- 1Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 3Luật Quản lý nợ công 2009
- 4Nghị định 08/2012/NĐ-CP về Quy chế làm việc của Chính phủ
- 5Nghị định 38/2013/NĐ-CP quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
- 6Hiến pháp 2013
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1518/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2014 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 17 tháng 2 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
Căn cứ Nghị định số 08/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 2 năm 2012 của Chính phủ về Quy chế làm việc của Chính phủ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tại văn bản số 2308/TTr-BNG-LPQT ngày 09 tháng 7 năm 2014 và đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Văn phòng Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy trình đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ được thực hiện như sau:
1. Trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của nhà tài trợ, cơ quan đề xuất đàm phán phối hợp với cơ quan chủ quản chương trình, dự án hoàn thành hồ sơ, gửi lấy ý kiến của các cơ quan liên quan và ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, đồng thời gửi Văn phòng Chủ tịch nước để phối hợp.
2. Trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan đề xuất, các cơ quan liên quan gửi ý kiến trả lời bằng văn bản cho cơ quan đề xuất, đồng thời gửi Bộ Ngoại giao để kiểm tra và Bộ Tư pháp để thẩm định.
3. Quy trình kiểm tra, thẩm định:
a) Đối với các điều ước quốc tế có các quy định về pháp lý chung không khác biệt so với các điều ước quốc tế đã ký kết với cùng một nhà tài trợ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp thực hiện quy trình kiểm tra, thẩm định nhanh như sau:
- Trong thời hạn ba (03) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan đề xuất và ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Ngoại giao gửi ý kiến kiểm tra đề xuất đàm phán điều ước quốc tế cho cơ quan đề xuất.
- Trong thời hạn ba (03) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan đề xuất và ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Tư pháp gửi ý kiến thẩm định đề xuất đàm phán điều ước quốc tế cho cơ quan đề xuất.
b) Đối với các điều ước quốc tế có các quy định pháp lý chung khác biệt so với các điều ước quốc tế đã ký với cùng một nhà tài trợ, cơ quan đề xuất có trách nhiệm lấy ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp theo quy trình bình thường.
c) Cơ quan đề xuất có trách nhiệm thông báo cho Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp tính chất của điều ước quốc tế thuộc điểm a) hay điểm b) nêu trên.
4. Trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của các cơ quan liên quan, ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc đàm phán điều ước quốc tế, đồng thời gửi Văn phòng Chủ tịch nước để phối hợp.
5. Trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan đề xuất, Văn phòng Chính phủ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước về việc đàm phán điều ước quốc tế.
6. Trường hợp cần thiết, trong thời hạn ba (03) ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Chủ tịch nước về việc đàm phán điều ước quốc tế, Văn phòng Chính phủ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công tổ chức đàm phán theo ủy quyền của Chủ tịch nước.
7. Trong thời hạn ba (03) ngày kể từ ngày nhận được ủy quyền của Chủ tịch nước hoặc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan đề xuất cung cấp các thông tin về tên và chức vụ của người được ủy quyền, tên bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài của điều ước quốc tế (trong trường hợp các thông tin này chưa được nêu rõ trong Quyết định của Chủ tịch nước về việc ủy quyền), Bộ Ngoại giao cấp Giấy ủy quyền đàm phán điều ước quốc tế.
8. Trường hợp cần thiết, trong thời hạn ba (03) ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc phân công tổ chức đàm phán, cơ quan đề xuất thành lập đoàn đàm phán và tổ chức đàm phán điều ước quốc tế.
9. Khi được cơ quan chủ quản chương trình, dự án hoặc cơ quan đề xuất đàm phán điều ước quốc tế hỏi ý kiến bằng văn bản, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan được hỏi ý kiến thực hiện quy định về thời hạn trả lời tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 08/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 2 năm 2012 của Chính phủ về Quy chế làm việc của Chính phủ. Nếu quá thời hạn nêu trên mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan được hỏi không có ý kiến trả lời thì coi như đồng ý với nội dung xin ý kiến và chịu trách nhiệm đầy đủ về sự đồng ý đó.
Điều 2. Quy trình ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước về ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ được thực hiện như sau:
1. Quy trình ký điều ước quốc tế được thực hiện tương tự Quy trình đàm phán điều ước quốc tế theo quy định tại
2. Trường hợp dự thảo điều ước quốc tế đề xuất ký có nội dung không thay đổi so với các phương án đàm phán đã lấy ý kiến các cơ quan liên quan và đã được Chủ tịch nước đồng ý, cơ quan đề xuất được phép coi ý kiến của các cơ quan liên quan về đề xuất đàm phán là ý kiến về đề xuất ký. Hồ sơ kiểm tra, thẩm định, hồ sơ trình Chính phủ về đề xuất ký được thực hiện theo quy định tại Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, trong đó cơ quan đề xuất chịu trách nhiệm về việc dự thảo điều ước quốc tế đề xuất ký có nội dung không thay đổi so với dự thảo xin phép đàm phán; ý kiến của các cơ quan liên quan về đề xuất ký được phản ánh thông qua văn bản ý kiến về đề xuất đàm phán.
Điều 3. Quy trình phê chuẩn điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước về ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ được thực hiện như sau:
1. Trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày ký điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan về việc phê chuẩn điều ước quốc tế, đồng thời gửi Văn phòng Chủ tịch nước để phối hợp.
2. Trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan gửi ý kiến trả lời bằng văn bản cho cơ quan đề xuất.
3. Trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan, cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc phê chuẩn điều ước quốc tế, đồng thời gửi Văn phòng Chủ tịch nước để phối hợp.
4. Trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan đề xuất, Văn phòng Chính phủ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước về việc phê chuẩn điều ước quốc tế.
Điều 4. Quy trình sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước về ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ được thực hiện như sau:
1. Trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày nhận được đề nghị về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất hoàn thiện hồ sơ, lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, đồng thời gửi Văn phòng Chủ tịch nước để phối hợp.
2. Trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan gửi ý kiến trả lời bằng văn bản cho cơ quan đề xuất.
3. Trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế, đồng thời gửi Văn phòng Chủ tịch nước để phối hợp.
4. Trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan đề xuất, Văn phòng Chính phủ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế.
Điều 5. Thời hạn chuyển, nhận, xử lý hồ sơ:
1. Trong thời hạn một (01) ngày, hồ sơ phải được chuyển trực tiếp đến người xử lý giữa các cơ quan. Những tài liệu có thể chuyển bằng thư điện tử hoặc các hình thức khác phải được chuyển ngay đến người xử lý bằng hình thức đó và xác nhận đã nhận.
2. Thời hạn xử lý hồ sơ nêu trong Quyết định này được tính bằng ngày dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ.
Điều 6. Quy trình ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước về ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ quy định trong Quyết định này được thực hiện trong trường hợp cần tiến hành gấp các thủ tục ký kết điều ước quốc tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo đề nghị của nhà tài trợ.
1. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện Quyết định này.
2. Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan thông báo cho các đối tác, các nhà tài trợ về nội dung Quyết định này.
3. Cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốc tế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan liên quan kế hoạch ký kết điều ước quốc tế ngay sau khi thống nhất với các nhà tài trợ để các cơ quan có kế hoạch triển khai thực hiện.
4. Các cơ quan liên quan:
- Có trách nhiệm chuẩn bị các thủ tục cần thiết, đặc biệt là việc phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, để tiến hành thực hiện Quy trình theo đúng kế hoạch ký kết điều ước quốc tế đã được thống nhất với các nhà tài trợ.
- Cử cán bộ đầu mối xử lý hồ sơ về điều ước quốc tế và thông báo ngay cho cơ quan đề xuất khi có sự thay đổi về cán bộ đầu mối.
Điều 8. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 1539/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt danh mục Dự án “Quy hoạch phát triển điện gió Việt Nam” sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Đức do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1569/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt danh mục Dự án “Lồng ghép chiến lược thích ứng dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam” sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Đức do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 37/CT-TTg năm 2014 chấn chỉnh công tác quản lý đấu thầu, thương thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng trong dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 51/2015/NĐ-CP về cấp ý kiến pháp lý
- 5Thông báo 505/TB-VPCP năm 2017 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về tiến độ đàm phán dự án vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á, đánh giá tác động của khoản vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ lên nợ công giai đoạn 2018-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 3Luật Quản lý nợ công 2009
- 4Nghị định 08/2012/NĐ-CP về Quy chế làm việc của Chính phủ
- 5Nghị định 38/2013/NĐ-CP quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
- 6Hiến pháp 2013
- 7Quyết định 1539/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt danh mục Dự án “Quy hoạch phát triển điện gió Việt Nam” sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Đức do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1569/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt danh mục Dự án “Lồng ghép chiến lược thích ứng dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam” sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Đức do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Chỉ thị 37/CT-TTg năm 2014 chấn chỉnh công tác quản lý đấu thầu, thương thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng trong dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị định 51/2015/NĐ-CP về cấp ý kiến pháp lý
- 11Thông báo 505/TB-VPCP năm 2017 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về tiến độ đàm phán dự án vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á, đánh giá tác động của khoản vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ lên nợ công giai đoạn 2018-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Quyết định 1518/QĐ-TTg năm 2014 rút ngắn thời gian thực hiện Quy trình ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1518/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/08/2014
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/08/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực