- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- 4Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1502/QĐ-UBND | Cao Bằng, ngày 23 tháng 9 năm 2013 |
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về Tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg, ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên đến năm 2020;
Căn cứ Công văn số 931/TCLN-BTTN ngày 20 tháng 6 năm 2013 của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc góp ý Quy hoạch rừng đặc dụng Phia Oắc - Phia Đén, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2020;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 724/TT-SNN ngày 26 tháng 8 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc-Phia Đén, huyện Nguyên Bình (Khu bảo tồn), tỉnh Cao Bằng với những nội dung chính như sau:
1. Tên dự án: Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2013 - 2020.
2. Mục tiêu: Đảm bảo quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt khu rừng đặc dụng; sử dụng đúng mục đích phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn, phục hồi phát triển bền vững và kết hợp du lịch sinh thái.
2.1- Bảo tồn thiên nhiên
- Bảo tồn các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, đặc biệt là bảo tồn 65 loài thực vật và 56 loài động vật đặc hữu, quý, hiếm;
- Bảo tồn các giá trị văn hoá, danh lam thắng cảnh, môi trường sinh thái thông qua các chương trình, dự án.
2.2- Phát triển bền vững
- Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng để nâng cao chất lượng và độ che phủ của rừng từ 81% năm 2012 lên 96% vào năm 2020, tạo không gian sống cho các loài động, thực vật;
- Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho bảo tồn đa dạng sinh học;
- Nâng cao năng lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng của cán bộ và người dân địa phương;
- Xây dựng cơ chế cùng quản lý, chia sẻ lợi ích đối với các nhà đầu tư và cộng đồng thôn bản trong công tác quản lý bảo vệ, tái tạo rừng, hoạt động dịch vụ du lịch cộng đồng gắn với bản sắc dân tộc, du lịch sinh thái và nâng cao giá trị tài nguyên thiên nhiên.
2.3- Tổ chức quản lý khu rừng
- Đảm bảo tính ổn định bền vững các phân khu chức năng, phù hợp với thực tiễn và các tiêu chí phân định theo quy định của Nhà nước; góp phần tổ chức quản lý, thực hiện tốt việc bảo tồn và phát triển rừng bền vững.
- Đầu tư xây dựng đúng đối tượng, đúng trọng tâm, trọng điểm nhằm bảo tồn và phát triển bền vững; nâng cao các giá trị về đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen động, thực vật quý, hiếm. Phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, hàng thủ công mỹ nghệ, tạo việc làm, tăng thu nhập và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3.1-Quy hoạch diện tích Khu bảo tồn
Biểu 1: Diện tích khu bảo tồn
Đơn vị tính: Ha
Loại đất loại rừng | Tổng số | Phân chia theo xã | ||||
Thành Công | Quang Thành | Phan Thanh | Tĩnh Túc | Hưng Đạo | ||
Đất lâm nghiệp | 10.245,6 | 3.147,2 | 3.607,7 | 1.623,9 | 1.274,8 | 592,0 |
1. Đất có rừng | 10.239,8 | 3.141,4 | 3.607,7 | 1.623,9 | 1.274,8 | 592,0 |
a) Rừng tự nhiên | 9.714,7 | 2.961,9 | 3.510,7 | 1.417,4 | 1.242,9 | 581,8 |
b) Rừng trồng | 525,1 | 179,5 | 97,0 | 206,5 | 31,9 | 10,2 |
2. Đất chưa có rừng | 5,8 | 5,8 | - | - | - | - |
Không cây gỗ tái sinh | 5,8 | 5,8 | - | - | - | - |
3.2- Quy hoạch các phân khu chức năng
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (BVNN): Là vùng có hệ sinh thái rừng tự nhiên và đa dạng sinh học cao được thiết lập nhằm bảo toàn nguyên vẹn, quản lý và bảo vệ chặt chẽ, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến sinh cảnh; môi trường thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo.
- Phân khu phục hồi sinh thái (PHST): Là vùng được quản lý, bảo vệ và tổ chức các hoạt động nhằm phục hồi hệ sinh thái, đa dạng sinh học và nguồn lợi tự nhiên, nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng; một số diện tích trong khu vực này có thể sẽ được bổ sung cho phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trong tương lai.
- Phân khu dịch vụ - hành chính (DVHC): Được xác lập với mục tiêu xây dựng các công trình làm việc, sinh hoạt của Ban quản lý rừng đặc dụng, nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, phát triển sinh vật, các công trình hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, hỗ trợ cộng đồng dân cư ở vùng đệm sử dụng bền vững tài nguyên và tổ chức thực hiện các chức năng khác theo quy định của pháp luật.
Biểu 2: Quy hoạch diện tích các phân khu chức năng
Đơn vị tính: Ha
Loại đất loại rừng | Tổng số | Chia theo phân khu | ||
BVNN | PHST | DVHC | ||
Đất lâm nghiệp | 10.245,6 | 3.963,0 | 6.163,6 | 119,0 |
1. Đất có rừng | 10.239,8 | 3.963,0 | 6.163,6 | 113,2 |
a) Rừng tự nhiên | 9.714,7 | 3.958,3 | 5.741,6 | 14,8 |
b) Rừng trồng | 525,1 | 4,7 | 422,0 | 98,4 |
2. Đất chưa có rừng | 5,8 | - | - | 5,8 |
Không cây gỗ tái sinh | 5,8 | - | - | 5,8 |
3.3- Quy hoạch vùng đệm Khu bảo tồn
Vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén được quy hoạch với tổng diện tích 8.298 ha, trên địa bàn 7 xã thuộc huyện Nguyên Bình.
Biểu 3: Diện tích, dân số vùng đệm Khu bảo tồn
TT | Tên xã | Vùng đệm trong | Vùng đệm ngoài | ||||
Số thôn | Diện tích (ha) | Dân số (người) | Số thôn | Diện tích (ha) | Dân số (người) | ||
1 | Phan Thanh | 1 | 145,8 |
| 4 | 2.031,6 | 1.435 |
2 | Thành Công | 6 | 110,6 | 461 | 5 | 1.000,8 | 975 |
3 | Hưng Đạo | 1 | 22,7 |
| 2 | 1.900,8 | 443 |
4 | Quang Thành | 4 | 36,4 | 856 | 3 | 843,1 | 531 |
5 | T.T Tĩnh Túc |
| 38,1 |
| 14 | 1.570,5 | 3.059 |
6 | Vũ Nông |
|
|
| 1 | 3,2 | 330 |
7 | Thể Dục |
|
|
| 1 | 594,3 | 162 |
| Cộng | 12 | 353,6 | 1.317 | 30 | 7.944,3 | 6.935 |
3.4- Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng
- Bảo tồn 121 loài động thực vật quý hiếm, trong đó có 56 loài động vật; 65 loài thực vật.
- Bảo vệ rừng 72.100,2 lượt ha, bình quân 9.012,6 ha/năm, trong đó giai đoạn 2013-2015 bảo vệ 8.347,3 ha, gồm 8.082 ha rừng tự nhiên và 265,3 ha rừng trồng; giai đoạn 2016-2020 bảo vệ 9.411,7 ha, gồm 9.061,6 ha rừng tự nhiên và 350 ha rừng trồng.
- Khoanh nuôi phục hồi rừng 1.632,7 ha/năm (thực hiện trong 5 năm).
- Trồng rừng mới 259,8 ha.
3.5- Xây dựng kết cấu hạ tầng và mua sắm trang thiết bị
a). Xây dựng kết cấu hạ tầng
- Khu hành chính: Xây nhà làm việc Ban quản lý, nhà ở công vụ, nhà bảo vệ cơ quan, cổng, sân, đường trong khuôn viên cơ quan và các trạm bảo vệ rừng.
- Khu nghiên cứu, giáo dục: Xây dựng vườn thực vật, vườn ươm, xây dựng trung tâm giáo dục môi trường, xây dựng nhà bảo tàng và các công trình phục vụ nghiên cứu khoa học.
- Khu dịch vụ, du lịch sinh thái: Xây dựng các khu dịch vụ công, các khu nhà nghỉ phục vụ du lịch tại khu vực Nhà Đỏ, khu vực Tài Soỏng, tôn tạo ngôi miếu cổ Vọng Tiên Cung.
b) Xây dựng hạ tầng giao thông
- Xây dựng 8,9 km đường giao thông nông thôn kết hợp làm đường tuần tra bảo vệ rừng.
- Xây dựng 13,4 km đường tuần tra phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng kết hợp làm đường du lịch sinh thái
c) Xây dựng công trình, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng gồm 03 chòi canh lửa kết hợp du lịch sinh thái; 04 bể chứa nước phục vụ chữa cháy rừng; 04 bảng nội quy bảo vệ rừng; 04 biển báo cấp cháy rừng. Xây dựng 3,8 km đường băng xanh cản lửa; mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
3.6- Quy hoạch phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái
Thực hiện đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng để khai thác tiềm năng du lịch, xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình cơ bản như: Xây dựng hệ thống các khu biệt thự, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí và các công trình hạ tầng liên quan tại các khu du lịch sinh thái (Trung tâm Phia Đén, khu Nhà Đỏ, khu Tài Soỏng...); xây dựng các khu sản xuất sản phẩm đặc sản, ngành nghề thủ công mỹ nghệ, dịch vụ,.. phù hợp với quy hoạch, đảm bảo cảnh quan thiên nhiên và môi trường.
4. Giải pháp thực hiện quy hoạch:
- Giải pháp về cơ chế, chính sách;
- Giải pháp Khoa học và Công nghệ;
- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực;
- Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng;
Chi tiết nội dung các giải pháp như hồ sơ đã trình.
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 100.527 triệu đồng, trong đó:
+ Giai đoạn 2013-2015: 25.064 triệu đồng;
+ Giai đoạn 2016-2020: 75.463 triệu đồng.
- Nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn ngân sách nhà nước: 72.327 triệu đồng;
+ Vốn huy động: 28.200 triệu đồng.
6 . Danh mục các dự án đầu tư ưu tiên trong giai đoạn 2013-2015:
6.1- Dự án bảo vệ và phát triển rừng.
- Quy mô: Diện tích bảo vệ rừng 25.041,9 ha, trong đó rừng tự nhiên 24.246,0 ha (bình quân 8.082 ha/năm), rừng trồng 795,9 ha. Diện tích trồng rừng trên đất chưa có rừng 126,4 ha; Khoanh nuôi phục hồi rừng 4.898 lượt ha.
- Tổng số vốn đầu tư: 7.884 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước.
6.2- Dự án xây dựng (Văn phòng làm việc của Ban quản lý).
- Quy mô: Diện tích 5,8 ha.
- Địa điểm: Xóm Pù Vài, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình.
- Tổng vốn đầu tư: Dự kiến khoảng 4.909,7 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước.
6.3- Dự án đầu tư các công trình phục vụ nghiên cứu khoa học.
- Quy mô: Trên toàn bộ diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên 10.245,6 ha.
- Tổng vốn đầu tư: Dự kiến khoảng 1.350 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước.
7. Tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố công khai quy hoạch theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung theo quy hoạch và tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy hoạch.
- Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác quản lý đất, tài nguyên theo quy hoạch. Tổ chức rà soát và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho Ban quản lý Khu rừng đặc dụng; giám sát tác động của các dự án đầu tư đối với môi trường theo quy định hiện hành.
- Sở Kế hoạch đầu tư phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí vốn từ ngân sách và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2020.
- Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chỉ đạo, phối hợp với Ban quản lý Khu bảo tồn tổ chức giám sát, theo dõi thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch bảo tồn và phát triển du lịch chung của tỉnh.
- Uỷ ban nhân dân huyện Nguyên Bình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý, kiểm tra việc triển khai các nội dung quy hoạch. Chỉ đạo các xã nằm trong Khu bảo tồn có trách nhiệm tham gia thực hiện quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng tại địa phương.
- Ban quản lý rừng đặc dụng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, dự án triển khai các nội dung (bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn, đầu tư xây dựng, nghiên cứu khoa học,..) đúng quy hoạch được duyệt và theo quy định của Nhà nước.
- Việc quy hoạch các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến Khu bảo tồn Phia Oắc - Phia Đén phải tuân thủ theo các quy định tại Quyết định số 194/CT, ngày 09 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng Chính phủ) về việc Quy định các khu rừng cấm.
8. Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Văn hoá - Thể thao và Du lịch; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Nguyên Bình và thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 580/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn và Phát triển bền vững Khu Bảo tồn thiên nhiên An Toàn, tỉnh Bình Định đến năm 2020
- 2Quyết định 10/2006/QĐ-UBND về Quy định tổ chức và hoạt động của Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
- 3Quyết định 375/QĐ-CT năm 2012 phê duyệt chủ trương lập Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
- 4Quyết định 1285/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô đến năm 2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- 4Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 580/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn và Phát triển bền vững Khu Bảo tồn thiên nhiên An Toàn, tỉnh Bình Định đến năm 2020
- 7Quyết định 10/2006/QĐ-UBND về Quy định tổ chức và hoạt động của Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
- 8Quyết định 375/QĐ-CT năm 2012 phê duyệt chủ trương lập Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
- 9Quyết định 1285/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô đến năm 2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
Quyết định 1502/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc-Phia Đén huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2013 - 2020
- Số hiệu: 1502/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/09/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Đàm Văn Eng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/09/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực