Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1514/QĐ-UBND | Hải Dương, ngày 18 tháng 6 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006;
Xét đề nghị của UBND huyện Kinh Môn tại công văn số 166/UBND-TC ngày 28 tháng 5 năm 2015 và Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 527/TTr-KHĐT-QHTH ngày 11 tháng 5 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Kinh Môn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Phát triển kinh tế - xã hội huyện Kinh Môn phù hợp với Quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch không gian lãnh thổ tỉnh Hải Dương thời kỳ 2010 - 2020 và Nghị quyết số 08/NQ-TU ngày 22 tháng 3 năm 2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc nâng cấp huyện Kinh Môn thành thị xã trước năm 2015.
2. Đảm bảo phát triển bền vững, phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội. Phát huy tối đa các lợi thế và nguồn lực của huyện, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và đẩy mạnh thu hút đầu tư từ bên ngoài để cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái.
1. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng huyện Kinh Môn trở thành một vùng kinh tế động lực, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, là một hướng phát triển đô thị quan trọng của tỉnh Hải Dương, đồng thời là một trong những trung tâm công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, trung tâm văn hoá, thể thao, du lịch sinh thái quan trọng của tỉnh; có hệ thống chính trị, quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Mục tiêu kinh tế:
- Giai đoạn 2016 - 2020: Tốc độ tăng trưởng tổng GTSX bình quân đạt 12,7%. Đến năm 2020, cơ cấu tổng GTSX trên địa bàn huyện: nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ đạt tương ứng: 3,1% - 92,7% - 4,2%.
- Kinh tế do huyện quản lý tốc độ tăng trưởng đạt 11,8%; cơ cấu tổng GTSX nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là 13,6% - 69,1% - 17,3%.
b) Các mục tiêu phát triển xã hội:
- Đến năm 2020 có 69 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 20 trường mầm non, 27 trường tiểu học, 18 trường THCS, 4 trường THPT).
- Đến năm 2020, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn dưới 10% vào năm 2020; đạt tỷ lệ 16,5 giường bệnh/1 vạn dân, trong đó có 10% giường bệnh tư nhân.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3,8% vào năm 2020.
- Tạo việc làm mới mỗi năm cho 2.500 lao động trở lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 65%.
- Đến năm 2020 có 55 - 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
c) Mục tiêu bảo vệ môi trường:
- Đến năm 2020, tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đô thị đạt trên 95%, rác thải sinh hoạt nông thôn đạt trên 90%.
- Đến năm 2020, tỷ lệ hộ dùng nước sạch tại đô thị đạt 100%, tỷ lệ hộ dùng nước sạch tại nông thôn đạt 95%.
III. TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2030:
Giai đoạn 2021 - 2030, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 11%. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khoảng 13 - 14%, khu vực nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng 1,5 - 2%. Đến năm 2030, cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản - công nghiệp, XD - Dịch vụ đạt 5% - 70% - 25%. Cơ cấu lao động tương ứng đạt: 25% - 45% - 30%.
1. Về nông nghiệp:
Đẩy mạnh tăng trưởng để xuất khẩu. Ngoài sản phẩm nếp cái hoa vàng, tiếp tục phát triển thương hiệu hành tỏi và sắn dây. Phát triển hình thức sản xuất rau an toàn. Nâng cao tính bền vững của nông nghiệp qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Xây dựng cơ sở nghiên cứu, sản xuất thực nghiệm nhằm lựa chọn cây trồng, con giống cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với địa phương.
2. Về công nghiệp:
Phát triển công nghiệp đa dạng, bền vững, phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường. Thu hút đầu tư các ngành công nghiệp như công nghiệp bổ trợ ngành cơ khí đóng và sửa chữa tàu thủy, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp điện than, cơ khí vận tải.
3. Về thương mại dịch vụ và du lịch:
Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng ngành và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ. Phát triển du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống các khu du lịch, điểm du lịch tham qua di tích lịch sử, văn hóa, các khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí đủ điều kiện thu hút và lưu trú khách du lịch nghỉ lại dài ngày, cùng với thị xã Chí Linh phát triển các tuyến du lịch đưa vùng trở thành điểm đến thường xuyên của tua du lịch đồng bằng sông Hồng xuất phát từ thủ đô Hà Nội.
Đẩy mạnh việc xây dựng các khu đô thị và khu dân cư đô thị tập trung. Phấn đấu đến năm 2030, dân số thành thị chiếm 50 - 60% trong quy mô dân số của huyện. Phát triển các khu cụm công nghiệp trên cơ sở phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân. Dự kiến đến năm 2030, huyện sẽ hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành một huyện công nghiệp hiện đại, trung tâm đô thị và thương mại, du lịch của tỉnh Hải Dương cũng như của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC:
1. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản:
a) Phát triển và mở rộng diện tích trồng lúa nếp cái hoa vàng lên 1000-1.200 ha, trọng tâm tại các xã: An Phụ, Hiệp An, Hiến Thành, Long Xuyên, An Sinh, Phạm Mệnh, Duy Tân, Tân Dân, Hoành Sơn.
b) Hình thành vùng sản xuất rau an toàn tập trung tại các xã: Hiến Thành - Thái Thịnh, Hiệp An - Long Xuyên, Thái Sơn - An Sinh.
c) Phát triển chăn nuôi gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường. Hình thành và phát triển khu chăn nuôi tập trung tại các xã: Thăng Long - Quang Trung, Long Xuyên - Hiệp An, Bạch Đằng - Thất Hùng, Minh Hòa - Tân Dân. Xây dựng các cơ sở giết mổ được quy hoạch đặt tại khu vực chợ trung tâm.
d) Chú trọng trồng cây nhằm phục hồi và phát triển đồi rừng, rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Xanh hoá đồi trọc bằng trồng các loại cây thích hợp, vừa đảm bảo cảnh quan môi trường, vừa có lợi ích kinh tế. Kết hợp giữa trồng rừng và trồng cây ăn quả các vùng sườn đồi thấp nhằm tăng hiệu quả kinh tế.
2. Công nghiệp:
a) Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển đa dạng các loại sản phẩm xi măng như xi măng giếng khoan, xi măng bền sun phát, xi măng giãn nở, vật liệu xây dựng nhẹ,...; công nghiệp sản xuất thép, than, điện; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm,... Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống.
b) Định hướng phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện: Duy trì hoạt động 04 CCN hiện có gồm: Phú Thứ, Duy Tân, Long Xuyên, Hiệp Sơn. Giai đoạn 2011 - 2015, phát triển mới CCN An Phụ (50 ha). Giai đoạn 2016 - 2020, phát triển mới CCN Thăng Long + Quang Trung (50 ha).
3. Thương mại - dịch vụ:
a) Dịch vụ thương mại, dịch vụ:
Đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ hiện có; xây dựng trung tâm thương mại tại thị trấn Kinh Môn, Minh Tân, một số chợ ở các xã: Hiệp Sơn, Hiệp An, Phúc Thành, Quang Trung, Lê Ninh, thị trấn Phú Thứ. Đầu tư xây dựng chợ đầu mối tại các trung tâm, các khu có nhu cầu mua bán hàng hóa nông sản, thực phẩm. Thu hút các doanh nghiệp tiến hành đầu tư xây dựng, cải tạo các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên các trục đường 388, 389, các khu vực trung tâm thị trấn, đô thị, cụm công nghiệp,... kết hợp thành các điểm giới thiệu sản phẩm hàng hóa cho du khách.
b) Du lịch:
Đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo các điểm tham quan di tích, mở các tuyến du lịch mới, tạo nên sức hấp dẫn, sự phong phú về sản phẩm du lịch. Trong giai đoạn 2011 - 2020, tiếp tục đầu tư để phát triển mạnh ngành du lịch với các loại hình: nghỉ dưỡng cuối tuần, tham quan, du lịch sinh thái, lễ hội,… Kêu gọi thu hút đầu tư mở rộng các dự án du lịch đã được xây dựng trong giai đoạn 2010 - 2020 theo hướng đồng bộ và hiện đại.
c) Dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông:
Củng cố, nâng cao năng lực vận chuyển của các phương tiện vận tải đường bộ cũng như đường thuỷ. Đẩy mạnh dịch vụ bưu chính, viễn thông với phương tiện, thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin bưu điện cho nhân dân, cho khách du lịch và các nhà doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
d) Phát triển các lĩnh vực xã hội (Chi tiết như trong báo cáo quy hoạch).
V. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN THEO KHÔNG GIAN LÃNH THỔ
1. Vùng trung tâm:
Gồm 3 thị trấn Minh Tân, Phú Thứ, Kinh Môn nằm dọc theo tuyến Tỉnh lộ 388, định hướng phát triển mạnh công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
2. Tiểu vùng Bắc An Phụ:
Gồm 7 xã Hiệp Sơn, An Sinh, Phạm Mệnh, Thái Sơn, Thất Hùng, Bạch Đằng, Lê Ninh. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng các khu, cụm dân cư trọng điểm. Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển quần thể du lịch Đền Cao - Tượng đài Trần Hưng Đạo. Xây dựng 3 xã Hiệp Sơn, Thất Hùng và Phạm Mệnh trở thành 3 phường của thị xã Kinh Môn.
3. Tiểu vùng Nam An Phụ:
Gồm 7 xã trải dọc theo rìa phía Nam của dãy núi An Phụ là Thăng Long, Quang Trung, Lạc Long, Phúc Thành, Thượng Quận, An Phụ, Hiệp Hòa. Định hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp - trồng lúa và rau màu chuyên canh và phát triển công nghiệp nhiệt điện. Xây dựng 3 xã thuộc tiểu vùng là Phúc Thành, An Phụ và Quang Trung trở thành phường của thị xã Kinh Môn.
4. Tiểu vùng khu Nhị Chiểu:
Gồm 2 thị trấn Minh Tân, Phú Thứ và 3 xã Duy Tân, Tân Dân, và Hoành Sơn. Khu Nhị Chiểu là vùng công nghiệp lớn nhất của huyện chủ yếu là phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng và khai thác khoáng sản. Chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng văn hóa, xã hội để định hướng xây dựng xã Duy Tân thành 1 trong 11 phường của thị xã Kinh Môn.
5. Tiểu vùng khu Tam Lưu:
Gồm thị trấn Kinh Môn, và 4 xã là xã Minh Hòa, Thái Thịnh, An Lưu, Long Xuyên và Hiệp An. Trên địa bàn tiểu vùng phát triển chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp may, giày da. Đưa xã Hiệp An trở thành 1 phường của thị xã Kinh Môn.
VI. QUY HOẠCH HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG CHỦ YẾU
1. Mạng lưới giao thông:
a) Đường bộ:
- Mở rộng và cải tạo nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 388, 389, kết nối với hai quốc lộ 5A, 5B, Quốc lộ 18. Đoạn đường tiếp nối từ xã Cộng Hòa (Kim Thành) vượt qua sông Kinh Môn bắt vào đường 389 chạy qua các xã Thăng Long, Lạc Long, Quang Trung, Phúc Thành, Lê Ninh, Bạch Đằng và Thất Hùng, nắn chỉnh hướng tuyến mới vượt qua sông Kinh Thầy sang huyện Đông Triều bắt nhịp vào Quốc lộ 18.
- Đường tỉnh 389B: Giai đoạn 2015-2020, cải tạo, nâng cấp mở rộng thêm đoạn cắt qua đường 389 xã Lê Ninh vượt sông Kinh Thầy giao với Quốc lộ 37; kéo dài đoạn đầu tuyến đường 389B bắt nhịp với đường vành đai thị trấn Kinh Môn qua thị trấn Kinh Môn, xã Thái Thịnh kết nối với cầu Dinh sang huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng.
- Mở rộng, nâng cấp liên xã kết nối từ đường 389B đoạn kéo dài qua thị trấn Kinh Môn theo đường thị trấn Kinh Môn, xã Hiến Thành, nâng cấp đoạn đường qua xã Hiến Thành lên đường huyện, đầu tư xây dựng mới đò An Thủy thành bến phà hoặc cầu sang huyện An Dương bắt nhịp với Quốc lộ 5 với thành phố Hải Phòng.
- Mở rộng, nâng cấp một số tuyến đường nội thị thị trấn Kinh Môn, Phú Thứ, Minh Tân theo tiêu chuẩn đường đô thị.
- Trải nhựa hoặc bê tông hoá 100% đường giao thông nông thôn và nâng cấp đường liên thôn, liên xã, đường ra đồng theo bộ tiêu chí nông thôn mới.
- Xây dựng hệ thống các bến đỗ, điểm dừng, nơi chờ, đón xe buýt, xe taxi,… Quy hoạch, đầu tư xây dựng các bến xe tĩnh ở thị trấn Kinh Môn, xã Phúc Thành.
b) Đường thuỷ:
- Nạo vét đường sông nội bộ huyện đảm bảo tàu thuyền đi lại được dễ dàng. Xây dựng bến bãi chứa hàng và cầu cảng để chuyên chở vật liệu xây dựng, mở rộng phạm vi về hoạt động nhằm tăng cường giao lưu kinh tế giữa huyện với bên ngoài, khai thác lợi thế của hệ thống sông hiện có.
- Kết hợp đầu tư xây dựng cảng sông của các Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, xi măng Phúc Sơn, thép Hòa Phát, Nhiệt điện Hải Dương với các loại hình cảng hàng hóa, cảng du lịch theo tiêu chuẩn cảng sông Việt Nam.
c) Về bến xe, cảng chuyên dùng và các bến thủy nội địa:
- Xây dựng mới bến xe tại thị trấn Kinh Môn theo tiêu chuẩn bến xe loại 3, diện tích 5.000 m2.
- Xây dựng mới bến xe Phúc Thành theo tiêu chuẩn bến xe loại 4.
- Cảng Nhà máy xi măng Hoàng Thạch đầu tư mở rộng đưa công suất lên 2.900.000 tấn.
- Cảng nhà máy xi măng Phúc Sơn đạt khả năng thông qua 1.500.000 tấn.
- Cảng Hòa Phát, sông Kinh Thầy tại xã Phạm Mệnh đạt khả năng thông qua 800.000 tấn
- Xây dựng mới cảng nhà máy nhiệt điện Hải Dương tại xã Phúc Thành.
2. Hệ thống thủy lợi và đê điều:
a) Xây mới các trạm bơm tiêu Cống Sổ tại thị trấn Phú Thứ, phục vụ cho tiêu hơn 1.200 ha đất nông nghiệp, trạm bơm tiêu Thượng Chiểu, trạm bơm tiêu Phú Thứ phục vụ tiêu cho khoảng 900 ha. Nâng cấp các trạm bơm Lê Ninh, Hiến Thành, Đèo Ngà, Phúc Thành, Bạch Đằng, Phạm Mệnh, Thất Hùng.
b) Nạo vét 10 kênh và sông trục với tổng chiều dài 15.306 m, phục vụ tổng diện tích tưới tiêu 3.475 ha. Kiên cố hóa khoảng 12 km kênh mương, bao gồm việc xây lại, tôn tạo các kênh tưới chính, lát mái kênh dẫn trạm bơm, mái hố hút trạm bơm,... Xây dựng và cải tạo các cầu cống, trong đó, quan trọng nhất là việc xây dựng lại cống Đông Hà và xây lại cống, cầu máng Bến Thôn - Thăng Long. Cứng hóa, bê tông hóa hệ thống đường đê của huyện.
3. Mạng lưới cung cấp điện:
a) Giai đoạn 2011 - 2015:
- Lưới cao áp 220KV: Đầu tư trạm 220KV Hải Dương 2 đặt tại xã An Phụ quy mô (2x250)MVA, trước mắt lắp 1 máy 250MW cấp điện cho khu vực các xã trên địa bàn huyện và các vùng khác trong tỉnh.
- Lưới cao áp 10KV: Xây dựng mới trạm 110KV SIC quy mô 2 máy, trước mắt đặt 1 máy 40MVA 110/35/22KV và đường dây đấu nối mạch kép dây dẫn AC-185 dài 3km đấu nối chuyển tiếp trên 1 mạch đường dây Tràng Bạch - xi măng Hoàng Thạch.
- Nâng công suất trạm 110KV thép Hòa Phát từ (25+63)MVA lên thành (2x63+25)MVA.
b) Giai đoạn 2016 - 2020:
- Lưới cao thế 220KV: Xây dựng 1 trạm 220/110MV quy mô (2x250) MVA tại Nhà máy nhiệt điện Hải Dương, trước mắt lắp đặt 1 máy 250MW tăng cường cấp điện cho khu vực Hải Dương và đường dây 220KV 4 mạch AC-400 dài 1km đấu nối nhiệt điện Hải Dương vào đường dây 220KV Phả lại - Đồng Hòa, đồng thời xây dựng đường dây mạch kép dây dẫn 2xAC600 Hải Dương 2 - Gia Lộc - Phố Nối.
- Đầu tư nâng cấp cải tạo và xây dựng mới đường dây hạ thế và các trạm biến áp đã xuống cấp đảm bảo an toàn. Xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Hải Dương 1200 MW tại các xã Quang Trung, Phúc Thành và Lê Ninh.
4. Hệ thống cấp, thoát nước:
a) Hệ thống cấp nước:
- Giai đoạn từ nay đến 2020: Xây dựng mở rộng Xí nghiệp cấp nước thị trấn Minh Tân đặt tại xã Tân Dân, trạm cấp nước xã Thăng Long thành trạm cấp nước chính. Xây dựng mới 1 trạm cấp nước đặt tại xã Phạm Mệnh làm trạm cấp nước chính. Xây dựng mạng lưới cấp nước cho các xã hiện chưa có mạng lưới cấp (An Phụ, Thượng Quận, An Sinh, Phạm Mệnh, Hoành Sơn). Mục tiêu đến hết năm 2020 các xã trong vùng được cấp nước sạch.
- Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030: Mở rộng công suất của Xí nghiệp cấp nước thị trấn Minh Tân, xã Thăng Long, Phạm Mệnh (thị trấn Kinh Môn mới), các trạm lấy nước thô từ các sông chính sẽ nâng công suất để đáp ứng nhu cầu cấp nước theo giai đoạn quy hoạch. Chuyển thành trạm tăng áp (thị trấn Kinh Môn cũ, Duy Tân) hoặc ngừng sử dụng với các trạm sử dụng nước thô từ sông nội đồng (Hiệp Hòa).
b) Hệ thống thoát nước:
- Xây dựng hệ thống thoát nước rửa riêng tại các khu vực đô thị cũ. Đối với khu vực mới xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, nước thải và nước mưa được thu gom trong hệ thống riêng biệt, nước mưa xả thẳng ra nguồn tiếp nhận còn nước thải được thu gom về trạm xử lý trước khi xả ra nguồn.
- Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải cho đô thị Kinh Môn. Đối với cụm công nghiệp: xây dựng các trạm xử lý nước thải riêng cho các nhà máy và cụm công nghiệp tập trung.
VII. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
TT | Chỉ tiêu | Mã | Hiện trạng 31/12/2010 | Quy hoạch đến năm 2020 | Tăng, giảm so với HT |
|
| ||||||
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN | 16.349,04 | 16.349,04 | 0,00 |
| ||
1 | Đất nông nghiệp | NNP | 9.518,34 | 8.451,19 | -1.067,15 |
|
| Trong đó: |
|
|
| 0,00 |
|
1.1 | Đất trồng lúa | LUA | 6.412,75 | 5.433,95 | -978,80 |
|
1.1 | Đất lúa nước | DLN | 6.412,75 | 5.433,95 | -978,80 |
|
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước | LUC | 6.333,86 | 5.433,95 | -899,91 |
| |
1.2 | Đất trồng cây hàng năm còn lại | HNK | 622,34 | 427,4 | -194,94 |
|
1.3 | Đất trồng cây lâu năm | CLN | 659,23 | 460,64 | -198,59 |
|
1.4 | Đất rừng phòng hộ | RPH | 630,31 | 630,25 | -0,06 |
|
1.5 | Đất rừng đặc dụng | RDD | 321,9 | 321,9 | 0,00 |
|
1.6 | Đất rừng sản xuất | RSX | 379,63 | 368,33 | -11,30 |
|
1.7 | Đất nuôi trồng thuỷ sản | NTS | 492,18 | 734,85 | 242,67 |
|
1.9 | Đất nông nghiệp khác |
| 0 | 73,87 | 73,87 |
|
2 | Đất phi nông nghiệp | PNN | 6613,16 | 7.754,28 | 1.141,12 |
|
Trong đó: |
|
|
| 0,00 |
| |
2.1 | Đất XD trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp | CTS | 37,19 | 40,39 | 3,20 |
|
2.2 | Đất quốc phòng | CQP | 22,03 | 22,03 | 0,00 |
|
2.3 | Đất an ninh | CAN | 1,33 | 4,25 | 2,92 |
|
2.4 | Đất khu công nghiệp | SKK | 133,61 | 307,94 | 174,33 |
|
| Cụm công nghiệp |
| 133,61 | 307,94 | 174,33 |
|
2.5 | Đất cơ sở sản xuất kinh doanh | SKC | 337,76 | 397,33 | 59,57 |
|
2.6 | Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ | SKX | 850,96 | 970,29 | 119,33 |
|
2.7 | Đất cho hoạt động khoáng sản | SKS | 0 | 11 | 11,00 |
|
2.8 | Đất di tích danh thắng | DDT | 63,09 | 83,09 | 20,00 |
|
2.9 | Đất xử lý, chôn lấp chất thải (trong đó có đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại) | DRA | 5,01 | 33,51 | 28,50 |
|
2.10 | Đất tôn giáo, tín ngưỡng | TTN | 16,77 | 18,87 | 2,10 |
|
2.11 | Đất nghĩa trang, nghĩa địa | NTD | 145,52 | 153,32 | 7,80 |
|
2.12 | Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng | SMN | 1429,62 | 1.342,13 | -87,49 |
|
2.13 | Đất phát triển hạ tầng | DHT | 1.865,09 | 2.464,03 | 598,94 |
|
- | Đất giao thông | DGT | 805,00 | 991,22 | 186,22 |
|
- | Đất thuỷ lợi | DTL | 914,28 | 932,6 | 18,32 |
|
- | Đất công trình năng lượng | DNL | 14,34 | 318,34 | 304,00 |
|
- | Đất công trình bưu chính viễn thông | DBV | 0,85 | 1,75 | 0,90 |
|
- | Đất cơ sở văn hoá | DVH | 11,14 | 23,14 | 12,00 |
|
- | Đất cơ sở y tế | DYT | 9,99 | 14,26 | 4,27 |
|
- | Đất cơ sở giáo dục - đào tạo | DGD | 60,52 | 107,27 | 46,75 |
|
- | Đất cơ sở thể dục - thể thao | DTT | 39,76 | 59,87 | 20,11 |
|
- | Đất khoa học | DKH | 0,00 |
| 0,00 |
|
- | Đất cơ sở dịch vụ về xã hội | DXH | 0,00 |
| 0,00 |
|
- | Đất chợ | DCH | 9,21 | 15,58 | 6,37 |
|
2.14 | Đất phi nông nghiệp khác | PNK | 14,56 | 14,56 | 0,00 |
|
2.15 | Đất ở tại đô thị | ODT | 268,21 | 882,52 | 614,31 |
|
2.16 | Đất ở tại nông thôn | ONT | 1422,41 | 1.009,02 | -413,39 |
|
2.16 | Đất phi nông nghiệp còn lại |
| 14,56 | 14,56 | 0,00 |
|
3 | Đất chưa sử dụng | CSD | 217,54 | 143,57 | -73,97 |
|
4 | Đất đô thị | DTD | 2.536,92 | 7.281,52 | 4.744,60 |
|
| Trong đó: Đất ở tại đô thị | ODT | 268,21 | 882,52 | 614,31 |
|
5 | Đất khu bảo tồn thiên nhiên | DBT | 0 | 0,00 | 0,00 |
|
6 | Đất khu du lịch | DDL | 0,00 | 0,00 | 0,00 |
|
7 | Đất khu dân cư nông thôn | DNT | 2058,51 | 1.390,95 | -667,56 |
|
VIII. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN (Chi tiết như trong báo cáo quy hoạch).
1. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: 04 dự án.
2. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản: 05 dự án.
3. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ: 06 dự án.
4. Lĩnh vực văn hoá xã hội: 09 dự án.
5. Lĩnh vực cơ sở hạ tầng: 10 dự án.
6. Lĩnh vực môi trường: 01 dự án.
IX. NHU CẦU VỐN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ
Chỉ tiêu | 2011 - 2015 | 2016 - 2020 | 2011 - 2020 | |||
Vốn ĐT | Tỷ lệ (%) | Vốn ĐT (tỷ đồng) | Tỷ lệ (%) | Vốn ĐT (tỷ đồng) | Tỷ lệ (%) | |
Tổng số | 11.316,129 | 100,00 | 18.408,696 | 100,00 | 29.724,825 | 100,00 |
NN - TS | 1.754,000 | 15,50 | 2.117,000 | 11,50 | 3.871,000 | 13,02 |
CN - XD | 6.806,650 | 60,15 | 10.216,830 | 55,50 | 17.023,478 | 57,27 |
Dịch vụ | 2.755,480 | 24,35 | 6.074,870 | 33,00 | 8.830,347 | 29,71 |
X. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH (Chi tiết như trong báo cáo quy hoạch).
1. UBND huyện Kinh Môn:
Chủ động công bố và triển khai thực hiện Quy hoạch trên địa bàn huyện. Xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở Quy hoạch được duyệt, báo cáo UBND tỉnh và các Sở, ngành tỉnh để tổng hợp, xây dựng kế hoạch toàn tỉnh. Báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch khi cần thiết.
Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành trong tổ chức thực hiện quy hoạch. Tích cực tham gia thực hiện các dự án của tỉnh đầu tư trên địa bàn. Chủ động lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn để tổ chức thực hiện quy hoạch, chịu trách nhiệm về hiệu quả của các dự án. Chủ động tìm kiếm đối tác đầu tư, xúc tiến kêu gọi đầu tư vào địa bàn theo Quy hoạch được duyệt.
Phối hợp chặt chẽ với tổ chức đoàn thể quần chúng tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện Quy hoạch. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện Quy hoạch và các dự án cụ thể trên địa bàn.
2. Các Sở, ban, ngành tỉnh:
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện theo đúng Quy hoạch. Phối hợp với các Sở, ngành tỉnh cân đối, bố trí, lồng ghép các chương trình dự án vào địa bàn huyện báo cáo UBND tỉnh để tổ chức thực hiện Quy hoạch. Hỗ trợ xúc tiến đầu tư, huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để thực hiện theo mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện nêu trong Quy hoạch. Phối hợp với huyện Kinh Môn rà soát Quy hoạch trình UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch khi cần thiết.
Các Sở, ban, ngành tỉnh theo chức năng nhiệm vụ của ngành có trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ huyện Kinh Môn tổ chức thực hiện Quy hoạch đạt hiệu quả cao. Phối hợp với huyện Kinh Môn rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành, lĩnh vực để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Kinh Môn và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 106/2002/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Gia Lâm giai đoạn 2001-2010 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 100/2005/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Bình Chánh đến năm 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 19/2012/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
- 4Quyết định 32/2010/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
- 5Nghị quyết 05/NQ-HĐND năm 2014 điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 6Quyết định 37/2011/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
- 7Nghị quyết 08/NQ-HĐND năm 2015 điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 8Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2015 thực hiện Quyết định 142/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 9Quyết định 34/2015/QĐ-UBND Quy định về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và định mức chi phí lập, thẩm định, công bố quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 10Quyết định 1340/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 11Quyết định 2986/2008/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 12Quyết định 383/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2020
- 13Nghị quyết 02/2012/NQ-HĐND thông qua “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”
- 14Nghị quyết 73/2007/NQ-HĐND về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên thời kỳ 2006 - 2020
- 15Kế hoạch 2538/KH-UBND rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; Hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình năm 2016 do tỉnh Hải Dương ban hành
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Quyết định 106/2002/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Gia Lâm giai đoạn 2001-2010 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5Quyết định 100/2005/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Bình Chánh đến năm 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Quyết định 19/2012/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
- 7Quyết định 32/2010/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
- 8Nghị quyết 05/NQ-HĐND năm 2014 điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 9Quyết định 37/2011/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
- 10Nghị quyết 08/NQ-HĐND năm 2015 điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 11Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2015 thực hiện Quyết định 142/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 12Quyết định 34/2015/QĐ-UBND Quy định về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và định mức chi phí lập, thẩm định, công bố quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 13Quyết định 1340/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 14Quyết định 2986/2008/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 15Quyết định 383/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2020
- 16Nghị quyết 02/2012/NQ-HĐND thông qua “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”
- 17Nghị quyết 73/2007/NQ-HĐND về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên thời kỳ 2006 - 2020
- 18Kế hoạch 2538/KH-UBND rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; Hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình năm 2016 do tỉnh Hải Dương ban hành
Quyết định 1514/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Kinh Môn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Hải Dương ban hành
- Số hiệu: 1514/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/06/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Nguyễn Dương Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra