Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 143/QĐ-UB | Lào Cai, ngày 17 tháng 7 năm 1997 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC HUY ĐỘNG SỨC DÂN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước ngày 20/3/1996;
Căn cứ Nghị quyết số 08/N-HĐND ngày 05/7/1997 của HĐND tỉnh Lào Cai khoá 2 - kỳ họp thứ 6 về việc huy động sức dân, đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt cơ chế huy động sức dân, đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
1. Đối tượng đóng góp:
a) Huy động theo lao động trong độ tuổi (trừ học sinh đang theo học ở các trường)
Nam từ 16 tuổi đến 60 tuổi.
Nữ từ 16 tuổi đến 55 tuổi.
Kể cả các trường hợp có hộ khẩu tạm trú đăng ký tại địa phương từ 6 tháng lên)
b) Huy động theo các loại phương tiện giao thông tham gia hoạt động kinh doanh vận tải hàng hoá và hành khách tại địa bàn bao gồm: Ô tô, xe công nông, xe súc vật kéo, xe máy, mô tô các loại.
c) Ngoài nghĩa vụ theo mức quy định ghi trong Quyết định này UBND tỉnh Lào Cai vận động các đơn vị, tổ chức, cá nhân (trong và ngoài địa phương) có hảo tâm, tham gia tự nguyện ủng hộ công quỹ xây dựng, phát triển giao thông nông thôn tại địa phương.
2. Mức huy động:
a) Theo công lao động: mỗi lao động 03 (ba) công/năm/lao động (1công tương ứng = 10.000 đ (mười ngàn đồng),
b) Theo phương tiện :
- Đối với xe mô tô, xe máy (tham gia kinh doanh chở người, chở hàng hoá) xe súc vật kéo: 20.000đ/xe/năm (Hai mươi ngàn đồng).
- Đối với xe ô tô, xe công nông trọng tải dưới 2 tấn, xe tắc xi chở khách dưới 20 ghế: 50.000đ/xe/năm (Năm mươi ngàn đồng).
- Đối với xe ô tô trọng tải từ 2 đến 5 tấn, xe ca chở khách trên 20 đến 30 ghế: 60.000đ/xe/năm (Sáu mươi ngàn đồng).
- Đối với xe ô tô trọng tải trên 5 tấn, xe ca chở khách trên 30 ghế: 70.000đ/xe/năm (Bảy mươi ngàn đồng.
3. Hình thức huy động:
a) Bằng tiền mặt (chủ yếu ở khu vực phi nông nghiệp.
b) Bằng công, sức lao động (chủ yếu ở khu vực nông nghiệp).
- Đối tượng được miễn hoàn toàn:
+ Các gia đình diện chính sách đang được hưởng phụ cấp, trợ cấp gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, thương binh những người mất sức lao động.
+ Phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi và có thai từ 6 tháng trở lên.
+ Những người ốm đau kinh niên mãn tính.
- Đối tượng được giảm 50%:
+ Những người ốm đau do tai nạn rủi ro phải chạy chữa tốn kém.
+ Những người gặp rủi ro trong sản xuất bị thất thu từ 50% trở lên.
+ Những người ở vùng cao quá khó khăn về kinh tế hàng năm đều được nhà nước trợ cấp.
Những người được miễn giảm, do trưởng thôn, bản xem xét đề nghị Chủ tịch UBND xã, phường duyệt từng năm cho từng đối tượng cụ thể.
5. Phân cấp quản lý, sử dụng nguồn vốn lao động:
a) UBND xã (phường, thị trấn) tổ chức thu theo biên lai, ấn chỉ của Bộ Tài chính. Toàn bộ số thu được đều phải nộp vào Kho bạc nhà nước và khi chi cho đầu tư xây dựng phát triển giao thông nông thôn phải theo kế hoạch được duyệt và quy định phân cấp trong xây dựng cơ bản của tỉnh.
b) UBND xã (phường, thị trấn) xác nhận việc tham gia và hoàn thành nghĩa vụ này đối với công lao động trực tiếp.
6. Phân phối nguồn thu: Định mức trích để lại cho từng huyện, thị xã như sau:
a) Các xã chưa có đường ô tô được để lại 100% số thu.
b) Các xã khu vực III được để lại 80% số thu.
c) Các xã khu vực II được để lại 50% số thu.
d) Các xã, thị trấn khu vực I được để lại 20% số thu.
e) Các phường được để lại 10% số thu.
Số còn lại nộp lên tỉnh quản lý, điều hành chung theo thứ tự ưu tiên.
Điều 2. Nguồn huy động này phải đảm bảo công khai, công bằng, dân chủ và được quản lý thống nhất và chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển giao thông nông thôn theo quy hoạch và kế hoạch hàng năm, đơn giá, định mức do UBND tỉnh quy định (1 số định mức sẽ có hướng dẫn riêng), bao gồm: Duy tu, bảo dưỡng, làm mới, sửa chữa nâng cấp đường, cầu, cống. Nghiêm cấm sử dụng nguồn huy động này sử dụng vào mục đích khác.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 150/QĐ.UB năm 1995 về Quy định tạm thời cơ chế huy động nguồn lực trong dân quản lý, sử dụng nguồn vốn để xây dựng và phát triển giao thông vận tải nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2Quyết định 915/2013/QĐ-UBND về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2015
- 3Quyết định 834/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông nông thôn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 4Quyết định 26/2003/QĐ-UB Quy chế quản lý đầu tư xây dựng và phát triển đường giao thông nông thôn do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 5Quyết định 258/2001/QĐ-UB về huy động lao động công ích hàng năm trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 6Chỉ thị 12/CT-UB năm 1995 về đẩy mạnh phong trào thi đua làm đường giao thông nông thôn do Tỉnh Lào Cai ban hành
- 1Quyết định 150/QĐ.UB năm 1995 về Quy định tạm thời cơ chế huy động nguồn lực trong dân quản lý, sử dụng nguồn vốn để xây dựng và phát triển giao thông vận tải nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2Quyết định 258/2001/QĐ-UB về huy động lao động công ích hàng năm trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 3Quyết định 153/QĐ-UB năm 1997 điều chỉnh Quyết định 143/QĐ-UB do tỉnh Lào Cai ban hành
- 4Chỉ thị 12/CT-UB năm 1995 về đẩy mạnh phong trào thi đua làm đường giao thông nông thôn do Tỉnh Lào Cai ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Luật ngân sách Nhà nước 1996
- 3Quyết định 915/2013/QĐ-UBND về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2015
- 4Quyết định 834/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông nông thôn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 5Nghị quyết 08/NQ-HĐND năm 1997 về huy động sức dân, đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn trên địa bàn Lào Cai
- 6Quyết định 26/2003/QĐ-UB Quy chế quản lý đầu tư xây dựng và phát triển đường giao thông nông thôn do tỉnh Lạng Sơn ban hành
Quyết định 143/QĐ-UB năm 1997 về huy động sức dân đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn trên địa bàn Lào Cai
- Số hiệu: 143/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/07/1997
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Nguyễn Đức Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/07/1997
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra