- 1Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2Quyết định 269/QĐ-NH9 năm 1995 về việc thành lập Ban quản lý dự án Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 403/1997/QĐ-NHNN2 về việc cho phép Ban quản lý các dự án ngân hàng áp dụng hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước kèm theo QĐ 269-NH2 năm 1992 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/1998/QĐ-NHNN2 | Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 1998 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị định số 15-CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Quyết định số 269/QĐ-NH9 ngày 23 tháng 9 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thành lập Ban Quản lý Dự án Ngân hàng;
Căn cứ Hiệp định tín dụng phát triển ký kết giữa Hiệp hội phát triển quốc tế và nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 2785 VN ngày 16-01-1995 - Dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán; Hiệp định tín dụng số 2855 VN ngày 19-7-1996 - Dự án Tài chính nông thôn; Hiệp định vay giữa Ngân hàng Phát triển Châu Á và nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 1457 VIE ngày 18-10-1996 - Dự án tín dụng nông thôn;
Căn cứ Công văn số 5551/QHQT ngày 02 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ về việc cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng Ngân hàng bán buôn của Dự án Tài chính nông thôn do Ngân hàng Thế giới tài trợ cho vay lại các Tổ chức tín dụng;
Căn cứ Công văn số 6776 KTTH ngày 31 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ về việc quy định mức phí dịch vụ cho vay nguồn vốn tín dụng Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 403/1997/QĐ-NHNN2 ngày 05 tháng 12 năm 1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cho phép Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng áp dụng Hệ thống Tài khoản Kế toán Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 269/QĐ-NH2 ngày 04-12-1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính Ngân hàng Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về Quản lý Tài chính, tài sản đối với Ban Quản lý các dự Ngân hàng”.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng Thống đốc, Trưởng Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổng Kiểm soát, Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Dương Thu Hương (Đã ký) |
VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN ĐỐI VỚI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14-1998/QĐ-NHNN2 ngày 10 tháng 01 năm 1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Điều 1: Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, có nhiệm vụ giúp Thống đốc quản lý và thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng vốn vay của các Tổ chức Đầu tư phát triển mà Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là cơ quan thực hiện dự án.
Điều 2: Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng là một đơn vị hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi trong hoạt động; được Ngân hàng Nhà nước giao một số vốn và tài sản cần thiết để quản lý và thực hiện các dự án và phải chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả các loại vốn và tài sản này.
Điều 3: Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng hạch toán đầy đủ vào sổ sách kế toán tất cả các loại vốn, tài sản, các khoản thu, chi và phải có đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp. Hàng năm, sau khi quyết toán, Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng nộp chênh lệch thu chi tài chính của mình về Ngân hàng Nhà nước hoặc được Ngân hàng Nhà nước thanh toán.
II. CÁC KHOẢN THU, CHI CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NGÂN HÀNG
Điều 4. Các khoản thu của Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng bao gồm:
- Thu lãi cho vay lại;
- Thu phí, lệ phí, dịch vụ v.v..;
- Thu lãi tiền gửi (phần không phải nộp cho các bên liên quan);
- Thu chênh lệch tỷ giá ngoại tệ;
- Thu khác: gồm các khoản thu ngoài các khoản thu đã quy định ở trên.
Điều 5. Các khoản chi của Ban Quản lý và các Dự án Ngân hàng gồm có:
1. Chi về công tác quản lý: Các khoản chi này được xác định và quản lý như đối với các Vụ, Cục của Ngân hàng Nhà nước Trung ương, bao gồm:
- Chi lương và phụ cấp lương (kể cả chi làm thêm ngoài giờ);
- Chi bảo hiểm xã hội và công tác xã hội;
- Chi khấu hao cơ bản tài sản cố định;
- Chi công cụ lao động;
- Chi bảo dưỡng và sửa chữa tài sản;
- Chi vật liệu giấy tờ in;
- Chi trang phục giao dịch;
- Chi công tác phí;
- Chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ (trong kế hoạch chung của Ngân hàng Nhà nước);
- Chi xuất bản tài liệu, tuyên truyền, quảng cáo (nếu có);
- Các khoản chi phí quản lý khác:
+ điện nước, vệ sinh cơ quan;
+ Chi cước phí bưu điện, thông tin liên lạc;
+ Chi hội nghị (nếu có);
+ Chi lễ tân khánh tiết (chỉ có những khoản chi liên quan đến việc quản lý và thực hiện các dự án);
+ Các khoản chi khác.
2. Các khoản chi đặc thù của công tác quản lý và thực hiện dự án: Là các khoản chi có mục đích, nội dung và mức chi không quy định trong chế độ tài chính chung của Ngân hàng Nhà nước. Việc thực hiện các khoản chi này phụ thuộc vào từng dự án, số lượng các dự án mà Ngân hàng Nhà nước đang quản lý và thực hiện và chế độ chi tiêu cho dự án do Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Các khoản chi đặc thù thuộc nguồn kinh phí của các dự án (Dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toán; Dự án Tín dụng Nông thôn; Dự án Tài chính Nông thôn) do Ngân hàng Nhà nước quản lý và thực hiện bao gồm:
- Chi cho đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;
- Chi cho nghiên cứu phục vụ quản lý dự án;
- Chi quản lý, giám sát hoạt động dự án;
- Chi về dịch vụ tư vấn (trong và ngoài nước);
- Chi cho công tác kiểm toán;
- Chi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ;
- Chi trả lãi tiền vay dự án;
- Trích nộp phí dịch vụ;
- Các khoản chi khác.
Điều 6. Nguyên tắc quản lý và hạch toán các khoản thu, chi của Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng:
- Tất cả các khoản thu, chi phát sinh trong quản lý và thực hiện các dự án phải được hạch toán đầy đủ, chính xác và kịp thời vào sổ sách kế toán theo chế độ quy định.
- Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng phải thu đúng chế đô, thu đủ và kịp thời, không để thất thu, không tự ý miễn giảm các khoản thu. Nghiêm cấm việc để các khoản thu ngoài sổ sách kế toán, giữ lại các khoản thu để lập các quỹ trái phép dưới mọi hình thức.
- Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng phải chi tiêu theo đúng chế độ tài chính do Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước ban hành. Mọi khoản chi (bao gồm các khoản chi quản lý và các khoản chi đặc thù của công tác quản lý và thực hiện dự án) đều phải có dự toán và chỉ được chi theo dự toán đã được Ngân hàng Nhà nước (Vụ Kế toán - Tài chính) duyệt. Tất cả các khoản chi phải được thanh, quyết toán đầy đủ, kịp thời theo quy định.
- Các khoản chi phát sinh phải được hạch toán đúng nguồn chỉ định trên cơ sở chứng từ hợp lệ, hợp pháp. Nghiêm cấm việc ghi chi các khoản chưa thực chi, ghi chi để lập quỹ trái phép.
Điều 7. Đối với phí nghiệp vụ ngân hàng bán buốn của Dự án Tài chính nông thôn:
1. Khoản phí dịch vụ ngân hàng bán buôn được thống nhất quản lý tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán - Tài chính) và sử dụng đúng theo quy định tại điểm 3, Công văn số 6776 KTTH ngày 31-12-1996 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Ngoài việc khen thưởng chung, nếu quản lý dự án tốt. Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khen thưởng theo tỷ lệ % (phần trăm) trong số tiền thưởng được trích từ tổng số phí dịch vụ ngân hàng bán buôn thu được sau khi có sự chấp thuận của Bộ Tài chính. Vụ Kế toán - Tài chính sẽ trích chuyển số tiền thưởng cho Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng theo các Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 8. Các khoản chi đặc thù của công tác quản lý và thực hiện dự án phải:
1. Thực hiện đúng mục đích, nội dung và mức chi đã được quy định trong từng dự án và chế độ chi tiêu cho dự án do Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã quy định hoặc cho phép.
2. Tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nợ, viện trợ của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước cũng như các quy định có liên quan khác.
Đối với các khoản chi tiêu từ nguồn vốn cấp phát, viện trợ không hoàn lại cho việc quản lý, thực hiện các dự án; Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng thực hiện theo dự toán do Ngân hàng Nhà nước duyệt và chỉ sau khi dự toán được xét duyệt mới thực hiện. Định kỳ hàng quý, Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán toàn bộ các khoản mục chi tiêu gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Kế toán - Tài chính).
II. MUA SẮM VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN
Điều 9. Đối với tài sản cố định do Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng trực tiếp mua sắm bằng nguồn vốn vay, tài trợ, vốn cấp phát của các dự án:
1. Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng được sử dụng vốn vay, vốn cấp phát để mua sắm tài sản cố định phục vụ cho công tác quản lý và thực hiện dự án nếu xét thấy thật cần thiết. Việc mua sắm tài sản cố định phải đúng nguồn chỉ định của các dự án, trong phạm vi dự toán được duyệt, tuân thủ quy chế xét duyệt, đấu thầu và các quy định có liên quan khác.
2. Khi có nhu cầu mua sắm tài sản cố định, Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng phải lập dự toán gửi Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán - Tài chính) để xét duyệt trước khi thực hiện:
a. Đối với xe ôtô và máy móc thiết bị tin học: sau khi thẩm định lại, Vụ Kế toán - Tài chính trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước dự toán mua sắm và sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Vụ Kế toán - Tài chính thông báo dự toán được duyệt cho Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng thực hiện.
b. Đối với tài sản cố định khác: thống đốc Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền cho Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính xét duyệt dự toán mua sắm cho Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng.
3. Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính có trách nhiệm xét duyệt quyết toán mua sắm tài sản cố định của Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng, bảo đảm việc mua sắm tài sản cố định đúng dự toán được duyệt, có đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp.
Điều 10. Việc mua sắm tài sản cố định cho Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng bằng nguồn vốn của Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý mua sắm tài sản cố định trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Điều 11. Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng có trách nhiệm quản lý và sử dụng tốt mọi loại tài sản mà Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước giao; Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng phải mở sổ sách, ghi chép và theo dõi chính xác toàn bộ tài sản và vốn hiện có theo đúng chế độ hạch toán kế toán và thống kê; phản ánh đầy đủ và kịp thời tình hình sử dụng, biến động của tài sản thuộc phạm vi mình quản lý.
1. Tài sản cố định do Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng quản lý và sử dụng phải có nội dung quản lý và sử dụng chặt chẽ để bảo đảm việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả và đủ thời gian khấu hao tài sản theo quy định. Khi cần nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng phải làm đúng thủ tục và lập hồ sơ theo quy định gửi Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán - Tài chính) để xét duyệt và chỉ thực hiện sau khi đã được duyệt. Số tiền thu được do thanh lý nhượng bán tài sản cố định sau khi đã trừ đi các khoản chi phí thanh lý, nhượng bán (nếu có) phải nộp về Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán - Tài chính).
2. Tất cả các loại tài sản cố định, không phân biệt nguồn gốc hình thành do Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng trực tiếp quản lý và sử dụng đều phải tính và trích khấu hao theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
IV. LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN THU CHI TÀI CHÍNH
Điều 12. Hàng năm, Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng có nhiệm vụ lập Dự toán thu chi tài chính năm có chia ra từng quý trong đó phân định rõ các khoản chi về công tác quản lý; các khoản chi từ nguồn vốn vay; và các khoản chi từ nguồn vốn cấp phát, viện trợ không hoàn lại (do Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng trực tiếp thực hiện) gửi Vụ Kế toán - Tài chính. Đối với các khoản chi tiêu sử dụng vốn vay của dự án, vốn cấp phát từ Ngân sách Nhà nước, Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng phải lập Dự toán riêng để Vụ Kế toán - Tài chính gửi Bộ Tài chính:
- Dự toán thu chi tài chính năm phải gửi đi trước ngày 15 tháng 11 năm trước để xét duyệt và thực hiện cho năm sau.
- Trên cơ sở kế hoạch thu chi tài chính của Ngân hàng Nhà nước đã được Thống đốc phê duyệt; Dự toán chi tiêu sử dụng vốn vay của dự án, vốn cấp phát từ Ngân sách Nhà nước của Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng được Bộ Tài chính duyệt, Vụ Kế toán - Tài chính có trách nhiệm xét duyệt, thông báo dự toán chi tiêu cả năm (không bao gồm dự toán mua sắm tài sản cố định) và tổ chức theo dõi, kiểm tra việc chấp hành dự toán đối với Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng. Trong quá trình thực hiện, nếu dự toán được duyệt không đảm bảo các nhu cầu chi tiêu hợp lý, Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng được lập dự toán bổ sung gửi Vụ Kế toán - Tài chính để xem xét giải quyết. Việc xét duyệt bổ sung dự toán chi tiêu chỉ thực hiện một lần trong năm vào cuối quý III hàng năm.
Điều 13. Kết thúc quý và năm Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng lập Báo cáo quyết toán thu chi tài chính gửi về Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán - Tài chính ) theo thời gian quy định như sau:
- Báo cáo quý gửi trước ngày 10 tháng đầu quý sau.
- Báo cáo năm gửi trước ngày 15 tháng 1 năm sau.
Trưởng Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung chi tiết, về tính đúng đắn, trung thực, chính xác của các khoản thu, chi tài chính và tất cả các số liệu trên Báo cáo quyết toán thu chi tài chính theo đúng chế độ tài chính của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước quy định.
Việc xét duyệt Báo cáo quyết toán thu chi tài chính hàng năm của Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng được thực hiện như đối với đơn vị dự toán thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 14. Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Quy định này.
Trưởng Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này trong đơn vị mình.
Tổng Kiểm soát Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm tổ chức kiểm soát việc chấp hành chế độ chi tiêu, mua sắm và sử dụng tài sản ở Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng theo đúng Quy định này và các quy định có liên quan của Nhà nước.
Điều15. Việc sửa đổi, bổ sung Quy định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
- 1Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2Quyết định 269/QĐ-NH9 năm 1995 về việc thành lập Ban quản lý dự án Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 403/1997/QĐ-NHNN2 về việc cho phép Ban quản lý các dự án ngân hàng áp dụng hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước kèm theo QĐ 269-NH2 năm 1992 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Quyết định 14/1998/QĐ-NHNN2 về quản lý tài chính, tài sản đối với Ban quản lý các dự án ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 14/1998/QĐ-NHNN2
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/01/1998
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Dương Thu Hương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/01/1998
- Ngày hết hiệu lực: 10/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực