viên/ngày thực học.

- Hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/học viên/khóa học nếu địa điểm xa nơi trú từ 15 km trở lên; riêng với người khuyết tật, người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/học viên/khóa học nếu địa điểm đào tạo xa nơi cư trú từ 5 km tr lên.

1.3. Điều kiện được hỗ trợ học nghề:

- Người học nghề trong độ tuổi lao động (nữ từ đủ 15-55 tuổi; nam từ đ 15-60 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn, có sức khỏe phù hợp với nghề cần học ối với những người không biết đọc, viết có th tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề...);

- Mỗi lao động tham gia học nghề chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách này, những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được hỗ trợ học nghề theo chính sách này. Riêng những người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND cấp xã xem xét quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách này nhưng tối đa không quá 03 lần.

2. Quy mô, thời gian, chương trình, hệ thống sổ sách biểu mẫu, danh mục nghề đào tạo

- Quy mô của một lớp kiến thức nghề, kỹ năng mềm học tối đa không quá 35 học viên/lớp, lớp dành riêng cho người khuyết tật và người dân tộc thiểu số rất ít người tối đa không quá 20 học viên/lớp; lớp dành riêng cho người mù tối đa không quá 10 học viên/lớp.

- Thời gian đào tạo từ 01 tháng đến dưới 01 năm/khóa học, tùy theo từng nghề và theo mức chi phí của tỉnh; học viên tham gia học nghề trình độ sơ cấp sau khi hoàn thành khóa học phải thi kết thúc khóa học và cấp chứng chỉ sơ cấp theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; học viên tham gia học nghề dưới 3 tháng sau khi hoàn thành khóa học phải kiểm tra và cấp chứng chỉ đào tạo theo quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Chương trình đào tạo:

+ Đối với các nghề nông nghiệp, các nghề phi nông nghiệp thực hiện theo Quyết định số 1549/QĐ-BNN-TCCB ngày 18/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quyết định số 780, 781, 782, 783/QĐ-TCDN ngày 19/12/2011 của Tổng cục Dạy nghề; Quyết định số 327/QĐ-SLĐTBXH ngày 28/11/2013; Quyết định số 342/QĐ-SLĐTBXH ngày 06/11/2014 của Giám đốc Sở Lao động - TBXH tỉnh Hà Giang;

+ Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng nhưng chưa có chương trình, giáo trình đào tạo, Sở Lao động - TBXH chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề tổ chức xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015; Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động-TB&XH.

- Hệ thống sổ sách biểu mẫu đối với đào tạo trình độ sơ cấp thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015, đối với đào tạo dưới 3 tháng thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 (Riêng 03 mẫu sổ giáo án thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008);

- Danh mục nghề đào tạo (Phụ lục s 02 kèm theo).

3. Đơn vị thực hiện đào tạo nghề.

Các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài Tỉnh; trường Cao đẳng, trường Trung cấp; các tổ chức chính trị - xã hội; doanh nghiệp; trung tâm khuyến nông, khuyến công; hợp tác xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ...có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Sở Lao động - TBXH Hà Giang.

IV. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM.

1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức xã và người lao động về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Xây dựng nội dung tuyên truyền, hướng dẫn tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương;

- Các tổ chức chính trị xã hội, hội nghề nghiệp tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động; vận động đoàn viên, hội viên tham gia học nghề;

- Tổ chức tư vấn học nghề và việc làm, phát tờ rơi cho người lao động.

2. Tổ chức đào tạo theo phương thức đặt hàng đào tạo nghề gắn với tuyển dụng, sử dụng và bao tiêu sản phẩm cho người lao động

- UBND cấp huyện căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhu cầu sử dụng lao động của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã... và nhu cầu học nghề của lao động để lựa chọn các ngành nghề đào tạo cho phù hợp, nhằm giải quyết việc làm, tăng năng suất, thu nhập cho lao động, trong đó tập trung ưu tiên đào tạo nghề cho các xã xây dựng nông thôn mới. Người học là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp đào tạo dưới 3 tháng, trong đó ưu tiên người khuyết tật và các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất, lao động nữ mất việc làm

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho người lao động, không chạy theo số lượng, thành tích; chú trọng đánh giá, nhân rộng các mô hình đã triển khai thành công, có hiệu quả trong những năm vừa qua.

3. Phát triển và nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

- Bổ sung biên chế cán bộ chuyên trách về dạy nghề cho phòng Lao động - TBXH các huyện, thành phố;

- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, các Trung tâm khuyến nông, Nông dân sản xuất giỏi... tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề cho giáo viên, người dạy nghề; tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề trong toàn Tỉnh.

4. Phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng

- Đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề cho người lao động theo nhu cầu, khả năng tiếp thu của lao động và yêu cầu của thị trường lao động; thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới;

- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, kỹ sư, nông dân sản xuất giỏi, người lao động có tay nghề cao, các Trung tâm khuyến nông, khuyến công tham gia xây dựng mới các chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho lao động nông thôn.

5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Đ án

- Xây dựng kế hoạch tăng cường kiểm tra giám sát ở tất cả các cấp; thực hiện đánh giá tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề cho người lao động theo các chỉ tiêu giám sát, đánh giá ban hành theo Quyết định số 1582/QĐ-BLĐTBXH.

- Báo cáo, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung theo Quyết định 1956/QĐ-TTg; tình hình quản lý và sử dụng ngân sách kế hoạch ở cấp huyện, tỉnh.

V. KINH PHÍ

1. Nguồn kinh phí đào tạo

Kinh phí từ các nguồn: Ngân sách tỉnh; Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới; Chương trình Nghị quyết 30a và kinh phí hỗ trợ của các công ty, doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác; Lồng ghép các chương trình dự án khác trên địa bàn; nguồn thu xã hội hóa.

2. Nội dung chi và mức chi phí đào tạo nghề theo hướng dẫn của Trung ương và quy định của tỉnh

- Thông tư số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội; Thông tư số 128/2012/TTLT-BTC- BLĐTBXH ngày 09/8/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động-TBXH về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - TB&XH;

- Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;

- Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 03/12/2015 của UBND tỉnh Hà Giang về Ban hành mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

3. Quản lý kinh phí

- Các nguồn kinh phí phân cấp cho huyện: UBND các huyện giao cho phòng Lao động - TB&XH ký hợp đồng đào tạo nghề phi nông nghiệp, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký hợp đồng tạo nghề nông nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các cơ quan được giao ký hợp đồng đào tạo nghề thực hiện cấp ứng 80% kinh phí và thanh toán nốt 20% kinh phí còn lại khi các lớp đào tạo nghề kết thúc có đầy đủ hồ sơ các lớp theo quy định. (chỉ hợp đồng với cơ sở đào tạo khác khi cơ sở đào tạo trực thuộc huyện không đủ điu kiện hoặc cơ sở đào tạo khác khi đào tạo có tuyển dụng, sử dụng lao động và bao tiêu sản phẩm cho lao động);

- Các cơ sở đào tạo thuộc tỉnh và ngoài tỉnh, doanh nghiệp, hợp tác xã ký hợp đồng đào tạo nghề phi nông nghiệp với Sở Lao động - TBXH, ký hợp đồng đào tạo nghề nông nghiệp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Các nguồn, dự án khác: Cơ sở đào tạo nghề ký hợp đồng với cơ quan, đơn vị quản lý các nguồn kinh phí đó.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các s

1.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án hàng năm; Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, cơ quan chuyên môn cấp huyện, thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch; Phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện hoạt động tuyên truyền về đào tạo nghề cho người lao động;

- Ký hợp đồng đào tạo nghề phi nông nghiệp với cơ sở đào tạo thuộc tỉnh và ngoài tỉnh, doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ điều kiện;

- Chủ trì tổ chức xây dựng, thẩm định chương trình, giáo trình đào tạo các nghề phi nông nghiệp mới ở trình độ sơ cấp;

- Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng có khoa sư phạm dạy nghề tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa và bồi dưỡng nâng cao cho giáo viên, người dạy nghề và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; bồi dưỡng về giám sát tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại xã đối với cán bộ Hội nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể; chính quyền địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho người lao động; định kỳ 6 tháng, 1 năm, đột xuất tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh; Bộ Lao động - TBXH.

1.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Xây dựng kế hoạch, kinh phí thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho người lao động; Hướng dẫn, định hướng cho các huyện tổ chức đào tạo các nghề nông nghiệp;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đến cấp xã;

- Chủ trì tổ chức xây dựng, thẩm định chương trình, giáo trình đào tạo các nghề nông nghiệp mới ở trình độ sơ cấp;

- Thực hiện lồng ghép có hiệu quả chương trình, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg với chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình khuyến nông và một số chương trình khác;

- Ký hợp đồng đào tạo nghề nông nghiệp với cơ sở đào tạo thuộc tỉnh và ngoài tỉnh, doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ điều kiện;

- Phối hợp với Sở Lao động - TB&XH xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp;

- Phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; Báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng, 1 năm, đột xuất về Sở Lao động - TB&XH.

1.3. S Giáo dục và Đào tạo:

- Chỉ đạo cơ sở Giáo dục các huyện, thành phố thực hiện tốt chương trình giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ và nhận thức đúng đắn về học nghề để chủ động lựa chọn học các ngành nghề phù hợp;

- Cung cấp các thông tin về học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông cho Sở Lao động - TB&XH hàng năm để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề.

1.4. S Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:

- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - TB&XH bố trí đủ nguồn lực thực hiện kế hoạch năm 2016;

- Phối hợp với Sở Lao động - TB&XH thẩm định phương án phân bổ dự toán kinh phí thực hiện; Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính và quyết toán kinh phí đào tạo từ các nguồn;

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, thanh quyết toán các nguồn kinh phí.

1.5. Sở Công thương:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và đơn vị liên quan cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cho người lao động;

- Xác định nhu cầu đào tạo các ngành nghề phi nông nghiệp để xây dựng kế hoạch, kinh phí; Phối hợp với Sở Lao động - TB&XH xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo nghề phi nông nghiệp trình độ sơ cấp;

- Lồng ghép kế hoạch đào tạo nghề phi nông nghiệp với Chương trình khuyến công;

- Phối hợp kiểm tra, giám sát; Báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng, 1 năm, đột xuất về Sở Lao động - TB&XH.

1.6. S Thông tin và Truyền thông:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; vai trò của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; tuyên truyền, phổ biến các mô hình đào tạo nghề, người lao động sau học nghề phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề trên địa bàn năm 2016 sát nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương; đổi mới công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng, gắn đào tạo với giải quyết việc làm;

- Chỉ đạo phòng Lao động - TB&XH ký hợp đồng đào tạo nghề phi nông nghiệp, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký hợp đồng tạo nghề nông nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ điều kiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Bố trí 01 cán bộ chuyên trách quản lý giáo dục nghề nghiệp cho Phòng Lao động - TB&XH;

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề cho người lao động; Báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng, 1 năm, đột xuất về Sở Lao động - TB&XH.

(Phụ lục số 03 kèm theo)

3. Ủy ban nhân dân cấp xã

- Tổ chức tuyên truyền, vận động lao động tham gia học nghề, tạo điều kiện để các cơ sở dạy nghề thực hiện đào tạo;

- Thống kê số lao động có nhu cầu học nghề trên địa bàn; nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn và theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

- Xác nhận vào đơn xin học nghề của lao động trong xã về đối tượng theo quy định và các điều kiện để làm việc theo nghề đăng ký học;

- Mở sổ theo dõi số lao động đã qua đào tạo nghề, số người có việc làm sau đào tạo nghề, số hộ thoát nghèo, số hộ trở thành hộ khá, giàu, số người chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ sau khi học nghề trên địa bàn;

- Kiểm tra, giám sát các lớp đào tạo nghề trên địa bàn xã.

(Phụ lục số 04 kèm theo)

4. Các cơ s giáo dục nghề nghiệp

Đăng ký, đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp (theo quy định tại Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015 của Bộ Lao động - TB&XH quy định v đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình ch hoạt động giáo dục ngh nghiệp trình độ sơ cp)

- Hồ sơ đăng ký đào tạo nghề (Phụ lục s 05 kèm theo);

- Xây dựng kế hoạch đào tạo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức triển khai tuyển sinh đào tạo đảm bảo đúng tiến độ, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chế độ hỗ trợ, thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành;

- Xây dựng kế hoạch, dự toán chi phí đào tạo nghề; có danh sách trích ngang học viên và hợp đồng ký kết lao động đào tạo được gắn với địa chỉ sử dụng của các doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc theo mô hình phát triển kinh tế tại địa phương. (Không tổ chức đào tạo nghề cho lao động khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập có được sau đào tạo). Kết thúc lớp học gửi Quyết định công nhận tốt nghiệp về Sở Lao động - TB&XH để theo dõi;

- Phối hợp với UBND xã theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của lao động nông thôn sau đào tạo; phối hợp với Ban Quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới tập trung đào tạo các nghề theo nhu cầu phát triển của xã;

- Tự theo dõi, đánh giá kết quả đào tạo nghề theo các tiêu chí giám sát, đánh giá hàng quý, từ đó có sự điều chỉnh để phấn đấu;

- Báo cáo hàng tháng, quý, 6 tháng, một năm về Sở Lao động - TB&XH.

5. Đối với người lao động tham gia học nghề

Tìm hiểu để nắm được các chính sách, quy định về đào tạo nghề cho lao động; tên các nghề đào tạo, điều kiện của nghề học, địa chỉ nơi làm việc sau khi học; các cơ sở đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề, để tự lựa chọn nghề học, cơ sở dạy nghề phù hợp với điều kiện của bản thân.

Kê khai đúng, đầy đủ về bản thân, đối tượng, nhu cầu về nghề học đã lựa chọn khi làm đơn đăng ký học nghề gửi Ủy ban nhân dân xã để được xác nhận.

Tham gia đầy đủ các buổi học, chấp hành các quy định của lớp học, của cơ sở đào tạo;

Cung cấp trung thực, đầy đủ thông tin về tình trạng việc làm, thu nhập sau đào tạo cho Ủy ban nhân dân cấp xã.

(Phụ lục s 06, 07, 08 kèm theo)

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc các đơn vị phản ánh về Sở Lao động - TB&XH để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết./


Phụ lục số 01

BIỂU KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP, ĐÀO TẠO DƯỚI 3 THÁNG NĂM 2016

TT

Chỉ tiêu/ đơn vị

Đơn vị tính

Tổng số

Trong đó

Phân theo nguồn kinh phí

Nghề nông nghiệp

Nghề phi nông nghiệp

Chương trình MTQG NTM

Chương trình Nghị quyết 30a

Ngân sách tỉnh

Xã hội hóa

 

 

Lao động nông

Người khuyết tật

I

Giao cho cấp S ký hợp đồng

Người

4.020

1.030

2.990

1.450

-

950

100

1.520

1

Trường Cao đẳng nghề Hà Giang

Người

1.000

150

850

350

 

150

 

500

2

TTDN Hội Liên hiệp Phụ nữ

Người

210

140

70

200

 

 

 

10

3

TTDN và hỗ trợ nông dân

Người

210

140

70

200

 

 

 

10

4

Các cơ sở đào tạo khác

Người

2.600

600

2.000

700

 

800

100

1.000

II

Giao cho cấp huyện ký hợp đồng

Người

6.980

4.125

2.855

1.550

3.800

1.450

 

380

1

Huyện Mèo Vạc

Người

665

450

215

 

650

 

 

15

2

Huyện Đồng Văn

Người

665

450

215

 

650

 

 

15

3

Huyện Yên Minh

Người

715

500

215

 

700

 

 

15

4

Huyện Quản Bạ

Người

615

200

415

 

600

 

 

15

5

Huyện Xín Mần

Người

615

400

215

 

600

 

 

15

6

Huyện Hoàng Su Phì

Người

615

360

255

 

600

 

 

15

7

Huyện Quang Bình

Người

620

400

220

250

 

350

 

20

8

Huyện Vị Xuyên

Người

770

315

455

400

 

350

 

20

9

Huyện Bắc Mê

Người

615

400

215

300

 

300

 

15

10

Huyện Bắc Quang

Người

820

500

320

450

 

350

 

20

11

Thành phố Hà Giang

Người

265

150

115

150

 

100

 

15

 

TỔNG CỘNG (I+II)

Người

11.000

5.155

5.845

3.000

3.800

2.400

100

1.700

 

Phụ lục số 02

DANH MỤC NGHỀ

Số TT

Nhóm ngh

 

Tên nghề đào tạo

Mã nghề

Ghi chú

I

Chương trình dạy nghề phi nông nghiệp

 

 

1

Gò, hàn; Sửa chữa ô tô, xe máy

1

Nguội căn bản

225102.01

 

2

Kỹ thuật gò, hàn nông thôn

225102.02

 

3

Hàn điện

225102.03

 

4

Tiện rèn

225102.04

 

5

Sửa chữa xe gắn máy

225102.05

 

6

Sửa chữa điện và điện lạnh ô tô

225102.06

 

7

Hàn bơi và Inox

225102.07

 

8

Rèn nghề thủ công

225102.08

 

9

Sửa chữa ô tô

225102.09

 

2

Sửa chữa - vận hành máy nông nghiệp, máy thủy điện

1

Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ

225102.10

 

2

Sửa chữa cơ điện nông thôn

225102.11

 

3

Sửa chữa bơm điện

225102.12

 

4

Sửa chữa máy nông nghiệp

225102.13

 

5

Vận hành máy gặt đập liên hợp

225102.14

 

6

Vận hành nhà máy thủy điện vừa và nhỏ

225103.12

 

3

Điện, Điện tử công nghiệp

1

Lắp đặt điện cho cơ sở sản xuất nhỏ

225103.11

 

2

Điện công nghiệp

225103.13

 

3

Điện tử công nghiệp

225103.14

 

4

Điện, Điện tử dân dụng

1

Sửa chữa thiết bị máy gia đình

225103.01

 

2

Sửa chữa hệ thống âm thanh cassette và radio

225103.02

 

3

Sửa chữa điện thoại di động

225103.03

 

4

Sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn áp

225103.04

 

5

Sửa chữa, bảo trì tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ

225103.05

 

6

Sửa chữa máy tính phần cứng

225103.06

 

7

Sửa chữa Tivi, đầu VCD, DVD và đầu kỹ thuật số

225103.07

 

8

Sửa chữa trang thiết bị nhiệt gia đình

225103.08

 

9

Quản lý điện nông thôn

225103.09

 

10

Lắp đặt điện nội thất

225103.10

 

5

Xây dựng

1

Sửa chữa công trình thủy lợi

225101.01

 

2

Sửa chữa, Iắp đặt mạng cấp thoát nước gia đình

225101.02

 

3

Xây dựng dân dụng

225101.03

 

6

Quản lý, khai thác, bảo dưỡng công trình thủy lợi

4

Quản lý thủy nông cơ sở

225101.04

 

7

May công nghiệp

1

May công nghiệp

225402.01

 

8

Mộc, May dân dụng, chạm khắc đá

1

Cắt, may trang phục

225402.02

 

2

Mộc thủ công

222104.13

 

3

Chạm khảm hoa văn phù điêu

222104.09

 

4

Kỹ thuật gia công bàn ghế

222104.14

 

5

Kỹ thuật gia công tủ

222104.15

 

6

Sản xuất đồ mộc từ ván nhân tạo

222104.16

 

7

Chạm khắc chế tác đá mỹ nghệ

222104.11

 

8

Chạm khắc gỗ con giống

222104.12

 

9

May Veston

225402.03

 

10

May và thiết kế thời trang

225402.04

 

11

Cắt may dân dụng

225402.05

 

12

Mộc mỹ nghệ

222104.17

 

9

Đan lát các sản phẩm địa phương

1

Đan lát thủ công

222104.01

 

2

Làm hoa giả

222104.08

 

3

Sản xuất các sản phẩm đan lát địa phương

222104.18

 

10

Làm khèn mông

1

Sản xuất và sử dụng nhạc cụ dân tộc (Khèn mông, dàn tính...)

222104.05

 

11

Dệt thổ cẩm

1

Thêu dệt thổ cẩm

222104.02

 

2

Công nghệ dệt thoi

222104.04

 

3

Kỹ thuật dệt lanh

222104.19

 

12

Thêu ren

1

Thêu ren mỹ thuật

222104.03

 

13

Sản xuất và chế biến

1

Sản xuất, kinh doanh rượu

225401.08

 

14

Khai thác, chế biến khoáng sản

1

Sản xuất gốm thô

225105.01

 

2

Khai thác mỏ

225110.01

 

3

Sản xuất gạch xây dựng

225105.06

 

4

Sản xuất bê tông đúc sẵn

225105.05

 

5

Khoan nổ mìn

225105.04

 

15

Nghiệp vụ lễ tân, hướng dẫn du lịch

1

Nghiệp vụ lễ tân

228102.01

 

2

Hướng dẫn du lịch

228101.01

 

3

Dịch vụ nhà hàng

228102.02

 

4

Phục vụ phòng

228102.03

 

16

Pha chế đồ uống

1

Pha chế đồ uống

228102.04

 

17

Chế biến món ăn

1

Chế biến món ăn

228102.05

 

2

Bếp sơ cấp

228102.06

 

18

Trang điểm thẩm mỹ

1

Trang điểm thẩm mỹ

228104.01

 

19

Chăm sóc tóc và da mặt

1

Thiết kế tạo mẫu tóc

228104.02

 

2

Chăm sóc da

228104.03

 

20

Giúp việc gia đình, kinh doanh

1

Dịch vụ chăm sóc gia đình

227602.01

 

2

Quản trị doanh nghiệp nhỏ

223404.01

 

3

Thư ký văn phòng

223404.02

 

4

Kinh doanh sản phẩm nông nghiệp

223401.01

 

5

Kinh doanh tạp hóa

223401.02

 

6

Quản lý công trình thủy nông

223404.01

 

7

Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và thú y

223401.03

 

8

Mua bán, bảo quản phân bón

223401.04

 

II

Chương trình dạy nghề nông nghiệp

 

 

1

Chế biến nông sản, thức ăn chăn nuôi

1

Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực

225401.01

 

2

Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm

225401.02

 

3

Kỹ thuật sơ chế và bảo quản hoa màu

225401.03

 

4

Chế biến chè xanh, chè đen

225401.04

 

5

Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi

225403.01

 

6

Chế biến sản phẩm từ bột gạo

225401.05

 

7

Chế biến sản phẩm từ đậu nành

225401.06

 

8

Chế biến sản phẩm từ thịt gia súc

225401.07

 

9

Sơ chế mủ cao su

225401.09

 

2

Trồng rau, cây ăn quả, cây dược liệu

1

Trồng rau an toàn

226201.01

 

2

Nhân giống cây ăn quả

226201.02

 

3

Trồng cây dược liệu

226201.03

 

4

Trồng cây có múi

226201.04

 

5

Trồng thanh long

226201.05

 

6

Trồng vải, nhãn

226201.06

 

7

Trồng chuối, dứa

226201.07

 

8

Trồng dưa

226201.08

 

9

Trồng xoài, ổi

226201.09

 

10

Trồng hồng

226201.10

 

11

Trồng đào, mận, mơ, lê, mắc coọc

226201.32

 

12

Trồng đu đủ, táo, chanh leo...

226201.33

 

3

Trồng rừng, cây cảnh, hoa, cây lương thực, cây công nghiệp

1

Trồng dâu, nuôi tằm

226201.11

 

2

Trồng lúa năng suất cao

226201.12

 

3

Trồng mía đường

226201.13

 

4

Trồng ngô

226201.14

 

5

Nhân giống lúa

226201.15

 

6

Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su

226201.16

 

7

Sản xuất nông lâm kết hợp

226202.01

 

8

Trồng và khai thác một số loại cây dưới tán rừng

226202.02

 

9

Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên

226202.03

 

10

Trồng và khai thác rừng trồng

226202.04

 

11

Sản xuất, kinh doanh cây giống lâm nghiệp

226202.05

 

12

Khuyến nông lâm

226201.17

 

13

Vi nhân giống cây lâm nghiệp

224202.01

 

14

Trồng chè

226201.18

 

15

Trồng cây đậu tương, lạc

226201.19

 

16

Trồng cây khoai lang, sắn

226201.20

 

17

Vi nhân giống hoa

224202.02

 

18

Trồng hoa lan

226202.06

 

19

Trồng hoa (hồng, lay ơn, hoa lily, hoa đồng tiền...)

226202.07

 

20

Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh

226202.08

 

21

Trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi

226201.34

 

22

Nghề sản xuất nông lâm nghiệp quy mô nhỏ

226201.37

 

23

Trồng cây tam giác mạch

226201.38

 

4

Trồng nấm, mộc nhĩ

1

Trồng và nhân giống nấm

226201.21

 

2

Trồng và nhân giống mộc nhĩ

226201.22

 

5

Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng

1

Quản lý dịch hại tổng hợp

226201.23

 

6

Chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá nước ngọt, ong

1

Nuôi ba ba

226203.01

 

2

Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

226201.24

 

3

Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn

226201.25

 

4

Nuôi cá nước ngọt

226203.02

 

5

Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt

226203.03

 

6

Thụ tinh nhân tạo giống bò, lợn

226201.31

 

7

Nuôi ong lấy mật

226201.26

 

8

Nuôi và phòng trị bệnh cho gà

226201.27

 

9

Nuôi và phòng trị bệnh cho thủy cầm

226201.28

 

10

Nuôi và phòng trị bệnh cho động vật quý hiếm

226201.29

 

11

Nuôi và phòng trị bệnh cho dê, thỏ

226201.30

 

12

Nuôi và phòng trị bệnh cho chó, mèo

226201.35

 

13

Nuôi và phòng trị bệnh cho bồ câu, chim cút

226201.36

 

7

Phòng trị bệnh cho vật nuôi, thủy sản nước

1

Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi

226402.01

 

 

 

2

Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản

226402.02

 

 

 

3

Chẩn đoán và điều trị bệnh cho vật nuôi

226402.03

 

III

Các nghề đào tạo xã hội hóa

 

 

1

Lái xe tô các hạng

228401.01

 

2

Vận hành máy Xúc, Ủi

225102.15

 

3

Vi tính văn phòng (Chứng chnghề)

224802.01

 

4

Vẽ và thiết kế trên máy tính

224802.02

 

5

Thiết kế đồ họa

224802.03

 

6

Lập trình máy tính

224802.04

 

7

Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Ả Rập...(Chứng ch ngh)

2290*

 

8

Các nghề theo nhu cầu xã hội...

2290*

 

* Ghi chú:

Chương trình, giáo trình được thực hiện tại Quyết định số 1549/QĐ-BNN-TCCB ngày 18/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quyết định số 780, 781, 782, 783/QĐ-TCDN ngày 19/12/2011 của Tổng cục Dạy nghề; Quyết định số 327/QĐ-SLĐTBXH ngày 28/11/2013, Quyết định số 342/QĐ-SLĐTBXH ngày 06/11/2014 của Giám đốc Sở Lao động - TBXH tỉnh Hà Giang. Trên cơ sở chương trình, giáo trình trên các cơ sở chỉnh sửa sao cho phù hợp với quan điểm đào tạo của cơ sở mình, điều kiện thực tế tại địa phương và thời gian đào tạo theo quy định.

Nghề sản xuất nông lâm nghiệp quy mô nhỏ (*) chỉ đào tạo cho các thành viên Tổ sản xuất nông lâm nghiệp các thôn, bản.


Phụ lục số 03

MỘT SỐ CHỈ TIÊU GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định s 1582/QĐ-LĐTBXH ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội v việc ban hành một s ch tiêu giám sát, đánh giá thực hiện Quyết định s 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính ph

Tên chỉ tiêu

Hướng dn chỉ tiêu

Thời điểm, phương pháp thu thập

I. CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH

1. Số địa phương (1) đã xây dựng quy chế hoạt động của ban chỉ đạo.

Theo dõi và báo cáo số liệu thống kê định kỳ 6 tháng, 1 năm

2. Số đoàn công tác đi hướng dẫn, kiểm tra các địa phương (xã) về triển khai và thực hiện Đề án.

3. Danh mục nghề đào tạo cho LĐNT đã được ban hành (Số lượng và tên nghề) (cấp tỉnh)

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Tổng số lớp dạy nghề đã tổ chức, phân theo 4 nhóm: (nông nghiệp, làng nghề, công nghiệp - dịch vụ và đánh bắt xa bờ).

Theo dõi và báo cáo số liệu thống kê định kỳ 6 tháng, 1 năm

2. Số LĐNT được học nghề trong năm, phân theo:

- Học nghề dưới 3 tháng (nông nghiệp, làng ngh, công nghiệp - dịch vụ và đánh bắt xa bờ).

- Đặt hàng dạy nghề (Trình độ cao đẳng, trung cấp)

- Nhóm đối tượng được hỗ trợ (3 nhóm đối tượng).

3. Tỷ lệ LĐNT được học nghề trong năm

bằng: [

Số LĐNT được học nghề

]

Tổng số người có nhu cầu học nghề

Theo báo cáo và kết quả kiểm tra, giám sát 6 tháng, 1 năm

4. Số nghề đã được phê duyệt định mức chi phí đào tạo (Cấp tỉnh).

Theo dõi và báo cáo số liệu thống kê định kỳ 6 tháng, 1 năm

5. Số nghề đã được biên soạn mới chương trình, giáo trình, phân theo:

- Trình độ đào tạo (Sơ cấp, dưới 3 tháng).

- Nhóm nghề đào tạo (nông nghiệp, phi nông nghiệp).

6. Số giáo viên/người dạy nghề được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng dạy học.

7. Số cán bộ, công chức xã được đào tạo bồi dưỡng.

8. Số hộ được vay vốn (phân theo các nguồn: ngân hàng chính sách - Xã hội, Quỹ QG GQVL.... học nghề.

9. Kinh phí đã sử dụng phân theo nguồn (trung ương, địa phương, nguồn khác).

10. Số doanh nghiệp/đơn vị tham gia ký kết hợp đồng 3 bên, phân theo:

- Loại hình doanh nghiệp.

- Ngành nghề sản xuất - kinh doanh.

- Hình thức hỗ trợ (tuyển dụng, bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ khác...)

III. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1. Số LĐNT sau khi học nghề làm đúng với nghề được đào tạo, phân theo:

- Số LĐNT (sau học nghề 1 năm) được thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp...

- Số LĐNT tự tạo việc làm.

- Số LĐNT được doanh nghiệp tuyển dụng.

Theo báo cáo và kết quả kiểm tra giám sát 6 tháng, 1 năm

2. Tỷ lệ LĐNT làm đúng với nghề được đào tạo, phân theo 3 nhóm ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ

Tỷ lệ được tính bằng: [

Số LĐNT sau khi học nghề làm đúng với nghề được đào tạo

]

Số LĐNT đã tham gia học nghề

3. Số hộ gia đình có người tham gia học nghề được thoát nghèo sau 1 năm học nghề.

4. Số hộ gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ khá (2) (thống kê sau 1 năm học nghề).

5. Số doanh nghiệp/đơn vị thực hiện theo đúng cam kết đã ký.

6. Số xã có hộ sau học nghề trở thành khá (tỷ lệ từ 10% trở lên (thống kê sau 1 năm học nghề)

7. Tỷ lệ lao động trong xã chuyển từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp sau học nghề.

(1) Đối với cấp trung ương: Địa phương được hiểu là thống kê tỉnh/TP

Đối với cấp tỉnh: Địa phương được thống kê theo số huyện

Đối với cấp huyện: Địa phương được thống kê theo số xã

(2) Hộ khá: là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức tiêu chí về thu nhập (Tiêu chí số 10) theo Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.


Phụ lục số 04

SỔ THEO DÕI ĐÀO TẠO NGHỀ NĂM...

 

STT

Họ tên

Ngày tháng năm sinh

Địa chthôn, xã, huyện

Thuộc đối tượng

Tên cơ s đào tạo nghề

Tên nghề đào tạo

Trình độ đào tạo

Thời gian đào tạo

Tên chủ h

Thuộc hộ (Giàu, khá, nghèo…..)

Sau một năm học nghề thuộc hộ

Ghi chú

Nam

Nữ

Thuộc hộ

Thành lập tổ sn xuất, HTX...

Doanh nghiệp tuyển dụng

Tự tạo việc làm

Nghề chính đang làm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỔ ĐĂNG KÝ NHU CẦU HỌC NGHỀ NĂM...

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Đối tượng

Địa ch thôn

Tên nghề đào tạo

Trình độ đào tạo

Tên chủ hộ

Ghi chú

Nam

Nữ

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phụ lục số 05

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THAM GIA ĐÀO TẠO NGHỀ

I. Căn cứ:

Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 79/2015/NĐ-CP ngày 30/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNNPTNT-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012 của Bộ Lao động -TBXH, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015 của Bộ Lao động - TBXH quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp;

Căn cứ Thông tư số 40/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - TBXH quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp;

Căn cứ Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - TBXH quy định về đào tạo trình độ sơ cấp;

Căn cứ Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - TBXH quy định về đào tạo thường xuyên;

II. Nội dung

1. Đối với các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Các cơ sở đào tạo nếu có đủ các điều kiện sau đây thì được tham gia đào tạo nghề:

1.1. Đào tạo trình độ sơ cấp

Phải có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, phải đảm bảo các điều kiện đào tạo nghề trình độ sơ cấp theo hướng dẫn quy định tại thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - TBXH. Những nghề đăng ký tham gia đào tạo nghề phải có tên trong trong danh mục nghề đã được cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh phê duyệt trong năm tổ chức dạy nghề;

1.2. Đào tạo dưới 3 tháng

Phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo đào tạo nghề dưới 3 tháng về cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình, giáo trình; giáo viên/người dạy nghề theo hướng dẫn quy định tại thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - TBXH;

* Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị:

Cơ sở đào tạo phải có đủ cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng theo mục tiêu, chương trình đào tạo cho từng nghề, cụ thể:

- Có phòng học lý thuyết (nếu chương trình có nội dung đào tạo lý thuyết);

- Có đủ xưởng/trạm/trại/công, nông trường/thực địa... để người học thực hành, thực tập, rèn luyện kỹ năng.

Trường hợp cơ sở vật chất, thiết bị là liên doanh, liên kết, thuê mượn... phải có hợp đồng liên doanh, liên kết, thuê mượn.

* Điều kiện về giáo viên, người dạy nghề:

- Có đội ngũ giáo viên hoặc người dạy nghề có chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm thực tế về nghề sẽ tổ chức đào tạo; đã được cấp chứng chỉ NVSP dạy nghề hoặc bồi dưỡng kỹ năng dạy học và phải có ít nhất 2 giáo viên hoặc người dạy nghề trực tiếp giảng dạy ở 1 lớp dạy nghề.

+ Đối với lớp học nghề được giảng dạy bằng phương pháp tích hợp:

Phải đảm bảo 02 giáo viên hoặc người dạy nghề/1 lớp dạy nghề (nếu cả 2 là người dạy nghề thì tối thiểu phải có 01 người dạy nghề có chứng chỉ NVSP dạy nghề hoặc Kỹ năng dạy học).

+ Đối với lớp học nghề được giảng dạy bằng phương pháp lý thuyết + thực hành:

Phần giảng dạy lý thuyết: Phải đảm bảo 01 giáo viên hoặc người dạy nghề/1 lớp dạy nghề (nếu là người dạy nghề phải có chứng chỉ NVSP dạy nghề hoặc Kỹ năng dạy học).

Phần giảng dạy thực hành: Phải đảm bảo 02 giáo viên hoặc người dạy nghề/1 lớp dạy nghề (nếu cả 2 là người dạy nghề thì tối thiểu phải có 01 người dạy nghề có chứng chỉ NVSP dạy nghề hoặc Kỹ năng dạy học).

- Người dạy nghề là những người có đủ điều kiện tham gia dạy nghề là:

+ Tiến sỹ khoa học, tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư có chuyên môn phù hợp;

+ Cán bộ kỹ thuật có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề trở lên, người lao động có trình độ tay nghề từ bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các Trung tâm khuyến nông, khuyến công;

+ Nghệ nhân là người thợ giỏi xuất sắc được cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phong tặng danh hiệu nghệ nhân;

+ Nông dân sản xuất giỏi là thành viên chủ chốt của hội nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi cấp cơ sở trở lên theo quy định số 18-QĐ/HNDTW ngày 12/01/2011 của Ban chấp hành Trung ương Hội nông dân Việt Nam (cần ghi rõ lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giỏi).

Đối với những người dạy nghề chưa có Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, Chứng chỉ kỹ năng dạy học thì chỉ được tham gia dạy thực hành hoặc truyền nghề.

* Điều kiện về chương trình, tài liệu đào tạo nghề

Chương trình đào tạo nghề được chỉnh sửa từ các chương trình đã ban hành (Của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), những nghề chưa có Cơ sở đào tạo có thể xây dựng mới theo quy định tại điều 4, điều 5 - thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - TBXH quy định về đào tạo thường xuyên

* Hồ sơ đăng ký tham gia đào tạo nghề dưới 3 tháng:

- Đối với cơ sở tham gia đào tạo nghề dưới 3 tháng phải lập hồ sơ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BTC-BTTTT ngày 12/12/2012 gửi về Sở Lao động - TBXH tỉnh Hà Giang trước khi tiến hành mở lớp, Sở Lao động - TBXH kiểm tra, thông báo bằng văn bản hoặc giấy chứng nhận cho phép mở lớp đào tạo nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn về nghề đào tạo, quy mô đào tạo đối với từng nghề.

Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đăng ký đào tạo nghề dưới 3 tháng;

+ Báo cáo điều kiện đảm bảo cho đào tạo nghề dưới 3 tháng;

+ Chương trình chi tiết dạy nghề cho nghề được đào tạo (chỉ gửi 01 lần/nghề/năm);

+ Hồ sơ giáo viên cơ hữu, giáo viên thỉnh giảng: Bằng tốt nghiệp chuyên ngành đăng ký tham gia đào tạo nghề, chứng chỉ NVSP hoặc kỹ năng dạy học và Quyết định tuyển dụng của cơ quan quản lý hoặc hợp đồng lao động dài hạn đối với giáo viên cơ hữu; hợp đồng thỉnh giảng đối với giáo viên thỉnh giảng, người dạy nghề.

Hồ sơ gửi 01 bộ qua đường công văn, 01 bộ bản mềm (hoặc bản Scan) qua Email: phongdaynghehg@gmail.com. Thời hạn trả lời kết quả không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký tại Sở.

2. Đối với các quan, đơn vị được giao nhiệm vụ ký hợp đồng đào tạo nghề

Ký hợp đồng đào tạo với cơ sở đào tạo có đủ điều kiện được lựa chọn để đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định;

Chỉ ký hợp đồng đào tạo nghề đối với các cơ sở đào tạo được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang cấp phép:

- Đối với cơ sở tham gia đào tạo trình độ sơ cấp: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nghề sẽ đào tạo.

- Đối với cơ sở tham gia đào tạo dưới 3 tháng: Văn bản hoặc giấy chứng nhận cho phép mở lớp đào tạo dưới 3 tháng cho lao động nông thôn về nghề đào tạo, quy mô đào tạo, địa điểm đào tạo đối với từng nghề.

 

III. Mẫu đơn đăng ký tham gia đào tạo nghề dưới 3 tháng

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ SỞ ĐĂNG KÝ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

………., ngày …… tháng …… năm 20….

 

ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ
ĐÀO TẠO NGHỀ DƯỚI 3 THÁNG

Kính gửi: ……………………………………………………………

1. Tên cơ sở đăng ký: .................................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:..................................................................................................

Điện thoại: ………………………. Fax: ………………………….. Email: ………………………

Địa chỉ phân hiệu/ cơ sở đào tạo khác (nếu có): ………………………….……………………

3. Quyết định thành lập, cho phép thành lập (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư): số ……………..…; ngày tháng năm cấp …………………………………………………………………………

Cơ quan cấp: ………………………….……………………………………………………….

4. Họ và tên Hiệu trưởng/ Giám đốc/ Người đứng đầu: ………………………….…………

Địa chỉ: ………………………….………………………….…………………………………….

Số CMND/Hộ chiếu: ………………………….………………………….……………………..

5. Đăng ký tham gia đào tạo nghề cho LĐNT tại:

5.1. Nơi mở lớp: xã (A)…………….huyện (B)………………..

Cụ thể:

S TT

Tên nghề

Số lượng lớp

Chỉ tiêu đăng ký

Thời gian đào tạo (1)

1

 

 

 

 

……

 

 

 

 

5.2. Nơi mở lớp: xã (A1)…………. huyện (B1)…………….

………..

6. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định pháp luật về dạy nghề và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.

 

 

HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC/NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
(Ký, ghi rõ họ và tên)

* Ghi chú: (1) - Thời gian đào tạo: 1 tháng; 1,5 tháng; 2 tháng; 2,5 tháng.

IV.o cáo điều kiện đảm bảo đào tạo nghề dưới 3 tháng

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ SỞ ĐĂNG KÝ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: …./BC-…….

………., ngày tháng năm 20….

 

BÁO CÁO

Điều kiện đảm bảo đào tạo nghề dưới 3 tháng

I. Thông tin chung về sở đào tạo đăng ký tham gia đào tạo

1. Tên cơ sở đăng ký: ………………………..………………………..………………………..

2. Cơ quan quản lý: ………………………..………………………..…………………………..

3. Địa chỉ trụ sở chính: ………………………..………………………..………………………..

Điện thoại: ……………………….. Fax: ……………………….. Email: ………………………

Địa chỉ phân hiệu/ cơ sở đào tạo khác (nếu có): ………………………..……………………

4. Cơ sở vật chất chung:

(Tổng diện tích đất sử dụng, số phòng học/xưởng thực hành, thực tập)

………………………..………………………..………………………..………………………….

5. Cán bộ, giáo viên/người dạy nghề:

(Tng s cán bộ, giáo viên)

………………………..………………………..………………………..………………………….

II. Các điều kiện đảm bảo cho đào tạo dưới 3 tháng

1. Nơi mở lớp: xã (A)…………..huyện (B)………………..

1.1. Nghề 1: ……………………..………………………..………………………..……………

a) Kế hoạch đào tạo (ghi theo từng lớp)

Đào tạo từ ngày…….tháng……năm.... đến…….tháng……năm........

Số ngày học/tuần ………………………..………………………..………………………..

b) Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

(Số lượng phòng học/xưởng thực hành, thực tập; các trang thiết bị dạy nghề hiện có...).......………………………..(2)………..………………………..………………………..

c) Danh sách giáo viên/người dạy nghề (ghi theo từng lớp) (3)

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ chuyên môn

Ngh nghiệp

Cơ quan/Đơn vị công tác

1

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

d) Chương trình đào tạo nghề

(Mục tiêu đào tạo; Thời gian đào tạo: Nội dung chi tiết chương trình...)

e) Dạy nghề gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương và yêu cầu của doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động hoặc đơn vị tuyển dụng lao động (Kèm theo đ án hoặc quyết định, hợp đồng, văn bản minh chng)

1.2. Nghề 2: ………………..………………………..……………..………………………..

a) Kế hoạch đào tạo

b) Cơ s vật chất, thiết bị dạy ngh

c) Danh sách giáo viên/người học nghề

d) Chương trình dạy ngh

e) Dạy nghề gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội………………

2. Nơi m lớp: xã (A1)…………..huyện (B1)……………..

2.1. Nghề 1: ……………………..………………………..………………………..…………

2.2. Nghề 2: ………..………………………..………………………..………………………

 

 

HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC/NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
(Ký, ghi rõ họ và tên)

* Ghi chú: (2) - Cơ s vật chất, thiết bị dạy ngh tại nơi đào tạo (mở lớp).

(3) - Kèm theo hồ sơ giáo viên (Văn bằng, chứng ch... và Quyết định tuyn dụng của cơ quan quản lý hoặc hợp đng lao động dài hạn đối với giáo viên cơ hữu; hợp đồng thỉnh giảng đối với giáo viên thỉnh giảng, người dạy nghề).

V. Mẫu hợp đồng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

HỢP ĐỒNG
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LĐNT VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG SAU ĐÀO TẠO

Số:       HĐ/ĐT-SDLĐ

Căn cứ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005;

Căn cứ Quyết định số……./QĐ-UBND ngày…….tháng…….năm…..của UBND tỉnh Hà Giang V/v phê duyệt kế hoạch dạy nghề năm……..;

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các bên tham gia ký hợp đồng đào tạo nghề và sử dụng lao động sau đào tạo nghề.

Hôm nay ngày .... tháng .... năm ……, tại …………………., chúng tôi gồm:

1. Bên A: Cơ sở dạy nghề: ………………………………………………………………

- Địa chỉ: ……..…………………………………………………………………………………

- Điện thoại: …………………… Fax: …………………… Email: …………………………

- Tài khoản: …………………… tại ………………………………………………………….

- Do ông (bà): …………..………………… - Chức vụ: …………………… làm đại diện.

2. Bên B: ……………………(1)…………………………………………………………….

- Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

- Điện thoại: …………………… Fax: …………………… Email: …………………………

- Tài khoản: …………………… tại …………………………………………………………

- Do ông (bà): ……………………………… Chức vụ: …………………… làm đại diện.

Sau khi bàn bạc thống nhất, hai bên cam kết thực hiện đúng nội dung các điều khoản sau:

ĐIỀU 1: CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Bên A phối hợp với Bên B tuyển sinh, tư vấn đào tạo nghề và sử dụng lao động sau khi đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Ngành nghề, trình độ đào tạo:

Nghề đào tạo: ……………………………………………………………………………………

Trình độ đào tạo: ……………………(2)…………………………………………

- Chương trình đào tạo: Do bên A xây dựng, thẩm định và ban hành theo các văn bản quy định hiện hành.

- Thời gian đào tạo: Từ ngày…….tháng... năm ..., đến ngày..... tháng…... năm ……..

- Đối tượng đào tạo: Lao động nông thôn chưa qua đào tạo nghề.

- Kinh phí đào tạo: Do Nhà nước cấp; huy động doanh nghiệp, HTX, tổ chức, cá nhân hỗ trợ và người học đóng góp (nếu có).

- Sử dụng lao động sau đào tạo: Bên B có trách nhiệm sử dụng lao động theo thỏa thuận.

ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

1- Trách nhiệm của bên A:

- Thông báo tuyển sinh; Tổ chức tư vấn học nghề và việc làm; Ra quyết định mở lớp; khai giảng, bế giảng; Tổ chức đào tạo theo đúng nội dung, chương trình đã được phê duyệt;

- Bố trí giáo viên, giảng dạy có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm thực tế để giảng dạy;

- Cung ứng đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ; vật tư thực hành; sách viết, bút và tài liệu cho học viên;

- Trả tiền thuê địa điểm học lý thuyết và thực hành; chi tiền hỗ trợ cho học viên theo quy định hiện hành;

- Tổ chức thi tốt nghiệp, cấp chứng chỉ đào tạo theo đúng quy định hiện hành;

- Đảm bảo người học sau khi được đào tạo nắm chắc lý thuyết, có khả năng thực hành và ứng dụng thành thạo nghề đã được học vào thực tế sản xuất theo yêu cầu sử dụng của bên B.

2- Trách nhiệm của bên B:

- Chuẩn bị địa điểm học lý thuyết và thực hành nghề.

- Phối hợp theo dõi, quản lý lớp học; kiểm tra giám sát bên A trong quá trình cung ứng vật tư, trang thiết bị thực hành; thời gian dạy của giáo viên và học tập của học viên trong suốt quá trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng sau đào tạo nghề.

- Sử dụng………% lao động sau khi đào tạo xong theo nhu cầu.

ĐIỀU 3: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các Điều khoản của hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc thay đổi chính sách thì hai bên thương thảo giải quyết trên tinh thần hợp tác, đảm bảo chất lượng khóa học để giải quyết việc làm sau đào tạo.

2. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký và có giá trị đến hết khóa học. Kết thúc khóa học hai bên lập bản thanh lý hợp đồng theo quy định.

3. Hợp đồng được thành lập 04 bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 02 bản để thực hiện./.

 

Đại diện bên B

Đại diện bên A

* Ghi chú: (1) Công ty, Doanh nghiệp, Hợp tác xã, UBND xã...

(2) Sơ cấp nghề hoặc dạy nghề dưới 3 tháng

 

Phụ lục số 06

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ HỌC NGHỀ

Họ và tên: …………………………………………………………………….. □ Nam, □ Nữ

Sinh ngày …….tháng……năm……… Dân tộc: …………………. Tôn giáo: ……………

Số CMTND: ……………………… Nơi cấp: ……………………… Ngày cấp: ……………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………………

Trình độ học vấn: …………………… Điện thoại liên hệ: …………………………………

Đối tượng nghị đánh dấu vào các ô trống nếu thuộc nhiều đối tượng):

 Hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng;  Người thuộc hộ nghèo;  Người dân tộc thiểu số;  Người khuyết tật;  Người bị thu hồi đất nông nghiệp;  Người thuộc hộ cận nghèo;  Lao động nữ mất việc làm;  Đối tượng lao động nông thôn.

Tôi chưa được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Nhà nước. Nay tôi làm đơn đăng ký học nghề: ………………………………. do (CSDN): ……………………….………….…………………………. tổ chức đào tạo tại: …………………………………………….……………………

Dự kiến việc làm sau khi học nghị đánh dấu vào 1 trong 4 ô trống):

 Tự tạo việc làm;  Được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm;Được doanh nghiệp, người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động;  Đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Nếu được tham gia lớp học, tôi xin chấp hành nội quy lớp học, quy định của cơ sở đào tạo nghề.

Tôi xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nếu có gì không đúng, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.

 

Xác nhận của UBND cấp xã: ………… Xác nhận Ông (bà) ……………… có hộ khẩu thường trú tại xã: …………… và thuộc diện đối tượng: ………………………

TM.UBND xã…………………..
(Ký tên và đóng dấu)

…………, ngày…..tháng…..năm 20…..
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

(1) Ghi cụ thể đối tượng của người có đơn đăng ký học nghề.

 

Phụ lục số 07

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ TIỀN ĐI LẠI HỌC NGHỀ

Kính gửi: (Cơ sở đào tạo nghề) ………………………………….

Tôi tên: ……………….………………., giới tính: ……………….……………….…………..

Ngày…….tháng…..năm sinh……………….……………….……………….……………….

Nơi sinh ……………….……………….……………….……………….……………….……..

CMND số: ………………. cấp ngày ……./.……/……. tại: ……………………..

Hiện trú tại (1): ……………….……………….……………….……………….………………

Thuộc diện (2): ……………….……………….……………….……………….………………

Trình độ học vấn: ……………….……………….……………….……………….……………

Hiện tôi đang học nghề: ……………….……………….……………….……………….……

Thời gian học: từ ngày…….tháng……..năm……đến ngày……..tháng…….năm……

Địa điểm (4): ……………….……………….……………….……………….………………..

Đề nghị được hỗ trợ tiền đi lại học nghề với số tiền: ………………. (bằng chữ) ……………….……………….……………….……….………………. Do địa điểm lớp học nghề xa nơi cư trú ………Km.

 

 

………, ngày…..tháng…..năm 20…..
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú

Xác nhận: ………………………………….

trú tại (5): ……………………………….

Xa nơi học nghề …………km

…………, ngày…..tháng…..năm 20…..

Ký và đóng dấu

 

Ghi chú: - (2): thuộc diện: hưởng chính sách ưu đãi người có công, bị thu hồi đt nông nghiệp, hộ nghèo, dân tộc thiu số, người khuyết tật.

- (4) tên thôn (tổ), xã (phường) nơi đang học

 

Phụ lục số 08

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Số: ……/HĐDN - TTDN

Căn cứ Quyết định thành lập cơ sở đào tạo nghề;

Căn cứ Quyết định ban hành Quy chế của cơ sở đào tạo nghề;

Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp của cơ sở đào tạo nghề;

Căn cứ đơn xin học nghề và kết quả xét tuyển sinh;

Hôm nay, ngày…….tháng….năm……, chúng tôi gồm:

1. Bên A: Cơ s đào tạo

Đại diện lãnh đạo ……………………………… - Chức vụ: ………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………………………………………..

2. Bên B: Người học nghề.

Họ và tên: ………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………

Thỏa thuận ký kết Hợp đồng đào tạo nghề và cam kết làm đúng những điều, khoản sau đây:

Điều 1. (Cơ sở đào tạo nghề) đào tạo nghề cho lao động: ……………………………

1. Nghề đào tạo: ………………………………………………………………………………

2. Thời gian đào tạo: …………… tháng (tương ứng …………… tuần, bằng …… giờ).

3. Thời gian học: Từ ngày …../……/…….đến hết ngày ……/…....../……..

4. Địa điểm đào tạo: ……………………………………………………………………………

Điều 2. Nghĩa vụ và trách nhiệm của Bên A.

- Tổ chức dạy cho người học những kiến thức về nghề: ………………………………….

- Bố trí giáo viên giảng dạy có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm thực tế để giảng dạy;

- Cung ứng đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ; vật tư thực hành; vở viết, bút và tài liệu cho học viên;

- Tổ chức thi (xét) tốt nghiệp, cấp chứng chỉ nghề theo quy định hiện hành;

- Chi trả hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người học nghề quy định tại Quyết định 46/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.

- Đảm bảo người học sau khi được đào tạo nắm chắc lý thuyết, có khả năng thực hành và ứng dụng thành thạo nghề đã được học vào thực tế sản xuất theo đơn đăng ký học nghề;

Điều 3. Nghĩa vụ, quyền hạn và quyền lợi của bên B.

1. Nghĩa vụ:

- Tham gia học tập đầy đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo;

- Trong học tập tuyệt đối chấp hành Nội quy lớp học, Quy chế của cơ sở dạy nghề và các quy định của pháp luật. Nếu vi phạm phải bồi thường toàn bộ những tổn thất gây ra, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật;

- Tự tạo việc làm (hoặc………………………………) sau khi học nghề;

2. Quyền hạn:

- Người học có quyền đề xuất, đóng góp ý kiến để đảm bảo quyền lợi cho mình và xây dựng lớp học;

3. Quyền lợi:

- Người học được học tập lý thuyết và thực hành nghề đảm bảo đủ thời gian, nội dung, chất lượng theo chương trình đào tạo nghề của cơ sở dạy nghề đã đề ra theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;

- Người học được kiểm tra trình độ lý thuyết, tay nghề và được cấp chứng chỉ theo quy định;

- Được hưởng các chế độ hỗ trợ của nhà nước theo quy định;

Điều 4. Điều khoản chung

1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản ghi trong Hợp đồng này;

2. Khi có tranh chấp, hai bên sẽ cùng nhau thương lượng giải quyết;

Điều 5. Hiệu lực của hợp đồng

1. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ……./……./….. đến ngày …../……./…….;

2. Hợp đồng này được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như sau, mỗi bên giữ 01 bản./.

 

NGƯỜI HỌC NGHỀ

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐÀO TẠO

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 152/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn năm 2016 do tỉnh Hà Giang ban hành

  • Số hiệu: 152/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/01/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Trần Đức Quý
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản