Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1492/2006/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 13 tháng 7 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁ ĐỀN BÙ CÂY TRỒNG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT-BTC, ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Theo Tờ trình số 78/TTr-STC, ngày 04/4/2006 của Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về giá đền bù cây trồng".

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tài chính kết hợp với các ngành chức năng có liên quan triển khai thực hiện Quyết định này.

Quyết định này thay thế Quyết định số 3070/1999/QĐ-UBT, ngày 26/11/1999 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành quy định về giá đền bù cây trồng.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và được đăng Công báo tỉnh./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Văn Sáu

 

QUY ĐỊNH

VỀ GIÁ ĐỀN BÙ CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1492/2006/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 7 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định về giá đền bù cây trồng áp dụng để tính đền bù thiệt hại về cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế,

Quy định nầy còn áp dụng để đền bù cây trồng trong các trường hợp giải toả xây dựng công trình nhưng không thu hồi đất.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tài chính phối hợp với các ngành chức năng có liên quan hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện Quy định này.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1: ĐỀN BÙ CÂY ĂN TRÁI

Điều 3. Đơn giá chuẩn:

1. Phương pháp xác định giá:

Chia làm 4 nhóm cây trồng và 4 giai đoạn sinh trưởng: (A, B, C, D).

a) Nhóm 1:

A. Có thời gian kiến thiết cơ bản 1 năm.

B. Giai đoạn cho trái cây chưa ổn định: từ 1 năm < cho trái < 3 năm.

C. Giai đoạn phát triển tốt và trái ổn định từ 3 - 10 năm.

D. Giai đoạn lão hoá > 10 năm.

b) Nhóm 2:

A. Có thời gian kiến thiết cơ bản 1 - 3 năm.

B. Giai đoạn cho trái cây chưa ổn định: từ 3 năm < cho trái < 5 năm.

C. Giai đoạn phát triển tốt và trái ổn định từ 5 - 20 năm.

D. Giai đoạn lão hoá > 20 năm.

c) Nhóm 3:

A. Có thời gian kiến thiết cơ bản 1 - 5 năm.

B. Giai đoạn cho trái cây chưa ổn định: từ 5 năm < cho trái < 7 năm.

C. Giai đoạn phát triển tốt và trái ổn định từ 7 - 20 năm.

D. Giai đoạn lão hoá > 20 năm.

d) Nhóm 4:

A. Có thời gian kiến thiết cơ bản 1 - 7 năm.

B. Giai đoạn cho trái cây chưa ổn định: từ 7 năm < cho trái < 9 năm.

C. Giai đoạn phát triển tốt và trái ổn định: từ 9 - 25 năm.

D. Giai đoạn lão hoá > 25 năm.

2. Đền bù đối với cây trồng dưới 1 năm tuổi:

+ Trường hợp còn đất để trồng lại: tính đền bù công bứng, công trồng lại theo giá ngày công thực tế ở địa phương nơi có công trình.

+ Trường hợp không còn đất để trồng lại (giải toả trắng, thu hồi hết đất), tính đền bù bằng 10% trên giá trị giai đoạn C và chỉ tính cây thật sự mới trồng, đúng mật độ, không tính cây mọc tự nhiên, mọc hoang.

3. Đền bù theo các giai đoạn sinh trưởng (tuổi cây):

SỐTT

NHÓM

ĐVT

CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG

A

B & D

C

I

1

2

3

4

5

6

NHÓM 1

Mận

Táo, Sơ ri

Ổi, Đu đủ

Tiêu

Trầu

Chuối (cao trên 1m)

Năm

đ/cây

đ/cây

đ/cây

đ/nọc

đ/nọc

đ/cây

< 1

-

-

-

-

-

-

110

70.000

56.000

35.000

70.000

25.000

10.000

3 - 10

100.000

80.000

50.000

100.000

40.000

 

II

1

2

3

4

5

6

7

 

NHÓM 2

 Dâu

 Sapo, Nhãn

 Cam, Quít

 Cóc, Chanh, Ca cao,

Mảng cầu, Lêkima, Cà phê

Thanh long

 Khế, Chùm ruột, Cau, Lựu

 

Năm

đ/cây

đ/cây

đ/cây

đ/cây

đ/cây

đ/nọc

đ/cây

 

1 - 3

60.000

50.000

40.000

20.000

16.000

16.000

10.000

 

320

210.000

175.000

150.000

70.000

56.000

56.000

35.000

 

5 - 20

300.000

250.000

200.000

100.000

80.000

80.000

50.000

 

III

1

2

3

4

5

 

NHÓM 3

 Sầu riêng

 Xoài, Dừa, Vú sữa, Bưởi

 Chôm chôm

 Mít, Me

 Điều,Ô môi

Năm

đ/cây

đ/cây

đ/cây

đ/cây

đ/cây

 

1 - 5

70.000

50.000

40.000

30.000

24.000

 

520

245.000

175.000

140.000

105.000

84.000

 

7 - 20

400.000

300.000

200.000

150.000

120.000

 

IV

1

2

NHÓM 4

 Bòn bon

 Măng cụt

Năm

đ/cây

đ/cây

1 - 7

60.000

100.000

725

210.000

350.000

9 - 25

300.000

500.000

Điều 4. Phương pháp tính đền bù:

+ Đơn giá nêu trên là đơn giá chuẩn, áp dụng phổ biến, cây trồng phát triển tốt, không bị sâu bệnh.

+ Ngoài ra tuỳ thuộc vào kỹ thuật trồng, đặc điểm của vườn cây.v.v… Hội đồng đền bù giải toả xác định cụ thể khi kiểm kê xác định đền bù theo quy định ở phần dưới đây.

+ Khi kiểm kê phải xác định rõ năm trồng, giai đoạn sinh trưởng, tình trạng cây trồng, số cây trên diện tích thu hồi đất…để phục vụ công tác áp giá được chính xác.

a) Mật độ cây trồng:

ĐVT: cây/1.000m2

STT

Loại cây trồng

Mật độ chuẩn

Mật độ tối đa

1

Sầu riêng, măng cụt, sapo, cóc, vú sữa

15

20

2

Xoài, dừa, dâu, điều, mít, me, ô môi

20

25

3

Nhãn, chôm chôm, bòn bon, bưởi, mận, lêkyma, cacao, khế, chùm ruột.

40

50

4

Cam, quýt, chanh, cà phê, mãng cầu, cau.

80

100

5

Chuối, đu đủ, táo, sơ ri, ổi, lựu, thanh long, tiêu, trầu.

250

270

Một số trường hợp đăc biệt:

+ Nếu trồng đúng mật độ, cây đang trong giai đoạn cho trái ổn định và phát triển tốt, tính đền bù 100% số cây theo đơn giá chuẩn.

+ Nếu trồng vượt từ 30 đến 50% so với mật độ chuẩn thì giá đền bù bằng 80% đơn giá quy định.

+ Nếu trồng vượt trên 50% trở lên so với mật độ chuẩn thì giá đền bù bằng 70% đơn giá quy định.

b) Vườn cây chuyên canh đặc sản được nhân hệ số từ 1,5 đến 1,8 do Hội đồng đền bù giải toả xác định cụ thể khi kiểm kê áp giá (không áp dụng nhân hệ số đối với cây còn nhỏ, cây ở giai đoạn A, B, D và không áp dụng đối với các loại cây như: chuối, đu đủ, táo, sơ ri, ổi, lựu, thanh long, tiêu, trầu).

Mục 2: ĐỀN BÙ CÂY LẤY GỖ VÀ LOẠI CÂY KHÁC

Điều 5. Đơn giá đền bù:

STT

Tên cây

ĐVT

2m < cao< 5m

Cao >5m

1

Tre các loại (trừ loại dưới đây)

đ/cây

7.000

15.000

2

Tre mạnh tông, tre tàu

đ/cây

12.000

20.000

3

Tầm vông, lồ ồ

đ/cây

6.000

10.000

4

Trúc, nứa

đ/cây

1.500

3.000

 

STT

Tên cây

ĐVT

Kính >10 - 20cm

Kính >20 - 30cm

Kính >30 - 60cm

Kính >60cm

1

Sao, dầu

đ/cây

30.000

60.000

160.000

200.000

2

Bàn, dầu u, sáo, còng

đ/cây

15.000

30.000

50.000

100.000

3

Bạch đàn, so đủa, trâm bầu, gòn, sắn, bần, các loại cây rừng khác…

đ/cây

10.000

20.000

60.000

80.000

 

STT

Tên cây

ĐVT

Trồng từ 1 đến 3 năm (lát), Cao dưới 5m (dừa nước)

Trên 3 năm (lát),cao trên 5m (dừa nước)

1

Lát dừa, lát (cói)

đ/m2

2.000

3.000

 

Điều 6. Đền bù đối với cây kiểng:

Đối với cây cảnh, cây kiểng trồng thẳng dưới đất

 + Được đền bù chi phí bứng cây do Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xác định cụ thể phù hợp tình hình thực tế tại thời điểm giải toả.

+ Đối với những loại cây chưa có trong bảng giá. Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng huyện, thị xã căn cứ vào đặc điểm của cây, lấy giá trị cây tương đương trong bảng giá trên để tổng hợp vào phương án đền bù trình Hội đồng thẩm định tỉnh xem xét.

Mục 3: ĐỀN BÙ CÂY HÀNG NĂM:

Điều 7. Đơn giá đền bù:

STT

Tên cây trồng

Đơn giá ( đ/m2 )

1

Lúa

2.000

2

Rau các loại

3.000

3

Cỏ trồng chăn nuôi

2.500

3

Khoai lang, khoai mì, bắp, mía, đậu xanh, đậu nành, đậu phụng …

3.000

4

Thơm, khóm

2.000 đ/bụi

5

Thuốc lá

3.400

Điều 8. Phương pháp tính đền bù:

+ Đất trồng lúa, rau, màu nếu công trình cần khởi công nhanh phải phá bỏ thì được hỗ trợ thêm 50% so với đơn giá trên.

+ Đất trồng rau, màu chuyên canh được nhân hệ số 1,5 so với giá cùng loại./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1492/2006/QĐ-UBND quy định về giá đền bù cây trồng do tỉnh Vĩnh Long ban hành

  • Số hiệu: 1492/2006/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 13/07/2006
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
  • Người ký: Trương Văn Sáu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2006
  • Ngày hết hiệu lực: 04/01/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản