Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1459/QĐ-UBND | Hà Giang, ngày 13 tháng 7 năm 2011 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỈNH HÀ GIANG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định tổ chức làm công tác Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ quyết định số 154/1998/QĐ-TTg ngày 25/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung nhiệm vụ và các thành viên Hội đồng Thi đua khen thưởng các cấp;
Căn cứ Quyết định 3546/2009/QĐ-UBND ngày 22/9/2009 của UBND tỉnh về việc kiện toàn Hội đồng Thi đua, khen thưởng tỉnh Hà Giang;
Theo đề nghị của Sở Nội vụ và Thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2543/QĐ-UBND ngày 05/9/2007 của UBND tỉnh Hà Giang về việc ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh Hà Giang.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thường trực Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh, Sở Nội vụ, Ban Thi đua khen thưởng và các thành viên Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định 1459/QĐ-UBND ngày 13/7/2011 của UBND tỉnh Hà Giang)
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG TĐKT TỈNH
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thi đua, khen thưởng tỉnh.
1. Thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề ngiệp, tổ chức kinh tế trong việc tổ chức phong trào thi đua yêu nước, bảo đảm phát triển phong trào thi đua mạnh mẽ, rộng khắp, đúng hướng và có hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
2. Tổng kết, phân tích thực tiễn phong trào thi đua, từ đó đề xuất với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh kế hoạch tổ chức chỉ đạo, phát động các phong trào thi đua, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến các cấp.
3. Đề xuất với UBND tỉnh về việc ban hành các quy định nhằm cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác Thi đua, khen thưởng ở cấp tỉnh; Đề xuất sửa đổi; bổ sung chính sách, hình thức thi đua và chế độ khen thưởng cho phù hợp với tình hình phát triển xã hội.
4. Xét khen thưởng cho những cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước để đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định hoặc trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Nước quyết định tặng thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng sau đây:
4.1. Danh hiệu vinh dự Nhà nước;
4.2. Huân chương, Huy chương cấp Nhà nước;
4.3. Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước;
4.4. Cờ Thi đua của Chính phủ;
4.5. Danh hiệu Chiến sĩ Thi đua toàn quốc;
4.6. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
4.7. Cờ Thi đua của UBND tỉnh;
4.8. Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc;
4.9. Danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp tỉnh.
4.10. Danh hiệu “Doanh nhân Hà Giang tiêu biểu”.
5. Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện công tác Thi đua khen thưởng của Hội đồng khen thưởng cấp cơ sở.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng Thi đua, khen thưởng tỉnh
1. Trực tiếp chỉ đạo phong trào thi đua và công tác TĐKT của đơn vị mình và khối thi đua được giao phụ trách.
2. Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng TĐKT tỉnh, có quyền tham gia và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, nếu vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh.
3. Trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện phong trào thi đua, công tác TĐKT của Hội đồng Thi đua khen thưởng cấp cơ sở; đại diện Hội đồng TĐKT tỉnh dự các cuộc họp về phát động, tổng kết thi đua của các khối thi đua, các đơn vị cơ sở theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng TĐKT tỉnh và có trách nhiệm báo cáo kết quả về Hội đồng TĐKT tỉnh tại các kỳ họp của Hội đồng hoặc báo cáo Chủ tịch Hội đồng TĐKT tỉnh khi chưa tới kỳ họp Hội đồng (qua cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh).
4. Phát hiện và giới thiệu, tuyên truyền, nhân rộng những gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua.
5. Xem xét và có ý kiến về thành tích của các cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng đối với các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng do Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh xét duyệt (tại các kỳ họp của Hội đồng TĐKT tỉnh hoặc qua phiếu xin ý kiến của cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh).
6. Được phân công thay mặt Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh công bố các quyết định khen thưởng cấp tỉnh, quyết định khen thưởng cấp Nhà nước.
7. Các thành viên Hội đồng TĐKT tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, được sử dụng bộ máy giúp việc và phương tiện làm việc tại cơ quan của mình để thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng TĐKT tỉnh phân công.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng TĐKT tỉnh.
1. Chủ tịch Hội đồng TĐKT tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Hội đồng TĐKT Trung ương, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh về cồn tác Thi đua khen thưởng của tỉnh.
2. Lãnh đạo Hội đồng TĐKT, Thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đã được quy định tại Quy chế này.
3. Quyết định triệu tập và chủ trì các phiên họp Hội đồng TĐKT tỉnh; Uỷ quyền cho Phó Chủ tịch Thường trực hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng TĐKT tỉnh chủ trì trong trường hợp không trực tiếp chủ trì cuộc họp của Hội đồng được.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh.
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh do Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Trưởng Ban Thi đua khen thưởng đảm nhận, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Tổ chức triển khai thực hiện công tác Thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; đề xuất các chủ trương, chính sách, kế hoạch hành động và phương hướng, tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong từng giai đoạn, từng năm.
2. Hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các cấp, các ngành, các doanh nghiệp tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về công tác TĐKT; giúp Chủ tịch Hội đồng TĐKT tỉnh tổng hợp đánh giá tình hình và kết quả của các phong trào thi đua yêu nước;
3. Tổ chức dự thảo các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước về công tác TĐKT của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị, Quyết định, kế hoạch…); trình xin ý kiến Hội đồng TĐKT tỉnh; tiếp thu ý kiến của các thành viên Hội đồng TĐKT tỉnh, chỉnh sửa văn bản trình Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật.
4. Đề xuất và chuẩn bị chương trình, nội dung cho các kỳ họp của Hội đồng TĐKT tỉnh; chủ trì các cuộc họp của Hội đồng TĐKT tỉnh khi được Chủ tịch Hội đồng uỷ quyền.
5. Tổ chức thẩm định thành tích của tập thể, các nhân được đề nghị khen thưởng để trình Hội đồng TĐKT xét duyệt hoặc xin ý kiến thành viên Hội đồng TĐKT tỉnh bằng văn bản đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải thông qua Hội đồng (quy định tại khoản 4 điều 3 Quy chế này); căn cứ kết quả xét duyệt của Hội đồng TĐKT hoặc ý kiến thành viên Hội đồng TĐKT tỉnh, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xét duyệt, khen thưởng theo quy định.
6. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực TĐKT. Kiến nghị cấp có thẩm quyền huỷ bỏ quyết định khen thưởng, thu hồi các danh hiệu, hình thức khen thưởng theo quy định tại Chương VII của Luật Thi đua, khen thưởng.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Chủ tịch Hội đồng TĐKT tỉnh
1. Phó chủ tịch Hội đồng do Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh đảm nhận, chịu trách nhiệm lãnh chỉ đạo công tác phối hợp triển khai thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; theo dõi chỉ đạo phong trào thi đua khối các cơ quan Mặt trận, đoàn thể.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng do Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh đảm nhận, chịu trách nhiệm lãnh chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong cán bộ công chức, viên chức và người lao động; theo dõi chỉ đạo phong trào thi đua khối các trường chuyên nghiệp
3. Các Phó Chủ tịch Hội đồng TĐKT tỉnh được chủ trì các cuộc họp của hội đồng TĐKT tỉnh khi Chủ tịch Hội đồng TĐKT tỉnh uỷ quyền; Tham dự họp khối thi đua Cụm 7 tỉnh biên giới phía Bắc khi được Chủ tịch Hội đồng TĐKT tỉnh phân công.
Điều 8. Phân công nhiệm vụ các uỷ viên Hội đồng TĐKT tỉnh
Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn chung của thành viên Hội đồng TĐKT tỉnh, các Uỷ viên Hội đồng TĐKT tỉnh chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng trong việc lãnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng thuộc phạm vi ngành, cơ quan, đoàn thể được phân công phụ trách. Cụ thể như sau:
1. Chánh Văn phòng UBND tỉnh - theo dõi chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua trong hoạt động của UBND các cấp và khối các sở, ngành tổng hợp.
2. Chánh Thanh tra tỉnh - theo dõi chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua của các cơ quan khối nội chính và khối các huyện phía Tây (Xín mần, Hoàng Su Phì, Quang Bình).
3. Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư - theo dõi chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua trong các doanh nghiệp và các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
4. Giám đốc Sở Tài chính - theo dõi chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua trong khối các cơ quan kế hoạch, Tài chính; Kiểm tra theo dõi việc quản lý sử dụng Quỹ Thi đua, khen thưởng các cấp.
5. Cụm trưởng Cục Thống kê - theo dõi phong trào thi đua của khối các huyện, thành phố vùng thấp (TP Hà Giang, Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê).
6. Giám đốc Công an tỉnh - theo dõi chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua trong lực lượng Công an.
7. Chính uỷ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh - theo dõi chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua trong lực lượng Quân đội (Quân sự và Biên phòng).
8. Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ - theo dõi chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua trong các tổ chức cơ sở Đảng và khối các ban Đảng.
9. Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ - theo dõi chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua của khối các cơ quan QLNN về kinh tế.
10. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ - theo dõi chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua trong các cơ quan khối văn hoá xã hội.
11. Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ - theo dõi chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua của khối các huyện vùng cao phía Bắc (Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ).
12. Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh - theo dõi, chỉ đạo phong trào thi đua trong các cấp Hội thuộc Hội Nông dân và phong trào thi đua nông nghiệp nông thôn.
13. Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh - theo dõi chỉ đạo phong trào thi đua trong các cấp Hội thuộc Hội Liên Hiệp phụ nữ tỉnh.
14. Chủ tịch Hội cựu Chiến binh - theo dõi chỉ đạo phong trào thi đua trong lực lượng các cấp Hội thuộc Cựu Chiến binh tỉnh.
15. Bí thư Tỉnh đoàn Thanh niên - theo dõi chỉ đạo phong trào thi đua trong lực lượng Đoàn viên, thanh niên của tỉnh.
16. Phó Trưởng Ban Thi đua khen thưởng - Uỷ viên kiêm Thư ký Hội đồng TĐKT tỉnh, có nhiệm vụ giúp Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh chuẩn bị các văn bản liên quan đến nội dung phiên họp của Hội đồng, tổng hợp các ý kiến của các thành viên Hội đồng, ghi biên bản, dự thảo kết luận các kỳ họp của Hội đồng TĐKT tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng TĐKT tỉnh ký ban hành.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh.
Cơ quan Thường trực của Hội đồng TĐKT tỉnh (Ban Thi đua khen thưởng), là đầu mối quan hệ công tác với Ban TĐKT Trung ương, Hội đồng TĐKT Trung ương, các Bộ, ngành, doàn thể Trung ương, các cơ quan trong và ngoài tỉnh về công tác TĐKT.
Cơ quan Thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Tham mưu tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ của Hội đồng TĐKT tỉnh.
2. Đề xuất với UBND tỉnh về việc ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách, hình thức thi đua và công tác khen thưởng đối với các phong trào thi đua chuyên đề, phong trào thi đua đặc biệt, thi đua theo đợt trên địa bàn tỉnh.
3. Thẩm định thành tích, xét duyệt và đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng đối với các hình thức khen không quy định phải thông qua Hội đồng TĐKT tỉnh xét duyệt gồm: Khen thưởng đột xuất cho cá nhân, tập thể; khen thưởng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.
4. Tiếp nhận, tổng hợp hồ sơ đề nghị khen thưởng; Hiệp y trình Nhà nước khen thưởng theo đề nghị của các Bộ, ngành Trung ương.
5. Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng cấp tỉnh và cấp Nhà nước theo quy định về công tác lưu trữ.
6. Thực hiện quản lý, sử dụng Quỹ thi đua khen thưởng của tỉnh và đảm bảo kinh phí phục vụ hoạt động của hội đồng TĐKT tỉnh theo quy định;
Trong trường hợp cần thiết cơ quan thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh xin ý kiến trực tiếp các thành viên Hội đồng bằng văn bản hành chính, các thành viên Hội đồng phải có trách nhiệm gửi ý kiến trả lời. Trường hợp xin ý kiến về xét khen thưởng, nếu có ý kiến không nhất trí (bất kỳ đối tượng nào trong danh sách xin ý kiến) với lý do cụ thể thì đối tượng đó không được trình khen thưởng; Trường hợp xin ý kiến về các vấn đề khác được thống nhất khi có 80% trở lên số thành viên Hội đồng có ý kiến nhất trí.
Trong xét duyệt khen thưởng các hình thức khen cấp Nhà nước, ý kiến của thành viên Hội đồng TĐKT tỉnh được thể hiện trên phiếu lấy ý kiến thông qua hình thức bỏ phiếu kín.
- 1Quyết định 3618/QĐ-UBND năm 2007 phê chuẩn quy chế làm việc, quy trình xét chọn của Hội đồng thi đua khen thưởng mở rộng đề nghị các danh hiệu thi đua năm 2007 do Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp ban hành
- 2Quyết định 226/2001/QĐ-CT về Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh Lào Cai
- 3Quyết định 1286/QĐ-UBND năm 2013 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh Hà Giang
- 4Quyết định 1468/QĐ-UBND năm 2015 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Sáng kiến tỉnh Bình Định
- 5Quyết định 1707/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Cao Bằng
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Nghị định 122/2005/NĐ-CP về tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng
- 3Quyết định 154/1998/QĐ-TTg sửa đổi nhiệm vụ và thành viên Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Quyết định 3618/QĐ-UBND năm 2007 phê chuẩn quy chế làm việc, quy trình xét chọn của Hội đồng thi đua khen thưởng mở rộng đề nghị các danh hiệu thi đua năm 2007 do Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp ban hành
- 7Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 8Quyết định 226/2001/QĐ-CT về Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh Lào Cai
- 9Quyết định 1468/QĐ-UBND năm 2015 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Sáng kiến tỉnh Bình Định
- 10Quyết định 1707/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Cao Bằng
Quyết định 1459/QĐ-UBND năm 2011 ban hành quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh Hà Giang
- Số hiệu: 1459/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/07/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Đàm Văn Bông
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/07/2011
- Ngày hết hiệu lực: 02/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra