Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1439/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 11 tháng 6 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ MỚI BAN HÀNH GIỮA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính Nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1702/SNN-TCCB ngày 31/5/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 11 (mười một) thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành;

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Cục Kiểm soát TTHC, VPCP;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Trung tâm PVHCC tỉnh;
- Trung tâm CB-TH tỉnh;
- Lưu: VT, NC4.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Lĩnh

 

DANH MỤC VÀ QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH GIỮA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày 11/6/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

1

Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn tỉnh

Trồng trọt

UBND tỉnh; Sở Nông nghiệp và PTNT; các đơn vị, địa phương liên quan

2

Ban hành Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn tỉnh

Trồng trọt

Như trên

3

Lập kế hoạch, đề án phát triển vùng sản xuất hàng hoá tập trung

Trồng trọt

Như trên

4

Xác định, công bố vùng sản xuất trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển và đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa

Trồng trọt

Như trên

5

Quyết định công bố dịch hại thực vật thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh

Bảo vệ thực vật

Như trên

6

Quyết định công bố hết dịch hại thực vật thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh

Bảo vệ thực vật

Như trên

7

Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh

Thủy sản

UBND cấp tỉnh.

8

Quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển cấp tỉnh

Thủy sản

UBND cấp tỉnh.

9

Phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thuỷ sản của địa phương

Thuỷ sản

UBND tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục Thủy sản, các đơn vị liên quan.

10

Phê duyệt kế hoạch triển khai dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ nguồn vốn ngân sách địa phương

Phát triển nông thôn

UBND tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện

11

Quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn vượt quá khả năng của địa phương.

Thú y

UBND tỉnh; UBND cấp huyện

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. Lĩnh vực Trồng trọt

1. Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn tỉnh

1.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: UBND cấp huyện đề nghị UBND cấp tỉnh ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

- Bước 2: Trên cơ sở căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc; đề nghị của UBND cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, UBND cấp tỉnh ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn tỉnh theo Mẫu số 02.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

1.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Không quy định.

1.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn tỉnh theo Mẫu số 02.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 94/2019/NĐ- CP ngày 13/12/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

 

Mẫu số 02.CĐ

ỦY BAN NHÂN DÂN
(Cấp tỉnh/huyện)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…, ngày … tháng … năm …

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA(TỈNH/HUYỆN) GIAI ĐOẠN ……

Căn cứ quy định tại Nghị định số …/2019/NĐ-CP ngày ... tháng … năm ... của Chính phủ. Căn cứ Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của

……….

UBND….báo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa giai đoạn như sau:

TT

Huyện (hoặc xã)

Tổng số

Trong đó chia theo các năm

Năm …..

Năm …..

Năm …..

Tổng số

3 vụ lúa

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng số

3 vụ lúa

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng số

3 vụ lúa

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng số

3 vụ lúa

2 vụ lúa

1 vụ lúa

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trồng cây hàng năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trồng cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Huyện/xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trồng cây hàng năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trồng cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Tổng số = Cây hàng năm + Cây lâu năm x 2 (lần); (2 lần để quy ra diện tích trồng lúa)

Cây HN: Cây hàng năm, Trồng lúa kết hợp NTTS: tính theo diện tích gieo trồng; cây LN: Cây lâu năm*: tính theo diện tích canh tác.

 


Nơi nhận:
-

-

CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

2. Ban hành Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn tỉnh

2.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn tỉnh.

- Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định ban hành Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn tỉnh.

- Bước 3: Trong thời hạn chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt) để tổng hợp.

2.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

2.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .

2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp tỉnh.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định ban hành Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn tỉnh.

2.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu.

3. Lập kế hoạch, đề án phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung

3.1. Trình tự thực hiện: UBND tỉnh lập kế hoạch, đề án phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung phù hợp với quy hoạch.

3.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Không quy định.

3.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp tỉnh.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Kế hoạch, đề án phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

3.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018.

4. Xác định, công bố vùng sản xuất trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển và đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa

4.1. Trình tự thực hiện: UBND cấp tỉnh xác định, công bố vùng và hướng dẫn áp dụng quy trình sản xuất trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển và đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa.

4.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

4.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp tỉnh.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố vùng sản xuất trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển và đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa.

4.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018.

II. Lĩnh vực Bảo vệ thực vật

1. Công bố dịch hại thực vật thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh

1.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tham mưu, trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình dịch hại, các số liệu thực tế chứng minh đủ điều kiện công bố dịch và sự cần thiết phải công bố dịch, đề xuất phạm vi công bố dịch và các giải pháp chống dịch.

- Bước 2: Chủ tịch UBND tỉnh căn cứ vào báo cáo của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công bố dịch đối với trường hợp sinh vật gây hại thực vật bùng phát, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật và báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền công bố dịch thành lập Hội đồng tư vấn để lấy ý kiến. Hội đồng do người có thẩm quyền công bố dịch hoặc cấp phó của người đó làm Chủ tịch, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Chủ tịch, thành viên là đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ thực vật. Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đề xuất với người có thẩm quyền về việc công bố dịch, phạm vi công bố dịch, các giải pháp chống dịch.

- Bước 3: Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi công bố dịch, Quyết định công bố dịch phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương; chính quyền địa phương nơi công bố dịch phải thông báo cho chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn biết và thực hiện.

1.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

1.3. Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị công bố dịch của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (mẫu 01).

- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (mẫu 02).

- Dự thảo Quyết định công bố dịch của Chủ tịch UBND tỉnh (mẫu 03).

1.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND tỉnh

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công bố dịch hại thực vật

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai :

- Tờ trình đề nghị công bố dịch của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (mẫu 01).

- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (mẫu 02).

- Dự thảo Quyết định công bố dịch của Chủ tịch UBND tỉnh (mẫu 03).

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Công bố dịch hại thực vật trong trường hợp: Khi sinh vật gây hại thực vật bùng phát, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật.

* Đối với sinh vật gây hại thực vật không thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật, không phải là sinh vật gây hại lạ thì phải đảm bảo hai điều kiện sau:

- Sinh vật gây hại thực vật gia tăng đột biến cả về số lượng, diện tích, mức độ gây hại so với trung bình của 02 (hai) năm trước liền kề của thời điểm công bố dịch và dự báo của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh trở lên; có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, môi trường, đời sống nhân dân, vượt quá khả năng kiểm soát của chủ thực vật.

- Các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đã được chủ thực vật áp dụng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật nhưng chưa đạt hiệu quả, phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp, bắt buộc chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn có dịch thực hiện nghiêm chỉnh trong một thời gian nhất định để nhanh chóng khống chế, dập tắt dịch.

* Đối với sinh vật gây hại thực vật là đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ xuất hiện hoặc xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ thiết lập quần thể, lây lan ra diện rộng mà phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp, bắt buộc chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn có dịch thực hiện nghiêm chỉnh để nhanh chóng bao vây và xử lý triệt để đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25/11/2013;

- Nghị định số 116/2014/NĐ-CP ngày 04/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

- Quyết định số 1343/QĐ-BNN-VP ngày 04/4/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý.

2. Công bố Công bố hết dịch hại thực vật thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh

2.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả chống dịch và đề xuất công bố hết dịch với Chủ tịch UBND tỉnh.

- Bước 2: Chủ tịch UBND tỉnh căn cứ vào báo cáo của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công bố hết dịch đối với trường hợp sinh vật gây hại thực vật bùng phát, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật.

- Bước 3: Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi người có thẩm quyền ký Quyết định công bố hết dịch, Quyết định phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương.

2.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

2.3. Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị công bố hết dịch hại thực vật của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (mẫu 04).

- Dự thảo Quyết định công bố hết dịch trên địa bàn xã/huyện/tỉnh (mẫu 05).

2.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND tỉnh

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công bố hết dịch

2.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Tờ trình đề nghị công bố hết dịch hại thực vật của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (mẫu 04).

- Dự thảo Quyết định công bố hết dịch trên địa bàn xã/huyện/tỉnh (mẫu 05).

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Khi dịch hại thực vật đã được khống chế và không còn nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng thì người có thẩm quyền công bố hết dịch.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25/11/2013;

- Nghị định số 116/2014/NĐ-CP ngày 04/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

- Quyết định số 1343/QĐ-BNN-VP ngày 04/4/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý.

 

mẫu 01

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .........................

..........., ngày ........ tháng ......năm 20....

 

 

TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị công bố dịch (tên dịch hại) ................ trên (tên cây trồng)  ......... trên địa bàn ……………………………………………

Kính gửi: Chủ tịch UBND tỉnh .............

Nội dung tờ trình gồm 3 phần như sau:

Phần 1: Nêu lý do đưa ra nội dung trình duyệt.

Phần 2: Nội dung và căn cứ các vấn đề cần đề xuất (trong đó có các phương án chống dịch khả thi).

Phần 3: Kiến nghị cấp trên (hỗ trợ, bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện việc chống dịch hiệu quả).

(Đính kèm Báo cáo tình hình dịch hại thực vật đề nghị công bố dịch tại địa phương của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố phê duyệt và ra quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
...
- Lưu:

GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

mẫu 02

 

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ...........

........, ngày ........ tháng ......năm 20...

 

BÁO CÁO

Tình hình (tên sinh vật gây hại) …. (tên cây trồng) …. trên địa bàn
……….. (Kèm theo Tờ trình số …. Ngày …. của Sở Nông nghiệp và PTNT)

Kính gửi: UBND tỉnh….

I. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI

1. Thời tiết (tỉnh/vùng): Tình hình thời tiết hiện tại có liên quan đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng và dịch hại.

2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển Báo cáo tổng diện tích gieo trồng, giống, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng trong thời điểm hiện tại.

3. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại: Thống kê diện tích nhiễm, mật độ, tỷ lệ của dịch hại, so sánh với cùng kỳ 2 năm trước liền kề (bảng thống kê kèm theo).

II. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐÃ THỰC HIỆN

1. Các biện pháp kỹ thuật, tổ chức chỉ đạo đã thực hiện (Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng để xử lý, thời gian áp dụng các biện pháp xử lý, các văn bản chỉ đạo phòng trừ đã thực hiện).

2. Kết quả phòng trừ.

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến phát sinh, hình thành dịch Gồm: Giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng; Các yếu tố canh tác, mật độ gieo trồng; Yếu tố thời tiết; Tuổi sâu, tỷ lệ/cấp bệnh; Diện tích, mức độ môi giới truyền bệnh (nếu là dịch hại có môi giới truyền bệnh); Nguồn dịch hại trên ký chủ phụ có khả năng lan truyền.

2. Dự kiến:

- Diện tích nhiễm, mức gây hại của dịch hại trong thời gian tới;

- Khoảng thời gian (cao điểm) bùng phát dịch hại;

- Địa điểm bùng phát dịch hại;

- Khả năng gây thiệt hại năng suất (%)

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục Bảo vệ thực vật;
- Trung tâm BVTV vùng IV;
- ........
- Lưu: VT, Chi cục TT&BVTV.

GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 

BẢNG THỐNG KÊ DIỆN TÍCH NHIỄM

(tên dịch hại) …… hại (tên cây trồng) ……….Đến ngày ……. tháng…….. năm

…(Kèm theo Tờ trình số :… ngày… tháng … năm… của Sở Nông nghiệp và PTNT)

STT

Huyện, thành phố, thị xã

Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích nhiễm dự kiến (ha)

Ghi chú

Tổng số

Nặng

Mất trắng

Diện tích nhiễm hiện tại (ha)

Diện tích trung bình 02 năm trước liền kề (ha) *

So với TB 02 năm trước liền kề (%)

Diện tích nhiễm hiện tại (ha)

Diện tích trung bình 02 năm trước liền kề (ha) *

So với TB 02 năm trước liền kề (%)

Diện tích nhiễm hiện tại (ha)

Diện tích trung bình 02 năm trước liền kề (ha) *

So với TB 02 năm trước liền kề (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(* )Tổng diện tích nhiễm của 02 năm liền kề chia trung bình

 

 

mẫu 03

 

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ...........

................, ngày ........ tháng ......năm 20.....

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố dịch (tên dịch hại) .…. hại (tên cây trồng) ….trên địa bàn (xã/huyện/tỉnh) ……………………………………….…

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Các căn cứ Pháp lý;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số: … ngày … tháng… năm ….,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố dịch (tên dịch hại)….… hại (tên cây trồng) …….. trên phạm vi (xã/huyện/tỉnh)........... từ ngày ......................

Điều 2. Giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị tại địa phương (nêu tên cụ thể) Một số nội dung tham khảo:

- Khẩn trương thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành khi có công bố dịch. Báo cáo thường xuyên về diễn biến tình hình dịch bệnh, kết quả chỉ đạo chống dịch;

- Tham mưu xây dựng dự toán kinh phí chống dịch; bố trí kinh phí đầy đủ để tổ chức chống dịch bệnh; khôi phục sản xuất;

- Tổ chức tuyên truyền cho nông dân về tác hại … và biện pháp chống dịch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Các cơ quan đơn vị tại địa phương (nêu tên cụ thể) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Bảo vệ thực vật;
….
- Lưu:.

CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

mẫu 04

 

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ...............

..........., ngày ........ tháng ......năm 20.......

 

TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị công bố hết dịch (tên dịch hại) ...............hại (tên cây trồng) .......trên địa bàn ………………………………………

Kính gửi: Chủ tịch UBND tỉnh ......................

Nội dung Tờ trình gồm 3 phần chính:

Phần 1: Nêu lý do đưa ra nội dung trình duyệt.

Phần 2: Nội dung và căn cứ các vấn đề cần đề xuất.

Phần 3: Kiến nghị cấp trên.

(Đính kèm báo cáo kết quả chống dịch và đề xuất công bố hết dịch của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và ra quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
...
- Lưu:

GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

mẫu 05

 

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .......QĐ-UBND

................, ngày ........ tháng ......năm 20.....

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố hết dịch (tên dịch hại) .………. hại (tên cây trồng) …….. trên địa bàn (xã/huyện/tỉnh) ………………………

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Các căn cứ Pháp lý;

Căn cứ khả năng và tình hình thực tế của (tên dịch hại)…………hại (tên cây trồng)……………. hiện nay trên địa bàn toàn (xã, huyện, tỉnh)

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số: ….ngày …tháng … năm ….,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố hết dịch (tên dịch hại)…trên phạm vi … từ (thời gian) …

Điều 2. Giao các sở, ban, ngành (nêu tên cụ thể) chịu trách nhiệm:

Một số nội dung tham khảo:

- Thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về Quyết định công bố hết dịch;

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi chặt chẽ diễn biến của dịch hại trên đồng ruộng, thực hiện các biện pháp phòng, trừ, ngăn ngừa sự bùng phát trở lại của dịch hại;

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc dự báo dịch hại, duy trì chế độ báo cáo; báo cáo ngay khi dịch có nguy cơ bùng phát trở lại.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Các cơ quan, đơn vị tại địa phương (nêu tên cụ thể) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Bảo vệ thực vật;
….
- Lưu.

GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 

III. Lĩnh vực Thủy sản

1. Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh

1.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức điều tra, lấy ý kiến dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá đa dạng sinh học và lập dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh và lấy ý kiến của các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển thông qua hình thức biểu quyết hoặc phiếu lấy ý kiến đối với dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.

- Bước 2: Trình UBND cấp tỉnh thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.

- Bước 3: Thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành và chủ trì thẩm định. Hội đồng thẩm định liên ngành gồm ít nhất 07 thành viên do lãnh đạo UBND cấp tỉnh làm Chủ tịch; các thành viên là lãnh đạo các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện có liên quan.

- Bước 4: Xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi có văn bản thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh của Hội đồng thẩm định liên ngành, UBND cấp tỉnh gửi hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn biển để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến chính thức bằng văn bản trước khi quyết định thành lập.

- Bước 5: Bộ Nông nghiệp trả lời về dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến đồng thuận bằng văn bản gửi UBND cấp tỉnh; trường hợp không đồng thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Bước 6: Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh Sau khi nhận được ý kiến đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn biển.

1.2. Cách thức thực hiện: Không quy định

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: (i) Hồ sơ thẩm định dự án gửi UBND cấp tỉnh:

- Tờ trình đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh;

- Dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

- Bảng tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến của các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển;

- Tài liệu liên quan khác (nếu có). (ii) Hồ sơ gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Dự án thành lập khu bảo tồn biển;

- Bảng tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến của các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã liên quan;

- Ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển;

- Văn bản thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển Hội đồng thẩm định liên ngành.

1.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp tỉnh.

1.7. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT- BNNPTNT

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;

- Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

- Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực Thủy sản.

2. Quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển cấp tỉnh

2.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Ban quản lý khu bảo tồn biển chủ trì xây dựng dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển và có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh trình UBND cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển.

- Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh chủ trì tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu bảo tồn biển về phương án điều chỉnh, bảo đảm tối thiểu 70% ý kiến cộng đồng dân cư và có văn bản lấy ý kiến các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã liên quan; trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm góp ý bằng văn bản.

- Bước 3: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh trình UBND cấp tỉnh thẩm định dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển.

- Bước 4: Thành lập hội đồng thẩm định UBND cấp tỉnh thành lập hội đồng thẩm định liên ngành gồm ít nhất 07 thành viên là lãnh đạo các Sở, ngành, UBND cấp huyện có liên quan và các chuyên gia trong lĩnh vực Thủy sản, đa dạng sinh học do lãnh đạo UBND cấp tỉnh làm Chủ tịch hội đồng và tổ chức thẩm định theo quy định.

- Bước 5: Xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND cấp tỉnh gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xin ý kiến bằng văn bản.

- Bước 6: Quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển Căn cứ ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển; Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển. Trường hợp không ban hành quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

2.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: (i) Hồ sơ Ban quản lý khu bảo tồn biển gửi Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh bao gồm: Văn bản đề nghị phê duyệt điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn. (ii) Hồ sơ Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh trình gửi UBND tỉnh thẩm định bao gồm:

- Tờ trình đề nghị thẩm định dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển;

- Báo cáo thuyết minh dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TTBNNPTNT;

- Bảng tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến của các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu bảo tồn biển khu vực dự kiến điều chỉnh;

- Tài liệu liên quan khác (nếu có). (iii) Hồ sơ UBND tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến:

- Văn bản thẩm định;

- Báo cáo thuyết minh dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển;

- Bảng tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến của các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu bảo tồn biển khu vực dự kiến điều chỉnh;

- Tài liệu liên quan khác (nếu có).

2.4. Thời hạn giải quyết: Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành Quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển: 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Khu quản lý bảo tồn biển.

2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp tỉnh.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.

2.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Báo cáo thuyết minh dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;

- Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

3. Phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thuỷ sản của địa phương

3.1 Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Hằng năm, căn cứ quy định tại Thông tư 04/2016/TT- BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản, Kế hoạch Quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tình hình sản xuất nuôi trồng thủy sản tại địa phương; Chi cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản, báo cáo, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Văn bản đề nghị UBND tỉnh xem xét phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thuỷ sản của địa phương.

- Bước 2: UBND tỉnh xem xét phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thuỷ sản của địa phương.

3.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

3.3. Thành phần hồ sơ:

- Dự thảo Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản của địa phương.

- Văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND tỉnh xem xét phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thuỷ sản của địa phương

3.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Chi cục Thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND tỉnh.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thuỷ sản của địa phương

3.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;

- Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản.

- Quyết định số 1343/QĐ-BNN-VP ngày 04/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

IV. Lĩnh vực Phát triển nông thôn

1. Phê duyệt kế hoạch triển khai dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ nguồn vốn ngân sách địa phương

1.1 Trình tự thực hiện:

- Bước 1: UBND huyện, thành phố, thị xã khảo sát lập đề xuất dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

- Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi UBND tỉnh để xây dựng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm.

- Bước 3: Căn cứ dự toán ngân sách hàng năm, kinh phí hỗ trợ xây dựng dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch triển khai, thực hiện.

- Bước 4: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn địa phương tổ chức triển khai thực hiện.

- Bước 5: UBND huyện, thành phố, thị xã được giao kinh phí hỗ trợ, xây dựng dự án phát triển ngành nghề nông thôn, phê duyệt kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.

1.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Đề xuất dự án phát triển ngành nghề nông thôn.

1.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện, thành phố, thị xã

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND tỉnh

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ nguồn vốn ngân sách địa phương.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

V. Lĩnh vực Thú y

1. Quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương

1.1 Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

- Bước 2: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn vượt quá khả năng của địa phương.

1.2 Cách thức thực hiện: Không quy định.

1.3 Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

1.4 Thời hạn giải quyết: Không quy định.

1.5 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ tịch UBND cấp huyện.

1.6 Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp tỉnh.

- Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

1.7 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

1.8 Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

1.9 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

1.10 Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

1.11 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thú y ngày 19/6/2015;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1439/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ mới giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh

  • Số hiệu: 1439/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/06/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
  • Người ký: Nguyễn Hồng Lĩnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản