Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1492/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 24 tháng 06 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/5000 VÀ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG HUYỆN LỴ PHÚ RIỀNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN SAU NĂM 2030.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;

Căn cứ Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH 2 ngày 17/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 7/04/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch;

Căn cứ Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình 1072/TTr-SXD ngày 15/6/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 huyện lỵ Phú Riềng, tỉnh Bình Phước đến năm 2030, tầm nhìn sau năm 2030, với các nội dung như sau:

1. Phạm vi ranh giới và quy mô diện tích:

- Khu đất quy hoạch chung trung tâm huyện lỵ Phú Riềng có tứ cận giáp ranh như sau:

+ Phía Bắc: giáp đất trồng cây lâu năm và nông trường 9.

+ Phía Nam: giáp cầu Rạt.

+ Phía Đông: giáp đất trồng cây lâu năm của dân.

+ Phía Tây: giáp đường dây điện 110KV.

- Tổng diện tích đất quy hoạch: 650,8 ha.

2. Tính chất, chức năng khu quy hoạch:

- Là trung tâm hành chính - chính trị, trung tâm kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện Phú Riềng.

- Trung tâm dịch vụ, nông nghiệp đô thị của vùng huyện Phú Riềng và vùng tỉnh Bình Phước.

3. Quy mô dân số, quy mô diện tích đất xây dựng đô thị:

a) Về quy mô dân số: Dân số đô thị đến năm 2020 khoảng 15.000 người và dân số đô thị đến năm 2030 khoảng 30.000 người.

b) Quy mô diện tích đất theo giai đoạn.

- Đến năm 2020 đất xây dựng đô thị khoảng 300 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 105 ha, với chỉ tiêu đất dân dụng 70m2/người.

- Đến năm 2030 đất xây dựng đô thị khoảng 650,8ha, trong đó đất dân dụng khoảng 289,5ha, với chỉ tiêu đất dân dụng 96,5m2/người.

4. Quy hoạch sử dụng đất:

Bảng tổng hợp cân bằng đất xây dựng:

Stt

Hạng mục

Năm 2020

Năm 2030

Ha

%

Ha

%

Tổng diện tích đất quy hoạch

650,8

 

650,8

 

I

Đất xây dựng đô thị

300,00

100

650,80

100

1

Đất dân dụng

115,00

38,33

299,50

46,02

 

Đất ở

67,50

22,50

195,00

29,96

Đất CTCC đô thị

5,80

1,93

14,57

2,24

Đất cây xanh, TDTT

12,00

4,00

30,00

4,61

Đất giao thông nội thị

29,70

9,90

59,93

9,21

2

Đất ngoài dân dụng

185,00

61,67

351,30

53,98

 

Đất giao thông đối ngoại

20,00

6,67

58,50

8,99

Đất trụ sở cơ quan, dịch vụ công cộng, trung tâm chuyên ngành, đất phát triển hỗn hợp

67,30

22,43

106,22

16,32

Đất cây xanh cảnh quan, mặt nước.

86,65

28,88

170,06

26,13

Đất công viên nghĩa trang

3,60

1,20

4,70

0,72

Đất quân sự

4,95

1,65

4,95

0,76

Đất thủy lợi, CT đầu mối hạ tầng kỹ thuật

2,50

0,83

6,87

1,06

II

Đất khác

350,80

 

0,00

 

 

Đất nông nghiệp + ở nông thôn

350,80

 

0,00

 

5. Quy hoạch các khu chức năng trong đô thị:

- Khu đô thị sinh thái - dịch vụ: bao gồm đất phát triển hỗn hợp, đất dịch vụ công cộng cấp đô thị, đất trung tâm đô thị, các khu dân cư, đài liệt sĩ và công viên cây xanh tập trung hồ Bàu Lách, đất hạ tầng kỹ thuật với tổng diện tích 231 ha.

- Khu đô thị hành chính - chính trị: bao gồm đất Huyện ủy, HĐND, UBND, cơ quan, trung tâm văn hóa - TDTT, trung tâm y tế, trung tâm giáo dục đào tạo cấp huyện (trung tâm bồi dưỡng chính trị, trường dạy nghề), đất quân sự, thương mại - dịch vụ, dịch vụ công cộng cấp đô thị và khu đô thị, quảng trường, đất phát triển hỗn hợp, các khu dân cư và đất hồ - suối - công viên cây xanh tập trung với tổng diện tích 183,8 ha.

- Đất thương mại dịch vụ: bao gồm đất trụ sở cơ quan (Công an, đội PCCC và CHCN,...), trung tâm thương mại, các dịch vụ (ngân hàng, tài chính...), trung tâm y tế, trung tâm cấp đô thị (hành chính, y tế, văn hóa - TDTT, dịch vụ công cộng), đất phát triển hỗn hợp, đất ở hiện hữu cải tạo chỉnh trang và ở xây dựng mới, công viên trung tâm, đất hồ - suối - công viên cây xanh tập trung, công viên nghĩa trang với tổng diện tích 236 ha.

6. Định hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan đô thị:

- Xây dựng đô thị trung tâm Phú Riềng hiện hữu trở thành đô thị hiện đại, tạo điểm nhấn cho toàn bộ đô thị qua tổng thể vùng, trục đường chính.

- Trục ĐT.741 là trục dọc chính kết nối các khu đô thị, các khu chức năng chính tạo bộ mặt đô thị như: Huyện ủy, HĐND, UBND, các dịch vụ - thương mại phát triển hỗn hợp...

- Các trục đường trước các khu hành chính, chính trị - cơ quan: đường D3, D4, D7; N7, N3, đường ven hồ Bàu Lách.

- Các vùng chính: các điểm nhấn công trình, công trình biểu tượng kiến trúc, kiểm soát các mật độ xây dựng, công trình dịch vụ công cộng, các trục giao thông chủ đạo tại các vùng kiểm soát.

- Vùng kiểm soát bao gồm: vùng trung tâm sinh thái - dịch vụ, vùng trung tâm đô thị hành chính - chính trị, vùng trung tâm đô thị thương mại - dịch vụ.

- Các không gian công cộng của đô thị: không gian hành chính - chính trị cấp huyện, các không gian dịch vụ công cộng cấp đô thị và khu đô thị, các không gian trung tâm chuyên ngành như y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - TDTT, các không gian công trình công cộng thương mại - dịch vụ, các không gian quảng trường, công viên vui chơi giải trí.

7. Quy định về quản lý không gian kiến trúc theo quy hoạch:

- Khu đô thị sinh thái - dịch vụ là điểm nhấn quan trọng theo định hướng phát triển về sinh thái, kết hợp sinh thái phát triển khu nhà ở hỗn hợp thương mại, dịch vụ hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân trong khu trung tâm và người dân vùng lân cận với không gian đô thị được hình thành trên tuyến trục chính đô thị ĐT.741 và hồ Bàu Lách.

- Khu đô thị hành chính - chính trị: Các điểm nhấn kiến trúc được hình thành như các công trình Huyện ủy, HĐND, UBND, quảng trường trung tâm trang nghiêm hiện đại cùng các công trình trung tâm văn hóa - TDTT, y tế, giáo dục - đào tạo tạo thành điểm nhấn khu trung tâm đô thị và kết nối các công trình dọc với ĐT.741 trục đường chính đô thị, đồng thời cũng tạo ra khoảng không gian mở trao đổi vi khí hậu.

- Khu đô thị thương mại - dịch vụ: là cửa ngõ phía Nam, hình thành trung tâm thương mại, chợ trung tâm, siêu thị, các dịch vụ (tài chính ngân hàng,...), văn phòng cho thuê hiện đại đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời cải tạo chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu theo hướng sinh thái, nhấn mạnh không gian khu vực công trình cơ quan, dịch vụ thương mại hiện đại, mang dấu ấn riêng với cảnh quan cây xanh mặt nước tạo nên hình ảnh khu đô thị đặt trưng.

8. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

8.1. Giao thông:

a) Giao thông đối ngoại.

- Đường ĐT.741: đoạn nằm trong ranh quy hoạch từ nút giao thông của đường D1 - D6 đến nút giao thông của đường N1, (mặt cắt 1-1) có lộ giới 50 m; đoạn ngoài ranh quy hoạch ở phía Bắc và nút giao thông của đường N1 về phía Nam (mặt cắt 5-5) lộ giới theo quy định hiện hành của tỉnh.

- Đường đi xã Long Tân có lộ giới 27m.

- Đường Bù Nho - Phước Tín có lộ giới 22m.

b) Giao thông trục chính đô thị.

- Đường ĐT.741, D1, N1 có lộ giới 50m, (mặt cắt 2-2), mặt đường 18m, dãy phân cách giữa 2m, vỉa hè mỗi bên rộng 15m.

- Đường D4 đoạn qua trung tâm hành chính có lộ giới 36m, (mặt cắt 3-3), mặt đường 20m, dãy phân cách giữa 3m, vỉa hè mỗi bên rộng 6m.

- Đường D6 có lộ giới 32m, (mặt cắt 5-5), mặt đường 18m, vỉa hè mỗi bên rộng 7m.

- Đường D3, N8, N10, D7, N3a có lộ giới 27m, (mặt cắt 6-6), mặt đường 15m, vỉa hè mỗi bên rộng 6m.

- Đường N7 có lộ giới 36m (mặt đường 10m, dãy phân cách 4m và vỉa hè mỗi bên rộng 6m) và 27m (mặt đường 15m, vỉa hè mỗi bên rộng 6m).

- Đường D4, D8, Tân Hòa 3, N4, N6, Tân Bình - Tân Hòa, N9, N10, N11, Tân Phú 1, N3 có lộ giới 22m, (mặt cắt 7-7), mặt đường 12m, vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đường D2, D5, D9, N20, N2 có lộ giới 16m, (mặt cắt 8-8), mặt đường 10m, vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

8.2. Giải pháp thiết kế san nền, thoát nước, vệ sinh môi trường và nghĩa trang:

a) San nền: Bám sát theo địa hình tự nhiên, giải pháp san lấp cục bộ.

b) Thoát nước mưa:

- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế bằng mạng lưới cống bê tông cốt thép hoặc cống hộp bố trí dọc các tuyến đường có đường kính từ D800-D2000.

- Hướng thoát nước mưa theo địa hình tự nhiên ra hồ Bàu Lách, suối Rạt và suối Tre.

c) Quy hoạch cấp nước.

- Tổng nhu cầu dùng nước đến 2020 là 2.000m3/ngàyđêm và đến năm 2030 là 5.100m3/ ngày đêm.

- Nguồn nước thô được lấy từ hồ của Nông trường 9, xã Long Tân.

- Xây dựng nhà máy cấp nước với công suất 5.100m3/ngàyđêm.

- Mạng lưới đường ống cấp nước chính được bố trí dọc các đường chính đô thị có đường kính ống từ 100- 400mm.

- Trên các đường ống chính bố trí mạng lưới trụ cứu hỏa theo tiêu chuẩn từ 100- 50m/trụ.

d) Quy hoạch cấp điện.

- Nguồn điện sử dụng nguồn chính cho khu quy hoạch từ lưới điện quốc gia qua tuyến 22kV từ trạm 110KV Phước Long đi trên đường ĐT 741, đồng thời, về lâu dài xây dựng trạm 110/22KV-25MVA Phú Riềng để cung cấp cho khu quy hoạch.

- Lưới trung thế bằng cáp điện đi nổi trên trụ bê tông.

- Lưới phân phối hạ thế và điện chiếu sáng, giai đoạn đầu đi nổi, về lâu dài sẽ được đi ngầm hóa.

- Tổng điện năng yêu cầu có tính đến 10% tổn hao và 5% dự phòng và dự phòng là 44.850.000 KWh/năm.

e) Quy hoạch thoát nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang.

- Tổng lưu lượng nước thải đến năm 2020 khoảng 1.300m3/ngàyđêm và đến năm 2030 khoảng 3.300m3/ngàyđêm. Giai đoạn đầu xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị đưa về trạm xử lý nước thải được xây dựng phía Nam khu quy hoạch có công suất 3.300m3/ngàyđêm. Nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành sau đó mới thoát ra hệ thống suối tự nhiên.

- Rác thải của khu trung lâm sẽ được thu gom hàng ngày để đưa về khu xử lý rác thải gần nhất, quy mô công suất khoảng 18 tấn/ngàyđêm.

f) Nghĩa trang: Sử dụng nghĩa trang hiện hữu.

9. Biện pháp bảo vệ môi trường:

Nước thải của khu trung tâm, dân cư và các công trình dịch vụ công cộng phải được xử lý qua hầm tự hoại, sau đó thoát ra mạng lưới cống thu gom và đưa về trạm xử lý nước thải, xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định sau đó mới thoát ra hệ thống suối tự nhiên.

10. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020:

UBND huyện Phú Riềng tổ chức lập kế hoạch các công trình ưu tiên đầu tư gồm: Hạ tầng kỹ thuật khung; các công trình thiết đầu mối thiết yếu; hạ tầng xã hội thiết yếu và trung tâm hành chính huyện....

Điều 2. Phê duyệt kèm theo Quyết định này quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 huyện lỵ Phú Riềng, tỉnh Bình Phước đến năm 2030 tầm nhìn sau năm 2030.

Điều 3. Tổ chức thực hiện: Giao UBND huyện Phú Riềng tổ chức thực hiện:

- Tổ chức công bố quy hoạch, đồng thời tiến hành cắm mốc ngoài thực địa các khu chức năng trong khu quy hoạch, để các tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan được biết thực hiện.

- Tổ chức lập và trình phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị.

- Tổ chức lập các đồ án quy hoạch chi tiết các khu chức năng trình phê duyệt theo quy định.

- Thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và giải quyết đất tái định cư cho các hộ dân giải tỏa đền bù (nếu có) theo đúng quy định hiện hành.

Điều 4. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBND huyện Phú Riềng và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- TTTU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, PCT
- Như Điều 4;
- LĐVP; P.KTN;
- Lưu: VT.(Trung)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Anh Minh

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG HUYỆN LỴ PHÚ RIỀNG TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2030 TẦM NHÌN SAU NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 24/6/2016 của UBND tỉnh Bình Phước)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng, phân công quản lý:

- Đối tượng áp dụng: Quy định này quy định việc sử dụng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo cảnh quan kiến trúc, bảo vệ môi trường trong xây dựng và khai thác sử dụng công trình trong ranh giới lập quy hoạch chung huyện lỵ Phú Riềng đã được phê duyệt.

- Các cơ quan quản lý quy hoạch, xây dựng và chính quyền địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, quản lý theo đúng quy định tại quy định này.

- Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi quy định này phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

- Phân công quản lý: Các cơ quan quản lý xây dựng, chính quyền địa phương theo phân cấp, căn cứ vào đồ án quy hoạch chung huyện lỵ Phú Riềng đã được phê duyệt và quy định này, có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trong khu quy hoạch và kiểm tra việc xây dựng các công trình theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 2. Quy mô diện tích và dân số đô thị:

a) Quy mô diện tích: Khu đất quy hoạch chung khu trung tâm huyện lỵ Phú Riềng, có tứ cận cụ thể như sau:

+ Phía Bắc: giáp đất trồng cây lâu năm và nông trường 9.

+ Phía Nam: giáp cầu Rạt.

+ Phía Đông: giáp đất trồng cây lâu năm của dân.

+ Phía Tây: giáp đường dây điện 110KV.

b) Quy mô dân số, đất đai đô thị theo các giai đoạn phát triển.

- Đến năm 2020 đất xây dựng đô thị khoảng 300 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 105 ha với chỉ tiêu đất dân dụng 70m2/người.

- Đến năm 2030 đất xây dựng đô thị khoảng 650,8ha, trong đó đất dân dụng khoảng 289,5ha với chỉ tiêu đất dân dụng 96,5m2/người.

Điều 3. Quy định về quản lý phát triển không gian đô thị:

- Khu đô thị sinh thái - dịch vụ là điểm nhấn quan trọng theo định hướng phát triển về sinh thái, kết hợp sinh thái phát triển khu nhà ở hỗn hợp thương mại, dịch vụ hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân trong khu trung tâm và người dân vùng lân cận với không gian đô thị được hình thành trên tuyến trục chính đô thị ĐT.741 và hồ Bàu Lách.

- Khu đô thị hành chính - chính trị: Các điểm nhấn kiến trúc được hình thành như các công trình Huyện ủy, HĐND, UBND, quảng trường trung tâm trang nghiêm hiện đại cùng các công trình trung tâm văn hóa - TDTT, y tế, giáo dục - đào tạo tạo thành điểm nhấn khu trung tâm đô thị và kết nối các công trình dọc với ĐT.741 trục đường chính đô thị đồng thời cũng tạo ra khoảng không gian mở trao đổi vi khí hậu.

- Khu đô thị thương mại - dịch vụ: là cửa ngõ phía Nam, hình thành trung tâm thương mại, chợ trung tâm, siêu thị, các dịch vụ (tài chính ngân hàng,…), văn phòng cho thuê hiện đại đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời cải tạo chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu theo hướng sinh thái, nhấn mạnh không gian khu vực công trình cơ quan, dịch vụ thương mại hiện đại, mang dấu ấn riêng với cảnh quan cây xanh mặt nước tạo nên hình ảnh khu đô thị đặt trưng.

Chương II

CÁC QUI ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Quy định về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị:

1. Đối với các công trình công cộng: Khuyến khích xây dựng cao tầng nhằm tiết kiệm quỹ đất và tạo không gian mặt đứng cho các tuyến phố.

Mật độ xây dựng phụ thuộc tầng cao và quy mô diện tích lô đất thực hiện theo quy định tại bảng 2.4 quy chuẩn QCXDVN 01: 2008/BXD:

Chiều cao xây dựng công trình trên mặt đất (m)

Mật độ xây dựng tối đa (%) theo diện tích lô đất

≤ 5.000m2

10.000m2

≥ 20.000m2

≤10

70

70

60

13

70

65

55

16

70

60

52

19

70

56

48

22

70

52

45

25

70

49

43

28

70

47

41

31

70

45

39

34

70

43

37

37

70

41

36

40

70

40

35

>40

70

40

35

2. Đối với các khu ở:

- Khu ở hiện hữu:

+ Đối với khu ở có mật độ cao: Khuyến khích xây dựng cao tầng nhằm tiết kiệm quỹ đất và tạo không gian mặt đứng cho các tuyến phố,

+ Đối với khu ở có mật độ thấp: Chiều cao công trình tối thiểu 1 tầng, chiều cao tối đa 3 tầng.

- Khu ở mới, khu nhà liên kế (phố, vườn):

+ Tầng cao xây dựng: Đối với các trục đường chính đô thị chiều cao tối thiểu công trình là hai tầng và chiều cao tối đa không hạn chế.

+ Mật độ xây dựng thực hiện theo Bảng 2.6 Quy chuẩn QCXDVN 01: 2008/BXD:

Diện tích lô đất (m2/căn nhà)

≤ 50

75

100

200

300

500

≥ 1000

Mật độ xây dựng tối đa (%)

100

90

80

70

60

50

40

- Khu chung cư, nhà ở cao tầng: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của nhóm nhà chung cư theo diện tích lô đất và chiều cao công trình.

Chiều cao xây dựng công trình trên mặt đất (m)

Mật độ xây dựng tối đa (%) theo diện tích lô đất

≤ 3.000m2

10.000m2

18.000m2

≥ 35.000m2

≤16

75

65

63

60

19

75

60

58

55

22

75

57

55

52

25

75

53

51

48

28

75

50

48

45

31

75

48

46

43

34

75

46

44

41

37

75

44

42

39

40

75

43

41

38

43

75

42

40

37

46

75

41

39

36

>46

75

40

38

35

3. Khoảng lùi và chỉ giới xây dựng: Chỉ giới xây dựng, khoảng lùi xây dựng được xác định cụ thể tại các đồ án quy hoạch chi tiết được phê duyệt.

4. Kết cấu công trình xây dựng: Phải xây dựng các công trình, nhà ở đảm bảo kiên cố. Không được xây dựng các công trình tạm, bán kiên cố trong khu quy hoạch (trừ công trình tạm phục vụ thi công công trình chính).

Điều 5. Các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

1. Hệ thống giao thông:

- Hệ thống giao thông đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận tải, đi lại trước mắt cũng như lâu dài của người dân trong khu vực.

- Các tuyến giao thông liên hệ với nhau qua các nút giao được xử lý bảo đảm an toàn giao thông, tạo thành mạng lưới gắn kết hoàn chỉnh.

- Ưu tiên đầu tư các trục đường chính khu quy hoạch, để kết nối các tuyến đường khu vực, các đầu mối hạ tầng và khu dân cư.

2. Thoát nước mưa:

- Các tuyến cống tròn thoát nước mưa phải đúc BTCT bố trí dọc các tuyến đường trong khu quy hoạch đảm bảo cao trình để dẫn vào kênh và chảy ra suối.

- Kênh thoát nước mưa cho khu quy hoạch phải được xây dựng các bờ đảm bảo chất lượng và kích thước phục vụ cơ giới nạo vét.

3. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:

- Nước thải sinh hoạt: Xử lý thông qua bể tự hoại sau đó thu gom vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Nước thải công nghiệp: Xử lý cục bộ tại từng nhà máy sau đó thu gom vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Ưu tiên xây dựng trạm xử lý nước thải.

- Nước thải thu gom về hệ thống dẫn về trạm xử lý nước thải, sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn mới cho thoát ra suối.

- Chất thải rắn hàng ngày được thu gom, tập kết theo từng khu vực, vận chuyển về nhà máy xử lý chất thải rắn gần nhất.

4. Công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung được xác định trong quy hoạch chi tiết, được đầu tư, xây dựng theo quy hoạch để đảm bảo tính đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm chi phí đầu tư, bảo đảm cảnh quan và môi trường.

5. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động có liên quan đến quy hoạch, thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung có trách nhiệm tuân thủ theo quy định về Tiêu chuẩn, Quy chuẩn áp dụng cho công trình.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 6. Trách nhiệm của đơn vị tổ chức lập quy hoạch:

- Tổ chức công bố, công khai đồ án quy hoạch chung cho nhân dân trong thị xã được biết.

- Tiến hành cắm mốc ngoài thực địa các khu chức năng trong khu quy hoạch, để các tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan được biết thực hiện.

- Tổ chức lập và phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị.

- Tổ chức lập các đồ án, quy hoạch chi tiết các khu chức năng trình phê duyệt theo quy định.

- Thực hiện đúng các trình tự về đầu tư và quản lý dự án.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đúng theo quy hoạch, đúng các quy định về đầu tư và quản lý chất lượng công trình.

- Quản lý trật tự xây dựng theo quy hoạch.

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp:

- Phối hợp đơn vị tổ chức lập quy hoạch tổ chức công bố, công khai đồ án quy hoạch cho nhân dân trong khu vực được biết.

- Xây dựng kế hoạch để tạo điều kiện thuận lợi trong việc kết nối các hạ tầng kỹ thuật thiết yếu.

- Chỉ đạo giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến quy hoạch và đầu tư xây dựng theo quy định hiện hành./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1492/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 huyện lỵ Phú Riềng, tỉnh Bình Phước đến năm 2030, tầm nhìn sau năm 2030

  • Số hiệu: 1492/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/06/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
  • Người ký: Huỳnh Anh Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản