Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 148/2005/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2005 |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29 ngày 10 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
Căn cứ Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất và Thông tư số 117/2004/TT- BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên Môi Trường và Nhà đất và Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2:Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
| TM.UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC: CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO CÁC TỔ CHỨC TRONG NƯỚC, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI VÀ CƠ SỞ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết đinh số 148/2005/QĐ-UB ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (gọi tắt là Giấy chứng nhận) cho các tổ chức trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài và cơ sở tôn giáo sử dụng đất vào mục đích không phải là đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2: Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức trong nước gồm: Cơ quan nhà nước; Tổ chức chính trị; Tổ chức chính trị - xã hội; Tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; Tổ chức xã hội; Tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Tổ chức kinh tế; Tổ chức kinh tế - xã hội; Tổ chức hành chính sự nghiệp; Đơn vị vũ trang nhân dân.
2. Cơ sở tôn giáo gồm: Chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở và các cơ sở khác của tôn giáo.
3. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm: cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; Cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức Liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức Liên chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.
4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất để đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Các đối tượng trên gọi chung là tổ chức sử dụng đất.
Điều 3: Những trường hợp được cấp Giấy chứng nhận
1. Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 01-7-2004.
2. Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước ngày 01-7-2004 mà chưa được cấp Giấy chứng nhận.
3. Tổ chức đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 51 của Luật Đất đai năm 2003 mà chưa được cấp Giấy chứng nhận.
4. Tổ chức được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng, cho quyền sử dụng đất; Tổ chức nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nơ; Tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
5. Tổ chức được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
6. Tổ chức trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật.
7. Tổ chức sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Điều 4: Đìều kiện được cấp Giấy chứng nhận
Người sử dụng đất có đủ tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo quy định của Pháp luật Việt Nam và đang sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, không tranh chấp được xét cấp Giấy chứng nhận.
Điều 5: Những trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận
1. Tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý các công trình công cộng gồm công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, bền phà; Hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, công trình thuỷ lợi, đê, đập; Quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm.
2. Đất sử dụng vào mục đích công cộng sử dụng chung trong khu dân cư giao cho Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn quản lý.
3. Tổ chức được giao quản lý diện tích đất để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) theo quy định tại Khoản 1 Điều 87 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
4. Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông, hồ lớn và đất có mặt nước chuyên dùng.
5. Tổ chức phát triển quỹ đất được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
6. Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích do Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn quản lý, sử dụng.
7. Tổ chức sử dụng đất cho thuê, thuê lại của người khác mà không phải đất thuê của Nhà nước và đất thuê, thuê lại của khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
8. Tổ chức nhận khoán, nuôi rừng trong các nông trường, lâm trường.
9. Đất đang sử dụng nhưng đã có quyết định thu hồi để thực hiện dự án theo quy hoạch.
10. Cơ sở Tôn giáo không được Nhà nước cho phép hoạt động.
11. Phần diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích; Phần diện tích đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm, thất thoát; Phần diện tích đã cho các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân thuê hoặc mượn sử dụng, diện tích đất đã liên doanh, liên kết trái pháp luật; Phần diện tích đã sử dụng làm đất ở.
Điều 6: Quản lý đất không cấp Giấy chứng nhận
1. Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định thu hồi phần diện tích quy định tại Khoản 11 Điều 5 bản quy định này đồng thời với quyết định cấp Giấy chứng nhận phần diện tích đúng mục đích, có hiệu quả.
2. Phần diện tích thu hồi quy định tại Khoản 1 Điều này giao cho:
a) Tổ chức phát triển quỹ đất đối với đất tại khu vực nội thị, khu vực quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp.
b) Uỷ ban nhân dân xã đối với đất tại khu vực ngoại thành ngoài vùng quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp.
c) Uỷ ban nhân dân quận, huyện để xử lý theo thẩm quyền đối với phần diện tích đã sử dụng làm đất ở phù hợp với quy hoạch.
3. Các trường hợp thu hồi quy định tại Khoản 1 Điều này phải xử lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức đã để xảy ra vi phạm theo quy định của Luật đất đai 2003 và Điều 35 Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 7: Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
Uỷ ban nhân dân thành phố cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức sử dụng đất theo đề nghị của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất.
Đìều 8: Mẫu giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp tới từng thửa đất theo mẫu thống nhất do Bộ Tài nguyên và môi trường phát hành. Nội dung, cách viết và quản lý Giấy chứng nhận theo quy định tại Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT và Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13-4-2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận phải được đăng ký tại Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn để lập hồ sơ địa chính để quản lý. Văn phòng đăng ký đất và nhà thuộc Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân phường, xã, thị trấn, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện lập hồ sơ địa chính.
Điều 9: Thực hiện chế độ tài chính về đất khi cấp Giấy chứng nhận
Mọi trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, trước khi nhận Giấy chứng nhận.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
Điều 10: Đối với tổ chức đã được Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê
1. Tổ chức sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ tại Sở Tài Nguyên Môi trường và Nhà đất, hồ sơ gồm có:
a) Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu).
b) Quyết định thành lập hoặc Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư (bản sao công chứng).
c) Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản sao công chứng) và bản vẽ xác định chỉ giới đường, bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng khu đất (bản sao) đã sử dụng làm căn cứ quyết định giao đất, cho thuê đất.
d) Biên bản bàn giao mốc giới, trích lục bản đồ do Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất lập (bản sao);
e) Chứng từ đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định (bản sao của người sử dụng đất).
g) Trường hợp tổ chức không quản lý, sử dụng toàn bộ khu đất được giao, được thuê theo Quyết định mà sử dụng một phần diện tích đất đang cho thuê, liên doanh liên kết, đã tự chia cho cán bộ, công nhân viên làm nhà ở hoặc để hoang hoá, chưa sử dụng thì tổ chức đó phải rà soát, kê khai việc sử dụng đất, lập phương án giải quyết tồn tại, báo cáo cơ quan chủ quản (nếu có) và Sở Tài Nguyên Môi trường và Nhà đất xử lý theo quy định tại Chương III quy định này.
2. Trình tự cấp Giấy chứng nhận được quy định như sau:
a) Trong thời gian tối đa 50 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyền và Môi trường và Nhà đất có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình Uỷ ban nhân dân thành phố cấp Giấy chứng nhận.
b) Sau khi Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định, tổ chức cấp Giấy chứng nhận thực hiện nội dung Thông báo của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất và nhận Giấy chứng nhận.
Điều 11: Đối với tổ chức sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế
1. Ban quản lý dự án khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, doanh nghiệp phát triển, hạ tầng khu công nghệ cao – goi tắt là doanh nghiệp đầu tư (nếu được giao làm chủ đầu tư) nộp thay tổ chức sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ tại Sở Tài Nguyên Môi trường và Nhà đất, hồ sơ gồm có:
a) Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu).
b) Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư của Tổ chức sử dụng đất (bản sao công chứng).
c) Quyết định giao lại đất hoặc hợp đồng thuê đất của Ban quản lý dự án với Tổ chức sử dụng đất hoặc Hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng thuê đất, thuê lại đất giữa Tổ chức sử dụng đất và doạnh nghiệp đầu tư (bản sao công chứng).
d) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu công nghiệp (bản chính).
e) Biên bản bàn giao mốc giới, trích lục bản đồ do cơ quan quản lý đất đai của thành phố lập (bản sao).
f) Chứng từ đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định (bản sao của người sử dụng đất).
2. Trình tự cấp Giấy chứng nhận được quy định như sau:
a) Trong thời gian tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường và Nhà đất có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình Uỷ ban nhân dân thành phố cấp Giấy chứng nhận.
b) Sau khi Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận thực hiện nội dung Thông báo của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất và nhận Giấy chứng nhận.
Điều 12: Đối với đơn vị vũ trang nhân dân đang sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh
1. Đơn vị nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:
Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu).
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an về vị trí đóng quân hoặc địa điểm công trình (bản sao công chứng).
Bản sao quyết định (hoặc trích sao quyết định) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố mà có tên đơn vị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất cảu cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giấy tờ xác minh làm đất tiếp quản hoặc có tên trong sổ địa chính của xã, phường, thị trấn được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận đã sử dụng ổn định và không có tranh chấp.
Bản đồ trích đo hiện trạng địa chính khu đất hoặc bản đồ địa chính khu đất (đối với nơi có bản đồ địa chính chính quy) có ý kiến của chính quyền cấp xã xác nhận ranh giới sử dụng đất không có tranh chấp, khiếu kiện.
Bản vẽ xác định chỉ giới đường do Sở Quy hoạch Kiến trúc cấp (trừ trường hợp khu đất xin cấp Giấy chứng nhận có Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất theo quy hoạch hoặc nằm trong danh sách các đường phố có chỉ giới đường đỏ ổn định ban hành theo Quyết định 228/QĐ-UB ngày 18-01-1997 của Uỷ ban nhân dân thành phố).
2. Trình tự cấp Giấy chứng nhận được quy định như sau:
Trong thời gian tối đa 50 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường và Nhà đất có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình Uỷ ban nhân dân thành phố cấp Giấy chứng nhận.
Sau khi Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận thực hiện nội dung Thông báo của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất và nhận Giấy chứng nhận.
Điều 13: Đối với tổ chức trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất
1. Tổ chức trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, hồ sơ gồm có:
Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu).
Văn bản công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định pháp luật (bản sao công chứng).
Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư của Tổ chức trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất (bản sao công chứng).
Biên bản bàn giao mốc giới, trích lục bản đồ do cơ quan quản lý đất đai của thành phố lập (bản sao).
Chứng từ đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo kết quả đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất (bản sao của người sử dụng đất).
Trường hợp trong quy chế đấu giá quy định tổ chức mời đấu giá có trách nhiệm thay mặt tổ chức trúng giá làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận thì tổ chức mời đấu giá có trách nhiệm lập hồ sơ theo nội dung nêu trên, nộp tại Sở Tài nguyên Môi trưòng và Nhà đất.
2. Trình tự cấp Giấy chứng nhận được quy định như sau:
a) Trong thời gian tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Sở tài nguyên và môi trường và nhà đất có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình Uỷ ban nhân dân thành phố cấp Giấy chứng nhận.
Sau khi Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận thực hiện nội dung Thông báo của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất và nhận Giấy chứng nhận.
1. Tổ chức được sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyền, Môi trường và Nhà đất, hồ sơ gồm có:
Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu)
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính nếu có).
Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư của Tổ chức sử dụng đất (bản sao công chứng).
Trích sao kết quả hoà giải tranh chấp đất đai được Uỷ ban nhân dân thành phố công nhận hoặc có quyết định hành chính về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai hoặc có bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định của cơ quan thi hành án đã được thi hành (bản sao công chứng).
Bản đồ trích đo hiện trạng địa chính khu đất hoặc bản đồ địa chính khu đất (đối với nơi có bản đồ địa chính chính quy).
Chứng từ nộp tiền theo bản án hoặc theo quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án (nếu có) và chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định (bản sao của người sử dụng đất).
2. Trình tự cấp Giấy chứng nhận được quy định như sau:
Trong thời gian tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường và Nhà đất có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình Uỷ ban nhân dân thành phố cấp hoặc cấp lại Giấy chứng nhận.
Sau khi Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận thực hiện nội dung Thông báo của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất và nhận Giấy chứng nhận.
Tổ chức sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, hồ sơ gồm có:
Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu).
Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư của người sử dụng đất (bản sao công chứng).
Hợp đồng thuê đất (nếu có)
Báo cáo rà soát hiện trạng sử dụng đất, phương án xử lý tồn tại (nếu có) theo quy định tại Chương III quy định này.
Biên bản bàn giao mốc giới, trích lục bản đồ do cơ quan quản lý đất đai của Thành phố lập (nếu có).
Bản đồ trích đo hiện trạng địa chính khu đất hoặc bản đồ địa chính khu đất (đối với nơi có bản đồ địa chính) có ý kiến của chính quyền cấp xã xác nhận ranh giới sử dụng đất không tranh chấp, khiếu kiện.
Bản vẽ xác định chỉ giới đường do Sở Quy hoạch Kiến trúc cấp (trừ trường hợp khu đất nằm trong danh mục các đường phố có chỉ giới đường đỏ ổn định ban hành theo Quyết định 228/QĐ-UB ngày 18-01-1997 của Uỷ ban nhân dân thành phố) và bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng khu đất do đơn vị có pháp nhân hành nghề lập được Sở Quy hoạch Kiến trúc chấp nhận (trừ trường hợp khu đất đã xây dựng công trình và sử dụng ổn định, không đầu tư xây dựng lại).
Chứng từ nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Phương án sử dụng đất hoặc phương án sản xuất – kinh doanh (đối với trường hợp không có dự án xây dựng lại) hoặc Dự án đầu tư
(đối với trường hợp có xây dựng mới).
k) Quy hoạch sử dụng đất chi tiết khu đất đối với tổ chức đang sử dụng đất nông nghiệp
l) Chỉ giới khoanh vùng bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh (nếu có - đối với đất di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh).
m) Văn bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo và Giấy phép hoạt động (đối với đất cơ sở tôn giáo).
2. Trình tự công nhận quyền sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận được quy định như sau:
Trong thời gian 55 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường và nhà đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế sử dụng đất, trình Uỷ ban nhân dân thành phố công nhận quyền sử dụng đất và Quyết định cấp Giấy chứng nhận.
Sau khi Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định, tổ chức sử dụng đất thực hiện nội dung Thông báo của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất và nhận Giấy chứng nhận.
KIỂM TRA, RÀ SOÁT VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
Điều 16: Đối với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước đang sử dụng đất nông nghiệp
1. Tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, Uỷ ban nhân dân thành phố và cơ quan chủ quản cấp trên.
2. Căn cứ vào kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất; đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường, lâm trường quốc doanh theo quy định của Chính phủ; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương đã được xét duyệt, quy hoạch phát triển ngành, tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết (nếu chưa lập). Nội dung quy hoạch sử dụng đất chi tiết phải xác định rõ diện tích từng loại đất được giữ lại sử dụng, phương án sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, diện tích đất không còn nhu cầu sử dụng bàn giao cho địa phương.
3. Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Quy hoạch-Kiến trúc có trách nhiệm thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt.
4. Căn cứ vào quy hoạch chi tiết sử dụng đất đã được phê duyệt, Sở tài nguyên Môi trường và Nhà đất thẩm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế sử dụng đất trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với diện tích đất mà tổ chức được giữ lại sử dụng, phần diện tích bàn giao cho chính quyền địa phương, đồng thời với việc cấp Giấy chứng nhận.
5. Diện tích đất đã lấn, chiếm, bị lấn, bị chiếm; đang có tranh chấp thì Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất chủ trì cùng Uỷ ban nhân dân quận, huyện (nơi có đất) giải quyết dứt điểm trình Uỷ ban nhân dân thành phố xác định người sử dụng đất.
Điều 17: Đối với đất xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan, công trình sự nghiệp
1. Các tổ chức đang sử dụng đất làm trụ sở làm việc của cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất, lập phương án xử lý, giải quyết tồn tại (nếu có) trong quản lý, sử dụng, báo cáo Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, Uỷ ban nhân dân thành phố và cơ quan cấp trên trực tiếp.
2. Trên cơ sở báo cáo của tổ chức, Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất thẩm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế sử dụng đất và trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định xử lý, cấp Giấy chứng nhận đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định sau:
Diện tích đất đã được Nhà nước giao mà nay đang sử dụng đúng mục đích thì được tiếp tục sử dụng và được cấp Giấy chứng nhận
Diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, diện tích đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, bị chiếm, thất thoát, diện tich đất đã cho các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân thuê hoặc mượn sử dụng nay tổ chức không tự xử lý thu hồi được, diện tích đất đã liên doanh, liên kết trái pháp luật thì trình uỷ ban nhân dân thành phố quyết định thu hồi để quản lý theo quy định về quản lý, sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp.
Đất tự bố trí cho cán bộ công nhân viên làm nhà ở, nay không có kế hoạch di chuyển, nếu phù hợp với quy hoạch đất ở (theo thoả thuận của Sở Quy hoạch Kiến trúc) thì bàn giao cho Uỷ ban nhân dân quận, huyện, quản lý và thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho người sử dụng. Người sử dụng đất ở được cấp Giấy chứng nhận phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Bộ Tài chính và quy định của Uỷ ban nhân dân thành phố.
Diện tích đất đang có tranh chấp thì Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất chủ trì cùng Uỷ ban nhân dân quận, huyện (nơi có đất) giải quyết dứt điểm, trình Uỷ ban nhân dân thành phố xác định người sử dụng đất.
1. Tổ chức kinh tế đang sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất tại các địa điểm, lập phương án xử lý các tồn tại (nếu có) trong việc quản lý, sử dụng đất, báo cáo Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất và Uỷ ban nhân dân thành phố.
2. Trên cơ sở báo cáo của Tổ chức, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất thẩm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế sử dụng đất và trình Uỷ ban nhân dân thành phố xử lý trước khi Giấy chứng nhận đối với từng trường hợp theo quy định sau:
Diện tích đất đã được Nhà nước cho thuê, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng hợp pháp từ người khác hoặc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng hoặc tiền sử dụng đất đã nộp cho Nhà nước không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, hiện đang sử dụng đúng mục đích thì được tiếp tục sử dụng và được cấp Giấy chứng nhận.
Diện tích đất đã được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng hợp pháp từ người khác hoặc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, hiện đang sử dụng đúng mục đích nhưng chưa chuyển sang thuê đất thì phải chuyển sang thuê đất, trường hợp lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất.
Diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, diện tích đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, bị chiếm, thất thoát, diện tích đất đã cho tổ chức khác, cá nhân thuê hoặc mượn sử dụng, liên doanh liên kết trái pháp luật thì thu hồi.
Đất tự bố trí cho cán bộ công nhân viên làm nhà ở nếu phù hợp với quy hoạch (theo thoả thuận của Sở Quy hoạch Kiến trúc) thì bàn giao cho Uỷ ban nhân dân quận, huyện, quản lý và thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho người sử dụng. Người sử dụng đất ở được cấp Giấy chứng nhận phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Bộ tài chính và quy định của Uỷ ban nhân dân thành phố.
đ) Diện tích đất đang có tranh chấp thì Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất chủ trì cùng Uỷ ban nhân dân quận, huyện (nơi có đất) giải quyết dứt điểm, trình Uỷ ban nhân dân thành phố xác định người sử dụng đất.
3. Diện tích đất quy định tại Điểm b Khoản 2 điều này thì doanh nghiệp phải lập phương án sản xuất, kinh doanh. Mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất phải được xác định trong phương án sản xuất, kinh doanh.
Điều 19: Đối với đất do Hợp tác xã đang sử dụng
Hợp tác xã đang sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất, lập phương án xử lý, giải quyết những tồn tại (nếu có), báo cáo Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Uỷ ban nhân dân thành phố.
Trên cơ sở báo cáo của Hợp tác xã, Sở tài nguyên Môi trường và Nhà đất thẩm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế sử dụng đất và trình Uỷ ban nhân dân thành phố xử lý khi cấp Giấy chứng nhận đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định như sau:
a) Diện tích đất đã được Nhà nước cho thuê, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng hợp pháp từ người khác hoặc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng hoặc tiền sử dụng đất đã nộp cho Nhà nước không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, đất có cùng mục đích sử dụng do xã viên góp vào Hợp tác xã đang sử dụng đúng mục đích thì được tiếp tục sử dụng và được cấp Giấy chứng nhận.
b) Diện tích đất đã được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người khác hoặc được Nhà nươc giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền đã trả có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, hiện đang được sử dụng đúng mục đích nhưng chưa chuyển sang thuê đất thì phải chuyển sang thuê đất, trường hợp lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất.
Đối với diện tích đất của Hợp tác xã nông nghiệp xây dựng trụ sở, nhà kho, sân phơi, xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản thì được Nhà nước giao đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và không thu tiền sử dụng đất.
c) Diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, diện tích đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, bị chiếm, thất thoát, diện tích đất đã cho tổ chức, cá nhân khác thuê hoặc mượn sử dụng, liên doanh liên kết trái pháp luật thì thu hồi theo quy định của pháp luật đất đai.
d) Đất tự bố trí cho xã viên làm nhà ở nay phù hợp với quy hoạch (theo thoả thuận của Sở Quy hoạch Kiến trúc) thì bàn giao cho Uỷ ban nhân dân quận, huyện, quản lý và thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng. Người sử dụng đất ở được cấp Giấy chứng nhận phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Bộ Tài chính và quy định của Uỷ ban nhân dân thành phố.
đ) Diện tích đất đã lấn, chiếm, bị lấn, bị chiếm, đang có tranh chấp thì Sở tài nguyên môi trường và Nhà đất chủ trì với Uỷ ban nhân dân quận, huyện (nơi có đất) giải quyết dứt điểm trình Uỷ ban nhân dân thành phố xác định người sử dụng đất.
3. Diện tích đất quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì Hợp tác xã phải lập phương án sử dụng đất. Mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất phải được xác định trong phương án sử dụng đất.
Điều 20: Đối với đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh
Việc cấp Giấy chứng nhận đối với đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Uỷ ban nhân dân thành phố Quyết định bảo vệ thực hiện theo quy định sau:
Đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh độc lập thì Giấy chứng nhận được cấp cho tổ chức trực tiếp quản lý di tích lịch sử -văn hoá, danh lam thắng cảnh.
Đất có di tích lịch sử - văn hoá mà di tích lịch sử - văn hoá đó thuộc sở hữu của tư nhân thì Giấy chứng nhận được cấp cho chủ sở hữu tư nhân.
Đất co di tích lịch sử - văn hoá của cộng đồng dân cư thì Giấy chứng nhận được cấp cho cộng đồng dân cư.
Trường hợp di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh là một khu vực rộng, có các loại đất khác xen kẽ thì không cấp Giấy chứng nhận cho toàn bộ khu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh mà cấp Giấy chứng nhận cho từng tổ chức, cá nhân sử dụng các loại đất trong khu vực.
Điều 21: Đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng
1. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng có chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động mà chưa được cấp Giấy chứng nhận phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất, lập phương án xử lý tồn tại (nếu có), báo cáo Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất và Uỷ ban nhân dân thành phố theo các nội dung sau:
Tổng diện tích đất đang sử dụng và ranh giới thửa đất theo hiện trạng sử dụng.
Diện tích đất mà cơ sở tôn giáo đã cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mượn, ở nhờ, thuê.
Diện tích đất mà cơ sở tôn giáo đã mượn, đã nhận tặng cho của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Diện tích đất đã bị người khác lấn, chiếm
Diện tích đất mà cơ sở tôn giáo được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao để mở rộng cơ sở tôn giáo.
Diện tích đất mở rộng cơ sở tôn giáo không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Sở Tài nguyên môi trường và Nhà đất thẩm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế sử dụng đất, xác định ranh giới cụ thể của thửa đất và trình Uỷ ban nhân dân thành phố xử lý theo quy định sau:
Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó để giải quyết nhăm bảo đảm quyền lợi về sử dụng đất của các bên phù hợp với thực tế.
Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì giải quyết theo quy định tại Điều 113 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai.
Diện tích đất mở rộng cơ sở tôn giáo không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, bị lấn, bị chiếm, đang có tranh chấp thì Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất chủ trì cùng Uỷ ban nhân dân quận, huyện (nơi có đất) giải quyết dứt điểm trình Uỷ ban nhân dân thành phố xác định người sử dụng đất.
Diện tích đất của sở sở tôn giáo sau khi đã xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều này và có đủ điều kiện quy định tại Khoản 4 Điều 51 Luật Đất đai thì cơ sở tôn giáo được cấp Giấy chứng nhận.
Chương 4:
Điều 22: Trách nhiệm của các Sở, Ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Sở Tài nguyền và Môi trường và Nhà đất trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cơ quan quản lý tài nguyên môi trường cấp quận, huyện, phường, xã, thị trấn thực hiện Quy định này, Cung cấp, hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu thực hiện các thủ tục hành chính trong việc cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
2. Sở Quy hoạch kiến trúc có trách nhiệm:
- Công bố quy hoạch xây dựng đô thị chi tiết của các Quận, huyện, của phường, xã, thị trấn (đối với nơi thuộc thẩm quyền do Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt) đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
- Thoả thuận kiến trúc quy hoạch đối trường hợp Tổ chức sử dụng đất không có giấy tờ và các trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng đất chuyên dùng sang làm nhà ở cho cán bộ, công nhân viên và phối hợp với các Sở, ngành có liên quan cung cấp thông tin về quy hoạch, về phạm vi hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật đường giao thông, đường sắt, đường bộ, cầu cống, công trình điện, mương thoát nước, Cấp chỉ giới đường đỏ. Thời gian giải quyết trong thời gian 20 ngày kể từ ngày Tổ chức sử dụng đất nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm cung cấp thông tin về phạm vi hành lang bảo vệ đê, sông, kênh, mương thuỷ lợi, hành lang thoát lũ, trả lời trong thời gian 20 ngày kể từ ngày Tổ chức sử dụng đất nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
4. Sở Văn hoá thông tin có trách nhiệm cung cấp thông tin về phạm vi hành lang bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, trả lời trong thời gian 20 ngày kể từ ngày Tổ chức sử dụng đất nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
5. Quân khu Thủ đô, Công an thành phố có trách nhiệm cung cấp thông tin về hành lang bảo vệ các công trình an ninh, quốc phòng và trả lời phạm vi hành lang bảo vệ các công trình an ninh, quốc phòng trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tổ chức sử dụng đất nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
6. Sở tài chính có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xử lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất trong trường hợp thu hồi quy định tại Khoản1, 2 Điều 6.
7. Cục thuế thành phố có trách nhiệm thu tiền sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính đảm bảo kịp thời, thuận lợi và đúng quy định.
8. Uỷ ban nhân dân các quận huyện có trách nhiệm chỉ đạo Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn và Phòng Tài nguyên và Môi trường rà soát toàn bộ các tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn, lập danh sách đề nghị Uỷ ban nhân dân thành phố cấp Giấy chứng nhận và thực hiện các quy định trong quy định này.
Điều 23: Trách nhiệm của tổ chức sử dụng đất
Tổ chức đang sử dụng đất có trách nhiệm kê khai chính xác, kịp thời và đầy đủ nội dung theo quy định về kê khai đăng ký và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định khi được cấp Giấy chứng nhận. Mọi trường hợp cản trở việc kê khai đăng ký, cố tình không kê khai đăng ký hoặc kê khai đăng ký không đúng sự thật sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Điều 25: Hiệu lực thi hành
1. Quy định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
2. Những quy định ban hành trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ./.
- 1Quyết định 23/2005/QĐ-UB-HN về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động về sử dụng đất cho các tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 5745/QĐ-UBND năm 2009 về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) ban hành đã hết hiệu lực thi hành do có văn bản thay thế do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 1Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động về sử dụng đất cho các tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 5745/QĐ-UBND năm 2009 về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) ban hành đã hết hiệu lực thi hành do có văn bản thay thế do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 1Quyết định 23/2005/QĐ-UB-HN về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Thông tư 01/2005/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Luật Đất đai 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 6Nghị định 182/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- 7Nghị định 198/2004/NĐ-CP về việc thu tiền sử dụng đất
- 8Thông tư 117/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất do Bộ Tài chính ban hành
- 9Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Quyết định 148/2005/QĐ-UB về "Quy chế cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài và cơ sở tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội" do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành
- Số hiệu: 148/2005/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/09/2005
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Lê Quý Đôn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/10/2005
- Ngày hết hiệu lực: 02/11/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra