Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 15/2007/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 10 tháng 4 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CHỮ VIẾT TIẾNG CHU RU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003
Căn cứ Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 9/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ V/v Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi;
Xét đề nghị của Sở  Nội vụ tỉnh Lâm Đồng tại Tờ trình số 69/TT-SNV ngày 27/02/2007 về việc Phê duyệt phương án chữ  viết tiếng Chu Ru,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Phương án chữ  viết tiếng Chu Ru do tập thể Ban biên soạn Từ điển Việt – Chu Ru và các trí thức người Chu Ru nghiên cứu, xây dựng.

Điều 2. Phương án chữ  viết tiếng Chu Ru được sử dụng để nghiên cứu, sử dụng và phổ biến chữ viết Chu Ru trong nhân dân, trong các hoạt động văn hóa, xã hội, thông tin tuyên truyền và giáo dục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp thu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, khoa học kỹ thuật và nâng cao đời sống tinh thần. Đồng thời làm cơ sở để biên soạn từ điển Việt – Chu Ru, biên soạn tài liệu giảng dạy tiếng Chu Ru để Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính thức phục vụ cho kế hoạch dạy tiếng dân tộc cho cán bộ công chức của tỉnh Lâm Đồng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ  ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./-

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Hòa

 

PHƯƠNG ÁN

CHỮ VIẾT TIẾNG CHU RU
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 15/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

I. MỤC TIÊU CHỦ YẾU CỦA PHƯƠNG ÁN CHỮ VIẾT TIẾNG CHU RU:

Xây dựng phương án chữ viết tiếng Chu Ru nhằm bảo tồn ngôn ngữ và phát huy văn hóa dân tộc của người Chu Ru, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp thu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; tiếp thu khoa học kỹ thuật và không ngừng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần.

II. NHIỆM VỤ CỦA PHƯƠNG ÁN CHỮ VIẾT TIẾNG CHU RU:

Từng bước nghiên cứu, sử dụng và phổ biến chữ Chu Ru trong nhân dân, trong các hoạt động văn hóa, xã hội, thông tin tuyên truyền.

Làm cơ sở để ban hành tài liệu chính thức dạy tiếng Chu Ru, xây dựng Từ điển Việt – Chu Ru phục vụ cho chủ trương đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ công chức công tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Lâm Đồng.

III. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN CHỮ VIẾT TIẾNG CHU RU:

1. Chữ Chu Ru được xây dựng trên cơ sở của chữ quốc ngữ để người sử dụng song ngữ Việt – Chu Ru dễ học, dễ viết và để cho việc in ấn phổ biến được tiện lợi. Về nguyên tắc mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ và có thể có dấu phụ kèm theo. Thí dụ: ame (mẹ), kơi (ông), kiơêu (con nhái). Tuy nhiên theo thói quen đọc chữ quốc ngữ, có một số âm vị được ghi bằng hai con chữ. Đó là những chữ / ñ / nh, / č /ch, /ng / ng, / p˜ / ph, / t˜ / th, / k˜/ kh.

2. Chữ Chu Ru phải phản ánh được đặc điểm của tiếng Chu Ru. Ví dụ, tiếng Chu Ru có cấu trúc âm tiết là CCVC do đó chữ viết phải được ghi liền nhau. Thí dụ: mơnih (người), bơmah (nhai)... Trong tiếng Chu Ru có sự đối lập hai cặp âm vị tắc môi và đầu lưỡi bán hữu thanh; chữ viết phải thêm chữ Ь cùng với chữ đ để biểu thị các âm bán hữu thanh, ở tiếng Chu Ru có âm xát môi phải ghi bằng chữ w trong khi đó ở tiếng Việt chỉ có âm xát đầu lưỡi được ghi là v... tiếng Chu Ru chỉ có hai thanh điệu nên dùng không dấu và dấu huyền `.

IV. CẤU TRÚC CHỮ VIẾT TIẾNG CHU RU:

1. Hệ thống ngữ âm tiếng Chu Ru:

Tiếng Chu Ru thuộc dòng ngôn ngữ Nam đảo lục địa, có quan hệ họ hàng gần gũi với các ngôn ngữ Chăm, Êđê, Jarai, Raglai. Việc phân xuất âm vị học tiếng Chu Ru được bắt đầu phân tích cấu trúc âm tiết.

Âm tiết tiếng Chu Ru gồm 4 thành tố với ký hiệu CCVC.

C: phụ âm (consonne)

V: nguyên âm (voyelle)

Mỗi âm tiết đầy đủ gồm có 2 phụ âm đầu (phụ âm đơn và phụ âm đôi), nguyên âm (có thể là nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, nguyên âm ba), và phụ âm cuối và được khu biệt bởi 2 âm vực (cao và thấp).

Thí dụ: m-nih = người

CCVC

Vì có 2 phụ âm đầu đi liền nhau, do đó khi phát âm người ta phải chêm vào giữa 2 phụ âm một nguyên âm dòng pha /ơ / không có giá trị âm vị học.

Thí dụ: mơnih = người

Sau đây là bảng các phụ âm: 

a) Các phụ âm đơn

Vị trí các âm

 

Cách phát âm

Môi

Đầu lưỡi

Mặt lưỡi

Cuống lưỡi

Họng

Tắc

Vô thanh

 

Bật hơi

/ p /

pà (bốn)

/ t /

tă (chém)

/ch /

choh (đá)

/ k /

kò (trắng)

/ ?/

mă (bắt)

/ ph /

pha (đùi)

/ th /

Tha (già)

 

/ kh /

khàr (chai)

 

Hữu thanh

/ b /

boh (quả)

/d /

dò (còn)

 

/ g /

gò (đụng)

 

Bán hữu thanh

_ / Ь /

_ Ьò (má)

/đ /

đồ (đòi)

 

 

 

Mũi

/ m /

mòr (bò)

/ n /

ni (này)

/ nh /

nhàr (dẻo)

/ ng /

ngèr (lườm)

 

Xát

Vô thanh

 

/s /

sơdah (sáng)

 

 

/ h /

harda (ngực)

Hữu thanh

/ w /

wa (chú)

/ j /

mơja (chồn)

/ y /

mơya (nhưng)

 

 

Bên

 

/ l /

lơma (năm)

 

 

 

Rung

 

/ r /

RơЬah (nghèo)

 

 

 

b) Các phụ âm đôi

Đó là những phụ âm hai tiêu điểm mà yếu tố thứ hai là l và r

pl /pr, bl /br, ml/mr, kl /kr, gl /gr...

Thí dụ: plơi (làng)/pràn (mạnh), bla (ngà) /ia bring (nước phèn), kơmlah (từ chối)/mrềt (lạnh), klà (bỏ)/kra (khỉ)...

Rất nhiều phụ âm đôi chỉ có yếu tố r đi sau

Thí dụ: drà (chợ), chreh (vạch), jro (choé), nră (hà thủ ô), tra (nữa).

c) Các phụ âm cuối

Phụ âm tắc vô thanh      / p / chơmrơp (bắt đầu)

                                    / t / anit (thương)

                                    / k / alak (rượu)

                                    / / akă (buộc)

Phụ âm tắc mũi / m / đờm (nói)

                                    / n / apan (cầm)

                                    / ng / apùng (rơm)

Phụ âm bên                   / l / kal (cài)

Phụ âm rung                  / r / mòr (bò)

Phụ âm xát                   / h / aseh (ngựa) 

d) Bảng các nguyên âm

Các nguyên âm đơn

/ i / ni (này)               / ư / ừn ngài (cảm ơn)                     / u / du (những)

/ ê / prềng (dĩa)      / ơ / dơr (lấp)                         / ô / pô (ngài)

/ e / ame (mẹ)         / a / ama (cha)                    / o / mò (bà)

Các nguyên âm ngắn được ghi dấu ˇ trên các nguyên âm / ă /, / ě /, / ĭ /, / ơê /,

/ ŏ /...Thí dụ: tơsă (chín), kě (cắn), tĭ (điếc), chơê (núi), akŏ (đầu),...

Các nguyên âm mũi được ghi dấu ˜ trên các nguyên âm / ã /, / ẽ /, / ĩ /, / ũ /,... Thí dụ: hã (mày), srẽ (nợ), mơnhĩ (kêu), hũ (có).

Các nguyên âm đôi là sự kết hợp giữa nguyên âm / u / hoặc / i / đi trước với một số nguyên âm khác như / ua /, / uo /, / uơ /... 

/ ia /, / io /, / iơ /, / iu /, / iư /...

Thí dụ: atua (hạn hán), buơl làng (dân làng),

jiã (thuế), dio (rình), dien (mướp), lơdiơu (héo),...

Nguyên âm ba là sự kết hợp giữa nguyên âm đôi với các âm / u / và / i / đứng cuối như

/ iau /, / iơu /...miãu (mèo), kiơêu (nhái)

/ uai /, / uơi /...chơЬuai (môi), huơêi (sợ)

Âm vực (thanh điệu)

Các âm tiết đều có khả năng phân biệt âm vực cao và âm vực thấp. Chúng ta có thể gọi là hệ thống thanh điệu: thanh ngang (âm vực cao) và thanh huyền (âm vực thấp).

Thí dụ: tal (lớp), tàl (đánh dấu),...

2. Phương án chữ  viết tiếng Chu Ru cụ thể:

a) Bảng chữ cái

Số thứ tự                      Chữ

1                                  A a

2                                  B b

3                                  B Ь

4                                  C c

5                                  D d

6                                  Đ đ

7                                  E e

8                                  Ê ê

9                                  G g

10                                 H h

11                                 I i

12                                 J j

13                                 K k

14                                 L l

15                                 M m

16                                 N n

17                                 O o

18                                 Ô ô

19                                 Ơ ơ

20                                 P p

21                                 R r

22                                 S s

23                                 T t

24                                 U u

25                                 Ư ư

26                                 W w

27                                 Y y

b) Cách ghi phụ âm đầu

Các phụ âm đầu đơn đứng đầu âm tiết

Các phụ âm môi

p          pơla (trồng)

ph         phì (đắng)

b          abau (ốc)

Ь          Ьò (má)  

m         mơnih (người)

w          wàr (chuồng)

Các phụ âm đầu lưỡi

t           tơki (sừng)

th         thong (dao)

d          dua (hai)

đ          đih (ngủ)

n          nam (sáu)

s          sa (một)

j           joh (bẻ)

l           lơnàng (rộng)

r           rơê (cỏ)

Các phụ âm mặt lưỡi

ch         chùr (vôi)

nh         nhũ (nó)

y          yàng (thần)

Các phụ âm gốc lưỡi

k          kra (khỉ)

kh         khàr (chai)

ng         ngă (làm)

g          gà (mở)

Các phụ âm thanh hầu

h          hơbơi (khoai)

Các phụ âm đôi có hai tiêu điểm

pl          plơi (làng)

pr         prong (lớn)

bl          bla (ngà)

br         bra (vai)

mr        mrai (lại)

gl          glai (rừng)

gr         gràng (rổ)

kl          klơu (3)

kr         krơh (gương)

dr         drà (chợ)

jr          jro (ché)

nr         nră (hà thủ ô)

sr         sra (muối)

tr          tra (nữa)

chr        chrih (lạ)

c) Cách ghi các phụ âm cuối âm tiết

-p         sap (tiếng)

-t          pet (miếng)

-k         dơgak (xà gạc)

-m        đờm (nói)

-n         blàn (tháng)

-ng        Ьơng (ăn)

-l          buơl làng (dân làng)

-r          akhar (chữ)

-h         chih (viết)

d) Cách ghi các nguyên âm

- Các nguyên âm đơn

Các nguyên âm có độ mở hẹp

i tǐ (điếc)

u bu (cháo)

ư tơmư (mạnh dạn)

Các nguyên âm có độ mở trung bình

ê lềng làng (bậy bạ)

ô pô (ngài)

ơ Ьơu (hôi)

Các nguyên âm có độ mở rộng

a ama (cha)

e bơbe (dê)

o bo (lép)

Các nguyên âm ngắn được ghi thêm dấu ˇ trên các nguyên âm như ă, ě, ơê,...

Các nguyên âm đôi có âm u và i đứng trước

ua         ia

uơ        iê

uô         ie

ui          iư

uê         iơ

ue         iu

uo         iô

io

Các nguyên âm ba có các âm u và i đứng đầu và cuối các nguyên âm đôi

iau        uai

iơu       uơi

ieu        uôi

iêu        uoi

iơu

iôu

iou

đ) Cách ghi dấu giọng

Thanh ngang cao không ghi dấu

Thanh huyền thấp ghi dấu  ` trên các nguyên âm

e) Cách ghi các âm tiết

Âm tiết có một phụ âm đầu

phụ âm đầu đơn            boh (trái)

phụ âm đầu đôi              plơi (làng)

Âm tiết có hai phụ âm đầu đơn hoặc đôi được ghi âm ơ ở giữa hai phụ âm

Hai phụ âm đơn mơta (mắt)

Hai phụ âm có phụ âm đôi  brơyan (mùa)

Âm tiết có ba phụ âm đầu trường hợp này là do có các tiền tố thêm vào

pơr-      pơrpau (vò)

pơ-       pơmdơh (đánh thức)

sơr-      sơrbil (táo bạo)

kơr-      kơryuơn (xoáy)

dơr-      dơrgloh nong (nổi giận)

Đoạn mẫu minh họa cho phương án chữ viết tiếng Chu Ru

Pơđiă chơtang sơng thu thàng, glai Ьuơn apui Ьơng.

Ja Thời sơng Ja Nời nau rơwang chơê glai. Kơyơu pơla tơma srồh mơtah, tơmuh kơpàl.

Ja Thời sơng Ja Nời sơbuai yàu phun kơyơu, treh bờt thàn brơi kơyơu dơgù glòng.

Glai la jơtài jơtung, glai yơu mừh. Dơgrơêu aràng tơma sơng gơêu grap gròng glai. Buơl làng Ьu dròm kơyơu glai, chuh pơnah jơi hơdiǔ lam glai.   

Trời nắng gắt và khô, rừng dễ cháy.

Ja Thời và Ja Nời đi thăm rừng. Cây trồng đã bắt đầu xanh tốt, mọc dày.

 

Ja Thời và Ja Nời quan sát từng cây, tỉa bớt nhánh cho cây vươn cao.

 

Rừng là tài sản, rừng như vàng. Mọi người đều tham gia bảo vệ rừng. Đồng bào không chặt phá rừng, săn thú rừng.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Căn cứ Phương án Chữ viết tiếng Chu Ru được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện có liên quan sử dụng thống nhất chữ viết tiếng Chu Ru để phổ biến trong nhân dân; nghiên cứu sử dụng, xây dựng tài liệu tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.

Các Sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo căn cứ Phương án để chỉnh sửa tài liệu giảng dạy, xây dựng Từ điển Việt – Chu Ru và các tài liệu có liên quan trình UBND tỉnh ban hành để phục vụ công tác đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ công chức người kinh công tác vùng đồng bào dân tộc của tỉnh Lâm Đồng./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 15/2007/QĐ-UBND phê duyệt Phương án chữ viết tiếng Chu Ru do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành

  • Số hiệu: 15/2007/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/04/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Huỳnh Đức Hòa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/04/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản