Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ, LÀNG NGHỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công Thương về việc ban hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2012 của UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 1673/TTr-SCT ngày 07 tháng 6 năm 2012 của Sở Công Thương về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 964/BC-KH&ĐT ngày 24 tháng 10 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Phát triển nghề, làng nghề phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn kết với phát triển làng nghề chung cả nước.
Phát huy sự tham gia của cộng đồng có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế, góp phần tạo việc làm tại chỗ để tăng thu nhập, để xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn theo phương châm “ly nông bất ly hương”, gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới.
Phát triển làng nghề song song với khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống, ổn định thị trường tiêu thụ, bảo đảm an toàn về môi trường sinh thái.
Phát triển nghề, làng nghề cần gắn với phát triển du lịch, tạo thành các tua du lịch hấp dẫn... Khuyến khích tạo điều kiện thu hút khách quốc tế đến với làng nghề, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của làng nghề.
- Phát triển nghề, làng nghề nhằm bảo tồn các giá trị truyền thống; đồng thời phát triển các làng có nghề mới; Rà soát phân loại các nghề, làng nghề cần duy trì, bảo tồn hoặc chuyển nghề khác. - Phát triển các sản phẩm thủ công thể mạnh, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực làng nghề theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - thương mại, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
- Phát triển lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động. Hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề.
- Phát triển các sản phẩm của làng nghề truyền thống đang có thị trường tiềm năng, gắn với khôi phục văn hóa truyền thống của làng nghề.
- Năm 2015 tỷ trọng sản xuất nghề, làng nghề của thành phố Hà Nội đạt 8,4%, đến năm 2020 chiếm 8,5% và đến năm 2030 chiếm 8,9% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Thành phố.
- Năm 2030 Thành phố có 1.500 làng có nghề chiếm khoảng 65,33% so với tổng số làng ở ngoại thành thành phố.
- Bảo tồn và khôi phục 21 làng. Giai đoạn 2011 - 2015: 10 làng; giai đoạn 2016-2020: 11 làng.
- Phát triển làng nghề kết hợp với du lịch 17 làng. Giai đoạn 2011 - 2020: 10 làng; giai đoạn 2021 - 2030: 7 làng.
- Hạn chế phát triển hoặc chuyển hướng nghề mới, hoặc di dời vào cụm công nghiệp làng nghề 14 làng. Giai đoạn 2011 - 2015: 2 làng; giai đoạn 2016 - 2020: 6 làng; giai đoạn 2021 - 2030: 6 làng.
- Xử lý ô nhiễm môi trường 80 làng. Giai đoạn 2011 - 2015: 30 làng; giai đoạn 2016 - 2020: 30 làng; giai đoạn 2021 - 2030: 20 làng.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng 70 làng: giai đoạn 2011 - 2015: 25 làng; giai đoạn 2016 - 2020: 25 làng; giai đoạn 2021 - 2030: 20 làng.
- Tạo việc làm ổn định cho khoảng 800 ngàn đến 1 triệu lao động nông thôn, trong đó tạo việc làm mới cho khoảng 200 nghìn lao động.
- Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người từ ngành nghề đạt 25 - 30 triệu đồng/năm vào năm 2015 và đạt 35 - 40 triệu đồng/năm vào năm 2020, 50 - 60 triệu đồng/năm vào năm 2030.
III. Quy hoạch các ngành nghề, làng nghề:
1. Phát triển các nghề, làng nghề có giá trị truyền thống:
a. Ngành thủ công mỹ nghệ:
- Bảo tồn, khôi phục, phát triển các nghề truyền thống, xây dựng làng nghề gắn với du lịch, chú trọng đến đào tạo nghề, tìm kiếm vật liệu thay thế, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, xây dựng trung tâm thương mại tại làng nghề, hỗ trợ các cơ sở tham gia các hội chợ, trưng bày sản phẩm. Hình thành các doanh nghiệp thương mại tại các làng nghề.
- Đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường, ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường cho các làng nghề truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.
- Hoàn chỉnh các cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu mặt bằng phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Giá trị sản xuất năm 2015 đạt 1.850 tỷ đồng, năm 2020 đạt 4.634 tỷ đồng và năm 2030 là 29.183 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 18,4%/năm, 2016 - 2020 là 20,2%/năm và 2021 - 2030 là 20,2%/năm.
b. Ngành nghề chế biến lâm sản:
- Xây dựng thương hiệu cho các làng nghề Hà Nội về chế biến sản phẩm lâm sản. Xây dựng các trung tâm thương mại ở các làng nghề truyền thống.
- Hình thành các cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp chế biến các sản phẩm lâm sản. Khuyến khích, hỗ trợ di dời các doanh nghiệp, các hộ sản xuất lớn trong các làng nghề thuộc ngành nghề chế biến lâm sản vào các cụm công nghiệp làng nghề. Hoàn chỉnh một số cụm công nghiệp làng nghề đang triển khai xây dựng
- Xây dựng chương trình du lịch làng nghề gắn với các tua du lịch
- Giá trị sản xuất năm 2015 đạt 6.485 tỷ đồng, năm 2020 là 17.310 tỷ đồng và năm 2030 là 89.592 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 19,2%/năm, 2016 - 2020 là 21,7%/năm và 2021 - 2030 là 17,9%/năm.
c. Ngành nghề dệt lụa:
- Bảo tồn các giá trị truyền thống của làng nghề, sử dụng các loại nguyên liệu tự nhiên, khôi phục các mẫu hoa văn và các kỹ thuật đang có nguy cơ thất truyền, hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm kết hợp phát triển các tua du lịch.
- Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 326 tỷ đồng, năm 2020 là 824 tỷ đồng và năm 2030 là 4.520 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 16%/năm, 2016 - 2020 là 20,4%/năm và 2021 - 2030 là 18,6%/năm.
d. Ngành nghề thêu, ren:
- Đa dạng hóa, thương mại hóa sản phẩm, mở rộng sản xuất, xây dựng làng nghề kết hợp với du lịch. Chú trọng công tác đào tạo nghề. Khôi phục nghề ren ở Hạ Mỗ - Đan Phượng; Bình Đà - Thanh Oai.
- Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 992 tỷ đồng, năm 2020 là 2.435 tỷ đồng và năm 2030 là 12.425 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 18,2%/năm, 2016 - 2020 là 19,7%/năm và 2021 - 2030 là 17,7%/năm.
đ. Ngành nghề gốm sứ:
- Bảo tồn, khôi phục và phát triển giá trị truyền thống trong sản phẩm gốm sứ. Đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh mạnh trên thị trường, chú trọng phát triển sản phẩm mới, hiện đại, đẩy mạnh xuất khẩu. Quy hoạch, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu. Phát triển mạnh du lịch, dịch vụ tại làng nghề. Hoàn chỉnh các cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
- Giảm số lò đốt than, xây dựng lò đốt bằng dầu và gas. Sản lượng sản phẩm gốm sứ hàng năm tăng từ 20 - 22%.
- Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 1.317 tỷ đồng, năm 2020 là 2.566 tỷ đồng và năm 2030 là 9.323 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 10%/năm, 2016 - 2020 là 14,3%/năm và 2021 - 2030 là 13,8%/năm.
e. Ngành nghề da, giầy, khâu bóng:
- Xây dựng thương hiệu sản phẩm, đa dạng chủng loại sản phẩm và tiến tới xuất khẩu vào năm 2015. Đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, tạo việc làm cho người lao động ở vùng lân cận. Bảo vệ môi trường trong công đoạn thuộc da.
- Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 816 tỷ đồng, năm 2020 là 2.130 tỷ đồng và năm 2030 là 14.510 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 18,1%/năm, 2016 - 2020 là 21,2%/năm và 2021 - 2030 là 21,2%/năm.
a. Ngành nghề dệt may:
- Phát triển nghề dệt may tham gia sản xuất các sản phẩm phụ trợ cho may xuất khẩu như khuy, mex, vải lót... Triển khai công tác xử lý ô nhiêm môi trường.
- Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 1.750 tỷ đồng, năm 2020 là 3.428 tỷ đồng và năm 2030 là 13.725 tỷ đồng.
- Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 12%/năm, 2016 - 2020 là 14,4%/năm và 2021 - 2030 là 14,9%/năm.
b. Ngành nghề cơ kim khí, điện, rèn dao kéo:
- Định hướng để tham gia vào sản xuất các sản phẩm phụ trợ. Tập trung vào phát triển các sản phẩm đơn lẻ dùng trong gia dụng, nội thất. Đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã để thích ứng với nhu cầu thị trường và giảm thiểu ô nhiễm. Tăng cường quản lý môi trường, triển khai những dự án xử lý ô nhiễm môi trường và hỗ trợ di dời những cơ cở gây ô nhiễm ra cụm CN làng nghề.
- Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 1.500 tỷ đồng, năm 2020 là 3.824 tỷ đồng và năm 2030 là 14.322 tỷ đồng.
- Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 20,4%/năm, 2016 - 2020 là 20,6%/năm và 2021 - 2030 là 14,1%/năm.
3. Phát triển một số ngành nghề khác:
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có điều kiện về vốn, đất đai, kiến thức và kinh nghiệm đầu tư gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh. Phát triển nghề bảo quản và chế biến rau quả ở các khu vực ven đô thị ở các huyện, thị và các vùng chuyên canh rau an toàn. Phát triển các nghề chế biến thuốc nam, đông dược phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
- Giá trị sản xuất đến năm 2015 là 1.155 tỷ đồng, năm 2020 là 2.955 tỷ đồng và năm 2030 là 12.410 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 20%/năm, 2016 - 2020 là 20,7%/năm và 2021 - 2030 là 15,4%/năm.
4. Phát triển một số ngành nghề mới:
- Ưu tiên phát triển các nghề bảo quản, chế biến rau quả ở các khu vực ven đô thị và các vùng chuyên canh rau an toàn, nghề chế biến thuốc nam, đông dược. Xây dựng dự án khôi phục nghề cũ; Tổ chức nhân cấy nghề, lựa chọn các hộ có đủ điều kiện để thành lập các cơ sở sản xuất mới tại địa phương.
- Đến năm 2030 Thành phố có gần 1.500 làng có nghề chiếm 65,3% so với tổng số làng ở ngoại thành thành phố .
Dự kiến vốn cho các dự án ưu tiên đầu tư theo quy hoạch là: 8.525 tỷ đồng (Giai đoạn 2010 - 2020: 3.890 tỷ đồng, giai đoạn 2021 - 2030: 4.635 tỷ đồng)
- Xây dựng cơ chế huy động mọi nguồn vốn của các tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông thôn...
- Hoàn thiện cơ chế để các doanh nghiệp làng nghề, hộ sản xuất... tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các làng nghề.
- Tăng cường hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hoạt động xúc tiến thương mại, đào tạo, đổi mới ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất, cải tạo và xử lý môi trường tại các làng nghề.
- Xây dựng cơ chế nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, của tổ chức phi Chính phủ đầu tư vào lĩnh vực phát triển liên quan đến làng nghề.
2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ:
a. Đối với thị trường trong nước:
- Gắn kết các làng nghề với hệ thống siêu thị, chợ, trung tâm thương mại để dựa sản phẩm vào phân phối và kết hợp với chương trình đưa hàng về nông thôn.
- Hình thành mối liên kết với các doanh nghiệp giúp các làng nghề trở thành vệ tinh cho các doanh nghiệp.
- Tổ chức và hỗ trợ các làng nghề tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành, trưng bày giới thiệu sản phẩm.
- Nâng cấp phòng giới thiệu sản phẩm làng nghề Hà Nội hiện có thành Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề Hà Nội; Tiếp tục triển khai xây dựng 04 Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống với khách hàng trong và ngoài nước theo các tua du lịch tại các huyện: Thường Tín, Chương Mỹ, Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây.
b. Thị trường xuất khẩu:
- Chú trọng đến dịch vụ cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, kết nối giao thương, tham gia hội chợ triển lãm quốc tế, tham quan khảo sát thị trường...
- Phối hợp với các Trung tâm Xúc tiến thương mại, thương vụ và các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài để quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và các sản phẩm của làng nghề tới nước sở tại.
- Hỗ trợ các hiệp hội, các làng nghề xây dựng và duy trì trang Website nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm... trên Internet.
c. Xây dựng, phát triển thương hiệu làng nghề:
- Hỗ trợ các làng nghề trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, nhất là làng nghề truyền thống.
- Nâng cao vai trò của các tổ chức Hội, Hiệp hội, chính quyền cấp xã, thôn và các doanh nghiệp trong các làng nghề trong việc quảng bá, giới thiệu thương hiệu làng nghề tới khách hàng trong và ngoài nước.
d. Xúc tiến thiết kế mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường:
- Lập đề án xây dựng đội ngũ thiết kế mẫu mã sản phẩm, tiến tới thành lập trung tâm thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ cấp Thành phố.
- Khuyến khích hỗ trợ các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia các cuộc thi về sáng tác mẫu mã sản phẩm cho các làng nghề do các tỉnh, thành phố khác tổ chức.
đ. Thị trường về nguyên liệu:
- Xây dựng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu của một số sản phẩm đặc thù có nhu cầu lớn như: Mây tre giang đan guột tế, gốm sứ, dệt may, chế biến lương thực thực phẩm...
- Tăng cường liên doanh, liên kết hợp tác với các tỉnh, thành trong cả nước trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh.
3. Giải pháp về bảo vệ môi trường:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, vận động doanh nghiệp, hộ sản xuất trong làng nghề thực hiện tốt các quy định về Luật bảo vệ môi trường.
- Xây dựng cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ các cơ sở sản xuất nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường của các làng nghề.
- Tổ chức di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư.
- Khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn bằng các công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
4. Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ:
- Khuyến khích áp dụng kỹ thuật hiện đại, công nghệ mới vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là áp dụng khoa học kỹ thuật giảm nhẹ sức lao động trong một số công đoạn sản xuất nhất định.
- Tăng cường cơ chế hỗ trợ vốn đầu tư phục vụ mục đích đổi mới công nghệ, thực hiện ưu đãi tín dụng và hỗ trợ vốn đối với những ngành nghề và cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến.
- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề: phần mềm quản lý sản xuất, quản lý chẩt lượng sản phẩm, xây dựng website, chợ ảo điện tử...
- Phát triển các hoạt động thông tin tư vấn và chuyển giao công nghệ trong sản xuất làng nghề.
- Đáp ứng mặt bằng phục vụ cho mở rộng sản xuất, đầu tư công nghệ mới, di dời các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất ô nhiễm môi trường.
- Bảo đảm dành quỹ đất cho phát triển TTCN và làng nghề theo đúng quy hoạch để phát triển bền vững công nghiệp nông thôn.
- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cho phát triển làng nghề gắn với xây dựng quy hoạch nông thôn mới theo Đề án xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030.
6. Phát triển làng nghề gắn với du lịch:
- Nâng cấp, chỉnh trang cơ sở hạ tầng của các làng nghề, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu du lịch, từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Xây dựng các trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, xây dựng khu sản xuất tập trung có đủ điều kiện để làm điểm du lịch cho khách tham quan đến làng nghề.
- Xây dựng các tua du lịch làng nghề theo các các tuyến du lịch như: Hà Nội - chùa Hương, Hà Nội - Tràng An, Bái Đính, Tam Cốc, Bích Động, Cúc Phương, Hà Nội - Hòa Bình, Hà Nội - Ba Vì...
7. Giải pháp về tổ chức và quản lý nhà nước:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, Thành phố về vai trò, ý nghĩa của sự phát triển nghề, làng nghề.
- Thường xuyên rà soát các văn bản về cơ chế, chính sách liên quan đến làng nghề để điều chỉnh, bổ sung và thống nhất triển khai trên địa bàn thành phố.
- Thành lập mạng lưới khuyến công để đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên địa bàn Thành phố.
- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa bảo đảm thông thoáng, giải quyết công việc nhanh gọn kịp thời, hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các hộ sản xuất trong làng nghề sản xuất kinh doanh.
8. Giải pháp về nguồn nhân lực:
- Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc biệt để khuyến khích các nghệ nhân và thợ giỏi tham gia đào tạo.
- Bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, quản lý doanh nghiệp cho các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề.
1. Trách nhiệm của Sở Công Thương:
- Công bố và phổ biến rộng rãi quy hoạch. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, UBND các quận, huyện thị xã trên địa bàn Thành phố trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển nghề, làng nghề 5 năm và hàng năm theo đúng định hướng quy hoạch.
- Xây dựng cơ chế, chính sách để phát nghề, làng nghề trên địa bàn. Kiểm tra, giám sát các tổ chức, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp - làng nghề có phương án phát triển sản xuất kinh doanh.
- Tham mưu cho UBND Thành phố điều chỉnh Quy hoạch kịp thời khi không phù hợp.
2. Các sở, ban, ngành của Thành phố:
Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.
3. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:
Lồng ghép nội dung quy hoạch trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị xã cho phù hợp. Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn các quận, huyện, thị xã.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, Tài nguyên & Môi trường, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Thông tin & Truyền thông, Lao động, Thương binh & Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC 01
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 14/QĐ-UBND, ngày 02 tháng 01 năm 2013)
I. Dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch:
STT | Làng nghề | Địa điểm |
1 | Làng nghề gốm sứ Bát Tràng | Bát Tràng, Gia Lâm |
2 | Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc | P. Vạn Phúc, Q. Hà Đông |
3 | Làng nghề sơn khảm Ngọ Hạ | Chuyên Mỹ, Phú Xuyên |
4 | Làng nghề điêu khắc Dư Dụ | Thanh Thùy, Thanh Oai |
5 | Làng nghề mây tre đan Phú Vinh | Phú Nghĩa, Chương Mỹ |
6 | Làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng | Sơn Đồng, Hoài Đức |
7 | Làng nghề sơn mài Hạ Thái | Duyên Thái, Thường Tín |
8 | Làng nghề dát vàng, bạc, quỳ Kiêu Kỵ | Kiêu Kỵ, Gia Lâm |
9 | Làng nghề thêu ren Thắng Lợi | Thắng Lợi, Thường Tín |
10 | Làng nghề điêu khắc Thiết Úng | Vân Hà, Đông Anh |
11 | Làng nghề may Trạch Xá | Hòa Lâm, Ứng Hòa |
12 | Làng nghề thêu Đại Đồng | TT Phú Xuyên, Phú Xuyên, |
13 | Làng nghề tiện Nhị Khê | Nhị Khê, Thường Tín |
14 | Làng nghề may Thượng Hiệp | Tam Hiệp, Phúc Thọ |
15 | Làng nghề dệt Phúng Xá | Phùng Xá, Mỹ Đức |
16 | Làng nghề nặn tò he Xuân La | Phượng Dực, Phú Xuyên |
17 | Làng nghề rắn Lệ Mật | P. Việt Hưng, Q. Long Biên |
II. Danh mục dự án bảo tồn và phục hồi các làng nghề truyền thống:
STT | Làng nghề | Địa điểm |
1 | Làng nghề tết thao Triều Khúc | Tân Triều, Thanh Trì |
2 | Làng nghề sơn mài Đông Mỹ | Đông Mỹ, Thanh Trì |
3 | Làng nghề giấy dó Vân Canh | Vân Canh, Hoài Đức |
4 | Làng nghề tranh sơn mài Kim Hoàng | Vân Canh, Hoài Đức |
5 | Làng nghề dệt the La Khê | P. La Khê, Q. Hà Đông |
6 | Làng nghề gốm Phú Sơn | P. Viên Sơn, TSơn Tây |
7 | Làng nghề đúc đồng Ngũ Xã | Tây Hồ |
8 | Làng nghề giấy dó Bưởi | Ba Đình |
9 | Làng nghề dâu tằm tơ Thụy An | Mê Linh |
10 | Làng nghề dâu tằm tơ Đẹp Thôn | Mê Linh |
11 | Làng nghề nón lá Đại Áng | Đại Áng, Thanh Trì |
12 | Làng nghề nhạc cụ Đào Xá | Đông Lỗ, Ứng Hòa |
13 | Làng nghề dệt the, lụa Cổ Đô | Cổ Đô, Ba Vì |
14 | Làng nghề tre trúc Xuân Thủy | Xuân Thu, Sóc Sơn |
15 | Làng nghề giấy sắc Nghĩa Đô | Nghĩa Đô, Cầu Giấy |
16 | Làng nghề gốm Tô Hiệu | Tô Hiệu, Thường Tín |
17 | Làng nghề dâu tằm tơ Tráng Việt | Tráng Việt, Mê Linh |
18 | Làng nghề dâu tằm tơ Đông Cao | Tráng Việt, Mê Linh |
19 | Làng nghề thêu ren Hạ Mỗ | Hạ Mỗ, Đan Phượng |
20 | Làng nghề dệt chồi, lượt Phùng Xá | Phùng Xá, Thạch Thất |
21 | Làng nghề ren Bình Đà | Bình Minh, Thanh Oai |
III. Danh mục dự án xử lý môi trường làng nghề:
STT | Làng nghề | Địa chỉ |
1 | Làng nghề rèn thôn Đa Sỹ | P. Kiến Hưng, Q. Hà Đông |
2 | Làng nghề dệt in hoa thôn Ỷ La | P. Dương Nội, Q. Hà Đông |
3 | Làng nghề dệt vải thôn La Dương | P. Dương Nội, Q. Hà Đông |
4 | Làng nghề dệt in hoa thôn La Nội | P. Dương Nội, Q. Hà Đông |
5 | Làng nghề bánh tẻ thôn Phú Nhi | P. Phú Thịnh, TX. Sơn Tây |
6 | Làng nghề chế biến NSTP thôn Chi Nê | Trung Hoà, Chương Mỹ |
7 | Làng nghề chế biến NSTP thôn Bá Nội | Hồng Hà, Đan Phượng |
8 | Làng nghề chế biến NSTP thôn Tháp Thượng | Song Phượng, Đan Phượng |
9 | Làng nghề chế biến NSTP thôn Trúng Đích | Hạ Mỗ, Đan Phượng |
10 | Làng nghề chế biến NSTP thôn Lưu Xá | Đức Giang, Hoài Đức |
11 | Làng nghề bún bánh thôn Cao Xá Hạ | Đức Giang, Hoài Đức |
12 | Làng nghề bánh kẹo, dệt kim La Phù | La Phù, Hoài Đức |
13 | Làng nghề chế biến NSTP Minh Khai | Minh Khai, Hoài Đức |
14 | Làng nghề chế biến NSTP Dương Liễu | Dương Liễu, Hoài Đức |
15 | Làng nghề chế biến NSTP Cát Quế | Cát Quế, Hoài Đức |
16 | Làng nghề bánh đa nem thôn Ngự Câu | An Thượng, Hoài Đức |
17 | Làng nghề chế biến LTTP thôn Tân Độ | Hồng Minh, Phú Xuyên |
18 | Làng nghề bún bánh Hoà Khê Hạ | Bạch Hạ, Phú Xuyên |
19 | Làng nghề chế biến NSTP thôn Tân Hoà | Tân Hoà, Quốc Oai |
20 | Làng nghề chế biến tinh bột Cộng Hoà | Cộng Hoà, Quốc Oai |
21 | Làng nghề bún thôn Thanh Lương | Bích Hoà, Thanh Oai |
22 | Làng nghề bún thôn Kỳ Thuỷ | Bích Hoà, Thanh Oai |
23 | Làng nghề tương, miến thôn Cự Đà | Cự Khê, Thanh Oai |
24 | Làng nghề cơ khí thôn Dụ Tiền | Thanh Thuỳ, Thanh Oai |
25 | Làng nghề cơ khí thôn Từ Am | Thanh Thuỳ, Thanh Oai |
26 | Làng nghề lược sừng Thuỵ Ứng | Hoà Bình, Thường Tín |
27 | Làng nghề bánh dày Thượng Đình | Nhị Khê, Thường Tín |
28 | Làng nghề làm bún thôn Bặt Chùa | Liên Bạt, Ứng Hòa |
29 | Làng nghề làm bún thôn Bặt Trung | Liên Bạt, Ứng Hòa |
30 | Làng nghề làm bún thôn Bặt Ngõ | Liên Bạt, Ứng Hòa |
31 | Làng nghề chế biến NSTP thôn Minh Hồng | Minh Quang, Ba Vì |
32 | Làng nghề mây tre đan thôn Lam Điền | Lam Điền, Chương Mỹ |
33 | Làng nghề mây tre đan thôn Bài Trượng | Hoàng Diệu, Chương Mỹ |
34 | Làng nghề cơ khí thôn Thuý Hội | Tân Hội, Đan Phượng |
35 | Làng nghề chế biến lương thực Yên Viên | Yên Viên, Gia Lâm |
36 | Làng nghề chế biến NSTP thôn Yên Sở | Yên Sở, Hoài Đức |
37 | Làng nghề làm đậu thôn Yên Nội | Vạn Yên, Mê Linh |
38 | Làng nghề làm đậu thôn Tiên Đài | Vạn Yên, Mê Linh |
39 | Làng nghề bánh kẹo, phở khô Yên Thị | Tiến Thịnh, Mê Linh |
40 | Làng nghề bánh đa Ngọc Trì | Kim Hoa, Mê Linh |
41 | Làng nghề chế biến lương thực Vân Lôi | Tam Đồng, Mê Linh |
42 | Làng nghề chế biến lương thực Cư An | Tam Đồng, Mê Linh |
43 | Làng nghề chế biến NSTP thôn Hạ Hiệp | Liên Hiệp, Phúc Thọ |
44 | Làng nghề chế biến NSTP thôn Hiếu Hiệp | Liên Hiệp, Phúc Thọ |
45 | Làng nghề chế biến NSTP thôn Linh Chiểu | Sen Chiểu, Phúc Thọ |
46 | Làng nghề cơ khí thôn Rùa Thượng | Thanh Thuỳ, Thanh Oai |
47 | Làng nghề cơ khí thôn Rùa Hạ | Thanh Thuỳ, Thanh Oai |
48 | Làng nghề cơ khí thôn Gia Vĩnh | Thanh Thuỳ, Thanh Oai |
49 | Làng nghề miến thôn Cự Đà | Thanh Thuỳ, Thanh Oai |
50 | Làng nghề dệt khăn, dệt len thôn Thanh Thần | Thanh Mai, Thanh Oai |
51 | Làng nghề mộc thôn Áng Phao | Cao Dương, Thanh Oai |
52 | Làng nghề tái chế nhựa Triều Khúc | Tân Triều, Thanh Trì |
53 | Làng nghề miến, bánh đa Hữu Hòa | Hữu Hòa, Thanh Trì |
54 | Làng nghề chè lam thôn Thạch | Thạch Xá, Thạch Thất |
55 | Làng nghề cơ khí nông cụ thôn Phừng Xá | Phùng Xá, Thạch Thất |
56 | Làng nghề cơ khí thôn Liễu Nội | Khánh Hạ, Thường Tín |
57 | Làng nghề dây thừng nhựa Trung Văn | Trung Văn, Từ Liêm |
58 | Làng nghề bánh kẹo Xuân Đỉnh | Xuân Đỉnh, Từ Liêm |
59 | Làng nghề bún bánh Phú Đô | Mễ Trì, Từ Liêm |
60 | Làng nghề rèn thôn Vũ Ngoại | Liên Bạt, Ứng Hòa |
61 | Làng nghề mây tre đan Phụ Chính | Hòa Chính, Chương Mỹ |
62 | Làng nghề dệt Đồng Nhân | Đông La, Hoài Đức |
63 | Làng nghề cơ khí Đại Tự | Kim Chung, Hoài Đức |
64 | Làng nghề mộc, cơ khí Kim Long Thượng | Hoàng Long, Phú Xuyên |
65 | Làng nghề sơn khảm Đồng Vĩnh | Chuyên Mỹ, Phú Xuyên |
66 | Làng nghề may mặc, khảm trai thôn Ứng Cử | Vân Từ, Phú Xuyên |
67 | Làng nghề may mặc, khảm trai thôn Từ Thuận | Vân Từ, Phú Xuyên |
68 | Làng nghề giầy da Giẽ Thượng | Phú Yên, Phú Xuyên |
69 | Làng nghề mây tre đan Đồng Lư | Đồng Quang, Quốc Oai |
70 | Làng nghề chế biến LTTP My Thượng | Thanh Mai, Thanh Oai |
71 | Làng nghề chế biến LTTP My Hạ | Thanh Mai, Thanh Oai |
72 | Làng nghề nón là Liên Tân | Phương Trung, Thanh Oai |
73 | Làng nghề cơ khí thôn Liễu Nội | Khánh Hà, Thường Tín |
74 | Làng nghề điêu khắc thôn Nhân Hiền | Hiền Giang, Thường Tín |
75 | Làng nghề mộc thôn Định Quán | Tiền Phong, Thường Tín |
76 | Làng nghề thêu may thôn Gia Khánh | Nguyễn Trãi, Thường Tín |
77 | Làng nghề CBNS Hoàng Trung | Hồng Dương, Thường Tín |
78 | Làng nghề dệt đũi tơ tằm thôn cống Xuyên | Nghiêm Xuyên, Thường Tín |
79 | Làng nghề dệt Hòa Xá | Hòa Xá, Ứng Hòa |
80 | Làng nghề mây tre đan Hoàng Dương | Sơn Công, Ứng Hòa |
IV. Danh mục dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng làng nghề:
STT | Làng nghề | Địa chỉ |
1 | Làng nghề Mây tre đan Yên Kiện | Đông Phương Yên, Chương Mỹ |
2 | Làng nghề Nón lá Văn La | Văn Võ, Chương Mỹ |
3 | Làng nghề Mây tre đan Khê Than | Phú Nghĩa, Chương Mỹ |
4 | Làng nghề Mây tre đan Phú Hữu II | Phú Nghĩa, Chương Mỹ |
5 | Làng nghề CB Lâm sản thôn Hạ | Liên Trung, Đan Phượng |
6 | Làng nghề Mộc Thượng Thôn | Liên Hà, Đan Phượng |
7 | Làng nghề Gốm sứ Kim Lan | Kim Lan, Gia Lâm |
8 | Làng nghề Mây tre đan Nam Cường | Tam Đồng, Mê Linh |
9 | Làng nghề Mây tre đan Đông Mỹ | An Tiến, Chương Mỹ |
10 | Làng nghề Khảm trai Bối Khê | Chuyên Mỹ, Phú Xuyên |
11 | Làng nghề Khảm trai thôn Ngọ | Chuyên Mỹ, Phú Xuyên |
12 | Làng nghề Dệt may Thượng Hiệp | Tam Hiệp, Phúc Thọ |
13 | Làng nghề Mây tre đan Đại Phu | Liệp Tuyết, Quốc Oai |
14 | Làng nghề Mây tre đan Bái Nội | Liệp Tuyết, Quốc Oai |
15 | Làng nghề Mây tre đan Xuân Dương | Kim Lũ, Sóc Sơn |
16 | Làng nghề Mây tre đan Mạch Kỳ | Hồng Dương, Thanh Oai |
17 | Làng nghề Mây tre đan Ngọc Đình | Hồng Dương, Thanh Oai |
18 | Làng nghề Nón lá Thị Nguyên | Cao Dương, Thanh Oai |
19 | Làng nghề Mộc Hữu Bằng | Hữu Bằng, Thạch Thất |
20 | Làng nghề Mộc Dị Nậu | Dị Nậu, Thạch Thất |
21 | Làng nghề NSTP Thượng Đình | Nhị Khê, Thường Tín |
22 | Làng nghề Điêu khắc Thượng Cung | Tiền Phong, Thường Tín |
23 | Làng nghề Thêu ren Hướng Dương | Thắng Lợi, Thường Tín |
24 | Làng nghề Mây tre đan Đống Vũ | Trường Thịnh, Ứng Hòa |
25 | Làng nghề Mây tre đan Xà Cầu | Quảng Phú Cầu, Ứng Hòa |
26 | Làng nghề Mây tre đan Phù Yên | Xã Trường Yên, Chương Mỹ |
27 | Làng nghề Mây tre đan Hạ Dục | Xã Đồng Phú, Chương Mỹ |
28 | Làng nghề Mây tre đan Đông Cựu | Xã Đông Sơn, Chương Mỹ |
29 | Làng nghề CB Lâm sản thôn Trung | Xã Liên Trung, Đan Phượng |
30 | Làng nghề Vàng, quỳ Kiêu Kỵ | Xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm |
31 | Làng nghề Mây tre đan thôn Trê | Xã Tuy Lai, Mỹ Đức |
32 | Làng nghề Đan cỏ tế Hoàng Xá | Xã Phú Túc, Phú Xuyên |
33 | Làng nghề Đan cỏ tế Lưu Thượng | Xã Phú Túc, Phú Xuyên |
34 | Làng nghề Mộc Đại Nghiệp | Xã Tân Dân, Phú Xuyên |
35 | Làng nghề Da Giầy Giẽ Hạ | Xã Phú Yên, Phú Xuyên |
36 | Làng nghề Mây tre đan Quảng Nguyên | Xã Quảng Phú Cầu, Ứng Hòa |
37 | Làng nghề Mây tre đan Phú Lương Thượng | Xã Quảng Phú Cầu, Ứng Hòa |
38 | Làng nghề Mây tre đan Đạo Tú | Xã Quảng Phú Cầu, Ứng Hòa |
39 | Làng nghề Mây tre đan Thu Thuỷ | Xã Xuân Thu, Sóc Sơn |
40 | Làng nghề Nón lá Quang Trung | Xã Phương Trung, Thanh Oai |
41 | Làng nghề Điêu khắc Vũ Lăng | Xã Dân Hoà, Thanh Oai |
42 | Làng nghề Mộc Canh Hoạch | Xã Dân Hoà, Thanh Oai |
43 | Làng nghề Mây tre đan Ba Dư | Xã Hồng Dương, Thanh Oai |
44 | Làng nghề Mộc Canh Nậu | Xã Canh Nậu, Thạch Thất |
45 | Làng nghề Thêu ren Bì Hướng | Xã Quất Động, Thường Tín |
46 | Làng nghề Sơn mài Duyên Trường | Xã Duyên Thái,Thường Tín |
47 | Làng nghề Mộc Vạn Điểm | Xã Vạn Điểm, Thường Tín |
48 | Làng nghề Mây tre đan Xâm Dương III | Xã Ninh Sở, Thường Tín |
49 | Làng nghề Mây tre đan Trần Đăng | Xã Hoa Sơn, Ứng Hòa |
50 | Làng nghề Mộc Thiết Úng | Xã Vân Hà, Đông Anh |
51 | Làng nghề Mây tre đan Lưu Xá | Xã Hoà Chính, Chương Mỹ |
52 | Lảng nghề Mây tre đan Quyết Tiến | Xã Tiên Phương, Chương Mỹ |
53 | Làng nghề Mộc Phúc Cầu | Xã Thuỵ Hương, Chương Mỹ |
54 | Làng nghề Đan cỏ tế Tư Sản | Xã Phú Túc, Phú Xuyên |
55 | Làng nghề Đan cỏ tế Đường La | Xã Phú Túc, Phú Xuyên |
56 | Làng nghề Dệt may Từ Thuận | Xã Vân Từ, Phú Xuyên |
57 | Làng nghề Mây tre đan Nhị Khê | Xã Hoàng Long, Thường Tín |
58 | Làng nghề Cót nan Trại Ro | Xã Tuyết Nghĩa, Quốc Oai |
59 | Làng nghề Cót nan thôn Muôn | Xã Tuyết Nghĩa, Quốc Oai |
60 | Làng nghề Nón lá Liên Tân | Xã Phương Trung, Thanh Oai |
61 | Làng nghề Thêu ren thôn Trên | Xã Bích Hòa, Thanh Oai |
62 | Làng nghề Dệt may thôn Giữa | Xã Bích Hòa, Thanh Oai |
63 | Làng nghề Nón lá Động Giã | Xã Đỗ Động, Thanh Oai |
64 | Làng nghề Nón lá Trường Xuân | Xã Xuân Dương, Thanh Oai |
65 | Làng nghề Mây tre đan Thái Hòa | Xã Bình Phú, Thạch Thất |
66 | Làng nghề Thêu ren Bình Lăng | Xã Thắng Lợi, Thường Tín |
67 | Làng nghề Mây tre đan Bằng Sở | Xã Ninh Sở, Thường Tín |
68 | Làng nghề Thêu ren Từ Vân | Xã Lê Lợi, Thường Tín |
69 | Làng nghề Thêu ren Cổ Chất | Xã Dũng Tiến, Thường Tín |
70 | Làng nghề Dệt may Trạch Xá | Xã Hòa Lâm, Ứng Hòa |
Ghi chú:
Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các chương trình, dự án nêu trên được tính toán, lựa chọn và xác định chính xác cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư.
PHỤ LỤC 02
DANH SÁCH CÁC LÀNG NGHỀ KHÔNG KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN
(Kèm theo Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 02 tháng 01 năm 2013)
Thời gian | Làng nghề | Nội dung |
2011 - 2015 | Làng nghề Minh Khai - Hoài Đức | Chuyển đổi từ chế biến tinh bột sang chế biến thực phẩm (bánh kẹo) và đưa các doanh nghiệp và hộ sản xuất lớn gây ô nhiễm môi trường chuyển vào Cụm sản xuất TTCN Dương Liễu |
Làng nghề Dương Liễu - Hoài Đức | ||
2016 - 2020 | Làng nghề Dụ Tiền - Thanh Oai | Đưa 50% các doanh nghiệp, các hộ sản xuất lớn vào các cụm sản xuất TTCN Cát Quế, Thanh Thùy... |
Làng nghề Từ Am - Thanh Oai | ||
Làng nghề Rùa Hạ - Thanh Oai | ||
Làng nghề Cát Quế - Hoài Đức | ||
Làng nghề Ngự Câu - Hoài Đức | ||
Làng nghề Yên Sở - Hoài Đức | ||
2121 - 2030 | Làng nghề Thượng Thôn - Đan Phượng | Đưa 50% các doanh nghiệp, các hộ sản xuất cơ kim khí vào CCN làng nghề Thanh Thùy và CCN Liên Hà, Hạ Mỗ, Hồng Hà (Đan Phượng), Hòa Bình (Thường Tín) |
Làng nghề Trúng Đích - Đan Phượng | ||
Làng nghề Bá Nội - Đan Phượng | ||
Làng nghề Gia Vĩnh - Thanh Oai | ||
Làng nghề Rùa Thượng - Thanh Oai | ||
Làng nghề Thụy Ứng - Thường Tín |
- 1Quyết định 554/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 1175/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề Hà Nội
- 3Quyết định 1265/QĐ-UBND về phê duyệt đề cương quy hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Bình Định ban hành
- 4Quyết định số 3891/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5Quyết định 55/2008/QĐ-BCT về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6Quyết định 554/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 7Quyết định 1081/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 222/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 2261/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 11Quyết định 1175/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề Hà Nội
- 12Quyết định 1265/QĐ-UBND về phê duyệt đề cương quy hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Bình Định ban hành
- 13Quyết định số 3891/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020
Quyết định 14/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 14/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/01/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Trần Xuân Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra